WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Cộng- một xã hội không lối thoát!

 

“Gió lành có biết chữ đâu,
Cớ sao trang sách trước sau lật nhìn?”

Xu Jun, một nhà thơ uyên bác vào thế kỷ thứ 18 của Trung Quốc, đã làm hai câu thơ nổi tiếng trên khi thấy gió thổi lật sách của ông lên. Thật không ngờ, hai câu thơ vô thuởng vô phạt đó lại khiến ông bị triều đình nhà Thanh đem đi xử trảm vào năm 1730 vì cho rằng ông có ý ca ngợi Minh triều văn hiến bởi chữ “lành” đồng âm đồng nghĩa với chữ “minh” trong tiếng Hán. Triều Thanh dù đã cai trị cả Trung nguyên từ lâu (1645- 1911) nhưng vẫn mang hoài mặc cảm là hoàn toàn nhờ dùng võ lực mọi rợ tàn bạo bức hại tiêu diệt triều Minh mà có thiên hạ nên không muốn ai nhắc đến chữ “Minh” nữa; ngoài ra, Triều Thanh sợ muôn dân nhớ đến nhà Minh vùng lên tạo phản đánh đuổi man di mọi rợ dù rằng nền Hán học của triều trước đã được triều Thanh duy trì để bình ổn phát triển. Những nhà thơ có chung số phận như Xu Jun thì không sao đếm cho hết dưới thời triều nhà Thanh. Nổi ám ảnh sẽ bị dân Hán vùng lên mãi mãi đè nặng lên triều đình Mãn Thanh cho đến ngày sụp đổ.

Triều Mãn Thanh, cũng giống như mọi triều đại phong kiến trung ương tập quyền khác ở Trung Quốc, rất chật vật để duy trì quyền uy tối thuợng của triều đình trên toàn lãnh thổ rộng lớn. Một nhóm nhỏ người Mãn mà lại cố đi cai trị toàn bộ dân Hán chất chứa căm phẩn thì quá rõ là chuyện khó làm. Những cuộc nổi loạn của dân Hán, thuờng là theo lời kiêu gọi của nhân sĩ trí thức lúc nào cũng đe dọa cho quyền uy của triều đình Mãn Thanh trong suốt thể kỷ thứ 19. Và đương nhiên, đến năm 1911, cách mạng của người dân Hán cũng đã xóa bỏ uy quyền của triều đình Mãn Thanh, dẫn đến việc nước Cộng Hòa Trung Hoa ra đời. Chính thể non trẻ này lại nhanh chóng bị chia cắt với nhiều sứ quân cho đến khi Cộng Sản đánh bại Trung Hoa Dân Quốc thiết lập ra Trung Cộng năm 1949.

Ám ảnh bị sụp đổ đang gia tăng mạnh khi Chủ Tịch Tập Cận Bình tăng cường kiểm soát quyền lực trung uơng và diệt trừ hối lộ, vốn đã nảy nở bè phái sâu rộng trong chế độ sau bao năm phát triển kinh tế theo đường lối tư bản. Nhìn bề ngoài, họ Tập dường như đang nắm được tình thế. Giới quan sát thuờng thừa nhận họ Tập có quyền uy không thua gì chủ tịch Mao Trạch Đông. Bằng chứng quá hiển nhiên, họ Tập như một minh quân, đang trừng trị hối lộ quan tham; nhưng trên thực tế, họ Tập đang phải đối phó với một lực lượng kẻ thù đầy thế lực binh quyền ngày một nhiều hơn, đông hơn và ẩn sâu trong chế độ rất khó nhận ra hơn.

Kể từ năm 2012, Ủy Ban Nội Chính Trung Ương, cơ quan có quyền hành thanh trừng bài trừ tham nhũng cao nhất của Cộng đảng đã thanh trừng hàng trăm ngàn các viên chức có thế lực. Cuộc thanh trừng sẽ còn tiếp tục diễn ra ở mọi ban ngành của chế độ cho đến kỳ họp đại hội của Cộng đảng lần thứ 19 diễn ra vào năm 2017. Bằng cách này, họ Tập có thể loại bỏ mọi thế lực đe dọa đến quyền uy của ông, và dường như, với bản chất độc tài chuyên chế mà đã có lần thể hiện rõ vào trước năm 1978 (ý nói thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao), chế độ chuyên chính của Cộng đảng thuờng thích hợp tạo dựng quyền uy tối thuợng cho một cá nhân để rồi các chính sách đem đến thảm họa sai lầm kinh khiếp từ đó mà phát sinh. Ngày nay, thông qua họ Tập, người ta có thể thấy rõ chế độ chuyên chính Cộng sản đó không thể nào có thể đưa Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, trong đó có việc đầu tư quá trớn bừa bãi vào công nghiệp nặng và sự bùng phát nợ nần không thắng lại nổi của các đại công ty quốc doanh hay doanh nghiệp nhà nước. Giới lãnh đạo chóp bu của Trung Cộng chẳng biết làm gì hơn ngoài lúng túng lo lắng hoang mang đến cực độ để rồi cố bưng bít – kể từ tháng Hai năm nay, truyền thông ở Trung Cộng bị kiểm duyệt, kiểm soát gắt gao chưa từng có. Hành động bóp chẹt truyền thông tối đa của Bắc Kinh càng thể hiện rõ đấu đá bên trong nội bộ Trung Cộng hiện nay gay gắt ác liệt hơn bao giờ hết.

Nguyên nhân đàn áp báo chí truyền thông:

Trước kỳ họp đại hội của Cộng đảng định kỳ hàng năm, họ Tập đã viếng thăm ba cơ quan báo chí truyền thông của đảng. Trong thời gian này, Tập được tán dương lên đến mây xanh, báo chí truyền thông thề trung thành với họ Tập. Gần đây, họ Tập đã tự khẳng định: “Tập là đảng, đảng là Tập.” Báo chí phải là công cụ của đảng thì mới đúng lập trường tư tưởng. Chỉ trong vài ngày sau đó, giới lãnh đạo ngành báo chí của Trung Cộng bị điều tra tham nhũng. Ý muốn của họ Tập đã quá rõ, đó là giới truyền thông phải trung thành tuyệt đối đối với ông, cho dù các cơ quan này đã từ lâu cũng chỉ vì đảng mà tuyên truyền viết láo.

Mặc dù vậy, người ta vẫn thấy dấu hiệu phản kháng mạnh mẻ từ giới truyền thông của Nhà-nước. Hàng loạt các tổng ban biên tập, chủ bút của giới truyền thông Nhà nước từ chức để phản đối. Bên lề cuộc họp định kỳ của Cộng đảng, Caixin, một tạp chí chuyên về tài chánh đã bị kiểm duyệt xóa bỏ ấn bản khi cho đăng một cuộc phỏng vấn mà trong đó, một ùy viên kêu gọi nới rộng kiểm soát báo chí. Caixin đã loan báo thừa nhận trong ấn bản kế là ấn bản trước đó đã bị cấm cho đăng.

Bên cạnh những sự kiện hiếm hoi cho thấy báo chí của Cộng đảng phản kháng giới lãnh đạo, Bắc Kinh dường như rất nóng nảy bồn chồn hoang man bực tức trước những lỗi nhỏ tình cờ vô phạt vô thưởng của giới truyền thông Nhà nước. Vào tháng Ba, một tờ báo tại chi bộ của Cộng đảng ở Quảng Đông, đã đăng trên trang nhất với hai tựa đề lớn nổi bật. Một tựa đề lững lơ liên quan đến họ Tập thăm viếng các cơ quan truyền thông của Cộng đảng, tạm dịch như sau: ” Báo chí truyền thông chỉ vì phải biết còn đảng là còn mình”, phía dưới tựa đề này là tấm hình chụp cảnh thân nhân của một chính trị gia đem hài cốt người này ra biển với tựa đề lớn thứ hai, tạm dịch như sau: ” Linh hồn an nghĩ ” – Thế nhưng do lối viết sắp đặt theo chiều dọc theo thói quen viết chữ Hán thời xưa, hai tựa đề này đọc theo chiều dọc, không phải theo chiều ngang như văn tự Tây phương lại thành câu có nghĩa là : ” Linh hồn báo chí truyền thông chết đi (an nghĩ) chỉ vì phải biết còn đảng là còn mình ( “chết đi” đồng nghĩa với “an nghĩ” nhưng thiếu trịnh trọng lịch sự) Xin coi hình chụp lại dưới đây, đóng trong khung xanh:

datauri-file
Một thí dụ khác chẳng hạn, Tân Hoa Xã có một bài báo đánh máy bị lỗi cho nên thay vì là ca ngợi họ Tập lên tận chân mây với tựa đề: ” Lãnh đạo CAO CẢ của Trung Quốc” lại đánh máy bị trật in ra thành ” lãnh đạo CUỐI CÙNG của Trung Quốc” do “cao cả” và “cuối cùng” đều cùng âm “zui” trong tiếng Hán ( “zuigao” – cao cả thành “zuihou”- cuối cùng.)

Trung Cộng dường như hiểu rõ nguyên tắc bạo lực của Cộng Sản: “Nơi nào có đàn áp, nơi đó có đấu tranh”. Đối với thế giới bên ngoài, thanh trừng đấu đá đang diễn ra ở thuợng tầng lãnh đạo tại Trung Cộng không phải là không có cơ sở. Cả ngàn năm phong kiến, lợi dụng cách chơi chữ đồng âm, các âm mưu lật đổ chính biến dành ngôi đều bắt đầu từ những bài hát du ca trẻ nhỏ ngoài đồng, những câu chuyện ngụ ngôn, châm biếm, hay sấm truyền nhằm ám chỉ sâu xa thế sự. Những mẫu chuyện hay sấm truyền này cũng thường được chiết tự, ghép tự để thông hiểu những điều bí mật khác trong giới sĩ phu hay trong phe tạo phản.

Với sự lập đi lập lại nhiều lần trong lịch sử như vậy, các triều đại phong kiến tại Trung Quốc, nhất là những triều đại đang lung lay, đều ráng chém giết thẳng tay ở bất cứ mọi nơi những ai rao truyền sấm ký, bài hát đồng dao cho con trẻ, có ngầm ý sâu sa báo trước ngày tàn của những triều đại này. Dưới chế độ phong kiến, số nhà văn hay nhà thơ bị tội phạm thuợng khi quân hay kị húy hoặc có ý báo trước điềm gỡ dù chỉ là hiểu lầm hay vô tình rồi đem đi xử chém như Xu Jun chẳng hạn thì nhiều vô kể. Phong kiến tuy đã chết đi nhưng tập quán tàn bạo độc tài thì còn tồn tại. Năm 1965, một bồi bút của Mao viết bài đấu tố một vở kịch nổi tiếng khơi màn cho Cách Mạng Văn Hóa để Mao loại hết các đối thủ chính trị. Đài Loan hai năm sau, Bo Yang, một nhà văn danh tiếng bị bắt giam cầm cả mười năm vì ông này dịch truyện tranh hoạt họa thủy thủ Popeye sau có vẻ giống như chọc quê Tưởng Giới Thạch bị thua phải chạy ra đảo Đài Loan. Cho nên, lý do Họ Tập bóp chặt báo chí vào ngày hôm nay ở Trung Cộng cũng chẳng có lạ lẫm gì nếu nhìn lại lịch sử.

“Giấy thì làm sao giấu được lửa”: Lộ ra phản kháng bất ngờ hiếm thấy:

Đối với giới lãnh đạo Trung Cộng, họ không cách gì có thể nhận ra được lỗi lầm trên truyền thông làm chế độ mất mặt là hoàn toàn tình cờ hay thật sự cố ý. Sự trừng phạt từ Trung Ương trước những sai sót dù rất nhỏ của truyền thông ngày mỗi nặng nề cho thấy giới lãnh đạo Trung Cộng đang muốn đè bẹp những thế lực ngầm nhưng rất mạnh đứng đằng sau chứ không phải cố tình đi bơi móc so đo với một vài ký giả quèn chỉ muốn bày tỏ bực tức phẩn nộ trước nhiểu nhương xã hội.

“Thà là giết lầm hơn bỏ sót”, xét xử oan một người vì lầm tưởng người này là đối thủ chính trị không có nghĩa là người kế khi bị xét xử sẽ bị oan. Trong lúc Cộng đảng đang họp thì một lá thư yêu cầu họ Tập từ chức công khai trên mạng vốn luôn được chế độ kiểm soát chặt chẽ. Những người kêu gọi họ Tập từ chức còn tự nhận mình trung thành với Cộng đảng mới là ghê, lại chỉ trích họ Tập làm Trung Cộng đổ vỡ toàn diện từ kinh tế đến môi trường cũng như khiến nội bộ Cộng đảng bị rối loạn phân liệt. Lá thư này đương nhiên là bị tháo văng ra khỏi mạng thiệt nhanh và cả chục người dây dưa với vụ việc này điều bị bắt để điều tra xét hỏi cho rõ ngọn nguồn – bắt bớ vẫn còn đang tiếp diễn…

Trong lúc cần phải đi hỏi ông trời ai là tác giả thật sự của lá thư kêu gọi họ Tâp từ chức, thì một điều rõ như ban ngày là phải có thế lực hậu thuẫn thì lá thư động trời này mới có thể đăng tải được trên mạng truyền thông của Nhà nước. Lá thư này không hề kêu gọi dân chủ, lại ca ngợi vai trò lãnh đạo tập thể của Bộ Chính Trị Cộng đảng thì đã quá rõ lá thư này phải được những kẻ thật sự nằm trong giới lãnh đạo chóp bu của Cộng đảng, nhưng nay đã mất dần tiếng nói và ảnh huởng bởi do họ Tập giới hạn quyền uy của các ủy viên bộ Chính Trị – vốn rất mạnh sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền vào năm 1978, tạo ra đường lối lãnh đạo tập thể chung trong nội bộ Trung Cộng.

Thế lực tung lá thư này trên mạng dường như thách thức công khai quyền uy của họ Tập và muốn cho mọi người thấy sau khi đã hơn ba năm thanh trừng tơi bời hoa lá nhưng vẫn không bứng được thế lực này ra khỏi quyền lực. Trước khi có lá thư này thì cũng có nhiều sự phản kháng thụ động chống lại họ Tập vì đặc quyền đặc lợi bị xâm phạm, thậm chí có nhiều dấu hiệu ngầm cho thấy có những hoạt động nhằm làm thủ tướng Trung Cộng bị mất mặt. Tuy nhiên, lá thư kêu gọi họ Tập từ chức vẫn là cú đấm thẳng vào uy quyền họ Tập công khai lần đầu tiên, không những chỉ trích lên án các chính sách của bè phái họ Tập mà còn thách thức cho mọi người xem là họ Tập làm gì được bọn người này để từ đó cho thấy quyền uy của họ Tập chẳng có gì đáng để phải sợ hãi cả …. Lá thư đòi họ Tập từ chức cho thấy bè phái chống đối họTập rõ ràng thật sự có tồn tại ở xứ sở này.

Bè phái đấu đá bên trong nội bộ Trung Cộng không bao giờ lộ rõ cho người thấy một cách dễ dàng. Và hiện tại, Bắc Kinh đang có chuẩn bị cho sự chuyển giao quyền lực vào năm tới. Cuộc họp đại hội Cộng đảng lần thứ 19 sẽ hé lộ thế lực kế thừa họ Tập với một danh sách ủy viên thuờng trực Bộ Chính Trị mới thay thế cho những kẻ cũ bị đá văng đi. Kể từ đại hội Cộng đảng lần thứ 9 năm 1969, những đảng viên bị đá té nhào xảy ra ở mọi cấp bậc trong đảng, từ trung ương lẫn địa phương. Các phe nhóm tranh dành tìm đủ cách gài người của mình vào các ghế trống trong bộ Chính Trị càng nhiều càng tốt, khiến họ Tập khó mà đặt để trở lại đàn em theo ý muốn của mình. Những ai muốn dành ghế trong nội bộ Cộng đảng thì cần phải hành động ngay từ bây giờ – và thất bại trong tranh dành quyền lực là một điều cần phải chấp nhận.

Bè phái của họ Tập cũng xuất phát từ chung một “chuồng” sói mưu mẹo đấu đá quyền lực như những bè phái khác bên trong nội bộ của Trung Cộng. Đàn em của Tập, những kẻ leo lên được đỉnh cao của quyền lực cũng nhờ vào đấu đá tranh dành thành công khi sát cánh chung với họ Tập, đương nhiên hiểu quá rõ mánh khóe khi đấu đá tranh dành quyền. Mấu chốt căn bản là làm thế nào để bôi nhọ và đạp văng những kẻ đang có ghế trong Bộ Chính Trị, đồng thời gầy dựng liên minh để hậu thuẩn phe cánh minh hay bản thân mình ngồi vào cài ghế trống đó. Bạc Hy Lai đã cố làm chuyện này trước đó nhưng bất thành. Trải qua kinh nghiệm và lúc nào cũng cảnh giác đề phòng, phe cánh họ Tập muốn bóp nát đối thủ của mình từ trong trứng nước bằng cách siết chặt giới truyền thông để các đối thủ của mình không có cơ hội nào hết trong việc sử dụng truyền thông tấn công bôi nhọ thành tích lãnh đạo giả tạo của phe cánh họ Tập. Thái độ nghi kỵ trù dập rộng khắp nội bộ của lãnh đạo Trung Cộng cho thấy quyền lực họ Tập đang bị đe dọa ngày một tăng lên đáng báo động.

Bối cảnh chính trị thông qua thành trừng giới truyền thông ở Trung Cộng:

Họ Tập không giấu diếm quyết tâm kiểm soát truyền thông tối đa, nhưng bàn tay sắt của ông đè lên báo chí truyền thông chỉ là phần nổi của những thanh trừng đang xảy ra trong nội Trung Cộng. Mục tiêu của họ Tập rất rõ ràng- lồng trong lời tuyên bố của ông:” trung thành tuyệt đối ” vào ông từ mọi ban ngành của chính phủ lẫn quân đội, từ mọi cấp đảng ủy địa phương hay trung ương. Tuy nhiên, sức phản kháng chống đối họ Tập không chỉ đến từ nội bộ chóp bu đấu đá tranh dành quyền lực bên trọng nội bộ Cộng đảng mà còn đến từ giới công nhân thợ thuyền đang và sẽ bị sa thải hàng loạt. Có thể nói “lòng trung thành tuyệt đối” từ mọi tầng lớp xã hội mà họ Tập đòi hỏi phải có cho bằng được quá hết sức cuồng vọng!

Thử hỏi tại sao phản kháng chống đối họ Tập lại nảy nở trong xứ sở Trung Cộng của ông? Đối với giới đảng viên quyền thế thì sự phản kháng chống đối họ Tập đến từ cả những người đang bị mất dần quyền lực cho phe cánh của họ Tập lẫn những kẻ có quyền thế nhờ đứng kế họ Tập nhưng đặc quyền đặc lợi thụ huởng lại không được nhiều như thuở trước nữa, tức là vào cái thời mà họ Tập chưa nắm quyền, còn rất dễ dàng nhiểu nhương hối lộ tham nhũng. Đương nhiên, giới làm báo chí truyền thông thì bực tức họ Tập ra mặt vì nay bị bịt miệng là luôn bị đe dọa . Đối với công nhân, thì chính họ Tập sa thải họ và làm nền kinh tế đời sống ngày một sống khó khăn hơn cho họ. Nói một cách ngắn gọn, một Trung Quốc phồn thịnh như trước kia đã không còn nữa dưới sự lãnh đạo của họ Tập.

Năm 1971, Albert O. Hirschman viết một bài tiểu luận với tựa đề “Exit, Voice, and Loyalty” tạm dịch theo nội dung của bài viết là “Di tản, Cải cách và Trung thành” trong đó đề cập rõ ràng hành động và tâm lý con người khi đối phó với sự suy đồi của xã hội như sau: Một số người sẽ tìm đủ tránh né hoàn cảnh sống đang suy đồi bằng cách đào thoát qua xã hội khác hoặc ngưng mọi hoạt động sinh hoạt kể cả kinh doanh của mình để chờ đợi tình hình xã hội tốt hơn (ở ẩn hay di tản). Một số khác thì lên tiếng chỉ trích và đòi hỏi cải cách thay đổi để cho tương lai đốt đẹp hơn (cải cách). Và nhóm người còn lại thì lại có quan điểm muốn tìm đủ cách loại bỏ mọi nguyên nhân làm cho suy đồi để xã hội quay về lại tốt đẹp giống như xưa trước khi bị suy đồi (trung thành hay bảo thủ)- Ngăn cản cấm đoán con người hành động đối phó trước suy đồi của xã hội theo một trong ba cách đã liệt kê trên chỉ khiến con người phải phản ứng ồ ạt mạnh mẽ hơn bằng những cách còn lại. Thí dụ như cấm mọi người lên tiếng chỉ trích đòi hỏi cải cách để xã hội tốt đẹp hơn thì sự đào thoát hay ở ẩn của con người ra khỏi xã hội đó càng gia tăng. Đối với họ Tập thì ông nghĩ rằng tạo ra một thể chế bảo thủ, buộc mọi người phải bảo thủ trung thành và ngăn cấm chỉ trích đòi hỏi cải cách hay đào thoát ở ẩn là điều tốt nhất.

Trung Cộng ngày nay, tìm cách di tản đào thoát ra khỏi xã hội này bị ngăn cấm giới hạn triệt để bởi họ Tập. Họ Tập đã tìm đủ cách khẳng định không ai có thể thoát ra khỏi hệ xã hội và hệ thống chính trị hiện nay tại Trung Cộng. Năm 2014, Bắc Kinh đẩy mạnh hai chiến dịch: “Săn sói” và “Bủa lưới ” – nhằm bắt hết từ con người đến tài sản mọi phần tử muốn đào thoát ra khỏi Trung Cộng. Hai chiến dịch này chỉ có thể thật sự hữu hiệu khi mà Trung Cộng cải cách hệ thống ngân hàng của họ.

Cộng đồng người Hoa tại hải ngoại, vốn là hậu phương quá lớn cho những kẻ tỵ nạn di tản khỏi Trung Cộng nay tràn ngập an ninh mật vụ của Trung Cộng, khiến không ai muốn nói chuyện với ai vì sợ lò rỉ tin tức. An ninh mật vụ của Trung Cộng có mặt khắp Đông Nam Á và thế giới. Hai vụ bắt cóc người Hoa ở Thái Lan chẳng hạn, và nếu như không lầm, một vụ giết một người Hoa đào tỵ ở Hoa Kỳ điều do an ninh mật vụ của trung Cộng tiến hành. Nếu an ninh mật vụ Trung Cộng không thể làm được gì đối với những người đã đào tỵ an toàn, thì Trung Cộng thẳng tay trù dập, bắt bớ hành hạ thân nhân bà con còn sót lại của những người này ở tại quê nhà.

Họ Tập cũng khẳng định cho thấy mọi hình thức phản kháng bất bạo động, vốn rất phổ biến và thành công ở các nước Cộng sản Đông Âu vào thời Xô-viết chiến tranh lạnh, cũng bị chính quyền bóp nát thẳng tay. Nếu các viên chức chính phủ chậm chạp trong việc cho tiến hành điều tra chống tham nhũng vì sợ trả thù, Bắc Kinh cũng thanh tra và thanh trừng tối đa các viên chức này. Tập Cận Bình thật sự thành công trong việc làm cho mọi người nhận ra Trung Cộng là một xã hội không lối thoát- “Thuận Tập thì sống, nghịch Tập thì chết !” Mọi bất mãn đối với chính quyền chỉ dẫn đến họa sát thân mà thôi.

Nói trắng ra, họ Tập đã thắt chặt kiểm soát của chính phủ không những chỉ trên phương tiện truyền thông Nhà nước mà còn khống chế cả bộ máy chính trị tuyên truyền điều khiển hệ thống truyền thông, loại bỏ mọi khả năng phản đối hay khiếu nại chính quyền. Ngoài ra, mọi luật sư đoàn hay các tổ chức phi chính phủ điều bị đình chỉ hoạt động. Đương nhiên, mọi cấp chính quyền, mọi cấp đảng ủy điều bị thanh trừng như đang thấy.

Nếu thật sự là như vậy, có nghĩa là bè phái họ Tập nỗ lực bóp nát mọi đối kháng tối đa, vậy thì tại sao đối kháng vẫn còn?

Sai lầm ở chỗ, có lẽ là họ Tập muốn xóa bỏ quyền lực của toàn bộ các nhân vật trong Bộ Chính Trị của Cộng đảng mà gom hết vào trong tay mình thay vì dựa vào sự lãnh đạo của nhóm người này để điều hành xã hội. “Lãnh đạo tập thể” không có nghĩa đơn giản là thỏa hiệp với các bè phái khác trong nội bộ Cộng đảng khi điều hành, mà còn là sự dàn xếp khôn khéo để quyền lực của Đặng Tiểu Bình trong nội bộ được gia tăng củng cố. Họ Đặng, cha đẻ của cải cách ở Trung Cộng, nhận ra rằng để có thể được yên ổn điều hành đất nước, ông ta cần sự ủng hộp từ cả hai phe bảo thủ lẫn phe cải cách. Họ Đặng khéo léo đặt để họ ở những vị trí để họ có tiếng nói khi bàn thảo chính sách, cũng nhưng có thể giúp họ Đặng khi cần hoặc vẫn có thể ngồi ngoài im lặng an toàn nếu tiếng nói bị bất lợi. Nói trắng ra, họ Đặng biết cách hợp tác với đối thủ chính trị của mình và tạo ra một sự kính trọng (mình) sâu sắc từ trong lòng các đối thủ- nhưng họ Tập thì không có khả năng đó. Phe chống đối nào cũng chỉ muốn ăn tươi nuốt sống họ Tập cho bằng được. Không có dấu hiệu gì cho thấy sẽ có thoả hiệp hợp tác giữa các phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo Trung Cộng hiện nay như thời của họ Đặng và điều này chỉ khiến các bè nhóm đối kháng rắp tâm tạo phản trong nội bộ Trung Cộng ngày càng nhiều thêm ra mà thôi.

Không thể hợp tác để tồn tại, không thể thoát khỏi sự truy đuổi của thể chế, các đảng viên Trung Cộng chỉ còn có cách liên kết nhau chống họ Tập để tìm đường sống. Ngồi đó mà trông chờ vào sự nhân từ của Bắc Kinh thì thì chẳng khác nào ngồi trông chờ cát sẽ hóa ra vàng!

Họ Tập muốn các đảng viên không còn đường lựa chọn ngoại trừ trung thành tuyệt đối vào ông- điều này còn khó cả hơn lên trời vì họ Tập có thể thành công bít đường chắn lối khiến không ai có thể có lối thoát nhưng ông lại thất bại trong việc dàn xếp bất mãn. Điều này chỉ khiến bè phái của ông sẽ phải đương đầu với đối kháng mạnh mẽ vào đại hội Cộng đảng lần thứ 19 sắp tới đây. Những bất mạn dễ thấy ngoài xã hội như công nhân biểu tình, hay giới báo chí phóng viên chỉ trích sẽ không nguy hiểm đối với họ Tập bằng sự phản kháng đang lớn mạnh bên trong nội bộ Cộng đảng- chỉ toàn những kẻ có binh quyền thế lực- lại tình cờ được hậu thuẫn của dư luận xã hội chất chứa quá nhiều bất mãn lên họ Tập bao nhiêu lâu nay.

Thử thách lớn của họ Tập là phải đối phó với nền kinh tế ốm yếu lâm vào khủng hoảng- chính ảo vọng thâu tóm quyền lực vào một mối trong lúc quyết định quốc sách là nguyên do tạo ra đối kháng chia rẽ rạn nứt trong nội bộ ngày một thêm trầm trọng. Những nhóm đối kháng mới hình thành rắp tâm tạo phản sẽ còn hung hiểm hơn những nhóm bè phái có trước khi họ Tập nắm quyền. Và nếu như họ Tập thất bại trong việc “dọn dẹp” sạch sẽ mọi bè nhóm rắp tâm tạo phản chống ông trong nội bộ Cộng đảng, một điều gần như không thể nào thực hiện nổi trước tình thế hiện nay, thì hệ quả chính quyền trung ương bị rối loạn và mất quyền kiểm soát là điều đương nhiên. Rồi cũng sẽ giống như thời nhà Thanh khi mất quyền kiểm soát, Trung Quốc lại phải trải qua cả chục năm loạn lạc mới có thể phục hồi lại chính quyền trung ương.

Tác giả: Thomas Vien 

Nguyễn Trọng Dân lược dịch

—————————————————————–
1. Nguồn: www.stratfor.com

2. Thomas Vien có bằng cử nhân kinh tế và cao học về Chính trị Kinh doanh tại đại học Texas A&M, vốn được thành lập từ những năm 1870 và được coi là đại học lớn đứng hàng thứ tư tại Hoa Kỳ. Ông được coi là một bình luận gia sắc sảo về các đề tài chính trị kinh tế của Đông Nam Á. Ông cũng rất giởi về tiếng Hán và hiện đang làm việc cho Stratfor. Strattfor là một hãng thu thập tin tức tình báo tư nhân có trụ sở tại Austin, Texas và được thành lập từ năm 1996. Cộng sự với Strattfor là hàng loạt các chiến lược gia, bình luận gia rất cứng cựa trên nhiều lãnh vực phức tạp từ kinh tế, chính trị và xã hội.

Lối viết của Thomas Vien rất dễ hiểu, chi tiết nhưng lúc nào cũng ẩn ý sâu xa .

(Theo nguyên thi của nhà thơ Xu Jun (Từ Tuấn) thì chữ “lành” ám chỉ nhà Thanh (thanh phong) nhưng vì người dịch lại thích “Minh” phong xứng với chữ “lật” trong câu thơ lục bát phóng tác thứ hai nên đổi lại là ám chỉ chữ “Minh” cho đúng ý riêng của người dịch )

9 Phản hồi cho “Trung Cộng- một xã hội không lối thoát!”

  1. Phạm Chính Thiên says:

    “Rồi cũng sẽ giống như thời nhà Thanh khi mất quyền kiểm soát, Trung Quốc lại phải trải qua cả chục năm loạn lạc mới có thể phục hồi lại chính quyền trung ương.” – Rất đúng!

  2. Tudo.com says:

    Trích:(Triều Thanh sợ muôn dân nhớ đến nhà Minh vùng lên tạo phản đánh đuổi man di mọi rợ dù rằng nền Hán học của triều trước đã được triều Thanh duy trì để bình ổn phát triển. Những nhà thơ có chung số phận như Xu Jun thì không sao đếm cho hết dưới thời triều nhà Thanh. Nổi ám ảnh sẽ bị dân Hán vùng lên mãi mãi đè nặng lên triều đình Mãn Thanh cho đến ngày sụp đổ.)

    Thấy triều Thanh sợ dân nhớ về nhà Minh sao mà nó giống triều Hồ sợ “nhân dân ta” nhớ đến nhà. . . VNCH quá!
    Nó giống nhau là nhà Thanh hay nhà Hồ gì thì cũng đầy khắp công an nhà tù, nhưng lại sợ một hai câu thơ hay tựa một bài hát như “Việt Nam tôi đâu?”
    Cách mạng anh hùng gì đâu mà. . .thỏ đế quá, chỉ có câu hỏi VN tôi đâu thôi mà cũng nhốt tác giả tới bốn năm tù!
    Nhà Thanh thống trị Tàu 266 năm, rồi cũng tiêu.
    Còn một tuần lể nữa là triều Hồ cướp nhà VNCH được 41 năm, vậy khi nào Hồ. . .khô?
    Câu hỏi làm mấy em DLV nhao nhao nói 100…200 năm nữa…
    Nhưng khoan đã…
    Đảng ta có thật sống dai?
    Hay ai cũng biết sáng mai. . .từ trần?

    Người ta thường nói “bứt mây động rừng”, nhưng kỳ nầy ông Trọng Dân “ác quá”, bứt luôn. . .cái rừng lớn ba bài một lượt làm cọng mây. . .Trọng Lú lo sốt vó à nha.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Tự Do Huynh nhìn xa trong rộng, bởi vậy, mưu kín của Trong Dân khó mà thoát qua được con mắt của Huynh. Colt 45 xem chừng ra lợi hại quá….Kính

      (Sao mà hiểu được thâm Ý của mạt Dân hay vậy? Bái phục! )

    • tonydo says:

      Được ông Trọng Dân khen, quân dân ta nở mặt nở mày quá trời!
      Dù Colt 45-38 hay K54-59, vớ được thứ nào dân ta cứ vùng lên chơi thứ đó, chỉ không quá 4 năm nữa thôi hai bác ạ.
      45 năm. (4+5=9).
      Số 9 là số của ông Hồ Chí Minh!
      Kính hai đàn anh!
      Hẹn ngày chiến thắng!

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Hề hề hề… Đổ Huynh quả là quá khéo- Có điều là số 9 tuy của Hồ nhưng số 6 lại là của …tổng bí thư Lú thì sao?

        (Cho nên biết đâu từ 4 xuống còn 2 )
        Kính

  3. ĐẠI NGÀN says:

    LƯỚT NHẸ QUA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA NƯỚC TRUNG QUỐC

    Thời cổ đại Trung hoa chia nhau ba khuynh hướng chính trị chủ yếu là đạo gia, nho gia, và pháp gia.
    Đạo gia tiêu biểu bởi Lão tử, Trang tử, có cái cốt lõi à chủ trương vô vi nhi trị. Đây có thể coi như khuynh hướng dân chủ tự do kiểu phương Tây mà Trung Quốc có đầu tiên. Vô vi không phải không làm gì hết, bỏ phế việc đời, mà là hành sử việc đời hoàn toàn tự nhiên, không gò bó giả tạo, đó là khuynh hướng chính trị chủ đạo lớn nhất của Lão Trang mà nếu chỉ hời hợt, nông cạn người ta khó nhận ra được.

    Đối lại với phái đạo gia là nho gia, tiêu biểu bởi Khổng tử và Mạnh tử. Đó là những người quá tích cực trong việc chính trị, biến chính trị thành ra máy móc, cứng nhắc vô cùng. Khổng tử bảo mình suốt đời mòn chân lỏng gối để lo cho đời, Mạnh tử cũng noi gương như thế, cuối cùng cả hai ông vẫn thất bại, chỉ phổ biến được yếu tố tư duy nhân bản trong xã hội, còn đời thì loạn vẫn cứ loạn, không khi nào kết thúc được theo kiểu lý tưởng của hai ông.

    Nhưng vượt lên phái nhân văn phong kiến quan chủ của nho gia, phái pháp gia chủ trương độc tài tuyệt đối, hoặc độc tài cá nhân hay độc tài cùa nhóm cá nhân, có thể làm cho xã hội được thiết chế theo kiểu bóp nghẹt để ổn định nhất thời, nhưng mọi sự hi sinh là quá đáng, đánh đổi tính nhân văn bằng tính bạo lực phản nhân văn trong toàn xã hội. Cái tệ hại của phái pháp gia là như thế, chẳng có gì vinh quang để tán dương họ.

    Đến khi học thuyết Mác của phương Tây ra đời, được Lênin vận dụng ở Nga và Mao Trạch Đông mang về áp dụng trong xứ sở của mình, toàn bộ các nền móng cũ của tam phái truyền thống Trung Hoa đều bị khống chế hay xóa bỏ cả. Mao Trạch Đông vận dụng một sách lược hoàn toàn mới, tách lý khỏi truyền thống Trung Hoa dưới khẩu hiệu độc tài vô sản như Mác đã đề ra, nhưng phiên dịch thành kiểu đặc thù hơn là nông thôn bao vậy thành thị, cách mạng văn hóa theo kiểu phục vụ độc tài của lãnh tụ, biến xã hội thành xã hội kiểu hồng vệ binh, trở thành một trại lính kinh tế khổng lồ cho mãi đến thời Đặng Tiểu Bình mới chuyển sang hướng mới là đổi mới kinh tế xã hội để mèo có thể bắt chuộc được mà không phải chỉ loại mèo giấy.

    Như vậy rõ ràng đến thời Mao thì mọi truyền thống cổ đại hàng ngàn năm của Trung Hoa hầu như bị xóa sạch. Xã hội chỉ còn một khuynh hướng là tuân thủ toàn diện theo chuyên chính vô sản mà không bất kỳ ai có tư tưởng hay quan điểm gì mới. Đó là chính sách độc tài tập trung toàn diện, dùng mọi biện pháp tổ chức và tuyền truyền để khống chế xã hội theo mục tiêu của học thuyết Mác. Dĩ nhiên đó cũng chỉ là mặt bề ngoài, còn thực tâm tham vọng quyền hành cá nhân của các lãnh tụ cộng sản như Mao và những người đi theo Mao thì có trời mới biết.

    Cuối cùng rất khen Đặng Tiểu Bình đã làm được cuộc cách mạng ngược hẳn lại cuộc cách mạng đầy phá tán của Mao trước đó, đó là một điểm son và công lao to lớn của Đặng. Có điều nếu Mao theo phương Tây theo hướng khác thì Đặng lại theo phương Tây theo hướng khê

    • Cuối cùng rất khen Đặng Tiểu Bình đã làm được cuộc cách mạng ngược hẳn lại cuộc cách mạng đầy phá tán của Mao trước đó, đó là một điểm son và công lao to lớn của Đặng. Có điều nếu Mao theo phương Tây theo hướng khác thì Đặng lại theo phương Tây theo hướng khác. Mao theo hướng chuyên chính vô sản mà Mác đã vạch ra, cố nhiên đã thất bại. Đặng theo phương Tây trong hướng kinh tế thị trường, đó là sự thành công của Đặng đã vực được đất nước Trung Quốc dậy. Tuy nhiên bởi mọi truyền thống Trung Hoa cũ đều đã bị Mao phá hết, nên Đặng cũng đành chịu phép, tức là vẫn nương theo bóng Mao để làm cuộc cách mạng đổi mới theo ý mình. Nên điều đáng tức cười là Trung Hoa vẫn đã thất bại trước phương Tây, bị uống thuốc của phương Tây chẳng khác gì bài học trước liệt cường trước kia. Có nghĩa gió Đông thực chất vẫn không thổi bạt được gió Tây như Mao đã từng giả tạo tuyên bố là như vậy. Thật đáng tiếc thay và uổng thương thay cho trí tuệ của nhân dân Trung Quốc.

      THƯỢNG NGÀN
      (21/4/16)

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Thưa,

        Cám ơn thầy Ngàn phê vài câu về vấn đề này- tuy nhiên, Đặng cũng chỉ…”sửa sai” Mao hơn là làm Kách Mệnh.

        Mở cửa cho ngoại quốc đầu tư thì nhiều quốc gia đã làm trước đó, cũng cố tư bản nhà nước song song với tư bản nước ngoài thì Nhật – Đức cũng đã làm trước đó, đẩy mạnh các đặc khu kinh tế thì nước Anh cũng đã làm trước đó, Thúc đẩy lắp ráp gia công để giảm đói nghèo thất nghiệp thì Hoa Ky cũng đã làm trước đó.

        Thiển nghĩ, Đặng chỉ là hạng người “Xuân Tóc Đỏ” của thời cuộc với bàn tay đầy máu sau vụ cho xe tăng ( tank) bắn vào dân lành tại Thiên An Môn.

        Ki’nh

  4. Minh Đức says:

    Tập Cận Bình đang làm cuộc thanh trừng để tập trung quyền lực vào tay mình giống như Stalin đã làm. Nếu Tập Cận Bình thành công trong việc tập trung quyền lực thì Trung Quốc sẽ đi theo đường lối gây chiến tranh để bành trướng.

    Khả năng các tướng lãnh và cơ quan mật vụ bị mất địa vị, quyền lợi sẽ đảo chánh Tập Cận Bình có thể xảy ra. Trước đây, Stalin cũng đã phải đổi người lãnh đạo cơ quan mật vụ KGB mấy lần, trong số 5 ông thống chế thì bỏ tù 3 ông, 15 ông tướng thì thay 13 ông, 9 ông đô đốc hải quân thì thay 8 ông.

Leave a Reply to Nguyễn Trọng Dân