WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chủ nghĩa yêu nước không phải là chủ nghĩa phát xít

 

Thủ đô Warsaw, Ba Lan, ngày 13/12/1981 - Ảnh: Tư liệu

 

Cách đây tròn 30 năm nhà nước cộng sản Ba Lan đã ban hành tình trạng chiến tranh. Đây là một sự kiện lịch sử lớn của Ba Lan, một chủ đề gây tranh cãi không nhân nhượng suốt 20 năm nay kể từ khi chế độ cộng sản Ba Lan bị sụp đổ vào năm 1989.

Vào lúc 6 giờ sáng, ngày 13/12/1981 đài phát thanh Ba Lan đã phát đi lời của đại tướng Wojciech Jaruzelski, nhà lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước cộng sản Ba Lan, công bố rằng, dựa trên quyền hiến định, Hội đồng Quân sự Cứu quốc được thành lập và theo pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước, ông thông báo ban hành tình trạng thiết quân luật trên cả nước.

Tình trạng thiết quân luật bị đình chỉ vào ngày 31/12/1982 và bãi bỏ sau 586 ngày, vào ngày 22/7/1983.

Mùa Thu năm 1980, trước sức ép mạnh mẽ từ các cuộc tranh đấu can trường và bền bỉ của dân chúng Ba Lan, đi đầu là giai cấp công nhân, nhà nước cộng sản Ba Lan đã phải nhượng bộ và chấp nhập 21 yêu sách của phong trào Đoàn kết, trong đó có quyền được thành lập công đoàn độc lập. Họ đòi hỏi công đoàn phải là tổ chức bảo vệ lợi ích của người lao động, chứ không thể là công cụ để chính quyền sử dụng phục vụ cho sự kiểm soát xã hội của đảng.

Công đoàn Đoàn kết Ba Lan từ đây đã ra đời và chỉ trong vòng ít tháng sau trở thành một trong những phong trào quần chúng lớn nhất trong lịch sử đấu tranh của công nhân lao động thế giới, với gần 10 triệu thành viên, đánh dấu một bước ngoặt to lớn của nhân dân Ba Lan trong các hoạt động phản kháng, chống lại chế độ cộng sản, đòi tự dân chủ và cải thiện dân sinh.

Dưới sự lãnh đạo của Công đoàn Đoàn kết, làn sóng đình công và biểu tình tiếp theo dồn dập, lan rộng trên cả nước, đã khiến chính quyền cộng sản Ba Lan lo ngại sâu sắc và phải tính đến khả năng áp đặt tình trạng thiết quân luật để ngăn chặn bất ổn xã hội và dập tắt phong trào dân chủ non trẻ.

Tuy nhiên, lý do chính thức cho việc ban hành tình trạng thiết quân luật mà nhà chức trách đưa ra là tình hình kinh tế của đất nước hết sức khó khăn, hàng hoá tiêu dùng thiếu nghiêm trọng và sẽ không đủ điện cung cấp cho mùa đông trước mối đe dọa một cuộc tổng đình công toàn quốc. Ngoài ra, sự đối đầu của xã hội leo thang có thể dẫn tới mất khả năng kiểm soát của chính quyền. Đồng thời chính quyền cũng muốn ngăn ngừa một cuộc can thiệp quân sự của Liên Xô vào Ba Lan như đã từng xảy ra ở Tiệp Khắc vào mùa xuân 1968.

Ngay trước nửa đêm ngày 12 tháng 12 năm 1981, chiến dịch đàn áp, bắt giam các nhà lãnh đạo và thành viên của phe đối lập đã bắt đầu.

Nếu một ai tưởng rằng, cuộc tranh đấu giành tự do của nhân dân Đông Âu nói chung và của dân tộc Ba Lan nói riêng, được tiến hành bằng phương pháp tranh đấu bất bạo động, đã làm chuyển hoá thể chế cộng sản sang thể chế tự do, dân chủ một cách êm ả, thì hoàn toàn sai lầm. Người Ba Lan đã phải trả giá rất cao!

Cảnh sát, quân đội được huy động cho việc đàn áp phong trào đối lập trong giai đoạn thiết quân luật ở Ba Lan với quy mô lớn chưa từng có: 70 ngàn binh sĩ, 30 ngàn công an, 1.750 xe tăng, 1.900 chiến xa và 9 ngàn xe ô tô.

Tâm lý xã hội Ba Lan căng thẳng, ngột ngạt, bao trùm nỗi ám ảnh bị bắt bớ, tra hỏi, hành hạ bởi an ninh, mật vụ bất cứ lúc nào, và bất kỳ lý do gì nếu nhà chức trách có ý nghi ngờ. Chỉ trong năm 1981-1982 đã có gần 2.900 người Ba Lan tự tử!

Một cuộc “Exodus” không kém gì người miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Gần một triệu người Ba Lan bằng mọi cách đã bỏ chạy khỏi đất nước. Công đoàn Đoàn kết đã phải rút vào hoạt động bí mật.

11 ngày sau khi ban hành thiết quân luật, có tới 4 ngàn người, chủ yếu là các nhà lãnh đạo và những người tham gia các cuộc đình công và biểu tình bị toà án buộc tội và kết án tù giam. Trong gần hai năm thiết quân luật con số bị nhà cầm quyền cộng sản bắt giam lên tới gần 10 ngàn người.

Năm 2006, Viện Tưởng niệm Quốc gia Ba Lan đã ước tính số tử vong trong các cuộc biểu tình, đình công là 56 người. Tổng số người chết trong năm 1981-1989, tức là từ lúc ban hành thiết quân luật tới khi chế độ cộng sản sụp đổ khoảng 100 người.

Ban hành tình trạng chiến tranh, nhà nước cộng sản Ba Lan đã đặt đất nước vào một cuộc khủng khoảng còn tệ hại hơn trước.

Một năm trước, cũng nhân dịp này, trả lời phỏng vấn của nhật báo “Polska The Times” ngày 12/12/2010, giáo sư lịch sử, chính trị học Ba Lan Atoni Dudek nói rằng, những năm 80 là thập kỷ kinh khủng nhất của Ba Lan. Các cơ sở kinh tế bị đổ vỡ không thể cứu vãn vì sản xuất tê liệt và chịu sự trừng phạt, phong tỏa kinh tế của Mỹ và phương Tây. Trong cuộc chạy đua với nền văn minh, dân tộc Ba Lan đã bị bỏ lại rất xa, với khoảng cách nhanh chưa từng thấy trước đó.

Để tồn tại nhà nước cộng sản Ba Lan đã nỗ lực vay tiền nước ngoài. Chỉ trong thập niên 80, nợ nước ngoài của Ba Lan tăng gấp đôi, từ 20 tỷ đôla lên hơn 40 tỷ đôla. Giáo sư Atoni Dudek cũng cho biết, sau hơn mười năm xây dựng hệ thống dân chủ và khôi phục kinh tế, dân Ba Lan mới té ngửa ra rằng, 4 tỷ đôla tiền tiết kiệm của họ gửi tại Ngân hàng Thương mại (Bank Handlowy) và Ngân hàng Pekao đã bị nhà cầm quyền cộng sản “giật tạm” và xài hết sạch! Nhà nước dân chủ đã phải đóng kín thông tin vào lúc đó, không dám công bố cho công luận biết sự việc động trời này, xem nó như là bí mật quốc gia, nhằm ngăn ngừa tình cảnh hoảng loạn của dân chúng.

Trong năm 2005, Tổng thống Ba Lan, ông A. Kwasniewski, từng là một cựu đảng viên cộng sản Ba Lan, đã chính thức xin lỗi nhân dân Ba Lan về việc ban hành tình trạng chiến tranh và thừa nhận việc đàn áp nhân dân của chế độ cộng sản trong thời gian này là tội ác chống dân tộc.

Thế nhưng, người đứng đầu nhà nước cộng sản Ba Lan cuối cùng, đại tướng Wojciech Jaruzelski, luôn bảo vệ quan điểm của mình. Rằng, ban hành tình trạng thiết quân luật năm 1981 ông đã tránh cho Ba Lan khỏi sự can thiệp quân sự của Liên Xô, tránh một cuộc đụng độ đẫm máu có thể xảy ra. Rằng, giữa hai cái xấu ông đã phải chọn cái ít xấu hơn. Quan điểm của ông chưa bao giờ có được đồng thuận trong xã hội và càng ngày càng ít đi số người ủng hộ sự biện minh này.

Cơ quan thăm dò dư luận xã hội Ba Lan Pentor cho thấy, trong tháng 11/2010 chỉ còn 41 % người Ba Lan nhận định việc ban hành tình trạng chiến tranh là hợp lý (tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 1995), 33% cho rằng phi lý và 27 % không có ý kiến.

Trong năm 1995, lần đầu tiên Pentor thực hiện thăm dò dư luận về quyết định áp đặt thiết quân luật. Lúc đó có tới 49% số người nói quyết định là hợp lý, 27% là phi lý và 24% không có ý kiến. Kết quả trong năm 2002 làm nhiều người ngạc nhiên hơn: 54% hợp lý, 19% phí lý và 27% không có ý kiến.

Tổng hợp các cuộc điều tra dư luận trong suốt 15 năm qua đã chỉ ra rõ rệt rằng, để tránh một cuộc xâm lăng của Liên Xô là luận cứ cơ bản mà từ đó người Ba Lan đưa ra nhận định về sự hợp lý hay không của việc ban hành tình trạng thiết quân luật.

Trong năm 2010, tới 33% lấy lý do này, trong khi 19% cho rằng chính quyền cộng sản Ba Lan muốn “ngăn ngừa sự sụp đổ”, 12% để “hủy diệt Công đoàn Đoàn kết”, 23% vì những nguyên do khác.

Năm nay, kỷ niệm 30 năm, vào thứ  Hai, ngày 12/12/2011, trong khi tướng W. Jaruzelski, ở tuổi 88, phải nhập viện chữa bệnh, thì vào buổi tối một cuộc biểu tình của vài trăm người đã diễn ra trước nhà riêng của ông, như thông lệ hàng năm từ suốt 21 năm nay, kể từ khi Ba Lan giành được tự do dân chủ. Họ mang theo biểu ngữ: “Đả đảo cộng sản”, “Chủ nghĩa yêu nước không phải là chủ nghĩa phát xít”, “Chúng tôi vẫn nhớ”…

Đúng như thế! Không thể nhân danh yêu nước, bảo vệ đất nước và ổn định chính trị xã hội mà chính quyền lại trở thành phát xít với chính người dân của mình. Thông điệp của người Ba Lan rất rõ ràng. Cũng rõ ràng như thông điệp từ các phiên toà xét xử tướng W. Jaruzelski và những người gây tội ác với nhân dân trong thời kỳ cộng sản: Dư luận Ba Lan đồng tình rằng, việc xét xử chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ công lý, chứ không phải trả thù những người cộng sản; là cốt nhắc nhở để cái ác của quá khứ lịch sử không tái diễn và để lại bài học cho các thế hệ tương lai!

Cũng tối ngày 12 và trong ngày 13/12 tại nhiều thành phố Ba Lan các hội đoàn và chính quyền còn tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tuần hành và đốt nến cầu nguyện cho các nạn nhân bị chết trong giai đoạn thiết quân luật và trong suốt thời kỳ chế độ cộng sản cai trị.

 

Biểu tình trước nhà cựu lãnh đạo CS, tướng W. Jaruzelski tối ngày 12/12/2011

Một cuộc tuần hành khác tại thủ đô Warsaw tối ngày 12/12/2011

 

© Lê Diễn Đức – RFA Blog

 

Phản hồi