Dân chủ hóa: vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam[1]
Để có thể hòa giải chính trị và đạo đức tất cả cái người ta cần, theo Vaclav Havel, là “tài xử trí, các năng khiếu thích hợp, và thị hiếu tốt… ở đây thị hiếu tốt là có ích hơn một bằng cấp về khoa học chính trị.”* Có thể nói tương tự về dân chủ hóa. Tuy nhiên tri thức là cần và hữu ích vì nó có thể giúp cho “tài xử trí, các năng khiếu thích hợp và thị hiếu tốt” của con người. Con người là sinh vật có tư duy, mọi tiến triển xã hội đều do con người có tư duy tạo ra và như thế kiến thức, sự hiểu biết là quan trọng. Luôn lưu ý đến sự sáng suốt mà Havel mang lại cho chúng ta để có sự dè dặt cần thiết đối với các lý thuyết hay mô hình, tiểu luận này sơ bộ điểm lại quá trình dân chủ hóa trên thế giới, rút ra vài bài học có thể bổ ích cho Việt Nam để học hay để tránh và nêu ra bốn khả năng cho Việt Nam (giữ nguyên trạng; và ba kịch bản (scenario) chuyển đổi là: chuyển đổi do ĐCSVN dẫn dắt, do sự sụp đổ và do những người đương chức thương lượng với đối lập) như một gợi ý cho các cuộc thảo luận, tranh luận trong thời gian tới mà tác giả cho là quan trọng với quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam.
1. Chính trị và Dân chủ
Hoạt động chính trị theo một nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động để đưa ra các quyết định cai quản liên quan đến các vấn đề chung. Hiểu như thế không ai không can dự đến chính trị; và sự thờ ơ, không tham gia cũng là một cách can dự với những hệ quả của nó. Hệ thống chính trị là hệ thống quy định các quy tắc cho các hoạt động chính trị.
Một hệ thống chính trị là dân chủ khi nhân dân làm chủ hệ thống đó. Dân chủ trực tiếp là hệ thống chính trị khi mọi quyết định chính trị do nhân dân trực tiếp bàn bạc và quyết định. Dân chủ trực tiếp đã phổ biến ở các thành bang cổ Hy Lạp hơn 2500 năm trước. Khi một chính thể bao gồm một vùng lãnh thổ lớn hơn thành phố nhỏ thời cổ với dân số đông hơn, thì việc thực hành dân chủ trực tiếp rất tốn kém và không khả thi (ngày nay với sự phát triển công nghệ chi phí cho việc vận hành dân chủ trực tiếp giảm đi đáng kể và dân chủ trực tiếp lại có thể là hình thức thịnh hành trong một số lĩnh vực), thay cho dân chủ trực tiếp người ta thực hành dân chủ đại diện khi định kỳ nhân dân bầu ra những người đại diện cho mình và phần lớn các quyết định chính trị được ủy thác cho các vị đại diện này và bộ máy của họ (chính quyền).
Khái niệm dân chủ tiếp tục tiến hóa theo thời gian. Dù dân chủ là khái niệm rất cổ nhưng đến nay vẫn chưa có (và do tính tiến hóa sẽ không có) một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi. Người ta gắn nhiều bổ ngữ vào từ dân chủ để chỉ các loại dân chủ khác nhau. Khi không có bổ ngữ trực tiếp để phân biệt, hiện nay nói đến dân chủ là nói về dân chủ đại diện.
Khi nói đến dân chủ thủ tục (procedural democracy) người ta chú trọng đến khía cạnh thủ tục hình thức khi các công dân chọn lựa để bàu các đại diện trong các cuộc bầu cử tự do, công bằng và đều đặn (vì thế cũng được gọi là dân chủ bầu cử, dân chủ hình thức), và không thể phế truất những người được bầu bằng các phương pháp phi dân chủ. Số công dân đủ tư cách tham gia bầu cử, cử tri, cũng dần dần được mở rộng để đạt tới quyền bầu cử phổ quát. Những người đại diện có thực sự đại diện cho nhân dân để kiểm soát hữu hiệu bộ máy nhà nước hay không vẫn là vấn đề. Dưới đây chúng ta hiểu dân chủ là hệ thống có bốn đặc tính: “các cuộc bầu cử tự do và công bằng đều đặn, quyền bầu cử phổ quát, trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các đại diện được bầu, và các đảm bảo hữu hiệu cho quyền tự do ngôn luận và lập hội cũng như sự bảo vệ chống lại hành động tùy tiện của nhà nước” (Huber, Rueschemeyer, Stephens) [L. Anderson tr. 198]. Dân chủ hiểu như thế cũng là dân chủ khai phóng (liberal democracy). Như thế có thể thấy bản thân khái niệm dân chủ hình thức cũng tiến hóa và có nhiều cấp độ với dân chủ khai phóng là cấp độ cao nhất.
Tuy nhiên, dân chủ khai phóng (hay hình thức theo nghĩa trên) chưa đảm bảo sự bình đẳng trong ra quyết định, nó không đòi hỏi sự phân bố ngang nhau về quyền lực chính trị. Ngoài chiều thủ tục còn hai chiều nữa cần xem xét: chiều tham gia đảm bảo mức độ tham gia tăng cao không phân biệt xã hội (như giai cấp, sắc tộc, giới,…) của nhân dân; và chiều xã hội đảm bảo sự bình đẳng tăng lên trong các kết cục xã hội và kinh tế. Dân chủ hình thức có thêm chiều tham gia được gọi là dân chủ tham gia, và dân chủ tham gia có thêm chiều xã hội được gọi là dân chủ xã hội. Người ta cũng nói đến dân chủ thảo luận (với nghĩa có sự tham gia bàn bạc của công dân và sự pha trộn nào đó với dân chủ trực tiếp), dân chủ tiên tiến. Nói cách khác dân chủ có thể có nhiều cấp độ khác nhau từ cấp độ tối thiểu chủ nghĩa (dân chủ bầu cử và các quyền tự do chính trị và dân sự) đến tối đa chủ nghĩa (dân chủ xã hội). Những nghiên cứu về dân chủ trước 1970 chủ yếu nhận diện các nhân tố cấu trúc (như tình hình phát triển kinh tế, giáo dục, giai cấp, sắc tộc, văn hóa, vân vân) giữ cho một nền dân chủ ổn định và cho rằng chúng cũng là những nhân tố thúc đẩy dân chủ hóa (sinh ra nền dân chủ). Rustow trong công trình có ảnh hưởng sâu rộng của mình đã nhận ra rằng chúng có thể khác nhau “Các nhân tố giữ một nền dân chủ ổn định có thể không là các nhân tố đã sinh ra nó: Những giải thích về dân chủ phải được phân biệt giữa chức năng và sự hình thành” [L. Anderson, tr. 21]. Kể từ đó có rất nhiều nghiên cứu về dân chủ hóa (nhất là sau làn sóng thứ ba của chuyển đổi dân chủ từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, Đông Á, Mỹ Latin đến Đông Âu).
Do những cách hiểu khác nhau về dân chủ nên có nhiều đánh giá trái ngược nhau về dân chủ và dân chủ hóa. Có người do sử dụng những khái niệm (và số đo) chưa thật rõ về dân chủ nên đã tưởng lầm nhiều chế độ không dân chủ là dân chủ và khi chúng lộ nguyên hình là phi dân chủ thì than phiền về sự suy thoái dân chủ toàn cầu (global democratic recession), hoặc sự kết thúc của paradigm dân chủ, Thomas Carothers (2002), hoặc phải đưa ra các khái niệm khá lạ như “dân chủ độc đoán,” các chế độ lai, chủ nghĩa độc đoán cạnh tranh, vân vân để mô tả tình hình sau 2006 nhất là sau các cuộc “cách mạng” màu, “cách mạng” hoa. Larry Diamond (2015) cho một tổng quan khá đầy đủ về những tranh cãi như vậy và có thể dẫn đến cách nhìn bi quan (Cao Huy Thuần 2015). Giả như nếu họ đã sử dụng khái niệm dân chủ rõ ràng hơn (nhất quán hơn, có cơ sở [khoa học] hơn), với các số đo dân chủ tương ứng, thí dụ G. L. Munck (2009, pp. 16-23, 55-60) thì những việc gây tranh cãi đáng tiếc như vậy đã không xảy ra. Và đúng như S. Levitsky và L. Way (2015) đã cho rằng suy thoái dân chủ chỉ là chuyện hoang đường.
Chúng ta theo các định nghĩa và khái niệm và số đo nhất quán hơn, G. L. Munck 2009, và không coi các nước bị “suy thoái dân chủ” đó là dân chủ trong xem xét dưới đây.
2. Những bài học quốc tế về Dân chủ hóa
Tuy dân chủ trực tiếp đã được thực hành ở một số thành bang cổ ở Hy Lạp, dân chủ bầu cử, dân chủ khai phóng là tương đối mới. Cho đến đầu thế kỷ thứ mười chín đã không có nền dân chủ nào, nói cách khác tất cả các nhà nước đã là phi dân chủ (quân chủ, độc tài, chuyên chế hay độc đoán). Như thế xuất phát điểm của dân chủ hóa là một hệ thống chính trị phi dân chủ (mà sau đây gọi chung là độc đoán).
Dân chủ hóa là quá trình biến một chế độ độc đoán (chuyên chế, độc tài) thành một chế độ dân chủ. Quá trình này, theo D. A. Rustow (1970) có thể chia làm ba pha: pha chuẩn bị, pha chuyển đổi (ông gọi là pha quyết định), và pha củng cố (ông gọi là pha tập làm quen).
Trong một xã hội theo bất cứ chế độ nào chúng ta có thể phân dân chúng thành những người nắm quyền và phần còn lại (nhân dân, người bị trị). Nhân dân không có khuyến khích nào đòi thay đổi nếu họ cảm thấy thỏa mãn các lợi ích chính của họ (về kinh tế, giáo dục, xã hội, môi trường,…), nhưng thường luôn có xung đột. Nếu xung đột tương đối nhỏ các bên có thể điều chỉnh và xung đột được giải quyết. Nếu xung đột quá mạnh có thể dẫn đến cách mạng xã hội lật đổ chế độ hiện hành (và rất có thể dẫn đến một chế độ tồi hơn) và cách giải quyết xung đột này là cách tồi tệ nhất. Vấn đề chính là cách thức giải quyết xung đột và điểm mạnh của các định chế dân chủ là chúng tạo ra các cơ chế để giải quyết xung đột một cách yên bình. Trong các chế độ độc đoán không có các cơ chế hữu hiệu để giải quyết xung đột một cách hòa bình và dân chủ hóa chính là quá trình đi tìm, xây dựng và củng cố các cơ chế như vậy.
2.1 Pha chuẩn bị
Như thế trong pha chuẩn bị, nhất thiết phải có xung đột ăn sâu giữa những người cầm quyền và nhân dân và xung đột không được giải quyết dẫn đến bế tắc. Theo Rustow, trong cuộc đấu tranh kéo dài không mang lại kết quả đó, “những người giữ vai trò chủ đạo phải đại diện cho các lực lượng được thiết lập tốt (điển hình là các giai cấp xã hội), và các vấn đề phải có ý nghĩa sâu sắc đối với họ. Một cuộc đấu tranh như vậy chắc bắt đầu như kết quả của sự nổi lên của một elite (giới ưu tú) mới mà đánh thức một nhóm xã hội bị thất vọng và trước không có người lãnh đạo vào hành động phối hợp.” [L. Anderson, tr.27]. Có thể gọi các elite này là elite đối lập để phân biệt với các elite đương quyền. Cuộc đấu tranh này giữa một bên là các elite đương quyền và bên kia là các elite đối lập, các diễn viên tập thể như các tổ chức xã hội dân sự, các nghiệp đoàn và các tổ chức quần chúng.
Theo Rustow, cuộc chiến đấu này “có thể tiếp tục và tiếp tục cho đến khi những người giữ vai trò chủ chốt mệt lử và các vấn đề biến đi mà không có sự nổi lên của giải pháp dân chủ nào dọc đường. Hoặc một nhóm rốt cuộc có thể tìm được cách đè bẹp các đối thủ. Trong những cách này và cách khác một sự tiến hóa rõ ràng đến dân chủ có thể bị trệch hướng, và không lúc nào dễ hơn trong thời gian pha chuẩn bị.” [L. Anderson, tr. 29] Nói cách khác pha chuẩn bị có thể kéo dài hàng thập kỷ này có thể chẳng dẫn đến đâu; trong trường hợp may mắn nó có thể dẫn đến pha chuyển đổi (quyết định).
2.2 Pha chuyển đổi
Pha chuyển đổi là giai đoạn quyết định chuyển đổi chế độ. Pha này tương đối ngắn so với pha chuẩn bị và pha củng cố, nó thường kéo dài từ một đến dăm ba năm (trường hợp hãn hữu có thể đến 10 năm như ở Hàn Quốc (xem Bảng 1). Trong pha chuyển đổi, các elite đương quyền và các elite đối lập giữ vai trò chính (dưới sức ép của các diễn viên tập thể khác). Các elite này tìm cách giải quyết xung đột bế tắc bằng việc thiết lập các định chế cơ bản của nền dân chủ. Chiến lược của elite đương quyền và các elite đối lập trong pha này thế nào, cuộc đấu tranh giữa chúng diễn tiến ra sao, tương quan lực lượng của hai bên thế nào (ai chủ động, dẫn dắt pha này) sẽ ảnh hưởng đến kết cục của chuyển đổi (và khả năng không dẫn đến chuyển đổi sang dân chủ vẫn có) và sự củng cố dân chủ sau này nếu sư chuyển đổi đã diễn ra. Nói cách khác phương thức chuyển đổi là quan trọng, như Gerardo L. Munck and Carol Skalnik Leff (1997) khẳng định: “chính quá trình chuyển đổi từ sự cai trị độc đoán, độc lập với các điều kiện gây ra nó, giúp xác định không chỉ các triển vọng của sự củng cố dân chủ mà trước hết cả sự thành công của chuyển đổi sang dân chủ”. [L. Anderson, tr. 194]
Munck và Leff “định nghĩa phương thức chuyển đổi dưới dạng nét nhận diện của các diễn viên những người dẫn dắt quá trình chuyển đổi và các chiến lược họ áp dụng,” và cho rằng “phương thức chuyển đổi tác động đến hình thức của chế độ và hoạt động chính trị sau chuyển đổi thông qua ảnh hưởng của nó lên hình mẫu cạnh tranh elite, lên các quy tắc thể chế được soạn trong thời gian chuyển đổi, và lên việc các diễn viên chủ chốt chấp nhận hay bác bỏ các quy tắc mới của trò chơi.” [L. Anderson, tr. 193, 195] Qua phân tích chuyển đổi ở 7 nước Mỹ Latin và Đông Âu (Argentina, Brazil, Chile, Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungary, và Ba Lan) các tác giả này phân biệt 7 phương thức chuyển đổi khả dĩ với 5 phương thức đã thực sự xảy ra như được minh họa trong Hình 1. [L. Anderson tr. 196-209]
Các phương thức chuyển đổi sau được phân biệt:
· Cách mạng từ trên xuống: dù 2 bên đều dùng chiến lược đối đầu nhưng áp lực của elite đối lập không mạnh và elite đương chức hoàn toàn chủ động thay đổi chế độ nhằm giữ tối đa quyền lực có thể giữ (Bulgaria). Chuyển đổi theo hình thức này thường diễn ra khá nhanh.
· Cách mạng xã hội: hai bên đều dùng chiến lược đối đầu nhưng nếu elite đối lập đánh bại elite đương chức và tạo ra cách mạng xã hội thật sự (không có gì đảm bảo sẽ dẫn đến dân chủ) và trong 7 nước được khảo sát (Hình 1), cũng như trong 7 nước được đưa thêm (Bảng 1) không ở nước nào đã xảy ra cách mạng xã hội (Hình 2).
· Cải cách qua đoạn tuyệt: tuy cả 2 bên đều theo chiến lược đối đầu, cả hai đều là các tác nhân thay đổi nhưng elite đương quyền không chịu nhượng bộ cho đến khi đành phải khuất phục vì hoàn cảnh nào đó (tại Argentina, sự chuyển đổi đã không bắt đầu cho đến khi các lãnh đạo quân sự phải chấp nhận các đòi hỏi thay đổi chế độ tiếp sau sự bại trận của họ trong chiến tranh Falklands/Malvinas với Anh tháng Sáu 1982; tại Czehslovakia theo sau những diễn biến ở Ba Lan (tháng 4 và đặc biệt là bầu cử tháng 6-1989) và ở Hungary (tháng 6-1989) nhất là sau khi bức tường Berlin bắt đầu đổ 9-11-1989 các cuộc biểu tình lớn đã xảy ra đòi thay đổi chế độ từ 16/17-11-1989 đến 29-11-1989 và các elite đương quyền đã đầu hàng.)
· Cải cách qua giải thoát: Cả 2 bên đều cùng theo chiến lược kết hợp đối đầu và điều chỉnh, elite đương quyền và elite đối lập thương lượng sự chuyển đổi và cả hai bên đều có lợi ích trong sự mở cửa cải cách (tuy nhiên khi thương lượng vẫn có thể dùng các biện pháp đối đầu để đạt được thế mặc cả tốt hơn). Hungary là điển hình cho phương thức này.
· Cải cách bảo thủ: Elite đương quyền chủ động điều chỉnh dưới áp lực của elite đối lập và công chúng. Không có nước nào trong 7 nước được Munck và Leff xem xét đã sử dụng phương thức này.
· Cải cách qua giao dịch: Động lực thay đổi đến từ xã hội, tuy nhiên chuyển đổi không xảy ra cho đến khi elite đương quyền nới lỏng đàn áp và khởi động các cuộc thương lượng với elite đối lập. Ba Lan, Brazil, Nam Phi, Tây Ban Nha là những thí dụ điển hình cho phương thức chuyển đổi này. Nếu so sánh các phương thức chuyển đổi mà Shin sử dụng (xem Bảng 1 dưới đây) và các phương thức chuyển đổi do Munck và Leff dùng ở đây, có thể cho rằng Mông Cổ, Đài Loan, Hàn Quốc và Indonesia cũng theo phương thức này.
· Cải cách từ dưới: Động lực của sự thay đổi đến từ xã hội, nhưng elite đương chức sẵn sàng điều chỉnh vẫn còn đủ mạnh để buộc các elite đối lập phải điều chỉnh trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, (và dẫu cái tên “cải cách từ dưới” có ám chỉ điều gì đó khác nhưng) sự kiểm soát quá trình chuyển đổi của elite đương chức là lớn nhất trong phương thức này. Chile là thí dụ điển hình cho phương thức này.
Có những cách phân loại phương thức chuyển đổi khác (xem ghi chú ở Bảng dưới), nhưng chúng tôi nghĩ các phân loại của Munck và Leff hay hơn vì nó chi tiết hơn nhưng không quá phức tạp và cách phân loại này có sức mạnh giải thích lớn hơn về bản thân sự chuyển đổi và giai đoạn củng cố.
Bảng sau đây liệt kê một vài đặc trưng của 14 nền dân chủ đã được chuyển đổi trong làn sóng dân chủ hóa thứ ba. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về mỗi trường hợp trong tài liệu tham khảo tương ứng phần lớn có thể thấy trong 9 cuốn sách đã được dịch ra tiếng Việt.
Ghi chú:
1 Colomer
2 Munck và Leff. Giải thích thêm về Bulgary, sau diễn biến ở Ba Lan, Hungary, nhất là sau bức tường Berlin đổ và sự đầu hàng của cộng sản Tiệp Khắc, để tránh bị sụp đổ ĐCS Bulgaria đã tuyên bố từ bỏ quyền lực ngày 11-12-1989 (đã đổi tên thành Đảng Xã hội Bulgaria), Quốc hội bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS khỏi Hiến pháp 15-1-1990, và các cuộc bầu cử tự do đầu tiên được tổ chức tháng 6-1990 với Đáng Xã Hội chiếm ưu thế; ngày 15-11-1990 Quốc hội khóa 7 đã đổi tên nước, sửa quốc huy, quốc kỳ; chủ động đổi tên; Quốc hội đã soạn hiến pháp mới và cuộc bầu cử cạnh tranh được tổ chức tháng 10-1991 chấm dứt pha chuyển đổi và Bulgari bước vào pha củng cố.
3 Alessandro Franquelli (2013). Mông Cổ là trường hợp ĐCS chủ động chuyển đổi. Đảng Nhân dân Cách mạng (ĐCS) Mông Cổ đã nắm quyền từ 1921. Phong trào biểu tình đòi dân chủ bắt đầu từ tháng 12-1989 đến tháng 3-1990 và ĐCS đáp ứng (dẫu đã có những kế hoạch đàn áp nhưng đã bị lãnh đạo cộng sản khi đó từ chối) và tổ chức bầu cử đa đảng trong đó ĐCS vẫn chiếm đa số nhưng chia sẻ quyền lực với các nhà dân chủ; hiến pháp mới được thông qua 1992; trong bầu cử tổng thống 1993 ứng viên do các đảng dân chủ ủng hộ đã thắng; trong cuộc bầu cử quốc hội 1996 Liên minh Dân chủ đã chiếm đa số lần đầu tiên; từ 2003 ĐNDCM đã tham gia Quốc tế xã hội (Socialist International) và đã thắng các cuộc bầu cử lập pháp 2000, 2004, 2008 nhưng từ 2004 đến 2012 đã lập hai chính phủ liên minh với Đảng dân chủ; đảng đã lấy lại tên ban đầu là Đảng Nhân Dân Mông cổ năm 2010.
4 Xem Heinz Klug (2000)
5 Shin (2008). D. C. Shin sử dụng cách phân loại phương thức chuyển đổi của Huntington dựa theo ai giữ vai trò trong chuyển đổi: nếu các nhóm đối lập có vai trò chính ông coi phương thức chuyển đổi là replacement (thay thế), nếu các elite cầm quyền đóng vai trò như vậy thì là transformation (biến đổi) và nếu cả các elite đương quyền và các nhóm đối lập đều có vai trò thì phương thức chuyển đổi là transplacement. Nếu dùng cách phân loại của Munck và Leff thì transplacement tương đương với cải cách (qua đoạn tuyệt, giải thoát hay giao dịch), Shin cho rằng Indonesia, Hàn Quốc thuộc loại này còn Philippines thuộc loại replacement. Shin cho rằng Đài Loan thuộc loại transformation, nhưng xem xét kỹ vẫn có thể xếp Đài Loan vào loại cải cách qua giao dịch nhưng ở phía gần hơn với cải cách bảo thủ. Có thể tranh cãi liệu sự chuyển đổi khá dữ dội (Sức mạnh Nhân dân I) của Philippines có thực sự là các nhóm đối lập thay thế chế độ cũ hay không (vì vai trò của các elite cũ vẫn còn khá mạnh dù Tổng thống Marcos tháo chạy, nhất là vai trò khá mập mờ của quân đội) thực sự cũng là một sự giao dịch giữa elite cũ với các nhóm đối lập cho nên trên thực tế có thể coi phương thức chuyển đổi Philippines là cải cách qua giao dịch (ở phía gần hơn với cải cách từ dưới).
6 Cột cuối giống hàng 6 (Force Driving the Transition) trong Bảng 2 của Shin (cho Indonesia, Mông Cổ, Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan). Trong Bảng 2 của Shin bên cạnh các nước Á châu được nêu trong Bảng của chúng ta Shin còn nhắc tới Thái Lan và Campuchia (nơi lực phát động chuyển đổi ở Campuchia là sự can thiệp bên ngoài), tại Philippines là xã hội dân sự, còn ở các nền dân chủ Á châu khác là xã hội dân sự và elite chính trị. Cho 9 trường hợp còn lại người viết bài này điền vào theo nhận định của mình dựa trên các tài liệu tham khảo phân tích từng trường hợp tương ứng.
Sau khi dịch các phương thức chuyển đổi của Huntington sang các phương thức chuyển đổi của Munck và Leff (dựa trên những phân tích tình hình chuyển đổi của mỗi nước trong các tài liệu tham khảo), chúng ta có thể đặt 14 nước này vào sơ đồ của Munck và Leff về phương thức chuyển đổi như hình dưới đây (lưu ý vị trí tương đối của các nước trong một phổ liên tục về chiến lược (từ đối đầu đến điều chỉnh theo chiều trên xuống) và phổ liên tục về tác nhân thay đổi (từ elite đương quyền đến elite đối lập theo chiều trái qua phải):
Phương thức chuyển đổi không những giúp chúng ta hiểu kỹ hơn về bản thân các sự chuyển đổi mà cũng giúp hiểu sự củng cố dân chủ tốt hơn. Trong pha chuyển đổi các bên phải có một sự chấp thuận có ý thức các quy tắc dân chủ để tạo ra các định chế dân chủ cơ bản. Pha chuyển đổi kết thúc với cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên (đôi khi với sự chuyển giao quyền lực cho elite cầm quyền mới) và dân chủ hóa bước sang giai đoạn củng cố.
2.3 Pha củng cố
Trong pha củng cố tất cả các chính trị gia và các cử tri phải tập làm quen với các quy tắc dân chủ mới và hoàn thiện các định chế dân chủ. Khi đã có các quy tắc dân chủ cơ bản và dẫu người ta không thích nhưng buộc phải theo và rồi dần dần sẽ thành thói quen. Cơ chế tập làm quen bắt buộc này được Rustow nhắc đến đầu tiên chứ không phải sự tự nguyện tuân thủ theo sự hiểu biết. Như thế cần có một nhà nước đủ mạnh để cưỡng chế sự tuân thủ các quy tắc mới. Hai điểm mà Rustow nhấn mạnh là: 1) dân chủ là một quá trình cạnh tranh vì chức vụ và nó tạo thuận lợi cho những người có thể duy lý hóa cam kết của họ với dân chủ, và lợi thế còn lớn hơn cho những người chân thành tin vào nó, quá trình này tạo ra một vòng phản hồi dương khuyến khích phần lớn các chính trị gia càng gắn bó với dân chủ; và 2) dân chủ trước hết là quá trình cho sự giải quyết xung đột thông qua tranh luận đa biên, sự thử và sai, sự thỏa hiệp, sự hòa giải và sự thành công giải quyết các xung đột cũng tạo ra một vòng phản hồi dương tự tăng cường khiến các chính trị gia và người dân càng gắn bó với dân chủ hơn. Qua việc buộc phải làm quen và hai vòng phản hồi dương kể trên nền dân chủ từ từ gạt số người chống dân chủ sang bên lề và nền dân chủ được củng cố.
Những vấn đề quan trọng trong củng cố dân chủ còn gồm xây dựng bộ máy nhà nước hiệu quả, việc xây dựng hệ thống đảng lành mạnh, tăng cường xã hội dân sự, phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang hay đặt các lực lượng vũ trang dưới sự kiểm soát dân sự (nhất là ở các nước các lực lượng vũ trang đã can thiệp mạnh vào đời sống chính trị), phát triển kinh tế và đảm bảo cho cuộc sống của dân chúng được cải thiện về mặt kinh tế, xã hội, thúc đẩy sự tham gia của người dân vào mọi hoạt động chung và phát triển xã hội dân sự.
Bộ máy nhà nước (bộ máy quan liêu) có vai trò quan trọng trong củng cố dân chủ. Tất cả các nước sau chuyển đổi đều phải sử dụng bộ máy nhà nước cũ (đấy là điều bắt buộc vì không có cách nào khác, trừ trường hợp Tây Đức sáp nhập Đông Đức và đã có sẵn các quan chức để điều sang phía đông) và việc làm cho bộ máy nhà nước hoạt động hữu hiệu hơn và trở nên ngày càng chuyên nghiệp có ảnh hưởng lớn đến sự củng cố dân chủ. Rốt cuộc chính bộ máy quan liêu mới là bộ máy thực hiện các quyết định của các elite chính trị mới và việc thiếu bộ máy công chức chuyên nghiệp tạo ra những thách thức đáng kể cho sự củng cố dân chủ. Ezra Suleiman (1997) có những phân tích sâu sắc về các vấn đề này.
Các đảng chính trị đóng vai trò then chốt trong các nền dân chủ, và vì thế việc xây dựng một hệ thống đảng lành mạnh (cải cách hay tạo ra luật về các đảng chính trị, xây dựng khung khổ pháp lý cho chúng thực sự mang tính đại diện, hoạt động một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình và hiệu quả) là công việc không thể không để ý đến. Thiếu một hệ thống đảng lành mạnh (S. Haggard, R. R. Kaufman) hay một hệ thống đảng quá bị phân mảnh, phân cực (Bautista: Hsihao tr. 98, 105) có thể làm cho nền dân chủ hoạt động kém hiệu quả và ảnh hưởng lớn đến sự củng cố dân chủ. Các tiểu luận của Park (Park: Hsiao, tr. 127-153) và Chia-Lung Lin và I-Chung Lai (Lin-Lai: Hsiao) cho những phân tích sâu về các hệ thống đảng của Hàn Quốc và Đài Loan trong giai đoạn củng cố dân chủ.
Việc đặt các lực lượng vũ trang dưới sự kiểm soát dân sự là vấn đề quan trọng, nhất là ở các nước mà các lực lượng vũ trang đã bị chính trị hóa như Đài Loan (Rigger: Hsiao tr. 314), hay Philippines (T. C. Rivera: Hsiao, tr. 17). Tiểu luận của C. G. Hernandez (Hernandez: Hsiao, tr. 39-55) bàn sâu về việc xây dựng lại mối quan hệ dân sự-quân sự ở Philippines.
Rốt cuộc mọi chế độ chỉ có thể tồn tại khi nó cải thiện đời sống của dân chúng (chí ít trong dài hạn) và ở đây các nhân tố cấu trúc xã hội lại đóng vai trò quan trọng như trong pha chuẩn bị (vì chúng là những nhân tố gây ra xung đột). Bảo đảm các quyền con người (Cho: Hsiao, tr. 179-202), sự cải thiện về thu nhập, giáo dục, sức khỏe, môi sinh, phát huy sự đa dạng văn hóa, sắc tộc và đảm bảo an sinh xã hội, sự công bằng là những vấn đề ít được đề cập đến trong văn liệu về dân chủ hóa, nhưng không thể lơ là những vấn đề nền tảng này trong giai đoạn củng cố dân chủ.
Xã hội dân sự đã có vai trò lớn trong pha chuẩn bị, nhưng thường xẹp đi (chủ yếu là các tổ chức xã hội dân sự vận động, còn các tổ chức xã hội dân sự cung ứng dịch vụ ít biến động hơn) sau sự chuyển đổi dân chủ (có lẽ do phần lớn các nhà lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự vận động đã chuyển sang lĩnh vực chính trị, cũng do các tổ chức xã hội dân sự chưa thích ứng với môi trường mới). Theo Hsiao (tr. 12), “đúng như, trong quá khứ, các lực lượng từ dưới lên đã là động lực hàng đầu của nền dân chủ, cho nên bây giờ chúng ta cần đưa xã hội dân sự trở lại để củng cố nền dân chủ. Bất chấp liệu đảng ‘mèo’ hay đảng ‘chó’ trở thành đảng cầm quyền của chúng ta, chúng ta vẫn muốn chúng là dân chủ: chúng ta muốn ‘mèo dân chủ’ hay ‘chó dân chủ’.” Xã hội dân sự có vai trò đáng kể trong giám sát (chính quyền, giới kinh doanh và cả bản thân các tổ chức xã hội dân sự), huy động sự tham gia của nhân dân (Rivera: Hsiao tr. 30-31; C. Bautista: Hsiao tr. 91-112 ), thậm chí thay thế vai trò của các đảng chính trị trong thúc đẩy cải cách (Park: Hsiao, tr. 143, 148) khi hệ thống đảng yếu. Tiểu luận của Hsiao (tr. 207-227) bàn sâu về xã hội dân sự (mà thực sự chỉ phát triển từ các năm 1980 ở Đài Loan) và và vai trò to lớn của nó trong dân chủ hóa ở Đài Loan.
Quá trình củng cố dân chủ là quá trình dài. Nguy cơ dân chủ bị thụt lùi trong giai đoạn đầu là khả năng hiện hữu và phải luôn để ý tới. Nhiều học giả đặt vấn đề khi nào giai đoạn này kết thúc, trong khi nhiều học giả lại cho rằng đặt vấn đề giai đoạn củng cố và độ dài của nó là sai vì nó hàm ý một sự kết thúc, hoàn tất mà trong thực tế nền dân chủ phải luôn luôn được bảo vệ, nuôi dưỡng và cải cách (P. J. Carnegie (2010), tr. 30-32). Với những do dự như vậy, tuy nhiên, nhiều người vẫn tin rằng là hữu ích để có thể bằng cách nào đó lượng hóa được độ dài (chí ít đoạn đầu) của giai đoạn này và cho rằng độ dài đó ít nhất phải đủ cho hai cuộc bầu cử thành công và một sự chuyển giao cai quản từ đương chức sang cho đối lập, tức là không thể dưới 10 năm. Sự thụt lùi của nền dân chủ ở Hungary từ 2010, tức là sau 6 lần bầu cử thành công (lần đầu tiên trong năm 1990) và 5 lần chuyển giao quyền lực từ đương chức sang cho đối lập, tức là sau chuyển đổi 20 năm, cho chúng ta thấy sự củng cố dân chủ là quá trình dài và việc đấu tranh cho nó không thể lơi lả ngay cả ở các nền dân chủ lâu đời nhất (Kornai 2015). Nói chi đến các nước như Thái Lan, mà nền dân chủ non nớt lại bị tập đoàn quân sự bóp chết từ tháng Năm năm 2014 (sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên 1988 cứ tưởng chuyển đổi dân chủ đã diễn ra với chính phủ do tướng Chatichai Choonhaven, nhưng rồi cuộc đảo chính 1991 cho thấy chuyển đổi chưa diễn ra; rồi đến chiến thắng của Thaksin Shinawatra trong cuộc bầu cử quốc hội 2001, nhưng lại xuất hiện một cuộc đảo chính trong 2006 lật đổ chính phủ và buộc ông phải đi lưu vong; tiếp đến đảng của em gái ông, của bà Yingluck Shinawatra thắng trong cuộc bầu cử 2011 nhưng chính phủ của bà lại bị đảo chính lật đổ năm 2014. Có thể nói chuyển đổi dân chủ ở Thái Lan chưa diễn ra hay sự củng cố dân chủ đã thất bại và Thái Lan chưa phải là một nền dân chủ, cho nên cũng không được bàn đến trong bài báo này (như các nước khác trong Asean trừ Indonesia và Phippilipines).
Có thể thấy dân chủ hóa có quá nhiều việc để làm, nhưng đã không có và sẽ không bao giờ có một “kế hoạch tổng thể” toàn diện cho dân chủ hóa nào cả ở bất cứ đâu, thậm chí cho từng giai đoạn của nó cũng không! Bởi vì, lại xin trích Rustow, “…các thành phần này phải được tập hợp từng thứ một kế tiếp nhau. Mỗi công việc có logic riêng của nó và mỗi việc có những người giữ vai trò chủ đạo tự nhiên của nó – một mạng các nhà quản lý hay một nhóm các nhà trí thức dân tộc chủ nghĩa cho nhiệm vụ thống nhất [quốc gia], một phong trào quần chúng giai cấp dưới, có lẽ được lãnh đạo bởi các nhà bất đồng chính kiến tầng lớp trên, cho nhiệm vụ của cuộc đấu tranh chuẩn bị, một giới nhỏ của các nhà lãnh đạo chính trị có kỹ năng thương lượng và thỏa hiệp cho việc trình bày có hệ thống các quy tắc dân chủ, và đủ loại nhà tổ chức và các tổ chức của họ cho nhiệm vụ tập làm quen.
Lý lẽ ở đây là tương tự như lý lẽ được đưa ra bởi Hirschman và những người khác chống lại lý thuyết tăng trưởng kinh tế cân đối. Các nhà kinh tế học này không phủ nhận rằng sự chuyển đổi từ một nền kinh tế sinh kế thô sơ sang một xã hội công nghiệp chín muồi dính đến những thay đổi trên mọi mặt trận – trong các kỹ năng làm việc, trong hình thành tư bản, trong hệ thống phân phối, trong các thói quen tiêu dùng, trong hệ thống tiền tệ, và vân vân. Nhưng họ khăng khăng rằng bất cứ nước nào mà thử làm tất cả các nhiệm vụ này cùng một lúc trong thực tế sẽ thấy mình hoàn toàn bị tê liệt – rằng sự cân bằng ổn định nhất là sự cân bằng của sự đình trệ. Vì thế, vấn đề của nhà phát triển kinh tế, theo ý kiến họ, trở thành vấn đề về tìm ‘các liên kết’ ngược và xuôi, tức là, về nghĩ ra một chuỗi có thể quản lý được của các nhiệm vụ.” [L. Anderson, tr. 35]
Còn một nhân tố nữa chúng ta không đề cập đến trong bài này, đó là sự tình cờ, ngẫu nhiên, sự tùy thuộc (contingency) đóng một vai trò rất quan trọng trong chuyển đổi dân chủ nói riêng và diễn tiến xã hội nói chung. Chỉ riêng nhân tố này cũng làm cho mọi cố gắng “kế hoạch hóa” hay làm “chiến lược tổng thể” về dân chủ hóa chắc chắn thất bại. Tuy vậy, việc rút ra các bài học để học hay để tránh và phác họa ra những kịch bản khác nhau để thảo luận và định hướng là bổ ích.
(Còn nữa)
© Nguyễn Quang A
Ý nghĩa của ngọn cờ vàng của vn tự do dân chủ vs cờ đỏ áp bức bóc lột ,phi nhân.
Vậy cờ vàng là cờ của nguời Việt không theo Cộng . Là cờ kết hơp vói những lá cờ của các QG Dân chủ đông minh (khối QG vs khối cs).
Toàn dân không phải không thích cờ đỏ cờ vàng mà thich cờ nào họ sống thoải mái ,dể thở có tự do hơn .Vậy hãi ngoại sau khi VN tự do sụp đỏ ,những người dân TNCS lấy lại lá cờ vàng biểu trưng cho một nền dân chủ mà họ biết ,và họ đã từng sống qua thì có gì là không hợp lý ? Và những người bên kia chiến tuyến ,ra hãi ngoai vì đòi tự do dan chủ cho VN (bị đày ) sao không đứng dưới lá cờ vàng tự do dân chủ ,chống cộng từ thời Bão Đai đó?Hơn nữa nếu vẻ cờ quốc ca chính phủ là bất hợp lý vì sông lưu vong trên đất nước người ta mà có 01 chính phủ cờ quạt chống đối vói QG khác thì không hợp hiến pháp của họ và VC sẻ vin vào đó nói là phản loạn ,khũng bố và như vậy mất chính nghĩa,yêu cầu dẹp bỏ hó sẻ dẹp bỏ (bằng cách nào đó/như vụ Wơng Pao chã hạn…
Cuba tự do vẫn gĩữ cờ của họ và các nước khác sống trên đất Mỹ vẫn giữ cờ tự do dân chủ của nước họ dù (như Đài Loan). Nếu QGVNTNCS bỏ cờ vàng thì sẻ không thành ý nghĩa đi TNCS vì tự do dân chủ nữa. Lúc đó nhóm thiểu số cờ đỏ kia lại treo cờ đỏ trong CĐVN/TNCS.có màn diển thuyết ,hội thão (như NQA)tuyên truyền quyên góp thuyết phục và cả lừa đão nữa. Nêu NPT ,ngày đó qua chắc sẻ được một số đong cờ đỏ ra đón ,tăng hoa bên cạnh một số chống đối không cờ hay cờ mới vẻ ,bất hợp pháp vì chẳng ai biết đên(.Chẳng còn ý nghĩa gì nữa)
Thật ra thì các luận điêu không cờ vàng ,hay không vàng không đỏ hay cờ vàng là cờ tay sai ,Quốc ca vNCH là lấy từ một nhạc sĩ của VC..thì chĩ là ý nghĩ của CSVN gây chia rẻ đẻ dẹp bỏ tất cả cái gì là tội ác của chúng (như đập các bia kỹ niệm thuyền nhân trên đão TN…).
Tất cả vì bọn VC bán nước buôn dân ,ác với đồng bào ruột thịt.(đọc bãn tin siêu lừa của QĐNDVC trên ĐCV).
Hãy cãnh giác ,cảnh giác và cảnh giác.
Bài viết ,phản hồi phải coi chừng những ý đò ẩn dấu trong đó.Không có cờ Đỏ cờ Vàng mà chĩ có duy nhất 01 lá cờ Vàng tự do dân chủ ,chống cộng đã thành hình từ lâu và đã được cả thế giới tự do chống cộng công nhận.
Ngày nay Nó là cờ chống cộng ,đòi tự do dân chủ cho trong nước cộng ,địa ngục tràn gian….
Và là điều cần KHẲNG ĐINH DƯT KHOÁT.không “oong đơ”gì hết !
(nkdt/808h45/8/2015)
CHÍNH TRỊ LÝ THUYẾT VÀ CHÍNH TRỊ THỰC TIỂN
Chính trị lý thuyết là đưa ra hệ thống học thuyết khoa học về chính trị có tình toàn diện để hướng dẫn chính trị trong thực tiển. Đó là công việc học thuật khoa học của những nhà lý thuyết, những người nghiên cứu. Tuy nhiên nó phải có tính cách mới mẽ, có tính sáng tạo và không được sai. Bởi không sáng tạo thì không mới mẽ, và không mới mẽ cũng chẳng có gì độc đào hoặc kết quả vượt trội. Như học thuyết Mác chẳng hạn, tuy bề ngoài nó độc đáo, sáng tạo, nhưng bề trong thực chất là phản thực tế, phi khoa học, nên rút cuộc cũng chỉ tai hại mà chẳng để làm gì.
Trong khi đó người làm chính trị thực tiển thì không cần phải tự sáng tạo lý thuyết mà chỉ cần tham khảo, dựa vào lý thuyết đúng đắn, khoa học, thực tế của người khác để thực hiện những kết quả chính trị thành công và hữu ích, hiệu quả cho xã hội nhất. Dĩ nhiên người làm chính trị thực tế phải có bản chất hay phẩm chất, có bản lĩnh tức ý chí, có tài năng tức thuộc loại tinh hoa và có năng lực cũng như trình độ học thức, văn hóa, có trực giác chính trị nhạy bén, có mục tiêu hay lý tưởng cao cả mà không phải chỉ hạng điếu đóm, xu thời, thời cơ hoặc mị dân, lợi dụng cá nhân.
Như thế ai cũng biết dân chủ tự do là giải pháp tốt nhất cho mọi ý nghĩa và thành công của toàn xã hội. Mọi sự độc tài chỉ là dối gạt, phản động, phản khoa học, phản xã hội và phản tiến hóa. Trên cơ sở đó, học thuyết Mác ngoài hình thức là lý thuyết cách mạng, nhưng giá trị thực chất của nó không có, lại chuyên đoán hão về giai cấp đấu tranh và độc tài giai cấp giả tạo, nên nó hoàn toàn trở thành lý thuyết phản động, phản tiến hóa, phản nhân văn, phản xã hội, dù bất cứ ai có ngụy biện, bao che, phiên dịch nó thế nào thì mọi thực tế đều đã, đang, sẽ cũng là như thế.
Bởi lẽ đó người làm chính trị tốt là người không gạt mọi người khác ra ngoài chính trị để duy nhằm cho mình nắm quyền độc tôn chính trị. Người tích cực cũng là người không đứng ngoài chính trị, không yếu kém hay hèn kém sợ hãi chính trị, mà là người tranh đấu chính đáng cho quyền chính trị nghiêm túc và hữu ích cho tất cả mọi người. Sự khác nhau giữa chính trị vương đạo, chính trị tà đạo, chính trị chính nghĩa và chính trị phi chính nghĩa, chính trị tự do dân chủ nhân văn tiến bộ và chính trị độc tài phản động lạc hậu phản tiến hóa chung của nhân loại cũng chính như thế và cũng là như thế.
ĐẠI NGÀN
(14/8/15)
.
Đối với Cộng Sản Việt Nam, người dân Việt Nam chúng ta chỉ có một con đường duy nhất là đó là vùng lên dưới ngọn cờ Vàng , lôi cổ bọn Cộng Sản ra tòa án xét xử và tịch thu toàn bộ tài sản kếch xù của các Đảng Viên Cộng Sản, đem trả về cho đất nước.
Bài học Thiên An Môn bên Trung Quốc vẫn còn đó đủ cho thấy mọi cái gọi là “KỊCH BẢN” , chuyển đổi dân chủ đều là ngu xuẫn và kéo dài tình trạng độc tài Đảng trị của Cộng Sản mà thôi.
Chúng ta phải nhớ rằng bộ máy quan liêu công quyền của Đông Âu hoàn toàn khác hẳn với bộ máy quan lieu công quyền tại Việt Nam. Các công chức ở Đông Âu chỉ vì bị Đảng Cộng Sản đè nên phải theo chứ không có công chức nào muốn theo Cộng Sản cả. Liên Xô vừa yếu đi là họ nhào ra đòi lật Cộng Sản ngay !
Việt Nam thì ngược lại. Tất cả các công chức quan liêu công quyền trong chính phủ điều cần phải có Đảng Cộng Sản vì còn Đảng Cộng Sản thì họ mới có thể giàu có bá vạn được. Cho nên các công chức quan liêu của chính quyền Cộng Sản tại Việt Nam, Trung Quốc dứt khoát muốn nhìn thấy quyền tuyệt đối của Đảng Cộng Sản .
Binh sĩ ở Đông Âu không sẳn sàng đàn áp người dân nhưng binh sĩ Công An Việt Nam cần nhìn thấy Đảng Cộng Sản tồn tại để kiếm sống nên sẳn sàng bắn thẳng vào nhân dân nếu người dân biểu tình phản đối chính phủ
Đừng bao giờ nhìn về Đông Âu hay bất cứ quốc gia nào khác để Viết lên…”kịch bản ” dân chủ cho Việt Nam vì đối với Việt Nam, nền dân chủ chỉ có thể có được bằng cách làm cho Cộng Sản đổ máu mà phải quy hàng nhân dân.
Việt Nam Cộng Hòa- Người Cày Có Ruộng Muôn Năm !
Minh ơi , trái đất vẫn tròn…, chúng mình hai đưa sẽ còn gặp nhau …
Hãy nghe lời ông Minh:
(lôi cổ bọn Cộng Sản ra tòa án xét xử và tịch thu toàn bộ tài sản kếch xù của các Đảng Viên Cộng Sản, đem trả về cho đất nước.) (hết trích)
Chỉ có mỗi một con đường rõ ràng, thực tế mà ông Minh nhiều lần vạch ra là khả thi.
Những con đường khác chỉ là cái bánh vẽ. Sản phẩm của mấy “thằng trí thức, trí ngủ” thứa chữ làm chi chẳng vẽ voi.
Thế còn Cờ Vàng thì em nghi quá bác Minh ơi. Các bố dùng Cờ Vàng chống Cờ Vàng dưới Bolsa, thiếu gì, bác.
Có một cháu trẻ phải la lên:
Thà bảo em là Việt Cộng còn hơn bảo em là Việt Gian.
Cờ mới phải không Đỏ, không Vàng thì dân nó mới theo bác ạ.
Kính đàn anh!
Thưa ông tonydo,
Chuyện bi bô ở phố Bolsa không phài là chuyện đáng quan tâm khi bàn đến khả năng kêu gọi toàn dân vùng lên tại Việt Nam của cờ Vàng & chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa – Người Cày Có Ruộng.
Sau khi cờ Vàng diệt Cộng xong rồi, bầu cử trực tiếp toàn dân (tổng tuyển cử) , lúc đó quốc hội mới muốn cờ có hình TonyDo cũng không sao Vì đó quyền của tân quốc hội dân chủ. Người Cờ Vàng sẳn sàng theo Thánh Gióng mà về Cõi.
Cám ơn lời chúc sức khỏe. Mong Hẹn ngày Cách Mạng Vùng Lên!
Gớm! Bác cứ chứi xéo em.
Cờ mới mà có hình em….chắc chắn là cờ phường chèo.
Nhưng nghĩ đi thì cũng phải nghĩ lại, bác cũng có lý đấy nhá.
Đã là tự do dân chủ thì ai muốn vẽ sao là tuỳ hỷ.
Tới lúc đó, em cứ chơi một gánh chèo, quan họ Bắc Ninh chẳng hạn, để cái cờ cò hình em màu xanh, bác màu vàng trên sân khấu, đứa nào dám làm gì?
Nói gì thì nói….chứ dù gì thì..màu nào cũng còn hơn màu đỏ.
Phải không đàn anh?
Giữ sức khoẻ để ít nhất còn lên sân khấu lấy một lần, đại ca.
Vui vẻ nhe!
Xin cám ơn ông Tonydo có lòng trọng vọng nhưng Minh tôi lại không biết hát chèo đóng kịch.
Cho nên, sau khi những người cờ Vàng như tôi diệt Cộng xong thì sẽ đành qui ẩn trả quyền lực lại cho nhân dân, tổng tuyển cử . Vậy, phiền ông Tonydo lúc đó ráng hát chèo với …Điếu Cày , hay với Nguyễn Quang …A vậy. Minh tôi tin rằng hai người này có tài hát chèo đóng kich … láo không kém gì ông đâu.
Còn hiện tại, Cờ Vàng hiệu triệu lòng người quyết tâm vùng lên diệt Cộng.
Chúng ta không cần…”kịch bản” (láo.) Chúng ta cần hành động.
1. Hãy đốt hết các đồn Công An tại địa phương.
2. Hãy lôi cổ bọn cán “communist” ra khỏi nhà chúng nó, xử tội chúng nó trước nhân dân và xung vào công quĩ toàn bộ tài sản kết xù của bọn này (cán Đảng “communist”.)
3. Hãy phỉ nhổ ném đá vào bội đội và yêu cầu họ quay trở về với nhân dân, trở thành người lính Việt Nam Cộng Hòa- “Danh Dự – Tổ Quốc Trách Nhiệm.”
Việt Nam Cộng Hòa- Người cày có ruộng muôn năm !
Minh
( PS : Chúc ông Tony vững gánh chèo cho tương lai. Hẹn ngày quật khởi. )