WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư phản đối xây tượng HCM ở Séc

Nơi VN muốn dựng tượng đài

Nơi VN muốn dựng tượng đài

Kính gửi Hội đồng và Ủy ban thành phố Chrastava,

Trên website www.chrastava.cz cách đây chưa lâu có đăng một bài viết bằng tiếng Việt về chuyến thăm của ông đại sứ Việt Nam tới Chrastava ngày 22.6.2015, trong đó có ghi: “Đại sứ bày tỏ mong muốn từ phía Việt Nam về việc đặt cột đá hoặc dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ngôi trường ở thị trấn Chrastava, nơi từ năm 1956 đã tiếp nhận 100 thiếu sinh quân Việt Nam“ (dịch nguyên văn).

Tiếp theo bài này viết: “Đại sứ Trương Mạnh Sơn cho biết ông đã chọn được địa điểm thích hợp để ghi lại dấu tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chrastava – đó là vị trí sau cổng chính của vườn hoa có nhiều cây xanh, ngay trước cơ sở giáo dục từng đón nhận 100 thiếu sinh quân Việt Nam trong thập niên 50 của thế kỷ trước.“ (dịch nguyên văn)

Tôi không biết, bài báo này đã được dịch sang tiếng Tiệp và các thành viên của Hội đồng và Ủy ban thành phố Chrastava đã được biết về nội dung của nó hay chưa.

Cùng lúc với bài viết nói trên, một tờ báo Việt Nam ở Praha có bài với tên gọi: “Đại sứ Trương Mạnh Sơn muốn dựng tượng đài ông Hồ Chí Minh ở CH Séc“ với nội dung gần như vậy. Phản ứng của hầu hết người Việt không chỉ với cá nhân ông đại sứ mà cả với ông Hồ Chí Minh qua đề nghị này rất xúc phạm.

Là một trong số những đứa trẻ “Chrastava“ (chúng tôi vẫn thường gọi nhau như vậy), tôi thấy có trách nhiệm phải viết cho tờ báo này, trong đó tôi nêu quan điểm của mình (tôi đã đọc và nghiên cứu tiểu sử ông Hồ Chí Minh từ nhiều nhà sử học, từ các bút tích của ông và tôi nghĩ, không biết nếu bỗng nhiên ông tỉnh dậy từ “cõi chết“ thì ông sẽ nói gì) với nội dung gần như sau: Tôi khẳng định rằng Bác Hồ Chí Minh không muốn bất cứ bức tượng nào ở Chrastava và mong muốn này không bày tỏ lòng kính trọng với bác và ý muốn của ông Đại sứ xuất phát từ sự không hiểu biết luật lệ và thực tế chính trị – xã hội hiện nay ở CH Séc.

Trong khi đó, ông chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Liberec (tổ chức này chưa được đăng ký ở Bộ nội vụ, không có số đăng ký) theo chỉ thị của ông Đại sứ đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo thành phố Chrastava nhằm thực hiện mục đích của ông Đại sứ và theo lời của ông Phó chủ tịch hội này, nói trước ngài đại sứ và nhiều cán bộ đại sứ quán Việt Nam, rằng Chrastava chỉ muốn nhớ tới những đứa trẻ. Thế nhưng chính ngài đại sứ và nhiều người khác nữa lại đề nghị, để tôi đàm phán với lãnh đạo Chrastava với mục đích trước hết là để kỷ niệm chuyến thăm của ông Hồ Chí Minh và sau mới là nhớ tới sự có mặt của những trẻ em Việt Nam tại thành phố này thời kỳ những năm 1956-1959. Kết quả làm việc của tôi với ông thị trưởng và kết quả của buổi đàm phán ngay sau đó một ngày của ông Bí thư thứ nhất (ĐSQ – ND) và chủ tịch HNVN tỉnh Liberec, thì cả Ủy ban lẫn Hội đồng thành phố Chrastava đều đã biết. Đồng thời ông Bí thư thứ nhất cũng chuẩn bị một chương trình lễ hội để khai trương „bia kỷ niệm“ với ngân sách 165 000 curon, trong đó dành riêng 50 000 curon để hoàn thành bia kỷ niệm với dòng chữ “Trẻ em VN tại Chrastava“.

Tất cả công việc và hoạt động xung quanh sẽ do người VN thực hiện và được thanh toán bằng tiền mặt. Về việc này tôi có viết cho ông đại sứ và thẳng thắn khiển trách ông bí thư thứ nhất, rằng không cần thiết phải tổ chức một buổi lễ với nhiều tốn kém như vậy và tôi đề nghị thẳng với ông đại sứ, rằng nếu không thể hủy bỏ hoàn toàn hoạt động này (theo đề nghị của ông đại sứ và hội người VN tỉnh Liberec, ngày 15.7.2015 ông thị trưởng đã ra thông báo, rằng ngày 02.9.2015 tại quảng trường 1. Tháng 5 ở Chrastava sẽ tổ chức triển lãm nhân ngày quốc khánh Việt Nam), thì hãy thay việc khai trương “bia kỷ niệm“ bằng việc tổ chức gặp gỡ, giao lưu giữa người trẻ Chrastava với cộng đồng người Việt Nam tại đây vì sự thông hiểu và cùng chung sống. Ông Bí thư thứ nhất đã viết tin nhắn cho tôi về việc này, rằng ngài Đại sứ cảm ơn sự giúp đỡ vừa qua của tôi và tôi không phải quan tâm gì nữa và việc hoàn thành nội dung ghi trên bia kỷ niệm bằng hai ngôn ngữ sẽ do ông Chủ tịch hội người Việt Nam tỉnh Liberec chịu trách nhiệm thực hiện và thanh toán bằng tiền mặt.

Thưa Hội đồng và Ủy ban,

Từng là một học sinh trong Khu ký túc xá trẻ em VN tại Chrastava và với cương vị công dân nước CH Séc (tôi đã từng học qua tất cả các bậc giáo dục, từ thời CHXHCN Tiệp và Liên bang CHXHCN Tiệp Khắc, trước khi thay đổi chế độ tôi làm việc như một cán bộ khoa học tại viện EU thuộc Viện hàn lâm khoa học Tiệp Khắc, tôi sống ở đây đã 45 năm và tôi là một trong những người đầu tiên cùng gia đình được nhận quốc tịch Séc ngay sau khi thay đổi chế độ) và từ quá trình đàm phán về việc này, bằng lương tâm và quyền công dân và tôi thấy có trách nhiệm phải phản đối việc đặt bia kỷ niệm “Trẻ em VN tại Chrastava“ và đề nghị, để thành phố Chrastava dừng việc khắc nội dung và tiến hành chuẩn bị khai trương bia kỷ niệm này vì những lý do sau:

1/ Tôi khẳng định, rằng chúng tôi không xứng đáng và bản thân chúng tôi cũng không muốn có “bia kỷ niệm“ về chúng tôi ở Chrastava. Chúng tôi không phải là người đầu tiên đến nước Tiệp Khắc thời đó và chúng tôi cũng chẳng giúp gì cho việc phát triển quan hệ giữa hai đất nước và hai dân tộc. Những bia kỷ niệm ở thành phố quý ngài phải là để bày tỏ lòng kính trọng với những nhân vật có công lớn với thành phố Chrastava hay để ghi nhớ những sự kiện lịch sử liên quan tới thành phố.

2/ Những nơi chúng tô từng tới, nơi chúng tôi từng sống, học tập hoặc gặp gỡ những người từng giúp đỡ chúng tôi, chúng tôi cho đó là chuyên riêng tư của mình.

3/ Việc đặt bia kỷ niệm có thể gây phiền phức đến mối quan hệ bình thường của chúng tôi với thành phố Chrastava và những kỷ niệm thời thơ ấu của chúng tôi. Việc đặt bia kỷ niệm thực chất chỉ là biện pháp vớt vát sửa sai của ông Đại sứ sau khi không thực hiện được ý đồ xây dựng tượng hoặc đặt cột tượng của ông Hồ Chí Minh ở thành phố Chrastava. Tôi khẳng định rằng thông qua việc đặt bia kỷ niệm về chúng tôi này ông Đại sứ và những người Việt Nam xung quanh ông ta đang nhắm tới một mục đích khác chứ không phải xuất phát từ lòng kính trọng với chủ tịch Hồ Chí Minh, chưa cần nói đến chúng tôi.

4/ Ông Đại sứ quyết định về nội dung khắc trên bia, bày tỏ tình cảm của người dân Chrastava dành cho chúng tôi và phía Việt Nam dự định sẽ chi trả toàn bộ chi phí liên quan. Tất cả việc này dẫn đến suy diễn nhằm chứng minh, rằng cái bia này sẽ ghi dấu để nhớ tới “công lao của ông ấy“ chứ không phải nhớ tới chúng tôi và càng không phải nhớ tới chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc bia kỷ niệm được sản xuất và chi trả từ tiền của người dân nghèo khổ Việt Nam hay là từ đóng góp của cách doanh nghiệp Việt Nam dưới sức ép của Đại sứ quán là một điều sỉ nhục với chúng tôi.

5/ Việc đặt bia kỷ niệm như thế ngay ở quảng trường thành phố các ngài, theo tôi, sẽ không được nhiều người dân Chrastava đồng ý. Đã có một đĩa lưu niệm nhân kỷ niệm 50 năm ngày chúng tôi đặt chân tới Chrastava, được tặng bởi cố kỹ sư, PTS Nguyễn Xuân Chuẩn, một số ảnh buổi gặp gỡ của chúng tôi cùng trẻ em Tiệp Khắc với chủ tịch Hồ Chí Minh ở ký túc xá trẻ em Việt Nam năm 1957, hiện được trưng bày tại một bảo tàng nhỏ ở thành phố của các ngài, bài viết về chúng tôi và cuộc đi thăm của bác Hồ của chúng tôi năm 1957 đăng trên website www.chrastava.cz , do ông thị trưởng của các ngài viết trước đây mấy năm và được dịch sang tiếng Việt (tôi không biết liệu có ai trong số bạn cũ của tôi có đọc được hay không) và quyển sách tiểu sử về chủ tịch đầu tiên của Việt nam Hồ Chí Minh do một nhà sử học Mỹ viết, được tặng cho ông thị trưởng, theo tôi là rất đủ để ghi nhớ tới chúng tôi cũng như một kỷ niệm chân thành về chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xin cảm ơn quý vị.

Kỹ sư, PTS Nguyen Tung, 72 tuổi, công dân CH Séc. Cựu cán bộ Viện hàn lâm khoa học Tiệp Khắc

—————————————————————————

- Thư phản đối này sẽ được gửi trước hết bằng thư điện tử tới Phòng văn thư thuộc thành phố Chrastava, tới đại sứ quán VN ở Praha và sau đó sẽ được gửi bằng thư bảo đảm tới Ủy ban và Hội đồng thành phố Chrastava cũng như tới đại sứ quán VN ở Praha (bản gốc)
- Thư phản đối này cũng sẽ được dịch sang tiếng Việt và công bố trên các báo VN xuất bản tại CH Séc

Nguyễn Cường (Vietinfo dịch)

24 Phản hồi cho “Thư phản đối xây tượng HCM ở Séc”

  1. Việt Nam says:

    Tôi không biết Hồ Chí Minh xấu như thế nào nhưng thực tế là có hàng chục nước trên thế giới có tương đài hoặc nhà tưởng niệm về Hồ Chí Minh. Tại sao? Tổng thống Ngô Dình Diện, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của chúng ta tốt thế nhưng sao không có ai đặt tương đai? Tại sao? Ai trả lời cho tôi vơi?
    Tôi cóp Py từ báo của CSVN dưới đây tuy vậy đã kiểm tra, đó là sự thật:
    Ở Caracas (Venezuela) tượng bán thân của Bác Hồ được đặt trang trọng trên bệ đá cao 2 mét cùng một cột cờ có lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên đại lộ Simon Bolivar – một đại lộ lớn nhất nhì của thủ đô Caracas.
    Preview Pre One
    Ở Caracas (Venezuela) tượng bán thân của Bác Hồ được đặt trang trọng trên bệ đá cao 2 mét cùng một cột cờ có lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên đại lộ Simon Bolivar – một đại lộ lớn nhất nhì của thủ đô Caracas.
    Tượng đài bằng đồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng nổi bật giữa Công viên Hòa Bình cạnh Đại lộ 26, một trong những công viên đẹp nhất ở trung tâm Thủ đô La Havana. Công trình do kiến trúc sư Joel Diaz, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba Việt Nam thiết kế, khánh thành vào năm 2003.
    Ở Ấn Độ, Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt tại giao điểm đường Hồ Chí Minh và đường Nêru thành phố Cancutta.
    Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Acapulco, thuộc bang Guerrereo (miền Nam Mexico) được đặt đối diện tượng đài người anh hùng dân tộc vĩ đại của châu Mỹ Latin Simon Bolivar, tại đại lộ Miguel Aleman, đại lộ chính và lớn nhất thành phố Acapulco.
    Tại Pháp, ngày 19/5/2005, chính quyền thành phố Montreuil đã dựng tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong "Không gian Hồ Chí Minh" tại Bảo tàng Lịch sử của thành phố.
    Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh ở thủ đô Moscow của Nga nằm ở nơi giao nhau giữa phố Dmitri Ulianov (anh trai nhà cách mạng V. I. Lenin) và phố “Sáu mươi năm Cách mạng Tháng Mười”. Đây là tác phẩm của Vladimir Efimovich Tsigal, nghệ sĩ nhân dân, viện sĩ Viện hàn lâm Mỹ thuật Liên Xô, tác giả của hơn 40 nhóm tượng đài nổi tiếng.
    Tháng 5/2010, một bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành trong khuôn viên khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Saint Petersburg.
    Tại thành phố Ulyanovsk trên quê hương Lenin, Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt trên đại lộ mang tên Người.
    Bức tượng Hồ Chủ tịch ở trung tâm thủ đô Antananarivo của đất nước châu Phi Madagascar làm bằng đồng đặt trên bệ đá hoa cương, với tổng chiều cao 3,4m. Bên dưới có tấm biển đồng khắc câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch: "Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tượng được nhà điêu khắc Lê Đình Bảo thiết kế năm 2001.
     Tại Hungary, đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (có từ năm 1976) được dựng tại công viên thành phố Zalaegerszey, cách thủ đô Budapest khoảng 220 km.
    Tháng 10/2011 lễ khánh thành Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra tại Công viên ASEAN trong khu phố cổ Intramuros – thủ đô Manila.
    Vào ngày 30/8, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được khánh thành ở thủ đô Buenos Aires (Argentina) trong một buổi lễ trọng thể.
    Gần đây nhất, ngày 13/9/2012, Lễ khánh thành Quảng trường và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra tại Thủ đô Santo Dominigo, Cộng hòa Dominica. Trong tương lai, chắc chắn sẽ còn nhiều tượng đài của Người tiếp tục dựng lên tại nhiều quốc gia khác để bày tỏ sự trân trọng đối với một vĩ nhân của lịch sử thế giới thế kỷ 20. Next One Next

  2. Bé và Bác
    Hôm qua bé đi đón bác Hồ
    Râu dê dài mỏm bác lại hô
    Trông thấy bé bác liền ôm chặt
    Tay bóp, lưỡi liếm nhột thấy mồ

    Bé Indonesia

  3. Trúc Bạch says:

    Có một chi tiết quan trọng cần phải để ý , đó là :

    Việc Trương Mạnh Sơn “xin” đặt tượng Hồ Chí Minh tại ngôi trường ở thị trấn Chrastava thực ra đã bị chính quyền sở tại từ chối, và thay vào đó, họ (bất đắc dĩ) chỉ bằng lòng cho phép đặt “bia kỷ niệm” với dòng chữ “Trẻ em VN tại Chrastava” mà thôi, và (dĩ nhiên) mọi chi phí và những quà cáp (bôi trơn) cho địa phương đều do phía VN đảm nhận .

    Như thế, từ việc đặt tượng Hồ Chí Minh không thành, rồi gỡ gạc chuyển sang “bia kỷ niệm” cũng gặp sự chống đối của một số người như ông Nguyễn Tung….đã cho chúng ta thấy rằng, cái đám CS đã thật sự không còn chút liêm sỉ nào !

    Theo tôi, thì tên “Đại Xú CHXHCNVN” Trương Mạnh Sơn cũng chả phải vì quá yêu “bác Hồ” mà một mực mong đặt tượng Hồ tại Chrastava, mà thực ra y muốn “hợp thức hóa” số tiền mà y (bội) thu được từ việc cấp hộ chiếu cho người Việt tại Cộng Hòa Séc, để từ đó y có thể ung dung, không còn sợ bị tố cáo là ăn….bẩn từ tiền (sai biệt) cấp hộ chiếu nữa .

    “sự cố” này là một cái bợp tai đau điếng cho đám dư lợn viên vẫn từng hãnh diện khoe “khắp thế giới đều dựng tượng bác Hồ” .

    Thế giới văn minh – ai dỗi hơi, dư bạc mà tự móc tiền túi ra dựng tượng một tên mang tội ác cực kỳ như Hồ Chí Minh ? Có họa là cực ngu hoặc cực…..điên !

  4. thịhĩm says:

    SEC đã quăng chú nghĩa cs vào sọt rác Đã xé cờ cs ,đập nát các tượng cs cũng như nện búa vào mặt các lãnh đạo cs. của họ và đang đi con đương tự do dân chủ như Tây Phương …Không lẻ giờ đây lại đẻ cho VNCS ,đồng chí của họ ngày nào, dựng tương tên đồ tể Hồlytinh trên quê hương đất nước của họ?
    Thay vì dựng tương hồ chồn cáo thì dựng tương “đồng chí” CÁi BƯƠM coi bộ có “ấn tương” hơn !

  5. Người Việt nam says:

    Hãy đưa tượng Hồ Chí Minh vào bồn cầu trong nhà vệ sinh công cộng để mọi người giải toả bức xúc!

  6. Người Việt nam says:

    Tôi có sáng kiến: Hãy xây một cái nhà vệ sinh ở công viên trong đó bồn cầu và chỗ tiểu là tượng Hồ Chí Minh để bà con được bầy tỏ tình cảm với cố lãnh tụ.

  7. Người Việt nam says:

    Ý kiến của Nguyen Tung thật xác đáng. Thật đáng hổ thện cho cộng sản Việt nam – mặt trơ, trán bóng, vô liêm sỉ.

  8. Hi x Pham says:

    May ngai giac Cong o dau cung do tro sao quyet lam nhu khong ai biet, sao khong de nghi bo con ngai
    Kim chuc Un. Cac ngai co biet Ho chu tich cua cac ngai chinh la mot ten linh Tau Cong ten Ho Quang
    cap bac Thieu ta duoc ngai Mao chu tich cu sang thong tri Vietnam. Vi vay To Huu da co bai tho day do
    dang vien va Cong an giac Cong la : …”Tho Mao chu tich Xit ta Lin bat diet” chu khong tho Ho chu tich.
    Cac ngai vo biet hay khong muon biet, khong muon hieu. Co the ngai Ho ra lenh cho To Huu nhu the.

  9. HỦ TỤC CỘNG SẢN

    Bác Mao nắm chóp ở Tàu
    Triệu người dắm đuối nhao nhao nịnh vào
    Điều này vốn có từ lâu
    Khi Lênin nắm chính quyền ở Nga !

    Trở thành thần tượng chói lòa
    Chết đi lăng tẩm nguy nga một thời
    Kế rồi đến Stalin
    Bao nhiêu đài tượng giống in trong đời !

    Việt Nam cũng có Bác Hồ
    Một tay Tố Hữu tha hồ vẽ râu
    Cả non thế kỷ trước sau
    Bây giờ đếm lại tượng đài nhiều tram !

    Trăng non phải đến trăng rằm
    Hết tròn lại khuyết oái oăm chuyện đời
    Có chi mà phải vẽ vời
    Bởi loài xu nịnh mọi thời thiếu chi !

    Ngàn năm lịch sử tùy nghi
    Ai gây nên chuyện lỗi nghì cùng ai
    Thời gian vẫn hãy còn dài
    Hữu hương tạ xạ chẳng gì phải lo !

    Thổi phồng con ếch con bò
    Hay bò thành ếch khiến cho người cười
    Nói chơi cùng với cuộc đời
    Mọi điều trí trá dễ thời dài lâu !

    SUỐI NGÀN
    (13/8/15)

  10. TT says:

    Dân chúng Séc (?) đã có kinh nghiệm xương máu với cộng sản rồi mà tại sao lại có người muốn dưng tượng một tên cộng sản đồ tể Việt Nam ở đây?

Leave a Reply to tam