WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hậu quả vụ Brexit

Brexit nghĩa là nước Anh (Britain) rời khỏi (Exit) Cộng Ðồng Châu Âu (EU) gồm 28 quốc gia. Hai năm trước, người ta đã bàn sôi nổi coi nước Hy Lạp (Greece) vỡ nợ có phải ra khối EU hay không, sinh ra chữ Grexit. Ngày nay, Brexit đã trở thành một chữ quốc tế. Tại phi trường Bordeaux, trước ngày dân Anh đi bỏ phiếu, tôi đã thấy trên mấy tờ báo Pháp bàn về vụ Brexit ngay trang nhất. Nhật báo Le Figaro đặt tựa: “Brexit: Châu Âu lo cơn bệnh lan truyền.” Mục quan điểm tờ Le Monde nói thẳng: “Mối nguy hiểm Brexit,” trong đó có mối lo nền dân chủ ở nhiều nước đang bị đe dọa vì phong trào cực hữu. Do đó, Le Monde kêu gọi Cộng Ðồng Châu Âu phải cùng nhau soi sáng lương tâm, can đảm tiến hành cải tổ các định chế.

Ảnh www.wykop.pl

Ảnh www.wykop.pl

Ngày Thứ Năm, dân Anh đã quyết định “ly dị” với EU với 51.8% trên 48.2%, mặc dù lãnh tụ các đảng chính trị đều khuyến cáo bỏ phiếu “không.” Kết quả cuộc bỏ phiếu chỉ có tính cách “khuyến nghị” chứ không bắt buộc, nhưng không chính phủ nào dám làm ngược lại. Thủ Tướng Cameron đã từ chức, để chịu trách nhiệm, nhưng người lên thay làm lãnh đạo đảng Bảo Thủ của ông sẽ gặp khó khăn. Vì đa số trong 650 đại biểu trong Viện Dân Biểu không ủng hộ Brexit. Nếu việc lập chính phủ gặp bế tắc, dân Anh sẽ bầu lại vào mùa Thu. Sau đó, chính phủ mới sẽ có hai năm để thể hiện ý chí của dân, thảo luận việc ra đi với các nước còn lại trong Cộng Ðồng Châu Âu. Hai bên sẽ quyết định xem nước Anh sẽ liên hệ với các nước còn lại như thế nào.Theo định chế của EU, những quyết định này phải được tất cả 27 nước đồng ý, cho nên cuộc thương thuyết sẽ kéo dài. Trong thời gian chờ đợi, kinh tế nước Anh sẽ suy sụp, điều mà chính những người cổ động ly khai cũng đoán trước.

Hợp tác giữa các nước Châu Âu là ý kiến được một nhà chính trị Pháp đưa ra từ thập niên 1950, với mục đích chấm dứt cảnh hai cuộc đại chiến thế giới trong thế kỷ 21 đều bắt đầu từ xung đột giữa các nước Châu Âu. Năm 1952, sáu quốc gia trong lục địa bắt đầu hợp tác kinh tế, ba nước Pháp, Ý và Tây Ðức đóng vai chủ chốt, cùng ba nước nhỏ. Ðến năm 1973 Anh Quốc mới tham dự, Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha xin vào năm 1986. Sau khi khối Cộng Sản Ðông Âu tan rã, nhiều quốc gia khác đã tham gia. Hiện nay còn những nước khác đang nộp đơn chờ đợi là Albania, Macedonia, Montenegro, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ; nhưng sau khi nước Anh rút ra thì còn lâu khối EU mới nghĩ đến việc thâu nhận thêm.

Ngược lại, người ta đang lo lực ly tâm sẽ lan từ Anh Quốc ra một số nước khác. Ðể ngăn chặn làn sóng ly khai, những nước còn lại trong EU sẽ có khuynh hướng gây khó khăn cho chính phủ Anh trong cuộc thương lượng sắp tới. Họ muốn chứng tỏ rằng việc rút ra khỏi Cộng Ðồng Châu Âu gây những hậu quả tai hại như thế nào, để những nước khác lấy đó làm gương. Vì vậy, nước Anh sẽ bị đặt vào một vị thế rất yếu trước khi bắt đầu cuộc thương thuyết.

Rời khỏi Cộng Ðồng Châu Âu, việc buôn bán giữa Anh Quốc và các nước khác sẽ mất hết những ưu đãi về thuế quan, chỉ còn dựa trên thỏa ước của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO). Một nửa hàng xuất cảng từ Anh Quốc bán sang Châu Âu, nay mai sẽ chịu thuế nhập cảng mới, bán giá đắt hơn. Hiện nay London là một trung tâm tài chánh quốc tế, nhưng mai đây địa vị đó sẽ mất. Nhiều ngân hàng và công ty tài chánh, đầu tư có thể dọn qua lục địa, thành phố Francfurt bên Ðức là nơi có triển vọng nhất. Khối lượng đầu tư quốc tế vào nước Anh sẽ giảm đi, nhiều công ty đa quốc sẽ rời khỏi London; khả năng của cả nền kinh tế về nghiên cứu, khám phá, canh tân sẽ giảm. Google và Facebook đã mở thêm trụ sở ở Ireland để có thể tiếp cận trực tiếp với thị trường Châu Âu. Hậu quả là nhiều người Anh sẽ mất việc làm, trong khi nạn lạm phát đe dọa sẽ gia tăng vì đồng tiền Anh mất giá, hậu quả là mức sống sẽ xuống thấp. Phong trào Ly Khai (Leave) ở Anh đã tiên đoán các hậu quả tai hại này, nhưng họ cho là chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Họ không cho biết ngắn hạn là bao lâu và làm sao để thay đổi cho khá hơn trong dài hạn!

Chính phủ Anh tương lai có thể xin cộng tác với các nước trong Cộng Ðồng Châu Âu theo thể thức đã áp dụng đối với Na Uy, một nước Bắc Âu không gia nhập EU. Nhưng khi Na Uy muốn được áp dụng thuế quan ưu đãi với các nước EU, họ đã phải chấp nhận những điều kiện ngặt nghèo, mà chính phong trào Ly Khai (Leave) ở bên Anh đã chống kịch liệt để thu hút phiếu của cử tri. Những điều kiện đó là: Chấp nhận hầu hết các luật lệ thương mại của EU (trong khi không được tham dự việc thảo luận về các diều luật đó); Chấp nhận người lao động các nước được tự do vào làm việc (một điều mà phong trào Ly Khai chống kịch liệt nhất, để kêu gọi dân Anh ủng hộ). Hơn nữa, giống như Na Uy bây giờ, nước Anh vẫn phải đóng góp vào quỹ của EU, mà không được tham dự vào việc quyết định sử dụng ngân sách.

Sau khi chính phủ Anh và các nước còn lại trong Cộng Ðồng Châu Âu thương thuyết xong về mối liên hệ mới, các nước có thể đem trưng cầu dân ý để biến thành hiện thực. Dân chúng Anh sẽ phải được hỏi ý kiến lần nữa, khi đó có thể một phong trào đòi trở lại với EU sẽ bùng lên!

Vụ Brexit sẽ ảnh hưởng tới nước Mỹ ra sao?

Hậu quả đầu tiên là đồng tiền Mỹ đang lên giá, không những đối với tiền Anh mà với cả các nước khác. Khi kinh tế thế giới bước vào một giai đoạn bất định vì kinh tế Anh và Châu Âu xuống thấp, những nước có tiền tiết kiệm sẽ tìm mua trái phiếu của Mỹ để có nơi gửi tiền an toàn, vì thế rất nhiều tiền được đem ra mua Mỹ kim. Vụ Brexit sẽ làm cho kinh tế Mỹ phát triển chậm lại, vì nước Anh và Châu Âu vẫn là những quốc gia mua bán nhiều nhất với Mỹ. Ngân Hàng Trung Ương Mỹ trước đây dự tính sẽ tăng lãi suất trong Tháng Sáu, nhưng bây giờ sẽ phải hoãn lại tới sang năm, khi triển vọng kinh tế xuống thấp. Ðồng đô la lên giá cũng khiến hàng xuất cảng của Mỹ khó cạnh tranh hơn. Tuy nhiên ảnh hưởng của Brexit trên kinh tế Mỹ sẽ rất nhẹ và không kéo dài. Khi London mất địa vị một trung tâm tài chánh thì vai trò của New York sẽ trở nên quan trọng hơn.

Một hậu quả chính trị sau vụ Brexit là nước Anh sẽ không còn đóng vai trò “trung gian” giữa nước Mỹ và khối Châu Âu. Ảnh hưởng của chính phủ Mỹ trên các nước Châu Âu sẽ giảm, trong những vấn đề quốc tế như Trung Ðông, Ukraine, vân vân. Khi nước Anh không còn ngồi trong một ghế lãnh đạo của Cộng Ðồng Châu Âu thì họ sẽ không có tiếng nói trong các vấn đề như Ukraine, trong kế hoạch đối phó với chính phủ Nga, cũng như các đe dọa khủng bố quốc tế, nạn di dân tràn ngập, vân vân. Những nước cựu Cộng Sản đang chờ xin gia nhập Cộng Ðồng Châu Âu sẽ phải chờ lâu hơn nữa. Trong khi chính các nước đó muốn nhờ vào các điều kiện về luật pháp tự do, vế chống tham nhũng do EU đặt ra, để chính họ cải tổ nhanh hơn. Chính phủ Nga sẽ nhân cơ hội lôi kéo các nước này.

Nhưng một căn bản cộng tác giữa Mỹ là Châu Âu là Minh Ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) sẽ không thay đổi. Khi nước Anh vắng mặt, chính phủ Pháp sẽ được tự do hơn thúc đẩy việc thành lập lực lượng quân sự chung của Châu Âu, mà trước đây chính phủ Anh không đồng ý. Như vậy thì khối NATO sẽ được chia sẻ trách nhiệm bảo vệ Châu Âu.

Thủ Tướng Cameron đã tiên đoán sai về dân tình khi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý. Một nhà bình luận kinh tế trên nhật báo Financial Times đã kết án ông thủ tướng vô trách nhiệm. Ông ta đã chịu hậu quả. Chính phủ các nước lớn ở lục địa, Pháp, Ý, sẽ gây khó khăn cho chính phủ tương lai của Anh, với hai mục đích. Thứ nhất, dọa các nước khác đừng nghĩ đến việc rút ra, vì hậu quả rất tai hại. Thứ nhì, họ cũng muốn dằn mặt các nhóm cực hữu trong nước họ có khuynh hướng ly khai.

Một hy vọng cho dân Anh Quốc và Châu Âu là sau cơn sốt Brexit này, cuộc khủng hoảng tài chánh và đồng tiền xuống giá sẽ khiến người dân Anh tỉnh ra và suy nghĩ kỹ hơn. Người ta có ít nhất hai năm để suy nghĩ lại và vận động với nhau. Giới lãnh đạo Anh vẫn không muốn ly khai có thể thỏa hiệp với các nước Châu Âu đi tới một phương thức cộng tác không khác xa với tình trạng hiện nay. Cuộc thương thảo có thể kéo dài như ông Donald Tusk, cựu thủ tướng Ba Lan, đang làm chủ tịch Ủy Hội Châu Âu tiên đoán, chắc sẽ mất bảy năm mới xong. Trong thời gian đó, rất nhiều chuyện có thể xảy ra.

Theo Nguoi-viet.com

10 Phản hồi cho “Hậu quả vụ Brexit”

  1. tèo says:

    Sau kết quả TCDY ở Anh ,người dân Anh bổng thấy minh bỏ phiếu SAI,nhưng lở rồi đành chịu >Còn TT Anh từ chức vì không tin vào kết quả đó . Đây không phả là cái giá của tự do dân chủ ,vì ngoài tự do dân chủ còn hiến pháp .,luật pháp và quyết định của chính phủ thủ tướng (hay TT). Nhất là một v/d trọng đại mà đôi khi người dân không thể hiểu hết ,như hậu quả của việc ra khỏi khoi EU này vậy…Và người ta thấy là Anh đã họp vói Tây Au đẻ xin trì hoản 2 năm sau . Nhưng chủ tịch Châu Âu đã không đồng ý ,hối thúc Anh ra càng sơm càng hay. Ngoài ra Tô Cách Lan và Ái Nhí Lan không muốn ra khỏi Châu Âu,nhưng vương vào Anh quốc thuộc Khốii liên Hiệp Anh,nen có thể đòi độc lập…
    Đây không phải là chống dân chủ ,nhưng dân chủ như thế nào đẻ có lợi cho dân cho nước…
    (tèo)

  2. ChạyThày! says:

    Tựdo dânchủ? Chồn lùi!
    Gìànua hủlậu! Ngậmngùi xótxa!
    Cháu con vừa khóc, vừa la,
    Cha ông dốt nát, chúngta chịu đòn!!!

    Ps. Ko ngồi chờ thày chạy
    Ta chạy thày trước đây!
    Cái ông CôngBằng ấy
    Mới thấy cũng chạy ngay…
    Kwá sợ các ”thày”!!!

  3. Hậu Brexit says:

    Ngay lập tức Anh quốc mỗi năm không phải “triều cống cho EU” 18 tỷ bảng (#20 tỷ Euro), Đức vội vàng tuyên bố “sự thâm hụt ấy không thể bổ vào nước Đức phải gánh chịu”!
    Hơn 3 triệu dân EU chuẩn bị váy áo về quê trả lại việc làm cho người lao động Anh. Hàng loạt các sản phẩm kém phẩm chất của các nước (trong đó có VN) thông qua EU từ nay không thể tràn vào “thị trường khó tính” của Anh.

    Vậy quý vị không phải là dân Anh cứ chờ xem, xin đừng tham gia trò “rung cây dọa khỉ”. Anh quốc là cường quốc về kinh tế và quân sự chứ chẳng phải Hy Lạp, Hoà Lan….. không bám vào EU thì …. ra bã.

    • Hỏi Brexit says:

      Brexit hay như vậy sao hai tên chủ-trương Brexit hết Boris Johnsen đến Nigel Farage lần lược từ-chức hết trơn vậy?

  4. Lê Quốc Trinh says:

    Sự thật hiển lộ sau màn trưng cầu dân ý Brexit

    Đề nghị các bạn độc giả bình tâm ngồi suy nghĩ và phân tích thử tình hình nước Anh sau màn bầu cử trọng đại Brexit này:

    1)- Trước hết hãy quay lại xem bối cảnh nước Anh trong tình hình gay cấn ở Âu Châu đối đầu với làn sóng người nhập cư từ Trung Đông (Syria) ồ ạt tràn sang từ vài năm nay cộng với những màn khủng bố ném bom, tàn sát của bọn ISIS Hồi Giáo từ Paris lan rộng tới Bruxelle (Bỉ), khiến cho dân chúng Anh lo ngại không muốn bị vạ lây và không muốn gánh vác gánh nặng cứu trợ;

    2)- Cuộc tranh luận “người đi vs kẻ ở” diễn ra gay gắt đến mức độ một bà dân biểu (phe muốn ở lại với EU) đã bị ám sát ngay nơi công cộng, châm ngòi cho bầu không khí thêm căng thẳng, ảnh hưởng tâm lý rất mạnh lên tầng lớp người già muốn được yên thân;

    3)- Cuộc Trưng Cầu Dân Ý tổ chức kỹ lưỡng kéo dài gần một năm cho thấy vấn đề không đơn giản chút nào, nhưng sau cuộc bầu cử hoàn toàn dân chủ tự do trong trật tự, thử nhìn vào tỷ số người đi bầu sẽ thấy vấn đề nội bộ nước Anh hiện rõ:

    a)- Số người đi bầu khoảng 72%, còn lại 28% vắng mặt không tham gia, vì lý do này hay lý do khác, chứng tỏ rằng lòng dân chưa đạt mức độ cao tuyệt đối (ít nhất trên 90%), nghĩa là chưa đủ để kết luận rằng đó là “Ý DÂN” hoàn toàn . Đây là điểm yếu thứ nhất, Khối Thị Trường Chung Âu Châu nhìn vào và đánh giá rằng dân chúng Anh chưa thực sự thấm hiểu mức độ nghiêm trọng của sự lựa chọn;

    b)- Trong 72% dân số tham gia đi bầu thì tỷ số chọn lựa ngang ngửa xấp xỉ 52% (phe ra đi) vs 48% (phe muốn ở lại), điều này cho thấy sự lựa chọn không có ý nghĩa tuyệt đối đại diện cho toàn dân trươc một vấn đề sinh tử . Chẳng lẽ nửa dân số muốn ra đi có thể nào lôi kéo phân nửa kia đi theo một cách dân chủ …coi chừng không khéo đụng chạm nẩy lửa vì nhiều chuyện kinh tế, xã hội y tế, giáo dục đưa nước Anh vào một cuộn nội chiến vũ trang thì nguy to;

    4)- Đó chính là “người dân Anh đã tự vạch áo” cho người Âu Châu xem lưng, giờ đây nhiều kẻ hối hận vì đã lấy quyết định sai lầm, muốn tổ chức lại cuộc bầu cử để vớt vát . Và không ngờ khối EU đã nhìn ra rõ sự thật, họ không thể nào dây dưa cù nhằng với một thành viên chưa đủ tuổi trưởng thành chính trị, rất nguy hiểm cho tình hình chung Âu Châu đang đối đầu với Nga ở Ukraina và bọb khủng bố ISIS. Vì thế mà EU đã chính thức yêu cầu Anh Quốc phải ra đi càng sớm càng tốt để không gây ảnh hưởng xấu lên sự đoàn kết của EU;

    Lê Quốc Trinh, Canada
    01-07-2016

    • vybui says:

      Muốn tránh những nhận định “duy” tình cảm, và muốn tránh bị lây nỗi sợ hãi quá trớn của một số người dân Anh đang bị giới truyền thông dắt mũi, gây ảnh hưởng, người đọc nên tỉnh táo đánh giá nội tình Liên Âu và cái ĐƯỢC cuả người dân Anh.

      1) NỘI TÌNH LIÊN ÂU:
      Về KINH TẾ, TÀI CHÁNH. Lập trường cuả Pháp và các nước Nam Âu (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp chủ trương đầu tư để kích thích tăng trưởng, điều hoà giữa v/d thuế vụ và PHÚC LỢI XÃ HỘI.(nói trắng ra là “làm ít, hưởng nhiều)! Lập trường cuả Đức và các nước Bắc Âu thì chủ trương “thắt lưng buợc bụng, tăng thu và giảm chi” (gương tầy liếp từ các nước theo Pháp :nợ như chuá chổm!).
      Thêm bất đồng giữa hai đầu tầu, Pháp-Đức về ‘quyền lợi quốc gia” dính tới kinh tế, tài chính: Pháp liên tục không kiềm chế được mức thâm thủng ngân sách, lại không muốn bất kỳ cơ quan nào cuả Liên Âu giám sát tình trạng này.
      Đức tuyệt đối không chấp nhận SAN XẺ NỢ NẬN CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG KHỐI.

      Về CHÍNH TRỊ: Liên Âu bộc lộ tính cách THIẾU DÂN CHỦ. Tiếng nói cuả Pháp, Đức lấn át các thành viên khác. Đảng cầm quyền tại Ba Lan đòi hỏi cải tổ, thay vì “liên bang” thì nên duy trì tính cách “thị trường”, trả lại vai trò quyết định cho Quốc Hội cuả các thành viên. Anh cũng đòi hỏi tương tự. Đảng đối lập ở Đức cũng đòi Liên Âu phải “cải cách”…!

      Về DI DÂN: Các nước Tây Âu tương đối cởi mở. Các nước Đông Âu phản đối và ngăn chặn. Một số thành viên phản đối việc áp đặt “quota” về việc nhận di dân từ Bắc Phi, Trung Đông.

      Vì KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC NHỮNG BẤT ĐỒNG trên các lãnh vực kinh tế, di dân…nên trong cuộc họp mặt 27 thành viên còn lại vừa qua, chủ đề thảo luận ‘xoáy” vào hai chuyện (chưa cấp bách) là An Ninh và… Quốc Phòng!

      2) Trước mắt, NGƯỜI DÂN NƯỚC ANH ĐƯỢC GÌ?

      * Bớt được hoạ KHỦNG BỐ !
      * Bớt được TỆ NẠN XÃ HỘI do cả những công dân Liên Âu lẫn những “người khách không mời” đem tới ( trồng cỏ cuả bọn Bắc kỳ CS là một thí dụ. Tôi ác buôn người mà tệ nạn mãi dâm (là hệ quả) từ các nước Đông Âu lan tới…là một thí dụ khác).
      * Tiền thuế cuả dân Anh đóng, để dân Anh xài hay giúp đỡ những người mà dân Anh đồng ý giúp, chứ không như hiện nay, nuôi báo cô cho dân thập phương tới …hưởng, tránh cảnh “tu hú đẻ nhờ”. Đây là một gánh nặng rất lớn, một bất công xã hội không thể chấp nhận mà chính Thủ Tướng Anh – khi thuyết phục người Anh ở lại với Liên Âu – đã hứa là sẽ GIẢM TRỢ CẤP XÃ HỘI CHO “NHỮNG CÔNG DÂN CHÂU ÂU”!

      Riêng với chính phủ Anh thì (ít nhất) sẽ giữ được lập trường ĐỐI NGOẠI, không phải lệ thuộc vào cái “đa số bát nháo”! (thí dụ như trường hợp đối với Iran và Nga xảy ra mới đây).

      (Đối với kẻ thù cuả người Việt chúng ta – Trung Cộng – việc Anh rút ra khỏi Liên Âu đã “giáng” một đòn rất đau cho chúng vì, ở Châu Á thì bị Mỹ-Nhật áp lực, định chuyển trục sang Châu Âu ,qua ngõ Anh Quốc, thì gãy cầu! Một mặt chúng đang nhờ nước Anh vận động với Liên Âu công nhận nền kinh tế TC là nền kinh tế thị trường, hòng giảm bớt thuế đánh vào hàng xuất sang L.A. Một mặt hiện nay chỉ mới có trung tâm tài chính Luân Đôn chấp nhận đồng tiền TQ (trừ một số nước châu Á) có giá trị trao đổi như những ngoại tệ mạnh khác. Nếu Anh còn trong L.A, sớm hay muộn đồng Yuan cuả TC sẽ có vị trí mà TC mong đợi. Mặt khác, TC đầu tư vào rất nhiều dự án tại Anh, dùng Anh làm bàn đạp tiến vào Châu Âu để chia lợi nhờ vị trí thành viên cuả Anh Quốc).

      Tóm lại, nhiều người hốt hoảng, lo sợ kinh tế sẽ suy thoái, như đồng bảng Anh mất giá, chứng khoán toàn thế giới chao đảo…Nhưng đó cũng chỉ là giao động nhất thời! Thí dụ, chỉ một ngày sau khi Anh bỏ phiếu rời L.A, chứng khoán Mỹ mất hơn 600 điểm, nhưng cũng chỉ sau hai, ba ngày đã lấy lại 400 điểm.

      Quan trọng là người dân nước Anh sẽ tự hỏi, phải chăng nhờ là thành viên cuả Liên Âu, nước Anh mới có địa vị, có uy tín, có tiếng nói trên thế giới và đại đa số người dân mới được hưởng cuộc sống cao như ngày nay, hay Nước Anh TRƯỚC ĐÓ, hầu như trong mọi lãnh vực, ĐÃ KHÔNG HỀ THUA KÉM các nước ở lục đia Châu Âu, như Pháp, Đức, Ý…? Chưa kể Anh là một nước có nền Dân Chủ đích thực và lâu đời, xứng đáng để nhiều nước noi theo!

      • Lê Quốc Trinh says:

        Xin phép đưa ra vài con tính đơn giản:

        - Dân số Anh Quốc là 64.1 triệu người (tra Google).
        - 72% tham gia bầu cử: 72%x64.1= 46.15 triệu người
        - 52% muốn ra đi: 52%x46.15= 24 triệu người
        - Tỷ số “phe ra đi” trên dân số Anh: 24/64.1= 37.4%

        Vậy thì 37.4% có phải là đa số tuyệt đối không ? Đó là lý do chính đưa đến phản ứng gay gắt của EU (Khối Thị Trường Chung Âu Châu) và dễ hiểu tại sao hầu hết lãnh tụ chính trị thuộc “bên thắng trận” lại từ chức hàng loạt thay vì ngồi lại để dẫn dắt “đoàn quân giải phóng đất nước”. Đó là bộ mặt thật của chính trường Anh Quốc sau màn bi hài kịch BREXIT . Đó là trò chơi DÂN CHỦ TỰ DO của những kẻ “chưa trưởng thành chính trị”, tạm gọi là “Đánh trống bỏ dùi”.
        Bây giờ muốn gỡ gạc vớt vát thì đà quá trễ rồi ! Để xem Anh Quốc có thật sự thoát khỏi khủng hoảng chính trị, xã hội và giải quyết ra sao tình trạng di dân và bọn khủng bố ISIS ?

        Lê Quốc Trinh, Canada

      • Um Brexit says:

        Qua điễm 1 của bạn,tôi không có ý kiến nhưng điễm 2 tôi thấy không thuyết-phục lắm.Bớt được họa khũng-bố?Khũng bố có thễ trà trộn trong dòng người tị-nạn,nhưng đến nay người tị-nạn đã hơn con số triệu,nhưng Anh quốc đã nhận rất nhỏ giọt trong ổn-định kiễm soát khoãng 20000 người và bạn nên nhớ khũng bố có thễ là những tên hồi-giáo được sinh đẽ ngay trên Anh quốc,còn những tên Việtnam qua lậu bên Anh trồng cỏ,hoàn toàn không dính dáng gì đến EU hết,vì trên EU chỗ nào họ cũng bất hợp pháp nếu họ không được cấp phép cư trú. Anh quốc ra khỏi EU không phải là điễm yếu cho Tàu cộng mà là cho Anh quốc,Tàu cộng nó sẽ đầu tư vào bấc cứ một nước nào đó trong EU,đương nhiên giũa Anh quốc và Tàu cộng hai bên đều bấc lợi.

  5. Brexit là công cụ thực sự tự do và Dân chủ. Tôi tin là ở Mỹ sẽ đến lúc như vậy và cả thế giới sẽ là như vậy. Quyền người dân vẫn là tối thượng.

  6. Thầy Chạy says:

    Cái giá phải trả của một sự chọn lựa

    Vụ Brexit nhắm mắt cũng có thể “luận” về sự khó khăn và suy yếu của nước Anh có thể xảy ra. Tuy nhiên, quý vị trả lời sao về 52% tiếng nói không của chính người Anh ? Hơn ai hết, người dân Anh phải biết lợi và hại của lời nói không chứ. Cũng không thể nói một cách máy móc là do tuinh thần quốc gia cực đoan bla bla bla ! Tôi thật sự không biết rõ lắm lợi và hại sẽ như thế nào. Tôi chỉ tôn trọng ý muốn của người dân Anh. Tôi hy vọng là sự chọn lựa của họ đúng và họ sẽ từ từ tái dựng nước Anh thành một quốc gia đáng sống hơn (chưa chắc giàu hơn).

    Quý vị lý luận rằng Cộng Đồng Âu Châu sẽ gây khó khăn cho Anh Quốc để làm gương cho nước nào muốn rút ra (?). Tôi không tin Châu Âu lại có chuyện chống lại dân chủ như vậy. Các nhà lãnh đạo Âu Châu đề tuyên bố một mặt lấy làm tiếc một mặt tôn trọng quyền chọn lựa của dân Anh. Đó là cái giá mà dân Anh phải chấp nhận . Chính lãnh đạo của Anh cũng quyết tâm như vậy. TT Anh gần như từ chối ý kiến xem xét lại trưng cầu lần nữa, ông chấp nhận từ chức để người chủ trương Brexit sẽ lãnh đạo.

    Ở đời không có sự quyết tâm đổi thay lớn nào mà không gây ít nhiều đau đớn. Quý vị thử trả lời xem nếu VN cũng trưng cầu dân ý và đại đa số đòi huỷ bỏ 16 vàng 4 tốt. Chuyện gì sẽ xảy ra, có đau đớn không ?

Leave a Reply to Hậu Brexit