WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sài Gòn đêm rất lạ

img_1459-0

Sài Gòn có những đêm thật lạ. Gió về khuya mỗi lúc càng lạnh. Đường phố vắng dần. Sài Gòn có những người rất trẻ ngồi gần lại với nhau trong quán cà phê nhỏ, thì thầm hát và nhớ về một danh ca của thành đô dĩ vãng như muốn làm ấm lòng mình.

Ngày 12-2-2015 là ngày kỷ niệm 12 năm mất của ca nhạc sĩ Duy Khánh, nhân vật có một không hai trong đời sống âm nhạc Việt Nam. Ít ai nghĩ rằng những người trẻ chỉ hơn 20 tuổi chia sẻ sở thích của nhau trên facebook đã tụ tập lại, ngồi kể chuyện về người nghệ sĩ đất quê Quảng Trị, hát và nhớ về ông. Sự hiểu biết lẫn yêu thích rõ ràng của những người bạn trẻ này khiến tôi nhớ về câu phàn nàn của ông Hoàng Thi Thao, cháu của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, rằng ông ít tin rằng giới trẻ sinh sau 1975 có đủ hiểu biết và giữ gìn văn hoá Sài Gòn. Nhưng ở đây, rõ ràng có một điều kỳ diệu nào đó thôi thúc từng con người đó, khiến họ giữ lại, yêu thích và chuyền cho nhau, bất chấp rằng dòng nhạc đó từng là điều cấm kỵ, hiện vẫn bị kỳ thị và mọi cuộc tập hợp chia sẻ điều mang hơi hướng của những cuộc mạo hiểm trong lòng đô thị.

Sài Gòn không thể thiếu bolero, và Sài Gòn không thể ngừng ca hát, dù có những ngày tháng sống giữa cơ cực và bi thương. Ngày hôm nay, chỉ cần tìm một từ khoá “nhạc vàng” trên facebook, người ta có thể lần ra hàng chục nhóm, diễn đàn, hội bạn… yêu nhạc bolero, yêu những giọng ca dĩ vãng thắp sáng những trang lịch sử âm nhạc hiện đại của Sài Gòn. Bất chấp có những danh nhân, tài tử đời mới trong Việt Nam hô hào huỷ diệt bolero, miệt thị những ai yêu thích nó, người miền Nam, dân Sài Gòn vẫn lặng lẽ giữ lại như một thành trì bí mật của tâm hồn.

Sài Gòn hôm nay nhớ Duy Khánh có vẻ nhẹ nhàng bình thường, nhưng nhiều năm trước, cùng nhau ngồi lại và nghe Duy Khánh một cách có chương trình như những người bạn trẻ mà tôi thấy hôm nay, có thể là một trọng tội. Duy Khánh từng bị liệt vào hàng ngũ những “những tên biệt kích văn hoá” với nhà nước Việt Nam. Nói đến Duy Khánh, là nói đến những bài tình ca quê hương và hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hoà. Tiếng hát của Duy Khánh vẽ nên một miền đất Việt khốn khổ với chiến tranh, mẹ già mong hoà bình, những người vợ chờ chồng đang cầm súng bảo vệ đường biên giới Nam Bắc, mệt mỏi với cuộc chiến tranh vô nghĩa.

Ca sĩ Duy Khánh có một giọng hát mạnh mẽ, quyến luyến và tự nhiên như tiếng hò trên đồng ruộng. Thưởng thức tiếng hát Duy Khánh đồng nghĩa chối bỏ mọi lề thói và kỹ thuật thanh nhạc vô hồn mà hôm nay vẫn được thấy nhan nhản trên truyền hình, phát thanh. Ngay cả với nhạc sĩ Phạm Duy, người ít mở lời khen một cách tuyệt đối với những ai hát những bài hát của mình, vậy mà ông đã từng nói rằng mình biết ơn Duy Khánh khi cùng với ca sĩ Thái Thanh đã hát hai bản trường ca Con Đường Cái Quan và Mẹ Việt Nam của ông. Thậm chí nhạc sĩ Phạm Duy từng khẳng định rằng hai bài trường ca này rất kén chọn khán giả, và nhờ vào giọng ca của Duy Khánh nên mới được đông đảo người biết đến. Lời phát biểu của nhạc sĩ Phạm Duy trong đám tang của ca sĩ Duy Khánh, nay trở thành như bia đá tạc”Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh”.

Duy Khánh không là ca sĩ, ông là một nghệ sĩ. Ông hoá thân vào các tác phẩm mà mình trình bày. Lúc thì ông là chứng nhân trước quê hương miền Trung buồn bã nghèo khó của mình (Thương về miền Trung, Xin anh giữ trọn tình quê), lúc ông là là người kể chuyện đời (Màu tím hoa sim, Ngày xưa lên năm lên ba)… Hình ảnh Việt Nam chân thực trong bài hát của ông, có thể làm cho người nghe nao nao ứa lệ. Xuân này con không về, Thư xuân ba viết cho con… Là những bài hát về mùa xuân buồn da diết mà hầu như ai yêu bolero cũng muốn nghe lại trong những ngày cuối năm. “Hãy lắng nghe mọi ca từ có dấu ngã (~) mà Duy Khánh hát, sẽ không còn ai hát như vậy trong thế kỷ này”, một người bạn Tây học rất điệu đàng của tôi, vốn là một người yêu tiếng hát của ca sĩ Duy Khánh, hay tấm tắc như vậy.

Sau năm 1975, như rất nhiều nghệ sĩ của miền Nam, ca sĩ Duy Khánh bị cấm hành nghề. Dĩ nhiên, bởi lý lịch của ông là thành phần hoạt động nổi bật trong Biệt Ðoàn Văn Nghệ Trung Ương thuộc cục Tâm Lý Chiến. Những bài hát của ông cũng bị gạch bằng mực đỏ trong nhiều năm liền. Duy Khánh trở nên trầm uất và nhiều lần định vượt biên mà không được. Giai đoạn đó là lúc ông trở nên nghiện rượu nặng, mang theo di chứng này cho đến sau năm 1988, khi ông ra đi theo diện đoàn tụ gia đình do người em gái ở Mỹ bảo lãnh. Được tự do ca hát, như cá trở về nước, Duy Khánh đã dành hết phần đời còn lại của mình để trình diễn, tổ chức văn nghệ… cho đến lúc giã từ trần thế ở tuổi 65 (tháng 2-2003). Tang lễ ra ông là một trong những tang lễ nghệ sĩ hiếm hoi ở hải ngoại được khán giả, đồng bào quan tâm chia sẻ nhiều đến mức bản video ghi lại được bày bán ở nhiều nơi. Trước đó chỉ có đám tang của ca sĩ Ngọc Lan và sau đó chỉ có đám tang của nhạc sĩ Việt Dzũng mới có sự rầm rộ như vậy.

wpid-img_20150212_202649-1

Tôi thấy trong đêm mà những người bạn trẻ tưởng niệm ca nhạc sĩ Duy Khánh ở Sài Gòn, không có ai có ý định mời những ca sĩ có giọng hát được báo chí và truyền hình lăng-xê là “giống như Duy Khánh” đến để chia sẻ. Sự so sánh đó, có thể gọi là tiếc nhớ nhưng cũng là sự lố bịch khi tạo nên một xu hướng chấp nhận những sự lập lại bằng các phiên bản tồi hơn. Chỉ có những người Sài Gòn chính danh với cảm nhận tinh tế mới có thể khước từ những sự lập lại đó. Đêm Sài Gòn ấy mà tôi thấy bừng lên những điều rất lạ: Duy Khánh chỉ có một và Sài Gòn chỉ có một trong lòng người mà thôi. Ôi. Nghe Duy Khánh mà nhớ Sài Gòn…

© Tuấn Khanh

10 Phản hồi cho “Sài Gòn đêm rất lạ”

  1. quandannambo says:

    Sài Gòn nổi nhớ không nguôi
    nhớ bô-lê-rô nhớ giọng người miền Trung
    cám ơn tác giả Tuấn Khanh
    còn lưu còn giữ mối tình miền Nam
    quê người vạn dặm mù tăm
    Sài Gòn ngày củ vẫn nằm trong tim
    ngày xưa dù đã đắm chìm
    nhưng, tôi người lính Việt Nam Cộng Hòa
    vẫn còn ấp ũ câu ca
    vẫn còn thương nhớ ngôi nhà quận Tư
    sáu năm binh nghiệp có dư
    bỗng dưng mất hết, một giờ trắng tay
    hòa bình trăm đắng, ngàn cay
    bốn mươi nắm ấy đến nay vẫn buồn
    quê hương chớp bể mưa nguồn
    ngàn năm vọng mãi tiếng hờn miền Nam*
    *

  2. DâM TiêN says:

    Quán Nửa Khuya đèn mờ…

    Đêm Pleiku, hành quân về, tụ tập tại Minh Hoàng, hay Hảo Huê, nghe lời
    ca Duy Khánh Quán Nửa Khuya… đi theo suốt đời, cho tới năm ni đã 102
    cái xuân thì.

    Ai chê vọng tưởng ? Ai chê hoài cồ ? Một Lời Ca không thể thay thế được.
    Một không khí sinh hoạt của xã hội không thể nào thay thế được. Không!

    Rất là may, chúng ta còn có Asia và Thúy Nga cho một kỷ niệm VNCH
    mai sau. Không có gì thay thế được VNCH bằng chính bản thân VNCH.

    • TiềnDâmHậuThú! says:

      VNCH ko chưa đủ em à! Còn thiếu cái RânChủ nữa kìa! Đó là lýdo tại sao thua! Cho nên baorờ mà ViệtNam đầyđủ cả RânChủ và CọngWà (VNDCCH) thì mới ổn em ạ!

      • DâM TiêN says:

        Ối Rời ui là bl ờ i !

        Có piết cái zụ Thảo Khấu chiếm cướp nhà Vương Viên ngoại

        thì..hè hè…Thảo Khấu có một tấn dân chủ cộng hòa đấy nhỉ ?

        Cái Liên Xô và Đông Âu ngã tung tứ chiếng, chắc là DâN Chủ?

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Chính vì thiếu giọng ca của Duy Khánh và của các ca sĩ nổi tiếng ở miền Nam mà VNDCCH trở nên khô khan, khắc nghiệt, vô cảm vô hồn, khiến ngay cả những người được sinh ra và đào tạo dưới mái trường XHCNVN cũng cảm thấy chán chường, bỏ ra nước ngoài lao động hay lấy chồng ngoại quốc để khỏi phải sống với những loại người mặt người dạ thú (CSVN) !

      • noileo says:

        VNDCCH tập 1, 2/9/1945 – 6/3/1946 đồ tể Võ Nguyên Giap thảm sát hàng ngàn, hàng chục ngàn người dân Hà nội, Việt nam bất đồng chính kiên với bọn cộng sả Hồ chí Minh Cộng phản đối cộng sản rước Pháp vào Hà nội, dâng cho Pháp nền Độc Lập của VN mói có lại từ 11-3-1945, xóa sổ nhà nước VNDCCH tập 1, đặt Việt nam vào vòng nô lệ Pháp lần thứ 2

        VNDCCH thứ 2, 10/10/1954 – 1976, rước giặc Tàu vào Hà nội, thảm sát 200 ngàn nông dân, chia cắt Việt nam, dâng HS TS cho Tàu, làm lính đánh thuê cho Nga tàu cộng sản gây cụộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, cuộc chiến tranh tội ác xâm lăng VNCH, thảm sát hàng triệu người miền nam, tiêu diệt nền dân chủ tự do củ VN, reo rắc tội ác “xay dụng chủ nghĩa xã hội” vào VNCH, đặt VN vào vòng nô thuộc giặc tàu

        Đã quá đủ thành tích tội ác cho bọn cộng sản VNDCCH vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu rồi!

      • Xã hội chủ Nghẽo says:

        Tầm bậy!
        ViệtNam đầyđủ cả RânChủ và CọngWà (VNDCCH nó tự sát. . .rồi cấm đầu Xuống Hố Cả Nút (XHCN ) lâu lắm rồi.

      • TậpLàmThơ says:

        ViệtNamDânChủCọngHòa
        Đờn ông nằm dưới, đờn bà nằm trên!
        Êm êm, sướng sướng, rên rên
        Giúp ta có hạt cơm mềm thơm ngon!

        Đố bacon là cái gì?

      • quandannambo says:

        ý của ông TậpLàmThơ

        cái cối xay lúa
        *
        nhưng
        tôi e là không đúng

        vndcch là cái cối xay thịt
        *
        xin
        góp vào chút ý kiến
        *
        việt nam dân chủ cộng hòa
        nhân dân quì dưới bác già nằm trên
        đảng ta là ổ kên kên
        sống bằng máu mở từ nghiền thịt xương
        ba đình thối hoắc sình chương*

      • BaWa says:

        Ở mô cũng rứa thui mờ
        Tựro rânchủ chẳng kwơ màu mè!
        Cá mè một lứa chua me,
        Đều toàn bóclột, chuyên đè dân đen!!!

Leave a Reply to quandannambo