WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Sách của tôi không được phép xuất bản ở đó“

Ralph Trommer phỏng vấn (taz *)

Trần Huê chuyển ngữ
LGT: Trong suốt cuộc chiến Việt Nam, guồng máy tuyên truyền vĩ đại của khối cộng sản, một guồng máy có thể nói là vô địch tuyên truyền toàn cầu, đã “đầu độc” cả thế giới, đặc biệt là những người trí thức thiên tả Tây phuơng. Những nhận định của trí thức thiên tả Tây phuơng phần lớn dựa trên những tư liệu do khối CS thực hiện và phổ biến.

Báo chí Tây phương, được coi là “quyền thứ tư” sau lập pháp, hành pháp và tư pháp, có thể coi là khá trung thực, các ký giả Tây phương được hưởng trọn vẹn quyền tự do báo chí trong thế giới tự do nhưng tại các nước cộng sản họ bị ngăn chặn, kiểm soát, cấm đoán, nếu ai viết bài “nhậy cảm” về các nhà nuớc cộng sản thì sau đó sẽ bị từ chối không cấp visa nhập cảnh. Như thế tất cả những sự thật đằng sau bức màn sắt hoàn toàn bị bưng bít trong suốt cuộc chiến Việt Nam.

Sau 1975, một số ít trí thức thiên tả Tây phương đã mở mắt, nhất là khi có làn sóng hơn một triệu người miền Nam bỏ phiếu bằng thuyền, trong số này có triết gia Jean Paul Sartre hay nữ ca sĩ Joan Baez. Số còn lại vẫn còn dựa trên những lập luận do tuyền truyền của khối cộng sản, ngay cả giới truyền thông vẫn dùng những tài liệu đã cũ từ 40, 50 năm trước của CS Bắc Việt và khối cộng. Những gì xẩy ra ở miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 thế giới tự do hoàn toàn bị chi phối bởi tư liệu CS Việt Nam đưa ra, không có thông tin đầy đủ và trung thực về vùng kinh tế mới, về các trại tù cải tạo, về con số tù cải tạo thiệt mạng, về thương phế binh VNCH bị đầy ải v.v. Marcelino Trương Marcelino Trương là một trong số ít các tác giả ở Tây phương đã nhận chân được bộ mặt thật của cộng sản Việt Nam. Tuy nội dung truyện tranh của anh chỉ xoay quanh thời gian 1961-1963 ở Sài Gòn, nhưng anh cũng tố cáo bộ máy tuyên truyền của cộng sản, bộ mặt giả dối và tính hiếu chiến của giới cầm quyền Hà Nội.

Tác giả của truyện tranh “Une si jolie petite guerre” (Ein schöner kleiner Krieg – Một cuộc chiến xinh xắn) có cha người Việt và mẹ người Pháp. Là con của một nhà ngoại giao Việt Nam, Marcelino Trương sinh năm 1957 tại Manila, Philippines, tên anh được đặt theo tên con đường nơi gia đình sống ở Manila (la calle San Marcelino). Thuở thiếu thời Marcelino Trương cùng cha mẹ sống ở Washington DC khi cha anh làm tùy viên văn hóa ở đó, rồi Sài Gòn và London. Anh tự học vẽ tranh, tốt nghiệp tại hai đại học danh tiếng ở Paris về ngành luật tại trường Sciences-Po và văn chương Anh tại Sorbonne nhưng đến năm 1983 ở tuổi 25 Marcelino Trương quyết định chuyển hẳn sang bộ môn vẽ tranh, đã xuất bản nhiều truyện tranh cho người lớn và trẻ em. Trọng tâm các tranh của anh nhiều gắn bó với Á châu và Việt Nam. Marcelino Trương cũng vẽ bìa cho nhiều tiểu thuyết Việt Nam được dịch sang tiếng Pháp như của Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương v.v.

Sau đây là bài phỏng vấn Marcelino Trương trên nhật báo taz, Berlin cùng với phần phụ đính của Diễn Đàn Việt Nam 21. (Ảnh trên từ trang mạng của Marcelino Trương)

tranh

——————————————–

Một điều mà chính quyền Việt Nam đến hôm nay vẫn còn sợ: Truyện tranh về cuộc chiến Việt Nam từ góc nhìn của những người thua trận.

Phụ nữ mang giày cao gót. – một khám phá đầy lôi cuốn đối với Marcelino vừa lên bốn tuổi, khi cậu theo mẹ Yvette đến thăm người dì đài các Elvira. Một thời thơ ấu vô tư ở Việt Nam vào những năm đầu thập niên 60?

Từ góc nhìn của trẻ thơ cho phép tác giả vẽ truyện tranh Marcelino Trương, sinh năm 1957 ở Manila, một trong 4 người con của một nhà ngoại giao Việt Nam và bà mẹ Pháp, trong tác phẩm truyện tranh „Cuộc chiến xinh xắn“ (**) đưa ra hình ảnh sống động thời bấy giờ của Sài Gòn, thủ đô Miền Nam Việt Nam vào những năm từ 1961 đến 1963. Trong khi trẻ con làm sống lại các tin tức về chiến trận chống Việt cộng bằng „những trò chơi đọ sức đánh nhau“ thì cuộc nội chiến diễn ra ngày càng rộng lớn.

Bố ông là một nhà ngoại giao, nhờ có kinh nghiệm với Hoa Kỳ nên được Tổng thống Diệm gọi về làm Thông dịch viên Anh ngữ, trong khi mẹ ông buồn phiền thất thuờng vì các vụ khủng bố ở Sài Gòn và bị bệnh trầm cảm. Các đoạn tự truyện minh họa màu đỏ được ông Trương chen vào bằng những khúc tài liệu phong phú màu xanh dương soi sáng bối cảnh chính trị và lịch sử thời kỳ đó.

Các phần này hơi nặng về bài viết – tương phản với những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ nhưng lại quan trọng để cho người đọc cảm nhận được mối đe dọa đang bao trùm lên đời sống hằng ngày. Về khía cạnh nghệ thuật, các tranh minh họa màu của Marcelino Trương mang tính hàn lâm, ông có lối vẽ đường nét trong sáng như rập theo lối của một Hergé, làm cho Ttuyện tranh – nhất là trong các hình bìa màu của mỗi chương sách – hơi có nét hoài cổ.

Ai là người tốt?

Tuy không nói rõ nhưng hiển nhiên đây là câu chuyện được kể lại từ góc nhìn của những người thua trận, của những người miền Nam Việt Nam. Vì đứng về phe đồng minh với Hoa Kỳ mà Miền Nam bị mang tiếng xấu, trong khi phía Bắc Việt được coi là bên „tốt“, mặc dù chính họ cũng dựa vào hai cường quốc lớn – Trung Quốc và Liên Xô.

Ðọc xong truyện, người đọc có một cái nhìn chung đa chiều và trung thực hơn. Trương phán xét cả hai phe tranh chấp, làm rõ vai trò có hai mặt của TT Diệm người mà đã bị đa số chụp mũ một cách đơn giản là bù nhìn của Hoa Kỳ – một mặt đem lại cho Miền Nam một thời kỳ tương đối ổn định, đằng khác lại theo đuổi chính sách bè phái – trao cho người thân gia đình các chức vị quan trọng trong chính quyền và thiên vị người Thiên Chúa giáo hơn so với các nhóm tôn giáo khác.

Cuối cùng Hoa Kỳ bỏ rơi không ủng hộ chế độ độc tài của TT Diệm. Năm 1963 xảy ra cuộc đảo chánh, Diệm bị giết. Bố của Ông Trương thuộc về giới tư sản trung lưu, có học thức và theo Tây phương. Họ biết rằng, tương lai Việt Nam theo cộng sản của Hồ Chí Minh không có gì là tươi sáng và đồng nghĩa với ngày tàn của những người thuộc thành phần xã hội này.

* * *

Ralph Trommer: Ông Trương, điều gì đã thúc đẩy Ông chọn thời thơ ấu của Ông ở Sài gòn làm khởi điểm cho truyện tranh của Ông?

Marcelino Trương: Tôi muốn kể câu chuyện này từ lâu rồi. Mặc dù lúc ấy tôi mới 4 tuổi khi gia đình chúng tôi về Việt Nam, và lên 6 tuổi vào tháng 8 năm 1963 khi chúng tôi ra đi, khoảng tuổi thơ ngắn ngủi này lại vô cùng phong phú đối với tôi – chẳng những riêng cho cá nhân tôi mà cả về mặt bối cảnh chính trị và lịch sử. Cách đây nhiều năm tôi tìm được một xấp thư của mẹ tôi. Ở khắp các nơi gia đình chúng tôi sống, hằng tuần mẹ tôi vẫn viết thư cho cha mẹ của bà ở Bretagne, từ Manila, từ Hoa Thịnh Ðốn, Sài Gòn và sau đó từ Luân Ðôn (London).

Khi tôi đọc những lá thư viết từ Sài Gòn, tôi đã nghĩ tôi sẽ phải làm một cái gì với những lá thư này. Các lá thư được viết rất sống động và thật chi tiết. Nhờ vậy mà tôi có thể lấp những chỗ trống trong ký ức của tôi và hình dung lại được cuộc sống của chúng tôi vào thời gian đó. Là người vẽ truyện tranh tôi nghĩ hình thức truyện tranh là môi trường thích hợp cho câu chuyện nói về đời mình.

Ralph Trommer: Cha của Ông là một nhà ngoại giao và năm 1961 được thuyên chuyển từ Hoa Thịnh Ðốn về Việt Nam. Cuộc chiến Việt Nam khi đó đã bắt đầu âm ỉ ở mức thấp?

Marcelino Trương: Về đến Việt Nam, cha tôi được giao nhiệm vụ thông dịch viên riêng cho TT Diệm và giúp thông dịch các cuộc đàm thoại bằng Anh ngữ. Cha tôi làm việc mỗi ngày trong „Dinh Ðộc lập“. Thêm vào đó ông còn làm giám đốc Việt Tấn Xã. Qua những lá thư của mẹ tôi, bây giờ tôi biết nhiều hơn về chiến tranh du kích của Việt Cộng vào thời đó. Về những vụ đặt bom khủng bố ở Sài Gòn. Chiến tranh lộ diện từ từ, ban đầu „chỉ“ khoảng 1000 người tử thương mỗi tháng. Hằng ngày, ký giả đến từ khắp nơi trên thế giới đi làm phóng sự chiến trường tại khắp nơi có các cuộc đụng độ và tối về vui chơi đời sống về đêm ở Sài Gòn. Vào đầu thập niên 60, đối với những người này đó là „một cuộc chiến xinh xắn“.

Ralph Trommer: Những người miền Nam và nhất là TT Ngô Ðình Diệm cai trị độc tài thời ấy bị coi là bù nhìn của Hoa Kỳ. Ông lại vẽ một hình ảnh có hơi khác hơn.

Marcelino Trương: Vâng, bởi vì một Việt Nam độc lập là một ước mơ lớn của tất cả mọi người Việt Nam sau khi thoát khỏi ách thuộc địa của Pháp. Nhưng mà họ đã không nhất trí về vấn đề một nước Việt Nam độc lập cần xây dựng trên nền tảng nào. Vì vậy, năm 1954, tại hội nghị về Ðông Dương ở Genève đã đi đến quyết định chia đôi đất nước – phần Miền Bắc do CS cai trị và Miền Nam tự do. Vào tháng 7 năm 1956 sẽ có một cuộc Tổng tuyển cử tự do trên toàn cõi Việt Nam.

Nhưng TT Diệm nghi ngờ sẽ không thể có bầu cử tự do ở Miền Bắc được vì ở đó chỉ có một đảng thôi. Ở Miền Nam, Mặt trận giải phóng MN (NLF) tìm cách ảnh hưởng lên cuộc bầu cử và khủng bố dân chúng. Chính vì vậy, TT Diệm không để có bầu cử. Do lỗi lầm này cuộc chiến bắt đầu bùng nổ. Miền Bắc có thể khả quyết rằng đã bị lừa dối trong thỏa thuận bầu cử mà họ nắm chắc phần thắng.

Ralph Trommer: Trong sách Ông cũng vẽ lại nhiều hình ảnh tuyên truyền của Miền Bắc thời kỳ đó.

Marcelino Trương: Ðó là điểm mạnh của chế độ Hà Nội. Họ có một ảo vọng lớn và biết cách làm cho người ta tin. Ở Miền Nam chúng tôi không có được cái đó.

Ralph Trommer: Ông cũng đặt vấn đề tường thuật chiến trường thiên vị của báo chí quốc tế.

Marcelino Trương: Trong suốt cuộc chiến, miền Nam Việt Nam đã có tự do báo chí trong nước, khoảng 300 ký giả có thể đi lại tự do. Không có kiểm duyệt. Ở Miền Bắc số ký giả có thể đếm trên đầu ngón tay từ các nước gọi là anh em như Ðông Ðức. Chỉ có những hình ảnh nào chính quyền cho phép mới được phổ biến. Phía Tây phương cũng phổ biến những hình ảnh tuyên truyền này, trong đó chỉ thấy nạn nhân của Miền Bắc mà không thấy nạn nhân của Miền Nam và Sài Gòn.

Những người cầm đầu phong trào phản chiến ở Tây phương thường không biết rằng, đây cũng là một phần thuộc về mặt trận tuyên truyền. Những hành động tàn ác của miền Nam Việt Nam và của quân đội Hoa Kỳ được tường thuật quá nhiều trên các cơ quan truyền thông, trong khi đó, vô số tội ác chiến tranh do mặt trận giải phóng gây ra thì hầu như không được để ý gì cả.

Ralph Trommer: Ông thường sang Việt Nam trong 20 năm qua. Vậy ở đất nước đó đã thay đổi như thế nào?

Marcelino Trương: Nền kinh tế Việt Nam đã hồi phục sau một giai đoạn dài sa sút. Theo kiểu mẫu của Trung Quốc, Việt Nam đã mở cửa, theo kinh tế thị trường và vượt qua được thời kỳ kinh tế bị khủng hoảng. Nhưng thành phần ưu tú thì tham nhũng, hệ thống giáo dục tồi tệ. Về chính trị chẳng có mấy thay đổi: thí dụ như quyển sách của tôi không được phép xuất bản ở đó bởi vì tôi nói cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến. Theo chính thống, tất cả đối thủ của Hồ Chí Minh đều bị bôi nhọ là kẻ phản quốc hoặc là lính đánh thuê cho Hoa Kỳ.

Nhưng mà con người có thay đổi. Họ có thể vào Internet, họ có thể so sánh cách giải thích chính thống của Ðảng về lịch sử với những cách nhìn khác. Vì vậy, chính quyền ngày càng gặp khó khân để duy trì đường lối chính thống. Năm 2013 chính quyền có ra một quyết nghị chỉ cho phép xử dụng Internet cho các nhu cầu cá nhân, nhưng không được xử dụng vào vấn đề chính trị. Người dân bị đối xử như trẻ con, chỉ có Ðảng mới có quyền làm chính trị, nếu không họ thể bị bỏ tù. Tôi nghĩ rằng, hôm nay phần đông người Việt Nam muốn có một đất nước tự do và mong rằng đến một ngày nào đó thời đại của „Ðảng“ sẽ cáo chung, và sẽ có một chuyển hóa hoà bình sang chế độ dân chủ.

Ralph Trommer: Các chương trình sắp tới của Ông ra sao?

Marcelino Trương: Tôi vừa thương lượng với một nhà xuất bản Anh. Tôi sẽ rất vui nếu các cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ, Anh và Úc có thể đọc quyển truyện tranh của tôi. Ngoài ra, tôi đang soạn câu chuyện tiếp nối về những năm ở Anh quốc, nơi mà tôi đã theo dõi cuộc chiến Việt Nam qua truyền hình, gọi là „chiến tranh phòng khách“. Quyển sách sẽ có tựa là „Give Peace a Chance“ theo bài hát của John Lennon. Trong đó, một phần tôi sẽ kể lại lúc Ông Bà nội tôi từ Việt Nam sang thăm gia đình chúng tôi ở Luân Ðôn và kể về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968.

—————————————————-

Phụ đính

Biết bao mạng người chỉ để đạt đến thế này sao?

Marcelino Trương (Une si jolie petite guerre ***), người dịch: CTD (Diễn Đàn Việt Nam 21)

Trong nguyên bản tiếng Pháp, Marcelino Trương đã bầy tỏ nhận định của mình kèm theo tranh:

Ở miền Bắc, chính quyền cộng sản – được rèn luyện từ thời chiến tranh với Pháp – đã quân sự hóa mạnh mẽ xã hội và không do dự đặt khẩu súng – dù chỉ là một họa phẩm – vào tay một đứa trẻ.

Cộng sản Việt Nam tự xếp vào hàng ngũ đỏ của tư tưởng Mao. Trẻ con phải chuẩn bị trở thành lính của quân đội nhân dân. Bức họa tuyên truyền gợi tôi nhớ lại các thợ hớt tóc ở Saigon. Họ thổi vào gáy chúng ta để làm dịu bớt vết bỏng của cây kéo hớt tóc.

(Au Nord, l’État communiste – forgé par la guerre avec la France – avait largement militarisé la société et n’hésitait pas à mettre un fusil – fût-il une réplique – dans les mains des enfants. Les communistes vietnamiens se placaient dans la droite ligne de la pensée maoiste. L’enfant devait se préparer à devenir un soldat de l’armée du peuple. Comme dans cette image de propagande qui me rappelle les coiffeurs de Saigon. Ils vous soufflaient dans la nuque pour atténuer la brûlure de la tondeuse), (trang 181, bức tranh vẽ một cậu bé tươi cười đang ngồi hớt tóc bởi một cán bộ CS và cầm trong tay một khẩu súng).

Người cộng sản tự gọi mình là người yêu chuộng hòa bình khi tình thế thích hợp cho họ. Nhưng thật sự, họ là loại quân phiệt cực đoan. So với họ, chúng tôi, những “ngụy quân” Saigon chỉ là dân tài tử. Chúng tôi ít khi bị cưỡng ép gia nhập đảng, đoàn hơn. (Quand ca les arrangeait,les communistes se disaient pacifistes. Mais au fond, ils étaient ultra-militaristes. À côté d’eux, nous, les “fantoches des Saigon” étions des dilettantes. Nous étions bien moins embrigadés) (trang 182).
Năm 1991, tôi đi thăm nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở Biên Hòa, gần Saigon. Nghĩa trang hoàn toàn bị cộng sản bỏ bê. 16.000 “ngụy quân” nằm tại đây. (“En 1991, j’ai visité le grand cimetière de l’AR VN (Armée de la République du Vietnam), à Biên Hoa , près de Saigon, laissé complètement à l’abandon par les communistes. Seize mille “fantoches” gisent là” ) (trang 223).

Chú Ba, ông có nằm ở nghĩa trang này không, một nghĩa trang đầy cỏ hoang… Thật khốn nạn cho người thua trận (chú Ba repose-t-il dans ce cimetière aux herbes folles… Malheur au vaincus) (trang 223, tác giả thắc mắc không biết “chú Ba” – người giúp việc cho gia đình cha mẹ tác giả trong thời gian ở Việt Nam 1961-1963 – sau đó bị động viên đi lính Việt Nam Cộng Hòa có sống sót sau cuộc chiến. Tác giả muốn tìm kiếm tin tức về “chú Ba” nhưng không rõ tên thật của chú. Khi đi thăm nghĩa trang quân đội VNCH, tác giả nghĩ đến chú Ba).

Họ đã xúc phạm đến ngôi mộ. Không biết họ đã làm gì cái xác? (Ils ont profané la tombe. Qu’ont-ils fait du corps), (trang 224 vẽ một ngôi mộ của người lính vô danh trống rỗng, không có quan tài, với những hàng chữ thóa mạ “Việt gian phản quốc”, “tay sai Mỹ Ngụy.”…)

Ngày nay người ta biết rằng phong trào chống đối của Phật giáo đã bị cộng sản thâm nhập kỹ và khích động ngọn lửa bất mãn (On sait aujourd’hui que le mouvement bouddhiste était bien noyauté par les communistes, qui attisèrent ainsi la flamme du mécontentement), (trang 228-229 đề cập đến các cuộc biểu tình chống đối của Phật giáo năm 1963 dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm)

Chiến tranh Việt Nam gây dấu ấn cho cả một thế hệ. Người ta trở thành diều hâu hay bồ câu (La guerre du Viêtnam marqua toute une génération. On était faucon ou colombe), (trang 260).

Công kích kịch liệt (thường hợp lý) sự can thiệp của Mỹ, những người tả tây phương bị mù mắt không biết gì về tính chất stalinít hoặc maoít của chế độ Hà Nội và chế độ này được sự hỗ trợ rất mạnh mẽ của khối cộng sản… (Très critiques – souvent avec raison – à l’égard de l’engagement américain, les gauches occidentales furent totalement aveugles à la nature stalinienne ou maoiste du régime de Hanoi, puissamment soutenu par le bloc communiste…), (trang 261).

Những người “giải phóng” chúng tôi không phải là những người dân chủ theo nghĩa người Tây phương hiểu hoặc chờ đợi. Độc đảng và đầy quyền lực… Ý thức hệ độc tôn… Thần thánh hóa quân đội… Đối lập bị bịt miệng… (Nos libérations n’étaient pas des démocrates au sens où l’on entend en Occident. Parti unique et tout puissant…Idéologie monolithique… Armée sanctifiée… Opposition muselée…). (trang 264).

Các trại cải tạo ngụy quân… Phong tỏa biên giới… Thuyền nhân… Công an kiểm soát… Đặc quyền cho một số nhỏ quan cán còn dân chúng thì nghèo khó… (Camps de rééducation pour les anciens fantoches… Frontières scellées… Boat people… Surveillance policière… Privilèges pour un petit nombre d’apparatchiks et pauvreté pour le masses) (trang 265).

40 năm sau, nước mở cửa và đời sống đỡ khó nhọc hơn, nhưng các anh hùng bình dị thuở trước – hoặc con cháu họ – đã trở thành tư bản đỏ và mặc thị của họ là “Hãy làm giàu nhưng không được làm chính trị”. Chính trị là độc quyền của Đảng. Đảng thối nát đến tận xương tủy. Bỏ mặc công bằng xã hội. Ai lo phận nấy ! Biết bao mạng người chỉ để đạt đến thế này sao?
(Quarante ans plus tard, le pays s’est ouvert et la vie est moins rude, mais les héros spartiates d’hier – ou leur descendance – sont devenus des capitalistes rouges dont le mot tacite est” “Enrichissez-vous, mais ne faites pas de politique!”. La politique est le monopole du Parti. Le Parti est corrompu jusqu’a` la moelle. Au diable la justice socilale. Chacun pour soi! Fallait-il tant de morts pour en arriver là?) (trang 266).

———————————————-

*) Nguồn bài phỏng vấn: „Mein Buch darf da nicht erscheinen“, taz, 16.06.2015
**) Sách tiếng Đức: Marcelino Truong, Ein schöner kleiner Krieg, Egmont Comic Collection
***) Sách tiếng Pháp: Marcelino Truong, Une si jolie petite guerre, Denoël Graphic Collection

4 Phản hồi cho ““Sách của tôi không được phép xuất bản ở đó“”

  1. thomas chu says:

    Hình bìa thật tuyệt vời! Họa sĩ Marcello Trương vẻ cảnh 100% hồ bơi “Cercle Sportif de SaiGon” y chang chính hiệu con nai vàng ngơ ngác. Ôi một thời mộng mị đã trôi qua rồi. Thiên đường đã mất!
    Chúc ông khỏe nha.
    tchu.

  2. Trúc Bạch says:

    Ở VN ngày nay, hay thậm chí thêm nhiều năm sau nữa – nếu đảng CS vẫn còn cầm quyền – thì những câu chuyện thật về cuộc chiến 1959 – 1975 sẽ không được phép xuất hiện …và chỉ những cuốn sách dối trá như “anh hùng Lê Văn Tám” .v.v…mới được khuyến khích (và thậm chí bắt buộc) đọc và học .

    Thế mới nói : Xã hội CS là môi trương cực tốt cho sự dối trá sinh xôi nẩy nở

    Có ai có thể chỉ cho tôi thấy một người CS nào thật thà, tử tế không ?

    Không ! Vì một tên CS thật thà, tử tế là một tên CS đã chết / hoặc hắn ta không còn là người CS nữa , như Mikhail Sergeyevich Gorbachyov hoặc Nữ Thủ tướng Angela Merkel, lãnh tụ cũ của CS Đông Đức (*)

    (*) Mikhail Sergeyevich Gorbachov cựu Tổng bí Thư Đảng Cộng sản Liên Xô – Tổng Thống Nga Gorbachev nói: Chủ nghĩa Cộng sản sai lầm ngay khi nó còn trên giấy. Nó như con quái vật càng ngày càng phình to, không còn cách gì khác là sớm vứt nó đi. Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản ; nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo“.

    Nữ Thủ tướng Angela Merkel – Cộng Hòa Liên Bang Đức – cựu lãnh tụ cũ của CS Đông Đức phát biểu: Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra những con người dối trá.

    • TTNV: says:

      Tôi không biết bạn T.B. dựa vào tư liệu nào để khẳng định bà A. Merkel, đương kim Thủ tướng CHLBĐ, là “cựu lãnh tụ cũ của CS Đông Đức” ?
      Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ (1989) bà Merkel, 35 tuổi, mới tham gia hoạt động chính trị trong phong trào Bừng tỉnh Dân chủ (Demokratischer Aufbruch) và sau đó trong đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Đông Đức (Ost – CDU).
      Trước đó, bà không hề là đảng viên của đảng CS Đông Đức (SED) cũng như của bất cứ đảng phái chính trị nào của Đông Đức Cộng sản.
      (Xem: Angela Merkel – Die freie Enzyklopaedie – zuletzt am 23.Juli.2015 geaendert)

  3. Minh Đức says:

    Marcelino Truong là một người nhìn vào thực tế mà không nghe theo những luận điệu tuyên truyền.

Phản hồi