Lê Duẩn và cuộc chiến tranh Việt Nam [2]
Tiếp theo phần I
Phần II: Cuộc chiến tranh giữa các chế độ Cộng Sản
Quan hệ Việt-Trung-Xô
Trước năm 1968, CSVN giữ hòa khí giữa Nga-Trung Cộng, nhưng sau từ trận Mậu Thân quan hệ hai bên bắt đầu rạn nứt, Tầu Cộng muốn CSVN đánh du kích có giới hạn trong khi Lê Duẩn muốn đánh qui mô, đốt giai đoạn để sớm chiếm miền nam. Sau Mậu Thân, BV đàm phán với Mỹ, Trung Cộng phản đối, năm 1972 Nixon sang Tầu, CSVN cho đó là phản bội (26). Từ năm 1973 Trung Cộng bề ngoài coi CSVN như bạn nhưng thâm tâm coi như thù. Năm 1975 Lê Duẩn thăm Bắc Kinh, họ muốn Duẩn liên minh với Tầu chống Nga nhưng ông ta từ chối và về nước. Bắc Kinh cho là VN vô ơn phản bội. Duẩn ngày càng thân Nga khiến Băc Kinh lo ngại CSVN mạnh ở Đông Dương. Ngày 1-11-1977 Nhân Dân nhật báo của Bắc Kinh coi Mỹ là bạn coi Nga là thù. Ngày 30-7-1977 Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ Miên chống VN. Tháng 5-1978 họ cắt giảm viện trợ cho CSVN, tháng 6 thì cắt hết.
Ngày 3-11-1978 Hà Nội ký hiệp ước hữu nghị với Nga (Việt – Xô) trong đó có cả phòng thủ chung. Tháng 12-1978 và tháng 1-1979 Bắc Kinh cắt đường hàng không và hỏa xa với VN. Tháng 5-1979 biên giới Nga-Hoa xung đột nghiêm trọng. Nga tăng viện trợ kinh tế cho Hà Nội từ 450 triệu USD năm 1975 lên 1,1 tỷ năm 1979, viện trợ quân sự tăng mạnh khi có chiến tranh Việt-Miên từ 125 triệu năm 1977 lên 600 triệu năm 1978, 900 triệu năm 1979.
Cuộc chiến Việt –Miên
Năm 1975 Bắc Kinh cho Miên vay một tỷ USD không lời, tháng 2-1976 ký Hiệp ước quân sự với Miên, viện trợ một tỷ rưỡi USD cho Miên trong 3 năm 1976-1978. Tháng 1 năm 1978, Bà Đặng Dĩnh Siêu, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Cộng sang thăm Nam Vang và xúc tiến viện trợ quân sự cho Campuchia.
Tranh chấp biên giới Việt –Miên liên tục những năm 1977, 1978, từ 4-5-1975 một toán Khmer đỏ đột kích Phú Quốc 6 ngày sau đó hành quyết hơn 500 người dân Việt tại đảo Thổ Chu. CSVN phản công tái chiếm, quan hệ Việt –Hoa xấu đi, họ tăng cường viện trợ cho Miên. Tháng 4-1977 quân chính qui Khmer đỏ tấn công tiến sâu vào 10 km lãnh thổ VN tại An Giang tàn sát thường dân. Ngày 25-9-1977, 4 sư đoàn Khmer đỏ chiếm nhiều địa điểm tại các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành Tây Ninh đốt gần 500 căn nhà, giết gần 800 người (27)
Ngày 20/11/1977, Lê Duẩn sang Tầu hội đàm với Hoa Quốc Phong và bày tỏ quan điểm không tham gia vào cuộc tranh chấp Trung – Sô. Duẩn cũng xin Bắc Kinh yêu cầu Campuchia chấp nhận một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến tranh biên giới, nhưng phía Tầu lờ đi, Lê Duẩn ra về mà không mở tiệc đáp lễ.
Ngày 31-12-1977, sáu sư đoàn CSVN đánh sâu vào đất Miên, năm ngày sau rút về. Ngày 1-2-1978 Pol Pốt quyết định thành lập 15 sư đoàn và liên tục cho tấn công vào VN có khi vào sâu tới 20 cây số. Tháng 4-1978 hơn 3,000 người dân VN bị giết tại Ba Chúc, từ 1975-1978 Khmer đỏ tấn công biên giới và giết hại khoảng 30,000 người VN.
Ngày 13-12-1978 Pol Pot huy động 19 sư đoàn (từ 80-100 ngàn quân, một sư đoàn Khmer đỏ chỉ có 4,000 người (bằng một nửa của sư đoàn VN) tấn công xâm lược và tàn sát thường dân, CSVN chận đứng bước tiến của địch, khoảng 38,000 quân Khmer đỏ bị giết, gần 6,000 tên bị bắt.
Phía VN huy động các Quân đoàn 2, 3, 4 và các Quân khu 4, 5, 7, 9 tổng cộng 18 sư đoàn với xe tăng, pháo bính, không quân yểm trợ tiến vào đất Chùa tháp. Từ đầu tới cuối tháng 12 -1978 tiến vào toàn bộ lãnh thổ Campuchia, từ ngày 2-1 tới 4-1-1979 CSVN làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Cửu Long. Ngày 7-1-1979 quân Khmer đỏ tan rã, chính phủ Pol Pot rút khỏi Nam Vang. Ngày 7-1 CSVN chiếm phi trường Kampong Chonang bắt được hơn 20 máy bay, hàng trăm xe tăng và đạn dược dự trữ.
Ngày 8-1 Heng Samrin thành lập Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia, Hội đồng ký Hiệp ước với CSVN hợp thức hóa sự hiện diện của VN tại Miên. Ngày 17-1 thị xã cuối cùng của Khmer đỏ bị chiếm, cuối tháng 1-1979 kết thúc thắng lợi, cuối tháng 3-1979 CSVN chiếm được hết những tỉnh thành quan trọng của Campuchia và tiến sát biên giới Thái Lan.
Quân VN tiến quá nhanh, Khmer đỏ chỉ tan rã chưa bị tiêu diệt hẳn, họ tập trung thành những đơn vị nhỏ đánh du kích. CSVN phải chiếm đóng xứ Chùa Tháp 10 năm sau đó vì Khmer đỏ vẫn được Bắc Kinh tiếp viện vũ khí qua ngả Thái Lan, cho tới cuối năm 1989 mới hoàn toàn rút khỏi Campuchia. Phía CSVN cho biết họ thiệt hại 55,300 người tử thương, phía Khmer đỏ khoảng 100,000 người bị giết.
Trần Khải Thanh Thủy nhắc lời Võ Nguyên Giáp nói về thảm kịch Cao Miên. Ông ta khuyên Lê Duẩn không nên đưa quân sang Miên nhưng Duẩn bác bỏ, y nói đã có kế hoạch thôn tính Campuchia. Tướng Giáp nói:
“Kết quả, sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, dân tộc ta đã mất cả triệu người con ưu tú, nay thanh niên trai tráng, rường cột quốc gia lại bị điều động bắt lính vô tội vạ để sang chiến đấu tại chiến trường K…. . . . lực lượng ta thương vong nhiều không kể xiết. Tôi nhớ lần tới một trạm phẫu trung đoàn. Trung bình một ngày, anh em bác sĩ ta phải cưa chân 40 chiến sĩ do bị mìn cài, mìn đặt… Trong điều kiện thuốc men thiếu thốn, thuốc giảm đau cũng như gây mê đều hạn chế, anh em kêu khóc như ri. Chỉ sau một tuần là số chân bị cưa xếp cao như núi, hơn hẳn đầu người một tầm tay với. Mùi thịt cháy, mùi máu tanh, mùi thối rữa toả ra khắp vùng, đi cách xa trạm cả 7, 8 km mà mùi hôi thối vẫn xông lên nồng nặc…”
Chiến tranh Việt-Trung
Đây chỉ là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt, bắt đầu ngày 17-2-1979 và kết thúc ngày 16-3-1979 Trung Cộng rút sau khi đã chiếm Lạng Sơn, Lào cai, Cao Bằng.. mục đích bắt VN rút khỏi Campuchia không thành. Sau đó cuộc chiến còn tiếp diễn 10 năm, 13 năm sau bình thường hóa quan hệ. Ngày 30-7-1977 Bắc kinh tuyên bố ủng hộ Miên chống VN, Nga-Tầu căng thẳng. Vì CSVN thân Nga nên Trung Cộng lo ngại, ngày 1/11/1977, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc, đã gọi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc, và coi Mỹ như là một đồng minh. Ngày 3-11-1978 CSVN ký Hiệp ước hữu nghị Việt-Sô trong đó có cả phòng thủ chung.
Cuối năm 1977, các văn kiện của Quân khu Quảng Châu nhấn mạnh tinh thần “phải chuẩn bị các mặt để đánh Việt Nam”, “Việt Nam là tay sai của Liên Xô, có tham vọng xâm lược Campuchia, Lào, chiếm Đông Nam Á…”
Cuối 1978 CSVN đánh sang Campuchia khiến Bắc Kinh có cớ đánh VN, Đặng Tiểu Bình viếng Đông Nam Á, ngày 5-11-1978 ông ta tuyên bố sẽ dậy cho VN một bài học. Tháng 1-1979 ĐTB được Thái Lan thỏa thuận cho mượn lãnh thổ để tiếp tế cho Khmer đỏ, tháng 1-1979 ĐTB sang Mỹ về tuyên bố sẽ tấn công VN.
Nhiếu nhà sử gia Tây phương cho rằng cuộc chiến này không có mục đích rõ ràng.
Lực lượng hai bên: Trung Cộng gồm 9 quân đoàn chủ lực tổng cộng 32 sư đoàn trên 300,000 người, 550 xe tăng, 480 đại bác, 1,200 súng cối, hỏa tiễn, 200 tầu chiến, 1,700 máy bay ở hậu cứ và hàng chục vạn dân công.
VN khoảng từ 60,000 tới 100,000 người, 7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập cùng lực lượng biên phòng. Phần lớn các sư đoàn chính qui CSVN đang đóng ở Campuchia.
Từ tháng 10-1978 tới giữa tháng 2-1979 Trung cộng đánh thăm dò, cuối tháng 1-1979 Bắc Kinh đưa 17 SĐ (225,000 quân) tập trung gần biên giới cùng với 700 máy bay.
Thượng tướng không quân (Bắc Kinh) Lưu Á Châu nói Đặng Tiểu Bình gây chiến để xác nhận quyền lực tuyệt đối của ông ta trong đảng, sau đó trả thù cho Mỹ đã tháo chạy nhục nhã tháng 4-1975 cần rửa hận để được Mỹ viện trợ ồ ạt. Nhờ cuộc chiến này Mỹ đã viện trợ cho Tầu về kinh tế, khoa học, quân sự, tiền vốn…
Nguyên văn
“Cuộc chiến này đem lại cho Trung Quốc những gì? Đó là một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây là thành công vĩ đại. Thậm chí có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc chính là từ cuộc chiến tranh này”
Năm giờ sáng ngày 17-2-1979, đại quân Trung Cộng 120,000 người tiến vào VN trên toàn tuyến biên giới, pháo kích xong họ cho bộ binh tiến vào, không quân và hải quân không được sử dụng.
Lúc đầu họ tiến nhanh nhưng sau giảm tốc độ, hậu cần tiếp liệu lạc hậu, dùng cả lừa ngựa thồ hàng. Hệ thống phòng thủ CSVN mạnh, Trung Cộng dùng biển lửa biển người tiến sâu vào VN 10 dặm. Sau hai ngày họ chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, trong khi ấy Nga viện trợ cho CSBV qua cảng Hải Phòng và giúp chở quân bằng máy bay từ trong Nam ra Bắc.
Phi đoàn vận tải của Nga chở Quân đoàn 2 CSVN từ Campuchia về Lạng Sơn, tại đây quân Tầu tăng cường tập trung chuẩn bị đánh lớn. Từ 28-2 tới 2-3-1979 họ chiếm được Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn, họ phá hủy các cơ sở kinh tế, vật chất, phá hủy toàn bộ các công trình xây dựng, dù là nhà dân hay cột điện tại các thị xã, thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… Ngày 5-3-1979 CSVN tổng động viên toàn quốc trong khi Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu và bắt đầu rút. Ngày 6-3 Trung ương Đảng CSVN ra chỉ thị sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đập tan quân xâm lược.
Ngày 16-3-1979 quân Tầu Cộng rút hoàn toàn.
Trong một tháng Liên Sô đã giúp chở 20,000 quân CSVN từ Campuchia ra Bắc, những nước ủng hộ VN toàn là các nước CS như: Nga, Cuba, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…các nước Đông Nam Á và Tây phương yêu cầu VN rút khỏi Miên, Trung Cộng rút khỏi VN như: Nhật, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật tân, Phần Lan, Đan Mạch, Anh, Ý, Na Uy….Trung Cộng cho biết CSVN tử thương 50,000 người và họ có 20,000 người thiệt mạng. Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng cộng thương vong của quân Trung Quốc là 62,500 người.
Cuộc chiến gây thiệt hại trầm trọng cho kinh tế Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn: 320 xã, 735 trường học, 428 bệnh viện, bệnh xá, 41 nông trường, 38 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80,000 héc ta hoa màu bị tàn phá, 400,000 gia súc bị giết và bị cướp..Khoảng một nửa trong số 3.5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản. Sau cuộc chiến CSVN nhường cho tầu chiến Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh để đổi lấy viện trợ tái thiết. Cuộc chiến ngắn này khiến Bắc Kinh tốn kém khoảng 1,3 tỷ USD ảnh hưởng tới quá trình cải tổ kinh tế.
Cả hai phía đều nói chiến thắng, Đặng Tiểu Bình tuyên bố thắng lợi, phó Thủ tướng Trần Văn (TC) nói không chiếm Hà Nội vì cuộc chiến sẽ tốn kém. Phía CSVN cho rằng Tầu Cộng lạc hậu về vũ khí chiến thuật khiến sau đó họ phải hiện đại hóa quân đội. CSVN chê trách Nga chỉ viện trợ kinh tế, quân sự chứ không tham chiến và cho là Nga bị mất úy tín. Trung Cộng bất lực trong việc hỗ trợ Khmer đỏ.
Nhận định và kết luận
Năm 1952 Lê Duẩn ở trong Nam ra Việt Bắc họp Trung ương và được Hồ Chí Minh giữ lại làm phụ tá đến đầu năm 1954, nhờ thân cận với Chủ tịch mà mấy năm sau Lê Duẩn được ông ta cất nhắc làm quyền Tổng bí thư đảng năm 1957 thay thế Trường Chinh từ chức năm 1956. Năm 1960 Ba Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương, nhờ Lê Đức Thọ cài đặt những nhân vật thân cận vào bộ máy của đảng mà dần dần Duẩn trở thành người có nhiều quyền lực nhất từ đầu thập niên 60. Theo các nhà nghiên cứu Tây phương Lê Duẩn từ thập niên 60 đã cô lập Võ Nguyên Giáp và ông Hồ để nắm hết quyền bính trong tay.
Trần Khải Thanh Thủy cho rằng Hồ Chí Minh đã không đề cử Võ Nguyên Giáp vì ông Tướng này quá nổi bật, nhiều uy tín sợ sau này khó bảo nên Hồ đã cất nhắc Lê Duẩn, hy vọng con ngựa này sẽ chịu để ông cầm cương, thuần dưỡng… Không ngờ, năm 1963, chính ông lại là người bị hai học trò “xuất sắc” là Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ vô hiệu hoá.
Phía CSVN (28) cho rằng từ năm 1963 HCM bị đau ốm đã bàn giao trọng trách cho Lê Duẩn, ông Hồ thường hay sang Tầu chữa bệnh, những năm 1967, 1968, 1969 ông bị đau nặng, nhất là 1967 Hồ ở luôn bên Tầu. Dù phía Tây phương hay bên CS nhận định thế nào nó cũng cho ta thấy Lê Duẩn là người nhiều quyền hành nhất trong đảng từ 1963.
Lê Duẩn là người khởi xướng và chỉ đạo cuộc chiến đẫm máu huynh đệ tương tàn từ đầu thập niên 60 cho tới khi chấm dứt tháng 4-1975. Lê Duẩn gây chiến tranh, tạo lên nhiều tội ác từ ngày y nắm quyền cho tới khi nhắm mắt. Năm 1956 Ba Duẩn từ trong Nam gửi ra Hà Nội bản “Đề Cương Cách Mạng Miên Nam” chủ trương tiến hành cách mạng lật đổ chính phủ Sài Gòn thay vì sống chung hòa bình và đã được Trung ương đảng chấp thuận tiến hành hạn chế.
Những năm 1960, 1961, 1962, 1963 phần vì Duẩn chưa nắm toàn quyền và nhất là vì Nga Sô chủ trương sống chung hòa bình. Khrushchev mới đầu trợ giúp Bắc Việt nhưng khi chiến cuộc leo thang ông kêu gọi Hà Nội từ bỏ con đường xâm lược miền Nam, ông thôi giúp BV và bảo họ thương thuyết với Liên Hiệp Quốc. Năm 1964 Khrushchev bị lật đổ, Brezhnev tiếp tục giúp CSVN dấn thân vào cuộc chiến đẫm máu. Lê Duẩn đã nắm quyền lực tối cao, được Moscow, Bắc Kinh viện trợ quân sự, đã đưa đất nước vào thảm kịch khiến cả hai miền Nam Bắc tan nát vì bom đạn.
Từ 1968 Lê Duẩn khởi đầu chủ trương đánh lớn đốt giai đoạn để sớm chiếm miền nam mà Võ Nguyên Giáp không ủng hộ, ông này cho rằng chiến tranh qui ước sẽ thảm bại trước hỏa lực của đối phương. Mặc dù vẫn phải xử dụng Tướng Giáp nhưng Lê Duẩn đã cho cô lập ông ta.
Hậu quả là những trận Tổng tấn công lớn năm 1968, 1972 do Duẩn chủ trương đã làm đổ quá nhiều xương máu của người miền Bắc và tàn phá tan hoang miền Nam. Tướng Henri Navarre cựu Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông dương, nói phía CS các nhà chính trị có biết quân sự.
“Chỉ có trong khối CS các nhà chính trị đã đọc binh thư của Clausewitz”(29)
Nhưng trên thực tế các nhà chính trị như Hitler, Staline.. khi chỉ đạo về quân sự có nhiều sai lầm thất bại, Lê Duẩn cũng vậy, ông ta đã thảm bại suốt cuộc chiến, chỉ thắng được khi người Mỹ chán nản bỏ đi.
Lê Duẩn đã đầy đọa dân tộc Việt Nam từ đầu thập niên 60 cho tới 20 năm sau, dưới bài Nhìn lại vai trò của Lê Duẫn trên BBC tiếng Việt có hơn 10 người góp ý, đa số người miền Bắc, tôi xin đưa một số điển hình
Một Bạn đọc ở Hà Nội
“Ông Duẩn nổi lên được là do sự cất nhắc của ông Hồ Chí Minh……Sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào Nam Việt Nam đã làm cho luận điểm chiến tranh chính quy của ông Duẩn trở nên thắng thế so với đường lối thận trọng của ông Giáp
Tuy nhiên, nếu không có uy tín của ông Hồ đối với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc thì ông Duẩn khó có thể duy trì sự ủng hộ của cả Liên Xô lẫn Trung Quốc.
Cuộc chiếm đóng Campuchia lâu hơn cần thiết và cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1979 chứng tỏ đường lối thiếu mềm dẻo cũng như sự kiêu ngạo của ông Duẩn. Sự thất bại của công cuộc kiến thiết đất nước sau chiến tranh do áp dụng lý thuyết kinh tế kế hoạch hoá giáo điều đã làm tiêu tan uy tín của ông Duẩn tới mức khi ông chết phần lớn người dân VN đều cảm thấy thở phào nhẹ nhõm”
Speedmancrazy
“Lê Duẩn nói gì đi nữa, ông ấy vẫn là một người có tài. Ông ấy giỏi về quân sự, chính trị, nhưng không giỏi về kinh tế… Cuối cùng, xin tôn vinh Lê Duẩn là một anh hùng của VN trong thời chiến, và cảm thông với những thất bại, sự “hết thời” của ông trong thời bình”
Ẩn danh
“Tôi là thế hệ trẻ, được sinh ra khi nước nhà đã thống nhất. Năm tôi ra đời là năm Lê Duẩn mất vì vậy tôi không chứng kiến trực tiếp mà chỉ nghe ba kể lại và qua tìm hiểu thêm.
Tôi không phủ nhận công lao cách mạng của Lê Duẩn nhưng cạnh đó tôi cũng không kề có cảm tình với ông ta. Khi ông ta lên nắm quyền Tổng bí thư thì đưa ra những chính sách làm dân hết sức khốn khổ.. tôi nghĩ là để ông nắm giữ chức Tổng bí thư là một sai lầm của Trung ương.
Trong mắt của bao thế hệ người Việt, chính Lê Duẩn là người có tội với dân tộc Việt Nam, ông ta là tác giả của bao nhiêu lỗi lầm tai hại, đưa Việt Nam theo đường lối Nga sô nhưng không có sự chọn lọc cho phù hợp với hoàn cảnh nội tại. Lê Duẩn là con người sắt đá, một khuôn mẫu của Stalin và hiếu chiến.
Chính ông ta đã đẩy Miền Nam vào cảnh khủng hoảng tồi tệ nhất từ sau năm 1975, đưa Việt Nam sa lầy ở Kampuchia sau khi đánh Khmer Đỏ và hy sinh bao nhân mạng một cách vô ích cho một quốc gia luôn chống lại Việt Nam. Khi Lê Duẩn mất đi, trong thâm tâm người Việt Nam rất hoan hỉ như vừa trút bớt một đại nạn cho dân tộc. Công trạng hay tội lỗi của ông sẽ được lịch sử phán xét, tôi chỉ mạo muội nêu lên quan điểm của riêng mình như một nạn nhân dưới thời cầm quyền của ông. Cầu mong ông được an nghỉ”.
Nguyễn Thanh, Thanh Hóa
Lê Duẩn là một tài năng lớn của đất nước
…Nhưng tôi tin có lẽ lịch sử Việt Nam đã khác, đất nước sẽ đỡ lạc hậu hơn bây giờ nếu năm mất của ông không phải là 1986 mà là 1976!
LM, TP HCM
Lâu nay người ta chỉ trích ông Lê Duẩn nhiều, đặc biệt là tính cực đoan của ông. Tuy nhiên, theo tôi ông này là nhân vật chống Trung Quốc cứng rắn nhất và hiệu quả nhất.
Phải nói rằng chế độ CS đã thành công trong việc nhồi sọ và reo rắc sự sợ hãi, 20 năm sau khi Lê Duẩn đã chết mà người dân trong nước vẫn còn sợ sệt không dám nói sự thật về con người tàn bạo, u mê cuồng tín này. Hầu hết những góp ý kể trên chỉ dám nêu sơ sơ một số khuyết điểm của Duẩn về chính sách kinh tế sau khi chiếm được Miền Nam và không có một góp ý nào dám đề cập tội ác tầy trời của y, thậm chí còn khen Duẩn là vị anh hùng có công thống nhất đất nước.
Công lao của Lê Duẩn ở chỗ nào? Có chăng là công đẩy hơn một triệu thanh niên miền Bắc vào chỗ chết, khiến cho cả nước tan hoang vì bom đạn. Công ở chỗ đầy đọa các sĩ quan, viên chức VNCH trong các trại tập trung. Công lao ở chỗ kéo Việt Nam lạc hậu lùi lại mấy chục năm so với các nước láng giềng Đông nam Á, ở chỗ đưa đất nước vào cảnh binh đao khói lửa, núi xương sông máu liên miên suốt cuộc đời chính trị của y, vừa chống Tư bản vừa đánh Cộng Sản từ 1960 cho tới ngày y nhắm mắt.
Trong khi Duẩn đẩy hàng vạn, hàng triệu thanh niên, sinh viên học sinh vào tử địa nhưng con cái vợ hai, vợ ba của ông ta đã được sang Nga du học, sự việc cho thấy cái trò hèn hạ bẩn thỉu của đám lãnh đạo CS. Các nhà chính trị, quân sự CSVN không có được cái khí phách như các Tướng lãnh Tây phương. De Lattre, Tư lệnh Đông dương cho con trai độc nhất của ông trung úy Bernrad De Lattre ra trận và tử thương tại Ninh Bình năm 1951. Đô đốc John Sidney McCain Jr, Tư lệnh Thái Bình Dương vẫn cho con trung úy phi công John McCain ra trận và bị bắt làm tù binh tại Hà Nội năm 1967.
Nhiều người khen Lê Duẩn anh hùng, yêu nước chống Tầu nhưng tôi không nghĩ vậy, ông ta độc đoán, kiêu ngạo u mê. Ba Duẩn giống như anh đầy tớ theo hầu ông chủ này đánh lại ông chủ kia, đó là một sự lựa chọn ngu đần nhất trong lịch sử. Hàng trăm nghìn thanh niên vô tội phải hy sinh, gánh chịu sự ngu muội của một nhà chính trị gia u mê thất học. Lê Duẩn giả vờ khiêm tốn khéo lắm, cho xây lăng Hồ Chí Minh to đùng, tuyên truyền thổi phồng cha già dân tộc để nhân dân tưởng rằng Hồ là chủ chốt, Duẩn chỉ là kẻ thừa hành.
Cuộc chiến người Việt giết người Việt từ sau Hiệp định Genève như đã trình bầy là do Lê Duẫn đạo diễn và cuộc chiến tranh biên giới Việt- Miên cũng như Việt –Trung năm 1978, 1979 hoàn toàn do y gây ra. Ông ta chống Tầu theo Nga một cách mù quáng nên đã không ngần ngại đưa đất nước, dân tộc vào cảnh núi xương sông máu kéo dài một thập niên cho tới khi y nhắm mắt thì người dân mới hết khổ.
Nếu không có Cải cách ruộng đầt, Trường Chinh vẫn làm Tổng bí thư cuộc chiến sẽ chỉ là du kích, chắc sẽ không có chiến tranh biên giới những năm 1978, 1979. Nếu họ Hồ đã cất nhắc Võ Nguyên Giáp năm 1957 thay vì đưa Lê Duẫn lên thì cuộc chiến sẽ không đẫm máu như thế, sẽ chỉ là đánh du kích như những năm 1965, 1966, 1967 dưới thời Johnson. Cũng chưa chắc đã có chiến tranh vì họ Hồ và Bộ chính trị chưa dám khiêu khích Mỹ, họ muốn xây dựng miền Bắc XHCN trước như đã nói trên.
Trần Khải Thanh Thủy có nói ông Hồ đã cất nhắc Lê Duẩn hy vọng con ngựa này sẽ chịu để ông cầm cương nhưng không ngờ năm 1963 chính ông lại bị con ngựa bất kham này hất ngã.
Hồ Chí Minh đã sai lầm trầm trọng khi cất nhắc Duẩn lên ngôi vị quyền lực cao nhất và có thể chính ông sau này cũng hối tiếc về quyết định của mình. Đó là một sự sai lầm chết người khi giao đất nước vào tay một tên hiếu chiến, gian ác coi sinh mạng nhân dân như cỏ rác. Mấy chục năm chiến tranh kéo dài từ ngày Lê Duẩn lên cầm quyền cho tới ngày y nhắm mắt, mấy chục năm trời máu chẩy thịt rơi, mấy chục năm tang thương đau khổ.
Không ai cản được y, ngay cả Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh còn bị y cô lập.
Miền Bắc cũng có nhiều người can đảm, hồi thập niên 80 ngay cả khi Lê Duẩn còn sống, trên một bức tường ở Hà Nội người ta thấy hình vẽ một ông tiên, dưới là một ông sư, và cuối cùng hình Lê Duẩn: “Tiên sư thằng Lê Duẩn”
Sự phẫn nộ của cùng tột của nhân dân đã được thể hiện giản dị tới mức không thể giản dị hơn, nó đã quá đủ để nói lên tất cả.
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
————————————————–
Cước chú
(26) Chiên Tranh biên giới Việt-Trung 1979- Wikipedia Tiếng Việt
(27) Chiến dịch phản công biên giới Tây Nam Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
(28) Hồ Chí Minh, Wikipedia Tiếng Việt
(29) Agonie de l’Indochine trang 90: “Mais il n’y a que dans le monde communiste que les chefs politiques ont lu Clausewitz”
Trích:(Hồ Chí Minh đã sai lầm trầm trọng khi cất nhắc Duẩn lên ngôi vị quyền lực cao nhất và có thể chính ông sau này cũng hối tiếc về quyết định của mình. Đó là một sự sai lầm chết người khi giao đất nước vào tay một tên hiếu chiến, gian ác coi sinh mạng nhân dân như cỏ rác. Mấy chục năm chiến tranh kéo dài từ ngày Lê Duẩn lên cầm quyền cho tới ngày y nhắm mắt, mấy chục năm trời máu chẩy thịt rơi, mấy chục năm tang thương đau khổ.)
Đọc đoạn nầy cho thấy sự hiếu chiến của Lê Duẩn không sai, nhưng tôi và tôi nghĩ nhiều người cũng tự hỏi, vậy bao nhiêu năm ông Hồ hết cầu Nga khẩn Tàu để làm gì?
Tràn ngập những tài liệu cho thấy, trên hai chục năm, ông Hồ hết qua Nga lại sang Tàu nhận chỉ thị cũng như viện trợ vũ khí về để bắn. . .chim à?
Rồi, nếu ông Hồ không lập đảng csVN thì sao có đảng viên Lê Duẩn?
Và, nếu không có AK47, B40, T54-57, Sam, Migs. . . của Nga Tàu thì Lê Duẩn lấy cái củ. . .cải của bác Hồ đánh chiếm miền Nam à?
Ông Hồ chết rồi, Lê Duẩn chết rồi, vậy ai cấp K59 cho đặc công qua Mỹ lên cò hăm dọa dân tị nạn?
Nó là một chuỗi hệ lụy của sự ra đi tìm đường cứu nước. . .Tàu của ông Hồ, nó là di chứng của băng đảng bán nước hại dân cho đến ngày nay.
Thưa, cần chó lửa K59 xin gửi tiền, em mua giùm. Việc gì phải chờ các đồng chí ấy gửi qua cho rách việc, đàn anh!
Ai để súng, lên cò trước, thưa đàn anh?
Ai xin đểu phở & cà phê?
Ai mượn mũ của em?
Chưa kể đàn anh nghe, hồi 1983 Houston chết thê thảm vì mấy hãng dầu khí ở vịnh Mễ Tây Cơ đóng cửa do không cạnh tranh nổi.
Mùa đông mặt trời đi ngủ sớm, mới 6 giờ đường phố đã lên đèn. Quất xong tô hủ tiếu mì hải sản Kim Sơn, em vòng ra bãi đậu phía sau nhà hàng lấy xe về. Một anh chàng dong dỏng, dáng đi khật khưởng lại xoè tay xin em cái bóp.
Vững tâm vì có cây .38 trong người, em làm động tác giả như lấy bóp từ túi quần, nhưng nhanh như cắt chộp cổ tay khứa, xoay nửa vòng, gối chân phải để nhẹ vào khuỷu chân trái khứa, đẩy tay cướp vặt này về phía sau.
Tay chơi té cái rầm. Em nổ máy dzọt, không quên say bái nhe.
Đâu có phải lúc nào cũng cần tới súng, thưa đại ca!
Kính!
Noi’ doc’
Noi’ phet’
Từ ngày thành lập, đảng Cộng Sản Việt Nam đã có tổng cộng 11 Tổng Bí Thư. Nếu kể cả đồng chí Hồ Chí Minh, họ có đủ 12 thánh tông đồ của Chúa…..Lê Nin.
Ngoại trừ đồng chí Lê Duẩn, hai người ở xa nhất về phía nam là Trần Phú và Hà Huy Tập, thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Thế cho nên câu tuyên bố mới đây của đồng chí Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí Thư phải là người Bắc) cũng có cái lý của nó. ( chúng nó chửi đồng chí “Trọng Lú” cho bõ ghét, chứ ai đời giáo sư mà lại nói câu ngu quá như vậy?).
Người ta thường nói đùa với nhau, (Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay hờn) để chỉ người xứ Quảng chịu học hành, suy nghĩ, nên lý luận của họ rất bài bản.
Những người miền khác dễ “cụt lý” khi phải phản biện với người Quảng. Người Nam tính thẳng, chạm với người Quảng lý sự dài dòng, đâu ra đó, qúi đàn anh Lục Tỉnh Nam Kỳ Quốc rất dễ “nổi xung” thượng cẳng chân hạ cẳng tay.
Bây giờ nhờ youtube tôi mới thấy các cụ phán cái gì, nó có cái lý của nó.
Lê Duẩn, Nguyễn Bá Thanh, Ngô kỷ có thể nói cả ngày không cần viết trước, nhưng vẫn có đầu có đuôi, không câu trước chửi câu sau.
Ghê thật!
Khoe hoài…
Mẹ nó chớ,
Có 11 đứa tổng bí thư này, dân VN bị…đù hết 22 thế hệ…
Tội nghiệp nhất là phụ nử,
Trong chiến tranh thì thiên nga biến thành…chị Doãn. Tàn cuộc chiến thì xúm nhau vào ở cái làng…không chồng.
Đếch có ma nào thèm lấy, kể cả…Đù.
Sau cuộc chiến thì phụ nử…tuột quần đứng xếp hàng cho nông dân Hàn Đài nó…lựa gà.
Cho đồ tể Tàu lục địa nó mua về, chơi đã rồi…mần thịt, bán…nội tạng…
Suốt cái cuộc…11 tổng bí thư này, dân VN từ..đù đang biến dạng thành…láo.
VN làm con của Tàu Cộng. Cái mẹ gì cũng rập khuôn theo. Từ…cờ quạt, văn hoá, tổ chức xã hội, tồ chức chính trị, quân đội…
Hay ho mẹ gì đó?
Lê Duẫn chết rồi tàu cọng vào Việt Nam như chổ không người .
Việt cộng Lê Duẩn không chết sớm, vinh dự làm trưởng đòan Việt nam xã nghĩa sang Thành Đô chầu hầu Trung cộng không lọt vào tay Việt cộng Nguyễn văn Linh & Đố Mười & Lê Đức Anh
Việt cộng Lê Duẩn không chết sớm, “vinh dự” làm trưởng đòan Việt nam xã nghĩa sang Thành Đô chầu hầu Trung cộng rước Trung cộng tái nhập Việt Nam sẽ ngự trên đầu Lê Duẩn
Có lẽ không cần bình luận thêm cuộc chiến Nam Bắc hơn 40 năm trôi qua. Vì tất cả người Việt đã bị mất mát, tổn thất quá nhiều? Hôm nay, kẻ gọi là chiến thắng, gần như họ đã mất chân lý, chính nghĩa, lý tưởng đảng Cộng sản bịp dân đã được phơi bày quá rõ ràng. Nhiều người Việt lại càng biết rõ bộ mặt thật của cáo già Hồ chí Minh đến những thành phần lãnh đạo từ ngày khởi nghĩa cách mạng cứu nước chỉ là tráo trở, cướp công, tước đoạt quyền lợi và tư hữu của người dân. Họ đã cướp đi quyền tự do cơ bản sống của con người. Có nghĩa, dân không có quyền lựa chọn bất cứ điều gì dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa. Đúng nghĩa, một nước Xã hội chủ nghĩa là một nhà tù lớn dưới sự kiểm soát công an và quân đội bảo vệ vỏ bọc bên ngoài. Đảng là cơ cấu kiểm soát lẫn nhau để giữ quyền lực độc tài toàn trị. Phải chăng, kẻ chiến thắng là kẻ thua cuộc vì bất nghĩa với nhân dân và tổ quốc. Vì họ chỉ thực hiện một nửa “KHÔNG CÒ GÌ”. Họ trở thành tội ác với chính nhân dân mà gọi là Phục vụ cho dân, Yêu dân, Trọng dân.
Nhân dân VN nhìn thấy rất rõ:
VNCH là hậu thân của cái gọi là quốc gia VN do giặc Pháp rặn ra để làm bù nhìn, tay sai cho giặc Pháp và sau 1954 là giặc Mỹ.
QLVNCH là hậu thân của cái gọi là quân đội quốc gia VN cũng do Pháp ị ra để đánh thê cho giặc Pháp và sau 1954 đánh thuê cho giặc Mỹ.
Từ cái chức gọi là tổng thống của Thiệu xuống phó tổng thống, thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng, tổng trưởng, tỉnh trưởng, tướng lãnh và đa số đại tá của QLVNCH đều là những kẻ đi lính cho giặc Pháp, là những tên lính tẩy của giặc Pháp, chiến đấu cho quyền lợi của giặc Pháp, sau 1954 chiến đấu cho quyền lợi của giặc Mỹ chống lại dân tộc, đất nước và nhân dân VN.
Vì vậy, đa số nhân dân miền Nam không chấp nhận lũ tay sai của giặc Pháp, sau 1954 là tay sai của giặc Mỹ cưỡi trên đầu trên cổ. Cho nên, dù sống trong vùng do VNCH kiểm soát, đa số dân miền Nam vẫn một lòng một dạ hướng về MTGPMNVN, đứng về phía VC và ủng hộ che chỡ VC hết sức mình cả tinh thần và vật chất. Đó là nguyên nhân căn bản và sâu xa nhất làm cho VNCH chết bất đắc kỳ tử và VC giành toàn thắng ngày 30/4/1975.
Thiệt là sui cho Pháp và Mỹ!
Vì VNCH chết bất đắc kỳ tử nên nước VN bị VC bán hết cho. . .Tàu!
Đảng CSVN là chó đẻ được rặn ra đảng Cộng sản Quốc tế Liên xô, lai Tàu.
“Vì vậy, đa số nhân dân miền Nam không chấp nhận lũ tay sai của giặc Pháp, sau 1954 là tay sai của giặc Mỹ cưỡi trên đầu trên cổ. Cho nên, dù sống trong vùng do VNCH kiểm soát, đa số dân miền Nam vẫn một lòng một dạ hướng về MTGPMNVN, đứng về phía VC và ủng hộ che chỡ VC hết sức mình cả tinh thần và vật chất. Đó là nguyên nhân căn bản và sâu xa nhất làm cho VNCH chết bất đắc kỳ tử và VC giành toàn thắng ngày 30/4/1975.”
***
Sao chẳng thấy nhân dân nào chạy về phía bắc mà toàn xuôi nam theo đoàn quân “thua cuộc” vậy ???!!!!
Hình ảnh , báo chí và “du-tu-be” còn đầy…
Mù à???????????????????? hay thần kinh !!!!!!
Đồng chí nói vậy không sợ động chạm sao ?
Vài đây coi thử xem, cái tên đi lính khố đỏ cho Mao là ai đây này ?
http://molangradio.x10.mx/index.php/xem-tai-lieu/xem-tai-lieu/2203-cuc-luu-tru-vn-xac-nhan-ho-chi-minh-chinh-la-thieu-ta-ho-quang-trong-quan-doi-trung-cong
(Thế là đã rỏ: Hồ chí Minh chính là thiếu tá Hồ Quang trong hồng quân trung cộng, đảng viên đảng cộng sản trung quốc.
Mà lời thề khi gia nhập đảng cộng sản TQ là như thế nào ?
Là: Tuyệt đối trung thành với đảng cộng sản trung quốc !
Chính vì thế nên HCM suốt đời cúc cung phục vụ, tận trung với đảng CS TQ, coi Mao như là ông thánh ( bác có thể sai, nhưng bác Mao bác Xít không thể nào sai !), và ngay khi vừa chiến thắng trận Điện biên Phủ, HCM đã kêu Phạm văn Đồng ký liền bản công hàm 1958 để đền ơn cho Mao trong việc cử đoàn cố vấn quân sự hùng hậu TQ sang giúp trong chiến dịch trên.)
Đồng chí Vinh nầy, mũi mình dính cứt thì đừng có bảo người khác thối nhé !
Eo ơi, năm 1911, nếu đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của “bác” Hồ được Pháp chấp thuận thì “bác’ đã trở thành tay sai của Pháp thực dân rồi.
Dưới đây là lá đơn xin nhập học của “bác”. Việc xin nhập học này cũng được đăng trên trang mạng bảo tàng hồ chí minh của Cộng sản .
Marseilles
Ngày 15 tháng Chín năm 1911
Thưa Ngài Tổng thống!
Tôi xin hân hạnh yêu cầu Ngài giúp đỡ cho tôi được vào học nội trú tại Trường Thuộc địa.
Hiện nay, để nuôi thân, tôi đang làm việc cho công ty Chargeurs Réunis (Tàu Amiral Latouche – Tréville). Tôi hoàn toàn không còn nguồn lực nào và rất thiết tha muốn có học vấn. Tôi muốn trở nên có ích cho nước Pháp trong quan hệ với đồng bào tôi và đồng thời mong muốn đồng bào tôi thu lợi được từ học hành.
Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài sẽ phúc đáp theo hướng thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi.
Nguyễn Tất Thành
Sinh tại Vinh, 1892
Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)
Học sinh tiếng Pháp và chữ nho
Mấy cháu như Vinh, Huy, Huỳnh cứ thay phiên, hết song cước rồi lại tam cước hợp nhất đá vào mõm của cụ hồ để lãnh lương từ đám phản động đây mà. Nói gì thì nói, cậu ba thành cũng lì thiệt nghen. Lúc thì xin đi học để làm tay sai cho tây, khi thì làm lính cho “kẻ thù truyền kiếp”. Đã vậy còn nhận Mao làm thầy nữa chứ!
Vinh ơi, bỏ nghề đi cháu! Ông trời hình như thù đảng và “bác” bên cháu hay sao chứ mỗi lần bên phe cộng sản ngậm máu phun người thì đều bị người ta dùng bằng chứng để đập vào mặt không hè. Bá phụ tuy không đẻ ra cháu nhưng cũng xót ruột lắm! Người chứ đâu phải con chó lác mà bị bầm dập đến nỗi u nhận không ra.
ANH HÙNG VÀ SỰ NGHIỆP
Đây là ý nghĩa kim cổ, Đông Tây, không phải nhằm phê phán hay ám chỉ riêng những cá nhân đặc thù nào.
Anh hùng là người giữa cảnh loạn lạc của đất nước, của xã hội, liều thân mình đứng lên làm đại sự mục đích là để yên dân yên nước, từ tay không mà làm nên công trạng hiển hách, đó mới gọi là anh hùng. Các bậc như Trưng nữ vương, Triệu Ẩu, Lê Lợi, Quang Trung … đều là những bâc anh hung. Các bậc anh hùng thường phải có trí, có tâm, tự mình tự chủ độc lập, không dựa vào bất kỳ thế lực nào ngoài mình, cho dù thành công hay thất bại đều là anh hùng.
Thế nhưng có những người vì hoàn cảnh khách quan, thời cơ nào đó đưa đẩy cũng làm nên cơ nghiệp, nhưng phải dựa vào tình thế bên ngoài, dựa vào lực lượng bên ngoài, trong tay đã có sẳn các điều kiện và hoàn cảnh chinh chiến của người khác, của thời cuộc đang có trao cho, như vậy dầu thành công, đạt sự nghiệp nào đó cũng chưa phải anh hùng. Bởi đôi khi chỉ nhờ lực lượng chung, nhờ những lau lách để chiến thắng tình huống, bất kỳ người nào ở vào thế đó cho dầu đầu óc chỉ bình thường cũng có thể làm được, như vậy cũng chưa chắc đã là đấng anh hùng thực sự.
Như Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, đều là những bậc anh hùng, song các tùy tướng của họ, các gia tướng của họ, các binh sĩ đi theo họ chiến đấu, có khi do hoàn cảnh đưa đẩy, chưa các đã là những anh hùng. Cái ý nghĩa, cái giá trị của anh hùng là những đầu óc lớn, những tinh thần lớn, những tài năng lớn, nhưng tinh hoa hiếm có của dân tộc và đất nước, không phải bất kỳ ai đánh giặc được, thắng giặc được ở chiến trường đều là những anh hùng.
Hơn thế, những anh hùng là những người có nghị lực, có tài năng riêng, và sau khi thành công thì đem lại được hạnh phúc cho nhân dân, đem lại được sự độc lập, vẽ vang cho đất nước thật sự. Trái lại nếu khi thành công chỉ tạo nên được sự nghiệp riêng, uy tín riêng, quyền lực riêng, tài sản riêng, danh vọng riêng v.v… trong khi nhân dân thật ra chẳng hưởng được gì về các mặt, đất nước chẳng đi lên được gì về các mặt, các sự nghiệp đó cũng chỉ là sự nghiệp của các võ biền, của những người mưu cầu danh lợi, tranh bá đồ vương, chưa chắc đã là ý nghĩa của những bậc anh hùng.
Cuối cùng, anh hùng phải là người chin chắn, biết tính toán mọi điều lợi hại cho dân cho nước, Không phải cứ a thần dây vào các cuộc chiến mới là anh hùng. Anh hùng cũng phải là những bậc có tài kinh bang tế thế độc lập riêng, tự mình có chiến lược quân sự và chính trị các mặt riêng của mình. Trái lại nếu chỉ là những người chạy theo các quan điểm của người khác, đi theo các lý thuyết của người khác, chỉ nhằm thực hiện những tình huống do bên ngoài đưa lại, đó đều là những người của tình thế, những người của hoàn cảnh, những sản phẩm của tình huống nào đó, chưa hẳn là những bậc anh hùng đúng nghĩa.
Kết luận chung lại, anh hùng v
Kết luận chung lại, anh hùng và sự nghiệp luôn gắn liền nhau mà không thể tách rời. Sự nghiệp cũng không phải chiến thắng hay thành công riêng nào đó mà phải là đã làm được những công cán gì cho dân cho nước sau khi mình đã được các công danh địa vị hay quyền lực nào đó. Bởi vậy chiến đấu để chiến thắng và giành được chính quyền chưa hẳn đã là người anh hùng, nhưng thật sự sau khi mình đã lên nắm quyền toàn xã hội có mang lại được những lợi ích lớn lao, những công đức gì để ngàn đời tốt đẹp cho dân tộc, đất nước mình hay không mới là những bậc vĩ nhân hay những bậc anh hùng đúng nghĩa, hoặc là những người mang tính cái thế thật sự.
Do vậy không phải cứ chiến thắng trong đấu tranh là anh hùng, mặc cho việc chiến tranh đó tốn kém thế nào. Nhưng người anh hùng phải là người tính toán làm sao để chỉ hi sinh xương máu của nhân dân it nhất, làm sao tiết kiệm được mọi tài nguyên của đất nước nhiều nhất, làm sao phát triển đất nước tốt đẹp nhất mà không để điều gì phải bị chê trách khi mình đã thành công nắm chính quyền, đó mới là những bậc anh hùng xứng đáng và cao quý nhất một cách thật sự.
NON NGÀN
(20/4/16)