WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Duong Hong-An: Nghĩa cử của một ông tài xế xe bus người Đức

Ảnh từ FB của anh tài xế

Ảnh từ FB của anh tài xế

Không nhất thiết phải làm việc gì vĩ đại, chỉ một nghĩa cử nhỏ nhoi đủ để khới động lương tâm, lòng tốt con người.

Thứ sáu tuần trước 07.08.2015 anh Sven Latteyer, tài xế xe bus ở TP Erlangen, tiểu bang Bayern, Bavaria, nam Đức, lái chuyến xe chặng đường 286 có trạm ngừng ở khu phố Röthelheimbad. Ngày hôm đó trời nóng bức, xe bus đông người, trong xe có 15 thanh niên tỵ nạn người Phi Châu lên xe cùng với hai người Đức chăm sóc. Sven Latteyer thường suy nghĩ phải làm gì để hỗ trợ cho người tỵ nạn. Bên cạnh nghề lái xe bus, anh Latteyer tự nguyện tham gia đoàn chữa lửa, cứu hỏa tại vùng anh cư ngụ. Nhưng trong việc giúp đỡ người tỵ nạn thì anh ta hoàn toàn không có kinh nghiệm. Khi thấy nhóm người tỵ nạn Phi Châu trên xe, Latteyer suy nghĩ “Tôi tự hỏi tôi có thể làm được gì lúc này trên xe bus”. Trước khi xe bus ngừng tại trạm Röthelheimbad anh Latteyer cầm micro và nói: „ Ich habe eine wichtige Nachricht für Menschen aus der ganzen Welt in diesem Bus: Willkommen” (Tôi có một thông điệp quan trọng gữi đến mọi người từ khắp nơi trên thế giới đang ở trong xe buýt này: Chào mừng quý vị”. Sợ người tỵ nạn không hiểu tiếng Đức, ông tài xế nói thêm tiếng Anh: „I have an important message for all people from the whole world in this bus. I want to say welcome. Welcome to Germany, welcome to my country. Have a nice day.“. (Tôi có một thông điệp quan trọng cho tất cả mọi người từ khắp thế giới trên xe buýt này. Tôi muốn nói chào mừng. Chào mừng các bạn đến Đức, chào mừng các bạn đến đất nước tôi. Chúc các bạn một ngày vui). Hành khách trong xe rẩm rộ vỗ tay hoan nghênh.

Buổi tối hôm đó, cô Vanessa Schmidt, cũng là một hành khách trong xe, loan tuyền tin này trong Facebook. Từ đó đến nay tin được chuyển tiếp cả chục ngàn lần. Báo „Erlanger Nachrichten“ hôm sau đưa tin lên báo. Và đải truyền hình hàng đầu của Đức ZDF tối ngày 12.08.2015 cũng công bố tin trong chương trình thông tin chính HEUTE JOURNAL. Ông Claus Kleber, điều khiển chương trình, khi đọc tin đã gần rớm nước mắt vì xúc động trước nghĩa cử của một người Đức bình thường như tài xế Sven Latteyer. Một người khác viết trong Facebook „Vielen Dank an den Busfahrer…. Und noch vor gar nicht langer Zeit haben Deutsche massenweise auf ihrer Flucht der Unterstützung anderer bedurft. („Tôi cảm ơn ông tài xế xe bus. …. Và cách đây không lâu vô số người Đức khi chay loạn cũng đã cần sự giúp đỡ của người khác.).

Một anh bạn Đức thân với cộng đồng mình, sau khi đọc tin về anh tài xế xe bus có nhắc nhở đến Thuyền nhân tỵ nạn Viêt Nam cũng đã từng được người Đức tận tình giúp đỡ 30, 35 năm trước đây. Anh hỏi thêm những người Đức gốc Việt, gốc thuyền nhân boat people, có chương trình gì gánh vác chung với chính quyền và dân Đức trong việc hỗ trợ người tỵ nạn ngày hôm nay mà số đông cũng là thuyền nhân từ Băc phí chạy qua Ý và nay đến được Đức. Tương tư như thuyền nhân người Việt lúc trước, có cả ngàn ngưởi Ả rập, Bắc phi…bỏ mạng trên biển cả. Tôi không biết trả lời sao, vì chưa thấy có chương trinh hành động gì từ các hội đoàn ngưởi Việt tỵ nạn mình tại nhiều thành phố lớn ở Đức.

© Đàn Chim Việt

12 Phản hồi cho “Duong Hong-An: Nghĩa cử của một ông tài xế xe bus người Đức”

  1. Tu Mach says:

    Ông Quang Nguyễn nói rất chí lý. Ở Hoa Kỳ, đầy rẫy các hội đoàn từ thiện Quốc Gia có, Cộng Sản có được lập ra để nào là giúp trẻ em mồ côi, người già, tàn tật, chùa này, nhà thờ nọ, xây trường, đào giếng, làm cầu, chữa người không thấy đường, tất cả đều ở VN, thay nhiệm vụ của chánh phủ VN để họ lấy tiền đút túi. Nếu dân chúng Hoa Kỳ không rộng lượng, thử hỏi chúng ta có được có công ăn việc làm, có nơi trú ngụ, con cái thành đạt, có tiền rủng rỉnh. Tôi chưa thấy có một chương trình nào được tổ chức để giúp lại nơi xứ sở đã cưu mang mình. Nói ra xấu hổ.

    • Nguyen Quang says:

      Các bạn Tu Mach và TTT: Người Việt tỵ nạn hè nhau giúp người nghèo ở Việt Nam là phụ giúp cho bè đảng Cộng sản Hà nội “xóa đói giảm nghèo” để rồi chúng vác mặt vênh váo khoe khoang với người dân trong nước và quốc tế về “đỉnh cao trí tuệ” của Đảng . Và thay vì dùng tiền từ ngân sách lo cho dân nghèo – vì đã có người Việt hải ngoại gánh vai lo giùm , chúng tuyển mộ thêm cộng an, bọn xã hội đen để trấn áp những người yêu nước. Ở hải ngoại, chúng trả lương cho bọn nằm vùng đánh phá cộng đồng chúng ta, đài thọ cho các nhóm văn nghệ ra nước ngoài để tô son trét phấn cho chế độ chúng và gây chia rẽ trong cộng đồng hải ngoại , tổ chức các lớp dạy tiếng Việt truyền bá ngôn ngữ thổ tả đầu độc con em tỵ nạn , v…v…

  2. TTT says:

    Thưa Ông Dương hồng Ân,thưa Ông Nguyễn Quang ( hay Quảng ???)
    Ông Nguyễn Quang(?) nói quá đúng. Dân Việt ta thì chỉ biết nhận, chớ có biết giúp ai. Họ giúp đở việt cộng (để làm lợi bản thân) bao nhiêu năm nay: về chơi, gửi tiền, làm ăn, … Không có dân tị nạn về chơi, giúp đở thì việt cộng sụp lâu rồi. Dân tị nạn ta sống vô trách nhiệm với những người trong nước lắm. Chính vì vậy dân Việt trong nước khốn khổ khốn nạn dài dài.
    Thân chào

  3. Thuy Nguyen says:

    Bạn Duong Hong-An (người viết bài) và Nguyen Quang góp ý, nên tìm hiểu thêm về đời sống người tị nạn ở Đức trước khi đưa ra ý kiến.
    Tôi là người sống ở nước Đức gần 30 năm, chúng tôi sống ở đây có người gia nhập cộng đồng người Việt tị nạn, có người tham gia hội phụ nữ, hội người Việt cao niên, gia đình Phật tử, các đạo tràng ở mỗi tỉnh có đông người Việt tham gia, hội đồng hương các tỉnh….và cũng có nhiều người không tham gia hội đoàn nào. Dù là người Việt tị nạn từng là thuyền nhân (boat people), hay là người Việt lao động bên Đông Âu qua Tây Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ, hay người Việt sau này đến bằng đường du lịch, chúng tôi rất cảm kích sự giúp đỡ của chính phủ Đức và người dân Đức, nhờ họ mà chúng tôi có cuộc sống ổn định hiện nay, tuổi trẻ VN, thế hệ thứ hai đang lớn dần và thành đạt rất tốt. Chính con tôi nhờ được học bổng của nhà nước Đức mà đang học tới Ph.D. Vì vậy mỗi khi nước Đức có vấn nạn xảy ra, như nạn lụt lớn xảy ra cách đây vài năm, hay những tai họa sóng thần ở Thái lan, ở Nhật, gần đây là động đất ở Nepal, thì chúng tôi đều tự động đóng góp, theo tích cách hội đoàn hay riêng lẻ, vì họ thường có số tài khoản riêng, để chúng tôi tự gửi tiền đóng góp. Hay gửi quần áo, quà bánh tới địa chỉ mà họ cho biết. Và thường chúng tôi cũng quyên góp làm từ thiện gửi về VN qua các nhóm bạn bên nhà.
    Những việc làm đó, chúng tôi không huênh hoang, làm ồn ào cho mọi người biết.
    Chúng tôi làm rồi quên đi, vì cuộc sống còn nhiều vấn đề phải lo toan, bạn Duong Hong-An chắc không ở trong nhóm người Việt hay người mới đến nên không biết đấy chăng?

    • Nguyen Quang says:

      Bạn Thuy Nguyen có lẽ không đọc kỹ câu hỏi của tác giả :” Anh hỏi thêm những người Đức gốc Việt, gốc thuyền nhân boat people, có chương trình gì gánh vác chung với chính quyền và dân Đức trong việc hỗ trợ người tỵ nạn ngày hôm nay mà số đông cũng là thuyền nhân từ Băc phí chạy qua Ý và nay đến được Đức”.

    • Thạch Đạt Lang says:

      Tác giả bài này là Dr. Dương Hồng Ân, sinh viên Việt Nam du học từ những năm 65-66. Dr. Dương Hồng Ân là môt cộng tác viên của Trung Tâm Độc Lập do ông Vũ Ngọc Yên điều hành.

      Trung tâm Dộc Lập là một tổ chức văn hóa do nhóm sinh viên miền Nam VN du học trước năm 1975 thành lập, có tờ báo Độc Lập, có mục đích giúp đỡ người Việt tị nạn CS hội nhập vào đời sống ở Đức.

      Bạn ở Đức gần 30 năm mà không biết đến hoạt động của Trung Tâm Độc Lập thì hơi (bị) thiếu sót thông tin đấy.

      Thạch Đạt Lang

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Trung tâm Độc Lập “dẹp tiệm” ở Stuggard đã lâu rồi, dễ đến 20 năm.
        Thực ra cánh Vũ Ngọc Yên với Dương Hông Ân nỏi tiếng nhiều trong giới trí thức hải ngọai và trong cộng động kitô giáo.
        Ngược lại đi sâu đi sát với dân chúng từ thuyền nhân đến tường nhân …. là nhóm SINH HỌAT CỘNG ĐỒNG, với chủ chốt là Đắc Dụng ở Frankfurt am Main và một anh bác sĩ cư ngụ và hành nghề ở Stuggart (penname Nguyễn Bặc ?)

      • MÂY NGÀN says:

        THÔNG TIN

        Thông tin đầy rẫy cũng vui
        Những ai lên mạng bây giờ sướng ghê
        Ngồi nhà mà biết thỏa thuê
        Chuyện toàn thế giới mọi bề hay ho
        Cám ơn những vị chăm lo
        Bỏ công một chút mà đời lợi ngay

        GIÓ NGÀN
        (28/8/15)

  4. Văn dũng says:

    Rảnh thì về VN,trước là thăm thân nhân sau là thăm thủ đô ngàn năm văn vật với biết bao của ngon vật lạ như bún mắng,cháo chưởi, phở bò kobe (đểu) cực ngon cứ gục mặt mà ăn. Vịnh Hạ Long biển đồ sơn là những điểm đến bắt buộc nếu muốn là nhân sĩ Bắc Hà lịch lãm có hàm răng ố đen vì khói thuốc và nước chè tươi. Chương trình thăm cố đô (đất thần kinh) ngoài cung điện lăng tẩm nhà Nguyễn thì chùa Thiên Mụ cũng là niềm hãnh diện của bao người con của Huế. Miền trung với động Phong Nha, phố cổ Hội An, thành phố Đà Nẵng là bộ mặt của tổ quốc (chả biết vùng miền nào là đít là đoi), Nha Trang miền thuỳ dương cát trắng có đường Duy Tân xuôi dài bờ biển nay gọi là Trần Phú (cố tổng bí thư CSVN) được nối dài thêm với đường phạm văn đồng (kẻ đại diện ĐCSVN ký công hàm dâng biển đảo cho ngoại nhân) là thành phố du lịch nổi danh quốc nội và Cả quốc ngoại, ai đã từng ghé thăm mà không “để lại một vài luyến tiếc xa xôi”. Riêng đối với đa số người dân miền nam thì Sài Gòn Hòn Ngọc viễn đông một thời, là những kỷ niệm êm đềm xa xưa, những nhục nhằn khốn khổ của thân phận kẻ bị trị và là của “một lần đi là nghìn trùng ly biệt ” của một thời không xa. Là người thì ai lại không xa cội nhớ nguồn, đất nước là của chung chứ có phải của cha ông nhà Hồ để lại đâu, vả lại chúng nó đã cho phép rồi mà lo gì mà không về trước mua vui sau làm việc thiện, chùa chiền, nhà thờ, trường học lúc nào cũng cần tiền, không có tiền thì không tính được việc gì cả! Thôi thì đằng nào cũng đã làm thân Bò sữa Việt Kiều mấy chục năm nay tiếc gì chút đỉnh làm phước. ông bà mình đã dậy “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàng” không biết bọn VC thuộc giống gì mà sao chúng lại tham tàn đến vậy. Rồi ông bà mình cũng đã từng dậy “nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng “, vẫn biết rằng mình sống và có thể chết ở nước ngoài, nhưng đó là nước của người ta vả lại dân tộc mình đã có hơn bốn ngàn năm văn hiến thì suy nghĩ phải khác chứ, cho dù nó có hơi bội bạc vô ơn và một chút vô trách nhiệm.

  5. DẶM NGÀN says:

    TÌNH NGƯỜI

    Tình người như thế mới là
    Việt Nam khổ trước nay đà Trung Đông
    Chiến tranh máu lửa đỏ hồng
    Còn người nhân bản trái tim ánh vàng

    Cuộc đời bao nỗi đa đoan
    Có ai biết trước đoạn tràng này đâu
    Cho dầu bốn biển năm châu
    Màu da thể chất vẫn hầu khác nhau

    Cảnh đời loạn lạc chao ôi
    Tiếp dân tị nạn mới thời nhân văn
    Nghĩ mình phận gốc Việt Nam
    Một tài xế Đức hoàn toàn cảm thông

    Trung Đông lửa cháy phập phồng
    Ai gây nên việc liệu phần hỏi ai
    Chỉ riêng mình thấy bùi ngùi
    Một câu chào tốt lòng người ấm lên

    PHƯƠNG NGÀN
    (20/8/15)

  6. Lại Mạnh Cường says:

    Lời nói không mất tiền mua
    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

    Chỉ cần một chút suy nghĩ, để hành động đẹp đúng nơi đúng lúc, sẽ nhận được nhiều ủng hộ, hoan hô, sẽ kiến tạo thêm hòa khí, đoàn kết, hệ quả mang lợi rất nhiều cho sự tiến bộ trong cộng đồng xã hội.

    Một cô bạn đồng nghiệp trẻ của tôi ở Canada, từng tường thuật về một nét thật dễ thương nơi ông văn sĩ Đười Ươi Bàng Dzúi, khi tỉnh táo ông có nói :
    Một lời nói như cây kim chìm xuống biển khơi ! Nếu có lỡ lời làm đau lòng nhau, thì một mai hối tiếc muốn lấy lại không còn được nữa !
    Tổng thống Kennedy khi đến thăm Tây Bá Linh trong tình trạng bị phong tỏa bởi khối Cộng dẫn đầu bởi Liên Sô, chỉ cần nói câu đơn giản: Ich bin ein Berliner : Tôi là một công dân thành Bá Linh (26-06-1963), đã nhận được lời hoan hô nồng nhiệt chẳng những của cư dân Bá Linh, mà còn cả nước Tây Đức, và toàn thể thế giới tự do. Câu nói ấy đã đi vào lịch sử nhân loại và ông JF Kennedy được người người yêu mến thêm rất nhiều. Nhiều nơi trên thế giới, như xứ Hòa Lan đã đặt tên ông cho một con đường lớn ở trung tâm thủ đô Amsterdam, bên cạnh các vĩ nhân thế giới như Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt !

  7. Nguyen Quang says:

    Vác ngà voi cho Việt cộng : Tiền bạc, thời gian và sức lực của Việt tỵ nạn thì đổ về nuôi và giúp đỡ người Việt ở Việt nam giùm cho bọn tư bản Cộng sản Hà nội hết rồi, còn đâu nữa để chia xẻ với người những nước khác !

Leave a Reply to Văn dũng