WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

‘Đất nước mình ngộ quá phải không anh?’

Bài thơ dưới đây được một cô giáo ở Hà Tĩnh đăng trên trang Facebook cá nhân. Bài thơ đã nhanh chóng nhận được sự chia sẻ của cộng đồng. Nhưng đồng thời, nó cũng khiến cô giáo Trần Thị Thanh Lam gặp rắc rối. Sở giáo dục tỉnh Hà Tĩnh đã buộc cô gỡ bài khỏi trang Facebook và công an Hà Tĩnh đã ‘thăm hỏi’ cô.

Được biết cô giáo Trần Thị Thanh Lam dạy văn ở Trường THPT chuyên Hà Tĩnh. Dưới đây là bài thơ của cô.

 

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

Trần Thị Lam, Gv Trường Chuyên – Hà Tĩnh

13118878_1729596700658014_6658953839995271336_n

5 Phản hồi cho “‘Đất nước mình ngộ quá phải không anh?’”

  1. quandannambo says:

    Cái đảng của mình kỳ quá phãi không em?
    *
    Cái đảng của mình kỳ quá phãi không em?
    Ngót chín mươi năm mà vẫn không chịu lớn.
    Ngót chín mươi năm mà vẫn còn bú-mớm.
    Ngót chín mươi năm mà chẵng chịu thành người.

    Cái đảng của mình tệ quá phãi không em?
    Cướp đất, cướp nhà đuỗi dân đi tứ xứ.
    Biển-đảo cha ông đã không gìn-giữ.
    Lại ngang-nhiên đem cống-nộp cho Tàu.

    Cái đảng của mình đễu quá phãi không em?
    Hiến-pháp độc-tài dối dân, lừa nước.
    Láo-xạo, bịp-lường nói cho lấy được.
    Biếng-nhác, ngu đần, độc ác, tham-lam .

    Cái đảng của mình khốn-nạn phãi không em?
    Chống Mỷ, cõng Tàu, buôn dân bán nước.
    Đất-nước có gì, đảng đem bán hết.
    Con cháu sau này lê-lết kiếp lao-nô.

    Cái đảng của mình đáng chết phãi không em?
    Bản-chất vượn-người của thời nguyên-thủy.
    Ở lổ, ăn lông không còn lý-trí.
    Buồn lắm em ơi! Đất-nước buổi suy-đồi.
    quandannambo.@yahoo.com.sg

  2. Trần Tưởng says:

    “Nữ kiệt xứ … dừa ” của anh chàng Tonydo nhà ta đâu rồi nhỉ ? Có dám họa vận bài thơ này
    không ? Hay là vẫn câm như … dừa khô ???!!!!

  3. says:

    Đất nước mình có rừng vàng biển bạc,
    Đảng hưởng lạc dân hưởng đói nhăn răng.
    Còn giai cấp nhân dân là vô sản.
    Chỉ có đảng là tất cả vì dân.
    Còn dân chết, cá chết đâu đáng kể,
    Đáng kể rằng đảng lãnh đạo vì dân?
    Còn dân hỏi thì xin đừng hỏi đảng
    Đất nước mình “chỉ có thế là cùng”(Trich lời TBT Trọng: chỉ có thế là cùng”)

  4. Lão Ngoan Đồng says:

    Phải công nhận có những người tức cảnh sinh tình sáng tác những vần thơ tuyệt vời.
    Khốn nạn nhất là những vần thơ ấy bị vùi dập thô bạo bởi bọn độc đoán ngu si sợ sự thật.
    Chúng từng cấm đoán bài nhạc Bên Cầu Biên Giới của Phạm Duy, bài thơ hay của Hữu Loan
    Nhưng sự thật muôn đời vẫn còn đó, cuối cùng chân lý vô tội thằng cường quyền gian manh
    Theo tôi ngộ nghĩnh nhất là CS đào hố chôn chính chúng mà hố đã quá sâu sao CS chưa chết !
    Càng ngày tôi càng thất vọng và thậm chí tin rằng GIỜI KHÔNG CÓ MẮT, CÓ TIM, CÓ ÓC ….

  5. Dan Viet says:

    đừng hỏi câu đó, hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá. HAHAHA!

Leave a Reply to Dan Viet