Tổng bí thư: ‘Đề phòng thế lực muốn xoá bỏ điều 4 Hiến pháp
Trao đổi với cử tri hai quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm ngày 28/9 về vấn đề tên nước trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng bí thư cho hay, ông được biết tuyệt đại đa số người dân đồng ý với tên gọi hiện nay – nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“Đấy là một bước tiến, chúng ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội chứ có dừng ở cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đâu”, Tổng bí thư nói. Việc này, theo ông sẽ do Quốc hội quyết định, song, cũng phải phòng khả năng “thế lực xấu bên ngoài lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, cũng như muốn bỏ Điều 4, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng”.
Cũng liên quan tới nội dung Hiến pháp sửa đổi, Tổng bí thư cho biết, đến nay còn 4 vấn đề lớn trong nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp – “văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”. Trong đó, về thành phần kinh tế thì đa số đang tán thành phương án có nêu “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”.
Liên quan đến quy định về thu hồi đất, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, việc thu hồi chỉ trong trường hợp phục vụ cho công việc quốc gia, quốc phòng, công cộng và phát triển kinh tế xã hội. Hiện, các ý kiến còn khác nhau ở chỗ có quy định nhà nước thu hồi đất cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hay không. Nhiều ý kiến lo ngại tùy tiện trong việc giao cho các doanh nghiệp.
“Nhưng nếu không quy định thì làm sao có thể thu hồi đất để xây dựng những công trình quốc gia, những khu công nghiệp lớn”, Tổng bí thư nói.
Trước góp ý của cử tri Nông Quang Lộc (Hoàn Kiếm) về việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước, Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết sẽ tiếp thu, báo cáo với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Theo ông, cơ chế kiêm nhiệm đã từng được nêu ra, trên thế giới cũng có mô hình này như ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam, vấn đề này do Đảng phân công, tùy từng giai đoạn, có thể trung ương Đảng phân công Tổng bí thư sang làm Chủ tịch nước. Việc này không “chốt cứng” trong Hiến pháp.
“Quy định như hiện nay để đề phòng quyền lực quá tập trung vào một người. Cơ chế kiêm nếu tốt thì là phúc cho dân tộc, còn chẳng may tính toán không kỹ thì là cái họa”, Tổng bí thư nói.
Chia sẻ với nhiều cử tri về tình hình kinh tế đất nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, muốn đánh giá thì có nhiều cách tiếp cận, tùy quan điểm và phương pháp. Hiện, đánh giá của quốc tế và các cơ quan trong nước còn khác nhau về con số thống kê. Nếu Tổng cục Thống kê làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trả lời băn khoăn của cử tri Dương Văn Tiện (Tây Hồ) về việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), Tổng bí thư khẳng định, đối với vấn đề Biển Đông, các nước có liên quan phải kiên trì phương châm tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi. Nếu có tranh chấp thì phải giải quyết bằng hòa bình, thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về luật biển năm 1982.
Theo ông, nếu không có gì thay đổi, trong tháng 10, lãnh đạo cao cấp Trung Quốc sẽ sang thăm Việt Nam để tiếp tục tìm cơ chế hợp tác có lợi cho cả đôi bên.
Nguyễn Hưng (VnExpress)
CHỦ NGHĨA VÀ QUAN ĐIỂM
Khái niệm “chủ nghĩa” thật ra chỉ là quan điểm nào đó của một cá nhân. Nó không mang cơ sở khách quan, tuyệt đối, chắc chắn, hoặc khoa học nào cả. Nó chỉ là niềm tin riêng lẻ, không có gì phổ quát, không có gì có giá trị, ý nghĩa hay nguyên tắc bó buộc người khác. Niềm tin “chủ nghĩa” cũng na ná như niềm tin tôn giáo nhưng nó có tính xã hội hơn, có tính nhẹ nhàng hơn, không trừu tượng hay không mơ hồ như tôn giáo. Tuy vậy nếu bị tôn giáo hóa, nó còn độc địa hơn cả tôn giáo, bởi tôn giáo thì không ai có thể cưỡng chế ai, nhưng chủ nghĩa thì nó có thể cưỡng chế toàn bộ xã hội bằng sự độc tài sắt máu hay sự toàn trị, điều này tôn giáo khó có thể hay không thể có được hay cũng chẳng muốn có như thế.
Bởi vậy không cá nhân nào, không đảng phái nào, không nhóm người nào có thể nhân danh điều gì để áp đặt một “chủ nghĩa” nào đó lên toàn xã hội. Bởi như thế là bất công, là chủ quan, là ức chế, là phi
khách quan và phi khoa học, là độc tài độc đoán một cách sai trái hoặc vô lối.
Thời đại ngày nay là thời đại toàn cầu, thời đại công nghiệp phát triển, thời đại của tự do dân chủ khách quan, đúng đắn, thời đại của văn minh tiến bộ và khoa học. Nó không còn là thời kỳ hồi 1917 ở Nga, thời kỳ 1930 ở Việt Nam, thời kỳ sau thế chiến thứ hai ở Trung Quốc hay các nước Đông Âu. Thời kỳ đó sự phát triển trên thế giới và từng quốc gia thật sự chưa mở mang, người dân còn lấy niềm tin nơi cá nhân, nơi học thuyết làm nền tảng, làm kim chỉ nam hay định hướng, đó chính là cơ hội hay miếng đất mầu mỡ cho các vấn đề về “chủ nghĩa” phát triển.
Cho nên ngày nay đúng ra không thể còn khái niệm xã hội “chủ nghĩa” mà chỉ còn xã hội khoa học, xã hội văn minh, hạnh phúc, tiến bộ thật sự, không thể lấy cái đuôi “chủ nghĩa” nào để gắn vào được cả, bởi vì nó hoàn toàn lạc hậu, không thức thời, không thực tế, không cụ thể, mơ hồ, không hiệu quả hoặc không kết quả.
Bởi vì như đã nói “chủ nghĩa” chỉ là ý muốn riêng, ý chí riêng, quan niệm riêng của những cá nhân hay bộ phận nào đó trong xã hội. Nếu nó muốn mở rộng ra cho mọi người, cần phải được mọi người đồng ý. Không thể bằng con đường độc tài độc đoán, con đường nhân danh, con đường đồng hóa nào đó để thực hiện nó. Ngày xưa thời kỳ những thập niên 40 của thế kỷ trước, người ta nhân danh chân lý khách quan, chân lý tuyệt đối đúng, hay đồng hóa với lòng yêu nước, với yêu cầu giải phóng dân tộc để thực hiện chủ nghĩa. Ý nghĩa mơ hồ, nhập nhằng như thế thực sự ngày nay đã qua lâu lắm rồi. Vì điều kiện kinh tế xã hội đã làm thay đổi hoàn toàn ý thức, nhận thức của con người. Cho nên còn bám vào ý niệm chủ nghĩa theo kiểu cũ là hoàn toàn lạc hậu, đi ngược lịch sử, lội ngược thời gian và hoàn cảnh mà không lợi ích gì cả. Thậm chí nó chỉ gây tác hại hay tai hại cho mọi sự phát triển, mọi yêu cầu đi lên chung. Bởi nếu muốn như thế, phải cần có cuộc trưng cầu dân ý thật sự khách quan, điều đó mới có thể đúng đắn. Còn như chỉ chủ quan áp đặt theo kiểu quyền lực, đó là tính cách phản lại tính tự do dân chủ của xã hội một cách không chính đáng hay không cần thiết.
Do vậy trong thời đại mới ngày nay, chỉ có xã hội dân sự và diễn đàn xã hội dân sự mới thật sự đáp ứng mọi ý nghĩa và giá trị khách quan, cần thiết, đúng đắn cho xã hội nhất, còn mọi ý nghĩa chủ quan như “chủ nghĩa” thật sự nó đã trở thành hoàn toàn xa lạ, mơ hồ, đi ngược lại mọi yêu cầu thực tế chính đáng hay mọi giá trị khoa học nói chung. Nói vậy cũng có nghĩa Hiến pháp đúng đắn hay mọi điều đúng đắn của Hiến pháp ngày nay phải không ngoài tính cách khách quan, tính chất khoa học, tính chất thiết yếu và nghiêm túc, không phải tính chất mơ hồ lãng tử như kiểu “chủ nghia” mà nó đã từng một thời kỳ gây nên bao điều ngang trái cho lịch sử các dân tộc cũng như lịch sử của toàn thế giới loài người.
THƯỢNG NGÀN
(05/10/13)
Cũ kỹ từ con người (cử tri), biện pháp tiếp xúc, nội dung.
Đảng mình lúc nào cũng lo sợ phập phồng nào là DIỄN BIẾN HÒA BÌNH, nào THẾ LỰC THÙ ĐỊCH. Đảng mình hãy nhìn cho kỷ ai dùng viện trợ, dùng tiền vay mượn world bank bỏ túi riêng phá tan hoang nền kinh tế đất nước này để con cháu nhiều đời trả nợ, kẻ đó mới chính là thế lực thù địch. Không xử được bọn đó mà cứ chỉa mủi dùi vào mấy người bất đồng chính kiến. Họ không bất đồng sao được khi mấy ông cứ làm những điều không đúng. Xử tham quan thì dây dưa đến mức bọn chúng thừa thì giờ tẩu tán tài sản, đưa con cái ra nước ngoài hết, xử dân thì a lát sô, nhào vô túm đánh không tội thành có tội.
Than ôi không chính danh ắt có lúc lụi tàn, lịch sử đã minh chứng điều đó.
“ta làm thế đấy ai làm gì được ta nào?” nhìn bộ dạng đắc chí của mấy bô lão mà thấy chán, chán cái đất nước Việt. Nếu như các bác ấy cùng chịu cảnh đói khổ với nhân dân thì cũng chả trách làm gì các bác ấy, đằng này thì ngược lại hoàn toàn! Nhân dân Việt Nam càng đói khổ bao nhiêu , các bác ấy lại càng giàu có bấy nhiêu.
Dạo 1 vòng quanh các khu CN , nhà máy, nông thôn …có ai mà nói cuộc sống của tôi ấm no và hạnh phúc đâu??? chỉ nghe 1 câu : TÔI KHỔ LẮM CẬU ƠI !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Mấy câu cửa miệng láo toét : “của dân do dân vì dân ” quả thật quá xa vời lại càng xa vời nhân dân hơn.
Thiên đường XHCN ấm no hạnh phúc ,ngẫm nghĩ thì đúng là chỉ có trên thiên đường. Và ở đây là trái đất.
ngườixóa bỏ
điều bốn của hiến pháp
*
chính là
dủng ba trợn
*
hảy
đề phòng cho kỷ *
Quandannambo phán có lý,
Dâm ta đồng ý,
Nên bỏ đi hai tiếng ..đồng chí.
Dôc dãng là dôc tài, khong thê có dân chú, ché dô công sàn hięn nay là ché dô quân chū trá hình, cha truyèn con nói, không tráng trón nhu Trièu Tiên, Cu Ba nhung Viêt Nam khôn khéo hòn, thâm dôc hón. chū nghiã mác dã lõi thòi, dã bi chôn vùi tù lâu, vây mà cú bát truóc TQ duy trì ché dô công sãn tàn ác, dē bè phái tham nhūng làm giàu trên xuong máu nhân dân VN. dât nuoc ngày càng lac hâu, kinh té ngày môt di xuóng, bênh viên không có dû giuòng nàm cho bênh nhân, tâp doàn nhà nuoc tham nhūng nhièu nghìn ti, vay mà mà còn muón duy trì kinh té chū dao, thât ghê tóm thay cho nhūng kē tham lam, bán nuoc. hãy bõ ngay dièu 4, dat dai phãi thuôc sõ huu tu nhan, bai bo che do doc dang, doc tai, thi dan VN moi co quyen tu do dan chu.
Tôi mời tất cả muôn dân đọc. ( Các Chức sắc tôn giáo V N cùng lên tiếng Đàn Chim Việt )
Đọc Nguyển Kỳ Lưu viết phản hồi xem đãng cộng sản V N và Trung Quấc sẻ tồn tại được bao lâu.
KỲ LƯU
Gửi các cháu đang tranh đấu với đảng CS để đưa đất nước tới Phú Cường!
_Thứ nhất, hủy bỏ điều 4 hiến pháp là từ bỏ quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng CS, có nghĩa là đa đảng. Quan trọng là quân đội sẽ không có chế độ Chính Ủy và như vậy quyền hành sẽ tập trung vào đơn vị trưởng, tất nhiên chuyện đảo chánh sẽ dễ xẩy ra hơn, dễ loạn hơn. Họ sẽ chẳng bao giờ chịu cho chuyện này xẩy ra, ít nhất là vào thời điểm này.
_Thứ hai, đổi tên nước, nếu cho đúng thì phải đổi là Cộng Hòa Định Hướng XHCN vì còn qúa nhiều người nghèo khổ thì không thể là XHCN được.
_Thứ ba, luật thu hồi đất đai sẽ không thay đổi, vì cứ giữ nguyên thì chính quyền địa phương mới có lý để chấm mút, kiếm thêm chút Đầu Tiên cho con cái nó qua Tây phương du học, nhân tiện chộp lấy một cô, cậu để phòng thân.
_Thứ tư, lấy cái lý thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, mở rộng đô thị.v.v. là hoàn toàn sai vì tại sao phải tập trung vào đô thị? Sai trông thấy. Rồi chúng ta đều biết, với dân trí, con người , văn hoá, được tư duy trong hơn nửa thế kỷ, sức cạnh tranh về công nghiệp hiện đại của ta là thất bại ngay từ đầu. Mua rẻ hơn, trong khi tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, du lịch, IT .v.v.
_Thứ năm, phải bỏ ngay cái tư duy hoành tráng, vĩ mô, to lớn, vĩ đại.v.v. nói chung cái gì có chữ TO là phải bỏ vì: Sát nhập để có hai thành phố TO thì bây giờ mới biết là kẹt xe, ô nhiễm, loạn xì ngầu.v.v
Lấy Hà Nội làm thủ đô cho to lớn trong khi bao nhiêu địa phương thiếu việc làm như, Thanh Hoá, Huế (lại xa Tàu chệt).v.v. thì nhất định không chịu rời đi.
Nói như vậy để các cháu biết, về căn bản thì đảng CS sẽ chẳng thay đổi những vấn đề quan trọng trong đợt này.
Vì vậy mọi sự vẫn còn tùy thuộc vào nền kinh tế của VN vào những năm tới.
Chào Nhẫn Nhịn. Bác Tony.
Ta dùng Ngọc Kinh thì , quân đội Mỹ ta củng cướp đi theo ta nưã huống hồ đãng cộng sãn V N.
Đau cho non nước đó là dân mất đi lương tâm kinh khũng quá, nên hiền thần không kịp xoay theo thánh chĩ.
Kỳ Lưu