WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người & Đất Sài Gòn

Nowy obraz (3)

Gửi Trần Huỳnh Duy Thức

Tôi sinh ra ở Sài Gòn, nơi vẫn được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Ðông. Chỉ tiếc có điều là ngay tại chỗ tôi mở mắt chào đời (Xóm Chiếu, Khánh Hội) thì lại không được danh giá hay ngọc ngà gì cho lắm. Đây thường là nơi ngụ cư của những tay anh chị, những cô gái ăn sương, những đứa trẻ bụi đời, những phu phen bốc vác ở kho Năm, hay đám “đào kép cải lương say tứ chiếng” – theo như lời của nhà thơ Cao Đông Khánh:

sàigòn, chợ lớn như mưa chớp
nát cả trùng dương một khắc thôi
chim én bay ngang về xóm chiếu 
nước ròng ngọt át giọng hàng rong

hỡi ơi con bạn hàng xuôi ngược
trái cây quốc cấm giấu trong lòng
hỏi thăm cho biết đường ra biển
nước lớn khi nào tới cửa sông 

sàigòn khánh hội gió trai lơ
khi ấy còn tơ gái núi về
đào kép cải lương say tứ chiếng
ngã tư quốc tế đứng xàng xê

 

Dù “xàng xê” và “cải lương” tới bến nhưng khi “cách mạng về” là dân Khánh Hội đều “hết say tứ chiến” cấp kỳ. Tui, tất nhiên, cũng tỉnh táo liền. Tỉnh rồi mới bắt đầu hớt hải “hỏi thăm cho biết đường ra biển,” và cuống quýt đâm xầm vào giữa đại dương, bỏ lại S.G – như cắn răng cắt bỏ một phần thân thể của chính mình.

Tuy thoát thân nhưng không ít đêm, những đêm khó ngủ, tôi vẫn lò dò trở về chốn cũ. Có khi, tôi đứng ngẩn ngơ nhìn chiếc bong bóng vừa mua đã (lỡ) tuột khỏi tay – lơ lửng bay giữa những hàng cây, vào một buổi chiều Sài Gòn vừa tắt nắng – mà muốn ứa nước mắt vì tiếc và buồn.

Cũng có khi tôi ngồi trước một xe bán bò viên, chăm chăm nhìn thùng nước lèo vừa mở nắp, và tưởng chừng như không gian (của cả Sài Gòn hoa lệ) bỗng ngạt ngào hương vị. Chút nước thánh này – sau khi đã nhai thiệt chậm miếng thịt pha gân vừa ròn, vừa ngậy –    hoà nhẹ với chút xíu tương đỏ, tương đen, cùng ớt xa tế ngọt ngọt cay cay làm cho thằng bé xuýt xoa … cho đến lúc cuối đời.

Tác giả ngồi phía tay phải

Tác giả ngồi phía tay phải, nhà báo Lê Diễn Đức (giữa)

Nhiều khi, tôi ngồi chò hỏ trước nhà (mặt buồn thiu) vì không được bố mẹ nhẹ nhàng đặt vào tay năm cắc hay tờ giấy bạc một đồng – như thường lệ. Chỉ cần năm cắc thôi là đủ khiến chú Chệt vội vã ngừng xe, mở ngay nắp bình móp, lấy miếng kem đầy đặn – xắn một phần vuông vắn, cắm phập vào que tre – trịnh trọng trao hàng với nụ cười hiền lành và tươi tắn. Cắn một miếng ngập răng, đậu xanh ngọt bùi, thấm lạnh dần qua miệng lưỡi, rồi tan từ từ… suốt cả thời thơ ấu.

Năm cắc là giá của nửa ổ bánh mì tai heo, nửa má xoài tượng, một xâu tầm ruột ướp nước đường, một cuốn bò bía, một trái bắp vườn, một ly đậu xanh đậu đỏ bánh lọt, một dĩa gỏi đu đủ bò khô, một khúc mía hấp, năm cái bánh bò nước dừa xanh đỏ, hay mười viên cái bi ròn ròn cái bi ngon ngon nho nhỏ…

Một một đồng thì (ôi thôi) là cả bầu một trời, và một thời, hạnh phúc! Một đồng mới mua được quả bóng bay. Chiều Sài Gòn mà không có bong bóng (cầm tay) để tung tăng e sẽ là một buổi chiều… tẻ nhạt. Những chùm bóng đủ mầu sẽ rực rỡ hơn khi phố đã lên đèn, và sẽ rực rỡ mãi trong trong ký ức của một kẻ tha hương – cho mãi đến khi tóc đã điểm sương.

Dù một trời, và một thời, hạnh phúc xa xưa đã vuột khỏi tay – như quả bóng bay, không may, chiều nào, vào thưở ấu thời – tôi vẫn “sẵn sàng” nổi nóng nếu ai vô ý đặt chân đến cái phần thiên đường đã mất của mình.

Có bữa, bên bàn nhậu, Lê Diễn Đức bỗng nói khơi khơi:

- Tôi là dân Sài Gòn mà.
Tôi trợn trừng mắt:
- Đừng có nói giỡn cha!
- Thiệt mà, tôi sống ở Sài Gòn gần hai chục năm chớ đâu phải ít.

Tới lúc đó tôi mới chợt nhớ ra là mình đã bỏ đi từ quá lâu rồi, còn tư cách gì để mà giữ S.G (mãi mãi) nữa nên đành xuôi xị:

- Bộ lâu dữ vậy sao?

Sau Lê Diễn Đức, tôi còn biết thêm nhiều nhân vật khác, cũng đã chọn S.G làm quê hương chỉ vì nó quá … dễ thương – theo mắt nhìn của họ:

- Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh: “Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không.

Quê quá, phải dừng theo! Nhiều năm sau, ở Hà Nội, những ngã tư đông đúc như Tràng Tiền-Hàng Bài, ngoài một chú cảnh sát đứng bục, thường phải thêm có 4 chú cầm gậy chặn bốn phía, lùa, đuổi mà cũng không xuể.

Lên xe bus, xe đò trong Nam luôn cho hắn những cảm giác thích thú để quan sát. Đủ các hạng người, mà sao không chen lấn, cãi vã. Khách nhường ghế cho nhau, thăm hỏi, chỉ đường tận tình (những thứ mà cho đến hôm nay, trên xe bus Hà Nội, người ta phải ghi lên tấm biển to đùng, thành “Nội quy”). Lơ xe lăng xăng xách, buộc chằng đồ cẩn thận cho khách, nhảy lên mui, đeo bên thành xe la nhắc người dưới đường cẩn thận.”
- Nguyễn Quang Lập: “Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn…Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy giành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời.

Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí…

Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính.
Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.”

Tôi cũng “sửng sốt” không kém khi nhìn thấy bức hình của một người S.G (nữa) giữa phố Nguyễn Huệ – vào chiều chủ nhật, 15 tháng 5 năm 2016 vừa qua – trên trang RFA:

Nowy obraz (5)

Bức ảnh người đàn ông toạ kháng một mình trên phố đi bộ Nguyễn Huệ chiều 15 tháng 5 được chụp bởi một người chơi ảnh tên Bùi Dzũ nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Không lâu sau đó, cư dân mạng biết tìm ra đó chính là nhà báo/blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người đã phát động phong trào toạ kháng để đòi sự minh bạch về thảm hoạ môi trường. Tấm ảnh được chính người chụp gọi tên là “Người đàn ông cô đơn”.

Tôi không biết rõ Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Lập, Huỳnh Ngọc Chênh … nguyên quán nơi đâu nhưng biết chắc là họ đã sống hết lòng (qua từng hơi thở, từng dòng chữ, từng bước chân) để cố giữ lại được cho S.G – phần nào – nhân phẩm và đạo lý.

Bao giờ mà ở những góc đường vẫn có những bình trà đá, những thùng bánh mì, những quán cơm, những nơi vá xe (miễn phí) và bao giờ mà vẫn còn qúi vị thức giả sẵn sàng đối diện với cường quyền thì S.G vẫn chưa thể mất. Tôi không mất S.G đâu nhưng thành phố này đã mất tôi, và mất tự lâu rồi. Cái thứ đồ bỏ chạy (mất dép) trong cơn quốc biến, và cúi mặt đi luôn như tôi thì dù có mất luôn (phỏng) có gì đáng để bận tâm.

 

© Tưởng Năng Tiến

10 Phản hồi cho “Người & Đất Sài Gòn”

  1. Khánh Nguyen says:

    Cộng sản đến đâu, gieo sầu đến đó.

  2. Người Saigon says:

    Thật tội nghiệp cho bác Hoàn Vũ, đọc một câu như vậy mà chẳng chịu hiểu, lại còn mắng cả tác giả là lẩm cẩm. Oan!

  3. tt says:

    Thành phố nào có VC đi qua, thành phố đó coi như thành phố chết bởi vì BẢN CHẤT của cộng sản là
    PHÁ HOẠI, KHỦNG BỐ, ĐỐT SÁCH, HỦY DIỆT VĂN HOÁ,… Nhất là Saigon “được” mang tên “bác” !

  4. Sài gòn ả lớ says:

    Nhìn thấy SG mà lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa, do thù hận mà không về đành đứng từ xa chửi bậy chứ làm sao bây giờ!

    • Tien Ngu says:

      Trật!

      Sài Gòn còn đéo đâu nữa mà về. Bị Cộng láo nó đổi tên thành Hồ chí Minh rồi.

      Mẹ bà nó, nó cố tình theo gương Liên Xô, Liên Xô có Lenin gờ rát, sì ta lin gờ rát, thì VN Cộng láo cũng phải có thành phố mang tên lãnh tụ nghe.
      Quá xá thúi cho cái vụ bắt chước của Cộng láo.

      Thương là thương Sài gòn xưa, còn cái thành phố Hồ chí Minh bây giờ thì nên…nhổ phẹt phẹt.

      Chỉ có cò mồi Cộng láo nó tự hào, tự sướng với cái thành phố đó thôi.

      Mưa xuống thì…thúi, ngập.
      Nắng lên thì cũng…thúi. Đứng gần sông, mới thấy…thương dân cư ngụ.

      Bớt láo tự sướng đi cò mồi à…

  5. nguyen ha says:

    Nhìn thấy Saigon mà thương quá ! Tan nát “một đời hoa”! Đalạt củng thế ! Hầu hết các đô thị của Miền Nam củ, đả biến dạng từ hiền hòa -êm ả chuyển sang dử tợn -hung hăng !! CNCS đả biến cái THIỆN trở thành cái ÁC,! Đó là chính sách-đương lối “học tập theo Lời Bác “. Ai đả đến Budapest (Hungary) va Praha (Tiệp khắc) lúc CS vừa sụp đổ. Một thành phố vang -bóng-một-thời của Châu Âu ,mà tàn tạ hết chổ nói,không khác nào một “mệnh phụ” bị thằng “phải gió” hành hạ ! Thế mới biết CNCS ,nó dể sợ đến mức nào !! Huống chi,hòn-ngọc -viển -đông ! Đúng là :”Tiếc thay cây quế giửa rừng,để cho thằng Mán-thằng mường nó leo”. Thằng Mán- thằng Mường chính là HCM !!

  6. NGÀN MAI says:

    SÀI GÒN TỨ PHƯƠNG

    Sài gòn tứ chiến giang hồ
    Tụ về cả nước chớ nào khác đâu
    Đã từ cái thuở xa xưa
    Thời nay cũng vậy sẽ hoài tương lai

    Bởi ai ngăn nước chảy tràn
    Be bờ cũng vậy chỉ càng phí công
    Đất lành chim đậu tự nhiên
    Miền Nam là vậy đâu riêng Sài gòn

    Vô tư thoải mái nào hơn
    Thẳng như ruột ngựa chập chờn mà chi
    Nhiều tay anh chị lắm khi
    Một thời ngang dọc kể gì riêng tư

    Sau này cũng đã đổi rồi
    Cái lò trí thức cho toàn Miền Nam
    Di cư ba bận rõ ràng
    Bao anh trí thức vào Nam sướng đời

    Nên thì ai muốn chịu chơi
    Cho dù các tỉnh cũng đều vô đây
    Phất lên nếu được cũng hay
    Còn mà không dẫu cùi đày chẳng sao

    Sài gòn đâu phải cái ao
    Mà là cái biển hay hồ nước trong
    Nước trong cá lội thành dòng
    Ai vô đây cũng thong dong một đời

    MAI NGÀN
    (09/6/16)

  7. Hoàn Vũ says:

    Tác giả có xỉn rôi nói lộn chăng? Ông Lê Diễn Đức, Nguyễn Quang Lập mà dân Sài Gòn cái mụ nội tui á! Dân thành Hồ còn chưa được! Viết lẩm cẩm!

    • Austin Pham says:

      Có thể ông LDD nói đùa là vì ông ta đã và đang sống ở little Saigon chăng?

Leave a Reply to Hoàn Vũ