WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dân chủ kiểu nào?

election-2016_canstockphoto20144380

A.  Về dân túy

Tôi không nhớ là trước 1975, các học giả, giáo sư đại học Sài Gòn có sử dụng từ “dân túy” và nói đến lý thuyết chính trị “populism” hay không, hoặc nếu có, họ dùng danh từ gì? Có người cho rằng ông Nghiêm Xuân Hồng đề cập đến vấn đề này, vậy cần xem lại quyển sách của ông xem ông nói  thế nào về khái niệm “populism”, và ông dùng danh từ Việt nào để dịch khái niệm đó.

Định nghĩa của từ “populism” trong tiếng Anh khá đơn giản[1]. Tuy nhiên, đây là một học thuyết hay trường phái chính trị Âu châu có liên quan đến học thuyết cách mạng Marxist với nội dung khá phức tạp. Nếu ai đọc kỹ lý thuyết của Lenin[2] thì thấy trước cách mạng Nga 1917, đã có những cuộc tranh luận giữa 3 trường phái cách mạng:

  1. Cách mạng vô sản (cách mạng do công nhân và cho công nhân – đấu tranh giai cấp, Mác chính thống (orthodox)).
  1. Cách mạng dân chủ (đòi dân chủ hóa chế độ quân chủ mà Lenin và những người CS gọi là cách mạng tư sản, hay của giai cấp tiểu tư sản (bourgeoisie)).
  1. Cách mạng dân túy (populist) (không nhắm vào tập hợp theo giai cấp mà theo bị trị chống lại thống trị, vận động phong trào quần chúng nổi dậy).

Trước 1917, Lenin đấu tranh tư tưởng chống lại cả 2 quan điểm cách mạng dân chủ tư sản và cách mạng dân tuý mà ông cho rằng không thực sự cách mạng và, dựa trên học thuyết Mác, Lenin cho rằng chỉ có giai cấp công nhân vô sản mới thật sự cách mạng và mới đáp ứng được thực trạng kinh tế, chính trị Nga Sa Hoàng lúc đó, chứ không phải do bất cứ thành phần cùng đinh, nghèo khổ, bị áp bức nào khác trong quần chúng nói chung (như phe dân túy chủ trương). Lenin cũng khác phe dân túy trong quan điểm và phương thức tổ chức đảng cách mạng, theo đó phải có một tổ chức chặt chẽ, một đảng cách mạng vô sản mà công nhân phải là lực lượng nồng cốt, hơn thế, phải là thành phần lãnh đạo chính.

Còn nhiều vấn đề phức tạp khác nữa vừa về lý luận (như sự phát triển xã hội và tư bản Nga…), vừa về sách lược và phương pháp cách mạng…, cùng với sự hoạt động của cao trào cách mạng Nga trước 1917, khiến cho các nhóm dân túy bị thu hút vào các nhóm Bolshevik (của Lenin) và Menshevik (của Trotsky) trước và sau 1917, phần lớn vì thiếu lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ.

Nói tóm lại cho ngắn gọn, từ, hay quan điểm “dân túy” trong tiếng Việt, theo tôi là một từ do CS Trung quốc dịch và CS VN sử dụng trong context của phong trào CS quốc tế. Nó hoàn toàn khác với khái niệm “mị dân” vì mị dân không phải là một quan điểm chính trị mà chỉ là môt thủ thuật chính trị, được nhiều chính trị gia (dù thuộc phe đảng nào) sử dụng để thu hút sự ủng hộ của quần chúng (chưa nói đến xấu hay tốt).

Nếu đặt vào khung cảnh cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay tại VN (và Trung quốc), thì về mặt lý luận cũng như sách lược và phương pháp đấu tranh, những người CS sẽ coi phong trào này là “dân túy”. Thực ra hiện nay, tại nhiều nước (dân chủ và độc tài), các phong trào quần chúng thường mang phong cách “dân túy”, hiểu một cách đơn giản, với các tính chất sau đây:

  1. Không đấu tranh giai cấp.
  2. Không do tầng lớp ưu tú xã hội (chính trị, trí thức, tư bản) lãnh đạo hay phát động.
  3. Không có tổ chức chặt chẽ, qui mô, qui củ.
  4. Không dứt khoát giữa sử dụng bao lực hay ôn hòa.
  5. Không rõ mục tiêu đấu tranh là để nắm chính quyền hay chỉ đòi hỏi đáp ứng nguyện vọng của mình, hay cả hai.

Một số nhà lãnh đạo chính trị tại vài quốc gia nắm được quyền lực chính trị nhờ dựa vào hay vận động theo kiểu dân túy – như ông Thaksin Shinawatra ở Thái Lan (đã làm cho đảng Dân Chủ từng rất mạnh, phải suy thoái, và làm cho tình hình chính trị Thái chưa ổn định cho đến nay), hay như tân Tổng Thống Phi Luật Tân, hay ngay ông Trump (có thể trở thành tổng thống Mỹ vào ngày 8 tháng 11 sắp tới).

B.  Về chế độ dân chủ

Bài viết của Phạm Phú Khải trên tờ Người Việt ngày 3 tháng 11[3] là dịp cho những ai quan tâm đến cuộc vận động dân chủ hóa VN suy nghĩ nghiêm chỉnh, không phải chỉ cho cuộc vận động hiện nay mà còn cho một mô hình chính trị hậu CS tại Việt Nam, rút kinh nghiệm từ các mô hình dân chủ hiện nay trên thế giới.

Khuynh hướng dân túy đang trỗi dậy cho thấy nhu cầu cải cách chính trị rộng lớn đang xẩy ra trên khắp thế giới, nhất là tại các nước đã có dân chủ, dù dưới mức độ và với hình thức dân chủ khác nhau. Khuynh hướng này cho thấy nhân loại cần có một nền dân chủ mới, cao hơn, rộng hơn (more inclusive, more comprehensive, more “down to the ordinary citizen”, more “popular” (than just representative), less elite, less establishment)… hơn nền dân chủ đại diện hiện nay – khi mà những người “đại diện” dân đang trở thành tầng lớp “chính trị + kinh doanh”, vừa cấu kết với nhau trên thượng tầng xã hội (elite and establishment) qua hệ thống lobby (cũng chuyên nghiệp hóa), vừa chuyên nghiệp hóa (trở thành một nghề – dân biểu, nghị sĩ suốt đời (Trump đề nghị giới hạn số năm có thể làm dân biểu (6 năm), nghị sĩ (12 năm)) – càng ngày tầng lớp đại diện này càng xa cách đại đa số người dân bình thường.

Một nền dân chủ như thế dường như không còn thích hợp với tiến bộ của nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hóa, biên giới quốc gia mở, mạng lưới thông tin điện tử phủ sóng toàn cầu mà hầu như không còn gì có thể che dấu được (Wikileaks, hacking…), cái bối cảnh mà một thường dân ít học (theo tiêu chuẩn trường lớp) cũng có thể cập nhật thông tin kiến thức (trung bình và phổ thông) về mọi lãnh vực môt cách nhanh chóng, không cần thầy dậy.

Một câu chuyện vui: trong một lớp học online về xã hội dân sự và dân chủ hóa dành cho các bạn trẻ đang hoạt động trong nước, trong khi tôi đang nói chuyện, chợt nghe tiếng trâu bò kêu. Hỏi ra thì một học viên (nhà quê) đang ở ngoài đồng, vừa coi trâu bò vừa học, qua iPhone!

Hiện tượng dân túy đang xẩy ra hầu như ở khắp các quốc gia đã có nền dân chủ đại nghị, mà Mỹ là tiêu biểu với cuộc tranh cử của ông Trump, vượt qua tất cả các ứng viên đảng Cộng Hoà, trong đó có cả những chính trị gia lão  luyện và uy tín để trở thành đại diện cho đảng tranh chức tổng thống với Hillary Clinton. Gần VN, nó xẩy ra ở Phi Luật Tân, nơi dân chúng đã chọn một người mà tôi gọi là “cực kỳ bình dân” (kể cả và nhất là ngôn ngữ ông ta dùng để “chửi” tổng thống Mỹ) lên làm tổng thống. Nó cũng đã xẩy ra tại Thái Lan khiến đảng Dân Chủ Thái – thuộc chính giới ưu tú thành thị – đã thua liên tiếp phe của ông Thaksin Shinawatra, là một tỷ phú Thái theo chủ nghĩa dân túy, cuối cùng đưa Thái Lan trở lại thời quân phiệt hiện nay.

Những hiện tượng này mà tiêu biểu nhất là ở Mỹ, cho thấy phong trào chống establishment ngày càng mạnh (Mỹ: chống Washington (về chính trị) và Wall street (về kinh tế của phong trào Occupy)), và nền dân chủ đại nghị đang đòi được canh cải để tiếng nói, quyền lợi, và quyền lực của đa số người dân (đáy tầng) không những được tôn trọng hơn, mà phải có vị trí thực tiễn trong cơ chế vận hành chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia. Hiện nay đại đa số người dân tuy có được tiếng nói nhưng chưa có vị trí thực tế trong cơ cấu quyền lực, ngoài quyền bầu người đại diện do các chính đảng chọn lựa, vào cơ cấu quyền lực. Cơ chế đại diện, “gián tiếp” dân chủ đó hiện không đáp ứng được với trình độ tiến hóa của loài người và của xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa một cách toàn diện (văn hóa, kinh tế, chính trị), trong đó biên cương các quốc gia thông lưu với nhau và mạng thông tin điện tử cập nhật nhanh chóng mọi sự kiện đến từng người dân (dù ở đâu, bất cứ lúc nào và bất kể trình độ học vấn nhà trường đến đâu).

Một nền dân chủ mới đang ra đời qua nhiều thử nghiệm canh cải diễn ra tại nhiều quốc gia, trên đủ các lãnh vực: văn hóa, giáo dục, thông tin, kinh tế, sinh hoạt xã hội (vừa ở bản địa quốc gia, vừa trong khu vực và lan rộng ra quốc tế – xã hội dân sự quốc gia hòa trong xã hội dân sự quốc tế – xã hội dân sự ngày càng theo một nghĩa mới: xã hội thực sự của dân, do dân và vì dân – “xã hội duy dân“). Chúng ta cần chú ý theo dõi những diễn biến này để hiểu thêm Thắng Nghĩa (*) và để rút kinh nghiệm cho việc xây dựng cơ chế chính trị, kinh tế, giáo dục duy dân và xã hội duy dân tại Việt Nam – một chế độ dân chủ duy dân, toàn dân (không chỉ dành riêng cho các chính đảng và tầng lớp ưu tú trong xã hội), không dân túy cũng không đại nghị, trong đó người dân ngày càng trực tiếp tham gia và quyết định vận mệnh chính trị của mình.

Cả hai, dân túy và đại nghị, đều vẫn do tầng lớp ưu tú chính trị và kinh tế quyết định thay cho người dân, trong khi tiến hóa toàn diện của nhân loại trên khắp thế giới trong thế kỷ 21 đang tạo điều kiện và môi trường cho mỗi người tự quyết định, tự chủ động được cuộc sống của mình. Trình độ này không cần đại diện, làm thay, mà cần bình đẳng cơ hội, cần chế độ tam phân (phân công, phân lợi, phân mệnh), cần cơ chế phân công hợp tác – cơ chế vừa vận động vừa kết hợp, vừa phân công vừa phối hợp – đó là cơ chế cơ năng hóa hay bản vị-cơ năng mà Lý Đông A đề xuất.

Cơ chế này thực ra đang vận hành trong việc quản lý công việc thuộc nhiều lãnh vực hoạt động xã hội[4], nhưng vẫn chưa được vận hành trong cơ chế chính trị thượng tầng – vì cơ chế chính trị đại diện (representative) vẫn vận hành trên nguyên tắc phân quyền (tam quyền phân lập), lấy quyền lực và kiểm soát quyền lực (check/balance) làm nguyên tắc vận hành – chứ chưa lấy phân công (hợp tác) làm nguyên tắc thiết chế và vận hành. Trong các lãnh vực bên ngoài lãnh vực quyền lực và cơ chế chính trị, nguyên tắc phân công (hợp tác) đang được vận hành rất thành công (applied system theory) giúp cho xã hội tiến bộ không ngừng.

Khủng hoảng hiện nay của nền dân chủ đại nghị chính là mâu thuẫn giữa cơ chế vận hành xã hội (mà nay đang trở thành xã hội duy dân) với cơ chế vận hành chính trị (vẫn còn là cơ chế vận hành dựa trên quyền lực thay vì trên phân công và hợp tác). Cuộc khủng hoảng này đang diễn ra trên toàn thế giới, ngay tại những nước đã có nền dân chủ (đại nghị). Các đảng chính trị dân túy đang thắng thế trong những cuộc bầu cử và nắm quyền tại nhiều quốc gia ở Âu châu[5]. Hiện tượng theo tôi, báo hiệu cho việc ra đời khuynh hướng chính trị duy dân trong thời gian tới – chính trị là của toàn dân, là lo cho dân sinh, không phải là tranh quyền giữa các chính trị gia – chính trị là “thiết kế và chấp hành dân sinh”, một công việc thiết kế xã hội (social engineering) cần có sự tham gia của các nhà chuyên môn và của toàn dân.

(3.11.2016)

© Đoàn Viết Hoạt

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

 

 

 


(*) Xem: https://thangnghia.org/

[1] Populism: If you feel that ordinary working people should have the strongest political voice, you can say you believe in populism.

In politics, the term populism can have different meanings depending on who is using it and what their political goals are. At its root, populism is a belief in the power of regular people, and in their right to have control over their government rather than a small group of political insiders or a wealthy elite. The word populism comes from the Latin word for “people,” populus.

(https://www.vocabulary.com/dictionary/populism)

[2] Nếu không có thì giờ, có thể đọc cuốn sách này: Lenin’s Marxism, Review by Paul D’Amato (http://isreview.org/issue/72/lenins-marxism)

[3] Phạm Phú Khải, “Trump, dân túy hay mị dân”

http://www.nguoi-viet.com/dien-dan/trump-dan-tuy-hay-mi-dan/

[5] Foreign Affairs, The Power of Populism, Nov-Dec 2016

https://www.foreignaffairs.com/articles/united-states/2016-10-17/populism-march

 

32 Phản hồi cho “Dân chủ kiểu nào?”

  1. Lộc ròm says:

    Trích từ bài chủ: “Khủng hoảng hiện nay của nền dân chủ đại nghị chính là mâu thuẫn giữa cơ chế vận hành xã hội (mà nay đang trở thành xã hội duy dân) với cơ chế vận hành chính trị (vẫn còn là cơ chế vận hành dựa trên quyền lực thay vì trên phân công và hợp tác).” Ngưng trích.

    Câu viết này của ông Hoạt khiến tôi hơi thắc mắc…Không dựa vào quyền lực thì làm sao phân công hợp tác được tiến hành? Hơn nữa, quy tắc phân công như thế nào để khiến cho “cơ chế vận hành chính trị” sẽ không bị mâu thuẫn với “cơ chế vận hành xã hội?” Đứng về mặt chính phủ thì “cơ chế vận hành chính trị” bỏ quyền lực mà dựa trên “phân công và hợp tác” thì cụ thể sẽ ra làm sao?

    Bài viết này còn nhiều điểm quá mập mờ.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Dear Lộc ròm,

      1/
      Hoàn toàn đồng ý là các phần cuối ông Hoạt viết khá rối rắm, khó hiểu, khi cố cổ võ cho chủ nghĩa DUY DÂN của Lý Đông A, vốn đảng trưởng của đảng Duy Dân, bị mất tích hồi thập niên 50 với giải thuyết là do Việt Minh thủ tiêu (nhưng các đảng viên Duy Dân cố không tin thế)

      2/
      Nguyễn Gia Kiểng viết về tổ chức xã hội trong chế độ DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN rất giản dị, dễ hiểu và rất hay. Xin đơn cử vài đặc điểm:

      2.1/
      Để dân chúng tham gia chính trị hay chính quyền dễ dàng, cần TẢN QUYỀN thật nhiều về địa phương, thay vì tập trung ở trung ương.
      Thí dụ ở một số địa phương có những sẵc tộc thiểu số (dân tộc ít người) như ở miền Trung có dân tộc Chăm, ở Tây Nguyên có dân tộc Thượng (Ra-Đê …) cần có các đại diện của họ ở bộ máy chính quyền địa phương thật nhiều, để đáp ứng thoả đáng nguyện vọng của dân ở đó.
      Tương tự nước ta rất dài cho nên ba miền Nam Trung Bắc có những đặc thù rất khác nhau, cần tản quyền về đó hơn là tập trung quyền lực tất cả ở Hà Nội.

      2.2/
      Vai trò các XÃ HỘI CÔNG DÂN (dân sự; civil societies) cần đươc mở rộng hơn nữa. Càng nhiều xã hội công dân sẽ giúp cho dân trực tiếp tham gia việc nước, đồng thời cũng giúp cho bộ máy nhà nước tinh giảm tối đa, trở nên nhẹ nhàng, tránh được nạn bàn giấy (thư lại; bureaucracy).
      CS và các hình thái độc tài thích gom quyền lực tất cả trong tay mình, khiến bộ máy nhà nước trở nên cồng kềnh, nặng nề, tạo cơ hội cho cửa quyền, hống hách, hối lộ của viên chức nhà nước.

      2.3/
      Về kinh tế triệt để theo KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, tức để tự nó điều chỉnh lầy chính nó và nhà nước chỉ giữ vai trọng tài thôi. Dĩ nhiên là có các khuyết điểm, nhưng lợi hơn hại.

  2. Lộc ròm says:

    Ông NTD phản hồi cho ĐVH ngắn gọn và đúng, dễ đọc dễ hiểu và thuyết phục. Còn lão Cường ba hoa chích chòe dài dòng cho cố, tưởng sao cũng đồng ý là Lê Nin được Đức đưa về làm nổi loạn như NTD đã đề cặp. Chỉ có đều nào giờ tôi chưa hề nghe đến khái niệm “Troy revolution” mà ông NTD đưa ra. Tuy nhiên, khái niệm “Troy revolution” này cũng hay hay.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Dear Lộc ròm,

      Ông Nguyễn Trọng Dân cố tình cắt ngang dòng lich sử, để ép cho vừa cái khuôn giải thuyết của mình. Dân gian nôm na “gọt chân cho vừa giày” :-( !

      Tôi phải “lội ngược dòng lịch sử” để chứng minh dòng chảy tiến hoá của nhân loại, đi từ độc tài phong kiến chuyển sang các tư trào và cách mạng tư sản, và nó bị phản bội (cướp công) bởi cái gọi là cách mạng vô sản ở các nước trên thế giới.

      Ở Nga trước Cách mạng tháng Mười 1917 của Nga + còn có Cách mạng tư sản 1905 thất bại, phải đợi đến Cách mạng tháng Hai 1917 mới lật đổ được Sa Hoàng.
      Ở Tàu có Cách mạng tư sản Tân Hợi 1911, trước đó là Cách mạng 1905 bị thất bại, để lật đổ cai trị của nhà Mãn Thanh. CS đã cướp chính quyền bằng các thủ đoạn bất chính.
      Ở Ta cũng đại loại tương tự như thế.

      Bởi thế CS mới nhân đó tuyên truyền láo khoét rằng nhân loại tiến triển qua các thời đại: cộng sản nguyên thuỷ; rồi phong kiến, thực dân; tiếp theo tư bản và sau cùng là cộng sản !

      CS luôn nhờ cậy vào ngoại bang để cướp chính quyền. Lenin nhờ Đức để diêt nội thù rồi mới đánh ngoại thù thời Đệ Nhất Thế chiến. Stalin ban đầu cũng hoà hoãn với Đức quốc xã để lấn chiếm lân bang.
      Mao giả vờ kết hợp với Tưởng đánh Nhật, nhưng thực sự chuyên đâm sau lưng Tưởng. Đến khi Tưởng đuổi được Nhật, Mao quay ra đánh Tưởng, cướp chính quyền.
      Ở Ta Hồ và đồng bọn cũng từng cấu kết với thực dân Pháp tiêu diệt phía quốc gia …

      Tại các nước Đông Âu trong và sau Thế chiến Hai cũng rứa. Đám cs địa phương được cs Nga giúp đỡ tận tình, trong khi phe cs bị Mỹ bỏ rơi do đã mật ước với nhau (Roosevelt + Churchill + Stalin), nên đã rơi vào vòng tay cs.

      • Lại Mạnh Cường says:

        Đình chính phần cuối:
        … trong khi phe quốc gia không cs bị Mỹ bỏ rơi ….

  3. Hùng AK 47 says:

    Thưa quan bác Nguyễn Trọng Dân,

    Đọc phản hồi của quan bác cho bác Tudo, em nghi quan bác bề ngoài là phản hồi đáp lễ mà bên trong, quan bác muốn nhắn tin gì gì cho ai đó phải không? ( Em trước cũng có đeo antenne sau lưng chạy bộ thời lửa khói nên bị bệnh máu nghề nghiệp hay dò code, mong quan bác tha thứ) Ngoài ra, nếu em dò code đúng, thì trong phản hồi của bác với bác Lại Mạnh Cường, bác có ghi là 15 tháng Ba? Chẳng lẽ “sự việc” sẽ xãy ra gần như vậy sao?

  4. Lại Mạnh Cường says:

    Dear Nguyễn Trọng Dân,

    1/
    Khi nói về Cách mạng tháng Mười 1917 ở Nga, ta cần phải biết rõ về Cách mạng 1905 ở Nga và nhất là Cách mạng tháng Hai 1917 ở đó.

    Cách mạng tháng Hai 1917 (Februarirevolutie 1917 / February Revolution 1917) được gọi là Cách mạng Dân chủ Tư sản 1917 (Democratische Bourgeoisierevolutie van 1917 / February Bourgeois Democratic Revolution) lật đổ Sa hoàng ở Petrograd.

    Rất tiếc ít tháng sau cuộc cách mạng này bị đám Cộng Sản Nga đảo chánh cướp quyền và được gọi là Cách mạng tháng Mười (Oktoberrevolutie / October revolution), dẫn đầu bởi Lenin.
    Lenin và đồng bọn đang lưu vong ở Thuỵ Sĩ, được Đức giúp đi ngang qua Đức, bí mật thâm nhập vào Nga. Đức giúp Lenin với ý đồ làm suy yếu Nga và Lenin chủ trương hoà bình với Đức để lật Sa hoàng.

    Nói tóm lại, Nga + cướp chánh quyền từ tay các chính khách phe cách mạng tư sản, chứ không phải là kẻ trực tiếp lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga.

    Đi sâu chi tiết để hiểu tại sao có hai cuộc cách mạng (1905 và tháng Hai 1917) xin hẹn dịp khác. Chỉ nói sơ là quần chúng bất mãn dưới chế độ hà khắc của các Sa hoàng (Tsar), cho nên thừa dịp bất mãn dâng cao hay có bất ổn lớn là vùng lên.
    Cách mạng 1905 nổ ra khi hạm đội biển Baltic của Nga bị đánh chìm eo bể Đối Mã. Cách mạng tháng Hai 1917 bùng nổ là do sự thất bại thê thảm của quân Nga trong thời kỳ đầu Thế chiến Một. Nhưng chính yếu là đời sống ngày một cơ cực, do chiến tranh và tham nhũng, trong khi giới cầm quyền quí tộc sống phè phỡn trong nhung lụa, và trên xương máu của toàn dân.

    2/
    Ở ta cũng tương tự ở Nga thôi, chính Vẹm cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, rồi đội lốt kháng chiến chống Pháp để lừa bịp toàn dân lao đầu vào cái gọi là “trường kỳ kháng chiến” !
    Nếu không có T+ giúp sức sau năm 1949 (lúc đó Mao đã chiếm hết Tàu lục địa thì còn lâu Vẹm mới chiếm được nửa nước).

    3/
    Tình hình ở Tàu cũng rất giống ở Nga. Trước tiên là Cách mạng Tân Hợi 1911 dẫn đầu bởi Tôn Văn, aka Tôn Dật Tiên lật đổ nhà Thanh. Tôn Văn là tiền nhiệm của Tưởng Giới Thạch, chứ ko phải của Mao.

    Wikipedia
    Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á [1] khác.
    Tôn Trung Sơn (孫中山), nguyên danh là Tôn Văn (孫文), tự Tải Chi (載之), hiệu Nhật Tân (日新), Dật Tiên (逸仙) (12 tháng 11 năm 1866 – 12 tháng 3 năm 1925)[1][2] là nhà cách mạng Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Ông được tôn xưng là ‘Quốc phụ’ tại Trung Hoa Dân Quốc và được coi là ‘người tiên phong của cách mạng’ tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Thưa quan Đốc, đảng Lao-động Dân-chủ Xã-hội Nga bao gồm hai nhóm : Mensheviks( thiểu số) và Bolsheviks (đa số). Trong cuộc cách mạng tháng Hai 1917, cả hai nhóm này đều lao ra làm cách mạng nhưng lãnh tụ nhóm Mensheviks tuyên bố thành lập chính quyền và chỉ buộc Sa Hoàng thoái vị.

      Vào ngày 15 tháng Ba cùng năm, Sa Hoàng đề cử em trai của mình là Michael Alexandrovich lên làm Sa Hoàng thay thế mình nhưng ông này ủng hộ Mensheviks nên từ chối; ông này cũng ủng hộ nổ lực của hoàng thân Georgy Yevgenievich Lvov – thành lập chính phủ liên hiệp khiến nước Nga sắp sửa manh nha đi vào con đường quân-chủ lập-hiến.

      Việc Mensheviks vẫn tiếp tục duy trì triều đại Romanov vì giới quý tộc triều đại này sẳn sàng cộng tác với Mensheviks khiến nước Nga vẫn còn duy trì tình trạng chiến tranh với Đức và do đó, những tên gián điệp cáo già của Đức đã tìm đủ cách giúp đỡ kinh phí đưa lãnh tụ của bọn Bolsheviks là Lê-Nin về lại Nga xoay chuyến tình thế, với điều kiện là sau khi nắm được chính quyền, Lê-Nin phải ký hiệp ước cầu hòa với Đức cũng như thẳng tay tàn sát hoàng gia và quí tộc của vương triều Romanov cho chắc ăn. Đương nhiên là bọn Mensheviks cũng lãnh đủ.

      Giáo sư ĐVH diễn giải về bản chất populist trong vụ CM của bọn Bolsheviks vào tháng 10 là dính…smoke screen rất nặng vì thực chất đây chỉ là “Troy revolution”- một thứ phản loạn đội lốt cách mạng được cài đặc bởi gián điệp mà thôi.

      Cách mạng chỉ có thể gọi là cách mạng khi tự sức dân tộc mà bùng phát lên- còn do cài đặt âm mưu và tăng viện từ ngoại bang mà xảy ra thì không thể gọi là cách mạng. Xin đừng nên lầm lẫn nữa!

      Kính – NTrD

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear Nguyễn Trọng Dân,

        Tôi đã nêu rõ, CS chỉ là bọn cơ hội chủ nghĩa, rất láu cá cướp công của kẻ khác.

        1/
        Đó là trường hợp ở Nga. Đầu tiên có Cách mạng tư sản 1905 bị thất bại, rồi mới đến Cách mạng tháng Hai 1917 của nhóm Mensheviks dẫn đầu bởi Karensky, và bị cướp công bởi đám Bolshevikts của Lenin.
        Lenin cần Đức bí mật đưa về nước để cùng đồng bọn trong nước (Trosky và Stalin ….) lật đổ Sa hoàng và đánh đám Mensheviks, tức dẹp nội thù, sau đó
        mới đánh ngoại thù là Đức.

        2/
        Điều này được lập lại ở Tàu. Trước Cách mạng Tân Hợi 1911, Tôn Văn đã tổ chức một cuộc Cách mạng năm 1905, gọi là Bách nhật duy tân, nhưng thất bại nên phải lưu vong.
        Tôn Văn là phía quốc gia và truyền nhân chính là Tưởng Giới Thạch sau đó. Tưởng cương quyết diệt Cộng, đánh cho Mao sất bất sang bang. May cho Mao là Nhật xâm lăng Tàu, cản trở Tưởng thủ tiêu CS khỏi lục địa Tàu. Mao thoát hiểm trong gang tấc qua cái gọi là Vạn lý trường chinh, rồi núp kín ở Diên An.

        Rồi Mao đã cố tìm mọi cách bắt tay với Tưởng (thưc ra Tưởng bị cưỡng ép) để đánh Nhật, nhưng Mao luôn đâm lén sau lưng Tưởng hơn là chống Nhật. Khi Tưởng đánh bại Nhật, Mao bèn gây nội chiến đánh Tưởng, rồi chiếm gọn toàn lục địa vào năm 1949.

        3/
        Ở ta cũng rứa, Vẹm nêu danh chống Pháp nhưng thực ra cáo Hồ đi đêm với Pháp, mục đích loại bỏ phe quốc gia chống Pháp và cả Bảo Đại, nhằm độc quyền kháng chiến như ta đã rõ.

        Nói tóm lại các công cuộc Cách mạng tư sản nhằm chấm dứt các chế độ phong kiến và thực dân luôn luôn bị bon CS cướp cạn tìm mọi cách đánh tráo qua những thủ đoạn chính trị bẩn thỉu. Chúng sẵn sàng tiếp tay với ngoại bang để tiêu diệt phe quốc gia đối nghịch để cướp công.

        Kết, bản chất của CS là phản trắc, cõng rắn cắn gà nhà. Ưu tiên tiêu diệt nội thù, nên sẵn sàng trở mặt tiếp tay với ngoại bang diệt phía đối lập trong nước.
        Cho nên không lấy làm lạ khi V+ sẵn sàng kết hợp với T+ để tiêu diệt dissidents và các thành phần đảng phái đối lập.

        Phải nói là Lenin cấu kết tạm thời với Đức để toan tính riêng. Chả khác nào đàn em Stalin đã cấu kết với Hitler để lợi dụng cơ hội đánh chiếm lân bang (Ba Lan, ba nước ở ven biển Baltic).

      • tonydo says:

        Trích những ý tưởng mới của Thầy Hoạt: (trích)

        (cần bình đẳng cơ hội, cần chế độ tam phân (phân công, phân lợi, phân mệnh), cần cơ chế phân công hợp tác)

        ( cơ chế cơ năng hóa hay bản vị-cơ năng mà Lý Đông A đề xuất)
        (Phân quyền, phân công)
        (chính trị là “thiết kế và chấp hành dân sinh”) (hết trich)

        Thưa hai đàn anh; Quan Đốc và nhà thơ Nguyễn Trọng Dân!
        Cùng những vị già cả trưởng thượng, em đã có một khoảng thời gian gần nửa thế kỷ nghiên cứu, nghiền ngẩm chính trị.

        Muốn tiến tới cái nền DÂN CHỦ đang có của những nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Đức, Pháp…v.v. Việt Nam có thay đổi, cố gắng đến mấy thì cũng phải có ít nhất là nửa thế kỷ để dân chúng có sự hiểu biết cũng như thực hành DÂN CHỦ như con dân của những nước trên.

        Ấy vậy mà mới bầu cử xong, người ta vẫn bạo loạn, đập phá..v.v.
        Với trình độ dân ta như thế, theo những gì đang có trên hành tinh xanh này còn mất hàng thế kỷ nữa chưa chắc đã được.

        Thế mà Thầy Hoạt còn đưa những cái cả thế giới tiên tiến chưa, hoặc không bao giờ nghĩ tới. Quan Đốc lại còn tung hô qúa trời.
        Có lẽ, chỉ có những tư tưởng lớn mới hiểu được nhau là thế!
        Kính hai đại ca!

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear tonydo,

        1/
        Ông Hoạt quan sát thực tế và ghi nhận tiến trình dân chủ hoá xã hội loài người, không chỉ ở các nước tiên tiến Âu Mỹ, mà cả ở các nước đang phát triển, như Philippines, Thái Lan …

        Bằng chứng ông đã viết rõ ràng như sau:
        [trích] Bài viết của Phạm Phú Khải trên tờ Người Việt ngày 3 tháng 11[3] là dịp cho những ai quan tâm đến cuộc vận động dân chủ hóa VN suy nghĩ nghiêm chỉnh, không phải chỉ cho cuộc vận động hiện nay mà còn cho một mô hình chính trị hậu CS tại Việt Nam, rút kinh nghiệm từ các mô hình dân chủ hiện nay trên thế giới.
        Khuynh hướng dân túy đang trỗi dậy cho thấy nhu cầu cải cách chính trị rộng lớn đang xẩy ra trên khắp thế giới, nhất là tại các nước đã có dân chủ, dù dưới mức độ và với hình thức dân chủ khác nhau. Khuynh hướng này cho thấy nhân loại cần có một nền dân chủ mới, cao hơn, rộng hơn (more inclusive, more comprehensive, more “down to the ordinary citizen”, more “popular” (than just representative), less elite, less establishment)… hơn nền dân chủ đại diện hiện nay – khi mà những người “đại diện” dân đang trở thành tầng lớp “chính trị + kinh doanh”, vừa cấu kết với nhau trên thượng tầng xã hội (elite and establishment) qua hệ thống lobby (cũng chuyên nghiệp hóa), vừa chuyên nghiệp hóa (trở thành một nghề – dân biểu, nghị sĩ suốt đời (Trump đề nghị giới hạn số năm có thể làm dân biểu (6 năm), nghị sĩ (12 năm)) – càng ngày tầng lớp đại diện này càng xa cách đại đa số người dân bình thường.
        Một nền dân chủ như thế dường như không còn thích hợp với tiến bộ của nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hóa, biên giới quốc gia mở, mạng lưới thông tin điện tử phủ sóng toàn cầu mà hầu như không còn gì có thể che dấu được (Wikileaks, hacking…), cái bối cảnh mà một thường dân ít học (theo tiêu chuẩn trường lớp) cũng có thể cập nhật thông tin kiến thức (trung bình và phổ thông) về mọi lãnh vực môt cách nhanh chóng, không cần thầy dậy. [hết trích]

        2/
        Nên chú ý sau cuộc bầu cử tonton Mẽo, các nhân vật chủ chốt, như Donald Trump, Hillary Clinton, Obama … đều tôn trọng luật chơi dân chủ hết mức.
        Chỉ có một thành phần thiểu số trong dân chúng quá bàng hoàng trước hiện tượng “ngựa về ngược”, mới biểu tình phản kháng không công nhận Trump là tổng thống của mình ! Và dĩ nhiên không thiếu kẻ thừa nước đục thả câu, tìm cách sử dụng bạo lực vô nghĩa (non-sense violence).

        Nói nào ngay luôn luôn có những thành phần quá khích và bất lương trà trộn vào để gây rối, thủ lợi. Cứ xem trong các trận đá bóng của hai club có truyền thống đối nghịch nhau, thế nào là sau trận đấu và có khi trước đó là có ẩu đả lẫn nhau. Đặc biệt là bọn holligaan ở xứ nào cũng có hết.

        Thực ra chỉ có lần này tranh cử mới cực kỳ sôi nổi, căng thẳng, nhiều bất ngờ … Như tôi đã thưa, đúng như Trump nhấn mạnh trong diễn văn thắng cử là có một phong trào (movement) trong dân Mỹ đòi thay đổi và thay đổi đó ở thượng tầng kiến trúc, bởi họ quá chán ghét các ông bà tai to mặt lớn trong chính phủ, thượng và hạ viện … Họ cảm thấy bị lừa bịp quá sức, nên họ chơi khăm bằng cách bỏ phiếu cho một người không có thành tích chính trị chi hết, ăn nói bỗ bã, sẵn sàng gây hấn với ai làm ông ta không ưa ….
        Thăm dò sau khi bỏ phiếu cho thấy có hơn 80% cử tri Mỹ muốn thấy thay đổi
        Ông Nguyễn Văn Khanh trong bài xã luận mới đây đi sâu vào chi tiết khá lý thú:
        [trích] Ông nhà báo mê bàn chuyện chính trị bảo thêm “tôi không nghĩ kỳ này cử tri chọn người Cộng Hòa hay Dân Chủ, họ chỉ chọn người mới, hứa hẹn mới, không bắt buộc người đó phải thuộc đảng nào”, dẫn chứng “ông Trump là khuôn mặt hoàn toàn mới, trên đường về Tòa Bạch Ốc ông ta đánh bại gần 20 chính trị gia bề thế, tên tuổi, ánh bại cả 2 đại gia đình quyền uy của chính trường nước Mỹ là đại gia đình Bush và đại gia đình Clinton”. [hết trích]

        Hiện tượng này đã từng sảy ra ở Ý, khi dân bầu cho một cô đào chuyên đóng phim con heo, để ngụ ý nghị viện Ý như chuồng heo.
        Ở một số nước dân lại bỏ phiếu bầu cho đám cực hữu, bài ngoại, nhất là Hồi giáo, chẳng hạn như ở Hoà Lan, Bỉ, Pháp, Áo và cả ở một số nước Đông Âu !

        Tôi xin bàn sơ sơ thêm trường hợp ở Ba Lan về những bất ngờ trong cuộc bàu cử tổng thống 1990. Có ba ứng viên, một là Lech Walesa, một anh hùng dân tộc qua việc đănh bại cs Hung, hai là thủ tướng đương nhiệm và cũng là một chính trị gia sáng chói của Ba Lan lúc đó là Tadeusz Mazowiecki, ba là một thương gia triệu phú quốc tịch Canada gốc Ba Lan là Stanisław “Stan” Tymiński.
        Vòng đầu Walesa được gần 40% cử tri; Tyminski 23 % và Mazowieki 18%, nên bị loại đau đớn. Walesa cùng Tyminski bước vào vòng hai bởi ko ai đạt đa số là 50% phiếu bàu. Dĩ nhiên cuối cùng Walesa thắng cử, nhưng điều khó hiểu là Tyminski chỉ là anh trọc phú, ko có thành tích chính trị và còn xa lạ với dân BL, nhưng bằng những lời hứa suông mị dân mà y đả bại Mazowiecki dễ dàng.
        Các nhà chuyên môn cho rằng tình hình BL lúc đó đang đổi mới theo chính sách kinh tế mới (Shock Therapy) nên kinh tế tuột dốc, gây bất bình trong dân, và người ta dễ dàng qui lỗi cho thủ tướng Mazowiecki.

        Tóm lại, không thể và nhất là không nên khoe mẽ mình “ngâm kíu chính chị chính em” kiểu tonydo, để có thể vặn vẹo quàng xiên bài viết đầy tâm huyết của một người quốc gia chân chính như ông Đoàn Viết Hoạt.

        Kết, KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE :-) !

      • UncleFox says:

        _”Thế mà Thầy Hoạt còn đưa những cái cả thế giới tiên tiến chưa, hoặc không bao giờ nghĩ tới Quan Đốc lại còn tung hô qúa trời .
        Có lẽ, chỉ có những tư tưởng lớn mới hiểu được nhau là thế” …

        Theo thuyết Lông Mu (ở làng Ba Đình gọi là thuyết Âm Mưu), kẻ nào viết được nhiều chữ nhưng ít nghĩa thì lâu ngày cái lưỡi sẽ dài ra được thêm vài inches . Lão Lên Đồng là người rất chuyên cần tập luyện thuyết này để khoe chữ với mấy con bé y tá . Thế mà lão Tôny Đỏ tư ruy thâm hơn mấy cái đồ nhà khó với kiểu khen đểu chẳng khác nào đá vào mõm người ta . Cũng may là Lão Lên Đồng là người rất thật thà nên những lời khen của Lão Tô lúc nào cũng được đón nhận với sự cảm động “sâu sắc” …

  5. NgànLậpLà! says:

    @ThượngNgàn

    ”Dòng sông có cạn đi
    Nhưng khi trời cho mưa
    Dòng sông rồi đầy lại”…

    ”Trời” nào mà cho mưa(?!)
    Kwa hết tiểuhọc chưa(?)
    Mưa vốn từ hơi nước
    Sao cứ ưa nói bừa(???!!!)
    Học theo bọn chó lừa(?)
    Xưng ”vua’ của các vua,
    Thốngtrị chiên mút mùa!
    Đúng dân chồn cắn lúa !!!

  6. Lại Mạnh Cường says:

    Bài viết rất hay.
    Xin cám ơn tác giả.
    Chúc nhiều sức khoẻ.

    ****

    *** Khuynh hướng dân túy đang trỗi dậy cho thấy nhu cầu cải cách chính trị rộng lớn đang xẩy ra trên khắp thế giới, nhất là tại các nước đã có dân chủ, dù dưới mức độ và với hình thức dân chủ khác nhau. Khuynh hướng này cho thấy nhân loại cần có một nền dân chủ mới, cao hơn, rộng hơn (more inclusive, more comprehensive, more “down to the ordinary citizen”, more “popular” (than just representative), less elite, less establishment)… hơn nền dân chủ đại diện hiện nay – khi mà những người “đại diện” dân đang trở thành tầng lớp “chính trị + kinh doanh”, vừa cấu kết với nhau trên thượng tầng xã hội (elite and establishment) qua hệ thống lobby (cũng chuyên nghiệp hóa), vừa chuyên nghiệp hóa (trở thành một nghề – dân biểu, nghị sĩ suốt đời (Trump đề nghị giới hạn số năm có thể làm dân biểu (6 năm), nghị sĩ (12 năm)) – càng ngày tầng lớp đại diện này càng xa cách đại đa số người dân bình thường.
    Một nền dân chủ như thế dường như không còn thích hợp với tiến bộ của nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hóa, biên giới quốc gia mở, mạng lưới thông tin điện tử phủ sóng toàn cầu mà hầu như không còn gì có thể che dấu được (Wikileaks, hacking…), cái bối cảnh mà một thường dân ít học (theo tiêu chuẩn trường lớp) cũng có thể cập nhật thông tin kiến thức (trung bình và phổ thông) về mọi lãnh vực môt cách nhanh chóng, không cần thầy dậy.

    *** Hiện tượng dân túy đang xẩy ra hầu như ở khắp các quốc gia đã có nền dân chủ đại nghị, mà Mỹ là tiêu biểu với cuộc tranh cử của ông Trump, vượt qua tất cả các ứng viên đảng Cộng Hoà, trong đó có cả những chính trị gia lão luyện và uy tín để trở thành đại diện cho đảng tranh chức tổng thống với Hillary Clinton. Gần VN, nó xẩy ra ở Phi Luật Tân, nơi dân chúng đã chọn một người mà tôi gọi là “cực kỳ bình dân” (kể cả và nhất là ngôn ngữ ông ta dùng để “chửi” tổng thống Mỹ) lên làm tổng thống. Nó cũng đã xẩy ra tại Thái Lan khiến đảng Dân Chủ Thái – thuộc chính giới ưu tú thành thị – đã thua liên tiếp phe của ông Thaksin Shinawatra, là một tỷ phú Thái theo chủ nghĩa dân túy, cuối cùng đưa Thái Lan trở lại thời quân phiệt hiện nay.

    *** Khủng hoảng hiện nay của nền dân chủ đại nghị chính là mâu thuẫn giữa cơ chế vận hành xã hội (mà nay đang trở thành xã hội duy dân) với cơ chế vận hành chính trị (vẫn còn là cơ chế vận hành dựa trên quyền lực thay vì trên phân công và hợp tác). Cuộc khủng hoảng này đang diễn ra trên toàn thế giới, ngay tại những nước đã có nền dân chủ (đại nghị). Các đảng chính trị dân túy đang thắng thế trong những cuộc bầu cử và nắm quyền tại nhiều quốc gia ở Âu châu[5]. Hiện tượng theo tôi, báo hiệu cho việc ra đời khuynh hướng chính trị duy dân trong thời gian tới – chính trị là của toàn dân, là lo cho dân sinh, không phải là tranh quyền giữa các chính trị gia – chính trị là “thiết kế và chấp hành dân sinh”, một công việc thiết kế xã hội (social engineering) cần có sự tham gia của các nhà chuyên môn và của toàn dân.

  7. says:

    Cách mạng là sự đổi mới, nhưng đổi mới trở nên tốt hay xấu là do con người khởi xướng thay đổi cái đang có không mấy hài lòng của quần chúng. Cộng sản do Lenin khởi xướng giải phóng dân tộc vì muốn cải cách thời Nga Hoàng được chia sẽ ấm no cho giai cấp nghèo, lao động. Vì thế chế độ Cộng sản được thành hình và được đại đa số dân chúng hưởng ứng. Nhưng giai cấp lao động nghèo không nhìn thấy sự độc tài toàn trị của giai cấp mới. Đó chính là giai cấp đảng viên, cán bộ được hưởng lộc của chế độ hơn dân chúng. Nói cách khác, toàn dân trở thành nạn nhân của chế độ dẫn đến nghèo nàn lạc hâu hơn cả thời Nga Hoàng. Điều này cho thấy, Việt nam, Trung quốc, Cuba, Bắc hàn, Liên bang Sô việt kinh tế tụt hậu, không đủ thực phẩm thường nhật cho dân chúng. Chưa bàn đến nhu yếu phẩm và vật dụng hằng ngày thiếu hụt trầm trọng sau cuộc cách mạng đổi mới chính thể. Có ai trả lời rằng thời bao cấp của chế độ Cộng sản, dân được no ấm?
    Vô sản, dân chủ hay dân túy có ý nghĩa và dân hưởng ứng là phải biết phục vụ dân chân thật. Nếu đem lên bàn cân mổ xẻ và cân đong, có lẽ Dân chủ tạm chấp nhận là tốt đẹp vì ít ra ý dân được tôn trọng bằng lá phiếu. Dẫu người dân có bị lừa dối của đảng phái chính trị, người dân vẫn được tôn trọng bằng lá phiếu thay đổi đảng phái như các nước tự do hiện nay đang xử dụng. Nếu đặt ngược lại, dân trí chưa đủ cần phải độc đảng cai trị, đó chỉ là sự biện minh để cướp đoạt tất cả tự do cơ bản của con người. Đó chính là sự ước nguyện. Nói thế, đảng CSVN lòi ra mặt chuột của một tên đồ tể tự giết người tùy tiện trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Ngày nay, vẫn còn ngang ngược bằng lý luận ngang ngược, lộng ngôn để bảo vệ độc tài toàn trị. Chắc chắn, bất chính sẽ bị sụp đổ để thay đổi theo khuynh hướng đại đa số của toàn dân tộc. Phải chăng, cách mạng của Cộng sản chuyên chính nay phải quay ngược kim đồng hồ để bước theo thể chế tự do dân chủ. Chính chế độ Cộng sản đã ngăn cản bước tiến của dân tộc Việt từ năm 1954 sau khi chia đôi đất nước?

  8. Nguyễn Trọng Dân says:

    Thưa giáo sư,

    “Troy revolution” ám chỉ những cuộc cách mạng khéo léo cài đặt bởi lực lượng phản gián nhằm triệt tiêu khả năng đối kháng của một dân tộc hoặc làm biến đổi đường lối đối ngoại của một quốc gia.

    1. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là thí dụ rất rõ cho cuộc cách mạng theo kiểu “Troy revolution.” Gián điệp Đức tìm đủ cách đưa Lê Nin về lại Nga tiến hành cách mạng để khiến Sa Hoàng bị mất hết binh quyền, nhờ vậy, nước Đức loại được nước Nga ra khỏi cuộc chiến ở phía Đông để rãnh tay choảng nhau với liên quân Anh Pháp Mỹ ở phía Tây.

    2. Tại Việt Nam, cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng là do đội điệp viên OSS có tên là Deer Team six của Hoa Kỳ cài đặt giúp đỡ Hồ râu khiến Đông Dương rối loạn không ngừng. OSS là tiền thân của CIA, cơ quan tình báo Hoa Kỳ ngày nay.

    3. Cách mạng tại Thái Lan của Thatsin ( lấy của người giàu chia cho người nghèo) là hoàn toàn do Trung Cộng hậu thuẫn nhằm lôi kéo ảnh huởng của Thái vào quỹ đạo của mình. Do đó, hội đồng quân lực Thái phải ra tay đảo chánh sau đó theo lời kêu gọi ngầm của quốc vương Thái.

    Còn về cuộc vận động Dân Chủ hóa tại Việt Nam hiện nay không thành công không phải vì lực lượng Dân chủ còn yếu mà hoàn toàn là vì CSVN hiện đang có ngoại viện quá dồi dào từ cả hai phía Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng cho mọi mặt, bao gồm kinh phí hoạt động lẫn súng đạn nên dân Việt nhất thời chưa thể vùng lên được.

    Kính giáo sư cùng gia quyến.

    • Tudo.com says:

      Xin chào Trọng Dân đại huynh,

      Còn một nguồn ngoại viện của dân tị nạn hải ngoại trên 10 tỉ đô hằng năm nữa chứ?
      Đặc biệt nguồn tiền “tị nạn” gởi về cho thân nhân là không hoàn lại, không phân lời, cũng không cần bất cứ cái gì để thế chấp, nghĩa là tiền. . .cho không biếu không!
      Trong khi đó sự chi viện của Mỹ hay bất cứ nước nào điều phải bánh ít đi thì bánh qui lại, riêng anh em Trung Quốc ta thì chỉ đổi. . .biển đảo là được dzồi.

      Kỳ nầy mấy nhà. . .tiên tri đều méo mặt, còn polls. . .phiết gì cũng trật lất ráo trọi vì Trump thắng Clinton lớn, 306/232 (electoral vote). Trump hứa sẽ cứng cựa với Tập xếnh xáng, nhưng nói là một chuyện, làm được hay không lại là khác.
      Lâu quá không thấy huynh. . .xuống núi độ đời nên nhân dịp nầy xin hỏi một câu, theo huynh thì nếu tổng thống Trump chơi thẳng tay với Tập thì có thể. . .”cứu khổ cứu nạn” dân Việt mình tí ti nào không?

      Chúc sức khoẻ đại huynh.
      Tudo.com

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn?”
        ***************

        Thưa, xin cám ơn lời chúc của Tudo huynh. Trump thắng cử bất ngờ sẽ khiến nội bộ CSVN sẽ có những xáo trộn cũng bất ngờ và sẽ thể hiện rõ trong hai lãnh vực tài chánh và quốc phòng:

        1. Về mặt tài chánh: dù cố che đậy nhưng thật sự ĐCSVN đang bị suy kiệt và khủng hoảng về tài chánh rất trầm trọng. Do Hoa Kỳ là quốc gia chủ yếu viện trợ kinh tế cho Việt Cộng sống còn bấy lâu nay nên đối sách America First của Trump sẽ khiến các ngân khoảng viện trợ của Hoa Kỳ cho ĐCSVN thông qua WB và IMF sẽ bắt đầu bị đình trệ cắt giảm hoặc viện trợ nhưng với điều kiện ngặt nghèo hơn về chính trị và mậu dịch dẫn đến nhiều rối loạn nhân sự trong đảng do cạn kiệt ngân quỹ hoạt động.

        2. Về mặt quốc phòng : ĐCSVN đang mất dần khả năng lãnh đạo quân đội do sức ép quốc phòng từ Trung Cộng ngày một tăng đòi hỏi kinh phí quốc phòng ngày một nhiều khiến ĐCSVN không còn cán đán nổi nữa nên buộc phải dựa dẫm vào sự hậu thuẫn quân sự của Hoa Kỳ. ĐCSVN đột nhiên trở thành người trung gian giữa quân đội và Hoa Kỳ nhưng đến một lúc nào đó, cả Hoa Kỳ lẫn quân đội VN sẽ đi đến đồng ý hủy bỏ vai trò kẻ trung gian khiến chính biến nổ ra và ĐCS bị xóa sổ.

        Trước bối cảnh Hoa Kỳ đang xáo trộn chia rẽ do vây cánh “kẻ thua cuộc” của Clinton còn rất mạnh, thường xuyên chống phá Trumps để phục hận thì TT Trump cần một sự xung đột quân sự chính đáng ở biển Đông xảy ra để lôi kéo toàn nước Mỹ đứng sau lưng TT theo truyền thống- khiến quân đội VN có điều kiện thuận lợi loại bỏ ĐCS để có toàn quyền chủ động lèo lái quốc gia theo sách lược chiến tranh của Hoa Kỳ tại biển Đông.

        Nếu đúng là như thế thì Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang, hai người này, nếu người nào bị quân đội cho là cái gai trước mắt thì sẽ bị quân đội thủ tiêu.

        Không chừng, quân đội VN lại nhờ Hùng AK 47 đi bắn Đinh Thế Huynh hay nhờ Đỗ huynh và người anh em họ xa tận ngoài ngõ là Đỗ Bá Tỵ bắt giam Trần Đại Quang rồi cùng với Nguyễn Thiện Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Già & Nguyễn Chí Vịnh đứng ra thành lập chính phủ liên hiệp.

        Đổ huynh, do cũng là họ Đỗ nên làm tổng trưởng quốc phòng K- 59, Nguyễn Chí Vịnh làm bộ trưởng ngoại giao kiêm thủ tướng. Còn nguyên thủ quốc gia thì là anh Nguyễn Ngọc Già cười tươi roi rói như màu xanh của đồng đô la.

        Chỉ là vài dòng thiển cận viết hầu chuyện Tudo huynh. Chúc Tudo huynh thoải mái thảnh thơi tuổi già về hưu ngồi xem thế sự:

        “Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”

        Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!

        Merci DCV
        Kính-NTrD.

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear Tudo.com,

        1/
        Khi Mỹ cấm vận Cuba, dân Cuba nghèo đói, sống ngắc ngoải. Vì thế Hội đồng Giám mục Cuba yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận !
        Kinh nghiệm riêng trong trại tù CS, khi người ta đói khổ thì chỉ nghĩ làm sao sống còn / “survive”, và thường là mất dần đi ý chí phấn đấu.

        2/
        Trong truyện Trại Đầm Đùn, tức trai giam Lý Bá Sơ của CS, tác giả Trần Văn Thái đã viết một câu để đời:
        MỘT MAI NẾU CÓ DỊP MAY LÀM CÁCH MẠNG THÌ PHẢI NHỞ RÕ, CÁCH MẠNG GÌ CŨNG ĐỀU XUẤT PHÁT TỪ BAO TỬ CỦA NGƯỜI DÂN !

        3/
        Nhờ tiền của gửi từ hải ngoại về trong nước mà người dân bớt sự lệ thuộc vào V+.
        Dĩ nhiên một khi V+ không còn siết chặt được bao tử người dân, thậm chí sống nhờ vào tiền viện trợ đó, sức mạnh của chúng giảm sút và sức đề kháng của dân tăng.
        Thực tế đã chứng minh cho thấy như thế.

        Muốn chống Cộng hữu hiệu việc tiên quyết phải có CHỖ ĐỨNG VỮNG CHẮC trong lòng dân trong nước, chứ ko phải ở hải ngoại ! Chính vì thế tôi cổ võ cần cứu trợ nhân đạo cho dân, để TÂM CÔNG. V+ bỏ dân, ta phải lấy lòng dân.
        V+ làm dân đói nghèo ta cho ăn mặc, tiền bạc. V+ làm dân ngu dốt ta cho đi học, giáo dục thành người tốt, yêu nước thương nòi …
        Dân phản kháng V+ ta cung cấp phương tiện hành động và nơi trốn lánh khi nguy biến ! Ta hổ trợ vật chất và tinh thần các xã hội công dân trong nước ….

        4/
        Cứ xem thực tế từ ngày Mỹ bỏ cấm vận (embargo) và ép buộc V+ đi theo “Lộ đồ (bốn chặng)” / Road map, mở lại quan hệ ngoại giao, thương mãi Việt – Mỹ khiến dân dễ thở hơn nhiều, nhất là trong ngoài thông thoáng, các hội đoàn đảng phái hải ngoại tha hồ về nước hoạt động và dissidents có cơ hội lưu vong qua Mỹ !
        Có thế người ta mới thấy có lối thoát khi bị V+ bức bách tới cùng, và họ mới dám chống cs hăng hơn bao giờ hết. Không phải ai cũng có ý chí sắt thép như ông Nguyễn Chí Thiện, gần trọn đời sống trong lao tù cs.

      • Yên Tâm says:

        Bác Tudo.com cứ yên tâm đi. NTD thuộc U80, đã cầm vé khứ hồi về gặp các cụ từ lâu rổi.
        Chuyện này sẽ tùy thuộc NTD phản loạn trên ĐCV.
        Nếu phản loạn “cào cào” thì vé khứ hồi sẽ đến lượt được kêu tên ngay thôi mà.

      • Lại Mạnh Cường says:

        Sorry viết thiếu mất đoạn cuối quan trọng :

        MỘT MAI NẾU CÓ DỊP MAY LÀM CÁCH MẠNG THÌ PHẢI NHỞ RÕ, CÁCH MẠNG GÌ CŨNG ĐỀU XUẤT PHÁT TỪ BAO TỬ CỦA NGƯỜI DÂN, NẾU KHÔNG CHỈ LÀ KHÔNG TƯỞNG !

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        @Yên Tâm
        Thưa, vé khứ hồi về gặp các cụ Qua vẫn mua chưa được do Đinh Thế Huynh và cả hai anh em Trần Đại Quang tranh dành mua hết rồi!

    • tonydo says:

      Thầy Hoạt lý luận thấy phát ghê!
      Càng đọc càng rối rắm, hoa cả mắt.

      Chỉ cần một câu kết trong còm của đàn anh Trọng Dân cũng đủ để chứng minh cái lằng nhằng, mờ mờ, ảo ảo của Thầy Hoạt.

      Câu đó là: (trích Trọng Dân)
      (Còn về cuộc vận động Dân Chủ hóa tại Việt Nam hiện nay không thành công không phải vì lực lượng Dân chủ còn yếu mà hoàn toàn là vì CSVN hiện đang có ngoại viện quá dồi dào từ cả hai phía Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng cho mọi mặt, bao gồm kinh phí hoạt động lẫn súng đạn nên dân Việt nhất thời chưa thể vùng lên được.)

      Quay lại với Thầy Hoạt:
      Thầy phán như Thánh Sống: (trích bài chủ)
      (chính trị là “thiết kế và chấp hành dân sinh”, một công việc thiết kế xã hội (social engineering) cần có sự tham gia của các nhà chuyên môn và của toàn dân.)

      Thưa đàn anh Giáo Sư Tiến Sĩ lâu năm, tức phải gọi là “Đại Sĩ”, “Siêu Sĩ”!
      Năm nay, một sự bất ngờ, 70% người Mỹ Da Trắng lao ra đi bầu. Và Trump đã đè bẹp Hillary một cách dễ dàng.

      Có nghĩa rằng thì là; ngay cả những tiểu bang có nhiều người thiểu số nhất, như Texas, Florida..v.v. một khi khối người đa số nhảy ra đi bầu, lá phiếu của người thiểu số không có giá trị.

      Sự thật vẫn là sự thật, lý luận vẫn chỉ là trên mây, dưới gió. Thiên Chúa đã cho hơn ba trăm triệu con dân Mỹ mảnh đất màu mỡ, vì thế cuộc sống tương đối ngon lành hơn nhiều xứ khác.

      Tuy nhiên, xin Thầy Hoạt nhớ giùm em; Người ta luôn có thể nói, người Mỹ gốc Phi Châu, gốc Tàu, gốc Nhật, gốc Phi, gốc Mễ, gốc Việt Nam…v.v.nhưng không ai nói người Mỹ gốc Lỗ Mã Ly, gốc Hung Gia Lợi, gốc Đức, gốc Pháp, gốc Ý, gốc Ba Lan….v.v.

      Thượng Đế tạo dựng ra trời đất, Ngài tạo ra muôn loài, trong đó có con người. Loài gì cũng có giới hạn của nó. Và nếu Thầy Hoạt muốn một xã hội hoàn mỹ như lý luận của Thầy, xin chờ qua thế giới mới.
      Kính!

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Xin Trích: “Thượng Đế tạo dựng ra trời đất, Ngài tạo ra muôn loài, trong đó có con người. Loài gì cũng có giới hạn của nó. Và nếu Thầy Hoạt muốn một xã hội hoàn mỹ như lý luận của Thầy, xin chờ qua thế giới mới.” – Đỗ huynh.

        Thưa, ít người nhận ra Đỗ huynh là một nhà triết học vĩ đại của mọi thời đại!

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear tonydo,

        Theo riêng tôi, bài viết của ông Đoàn Viết Hoạt rất xúc tích, cần nhẩn nha đọc và đọc thật kỹ, tức phải “động não” (brainstorm), chứ không thể đọc khơi khơi giải trí. Có những chỗ tôi còn “để dành” đọc thật chậm lại và suy nghĩ kỹ thêm, thử xem mình có thể “tiêu hoá” được chăng ?

        Mỹ gốc Lỗ, Hung, Đức, Pháp, Ý … được kể vào nhóm Mỹ trắng (White Americans)

        Wikipedia
        White Americans are Americans who are considered or reported as white. The United States Census Bureau defines white people as those “having origins in any of the original peoples of Europe, the Middle East, or North Africa.”[2] Like all official U.S. racial categories, “white” has a “not Hispanic or Latino” and a “Hispanic or Latino” component,[3] the latter consisting mostly of white Mexican Americans and white Cuban Americans. The term “Caucasian” is often used interchangeably with “white”, although the terms are not synonymous.[4][5][6][7][8][9]

        The largest ancestries of American whites are: German Americans (16.5%), Irish Americans (11.9%), English Americans (9.2%), Italian Americans (5.5%), Mexican Americans (5.4%), French Americans (4%), Polish Americans (3%), Scottish Americans (1.9%), Dutch Americans (1.6%), Norwegian Americans (1.5%), and Swedish Americans (1.4%).[10][11] However, the English-Americans and British-Americans demography is considered a serious under-count as the stock tend to self-report and identify as simply ‘Americans’ (6.9%), due to the length of time they have inhabited America.[6][7][8][9]

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear Nguyễn Trọng Dân,

        Ông Hoạt phân tích rất chí lý sự tiến hoá của xã hội loài người, nhất là tiến trình dân chủ hoá nhân loại. Cái gọi là dân chủ tự do số một La Mã ở các nước tiên tiến Âu Mỹ vẫn còn những khiếm khuyết, cần được cải thiện (to ameriolate/ amérioler/ verbeteren), bổ sung cho tốt đẹp hơn nữa.

        Lý giải của ông Hoạt rất khoa học và thực tiễn. Bài viết khó và ông Hoạt đã nỗ lực giải thích rất tường tận, nhưng vì khá cô đọng nên trở nên hơi bị khó hiểu.

        Chúa Jesus muốn dùng cái chết của minh để răn chúng, để cảnh tỉnh con người, cho dù biết rằng rất khó. Nhưng CHẾT VÌ MỘT LÝ TƯỞNG ĐẸP CŨNG XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC VINH DANH, CA NGỢI, XƯNG TỤNG !
        Ông Hoạt cố gắng chỉ ra cho ta thấy cần xây dựng một mô hình xã hội mới, cho phù hợp với sự tiến hoá loài người trong thời buổi cách mạng thông tin điện tử, và cách mạng giao thông khiến trái đất bé hẳn lại, ko gian trở nên phẳng.
        Dĩ nhiên ông Hoạt biết rất khó cải biên con người, nhưng là một nhà trí thức nặng lòng với quê hương dân tộc, ông vẫn cố gắng không ngừng nghỉ. Tôi thật sự trân trọng những viên ngọc quí ấy và hết lòng cổ vũ cho các nỗ lực của họ.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Dear Nguyễn Trọng Dân (NTD),

      NTD chọn lọc ra từng trường hợp cá biệt để làm bằng chứng biện hộ cho thuyết âm mưu (conspiracy theory)

      wikipedia
      Thuyết âm mưu (tiếng Anh: conspiracy theory) hay thuyết ngờ vực là cách lý giải những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng gán cho chúng những âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Một giả thuyết âm mưu là một giả thuyết mang tính giải thích theo đó buộc tội một nhóm người hay một tổ chức gây nên hay đứng đằng sau một sự kiện hoặc một hiện tượng gây ảnh hưởng lớn kinh tế chính trị xã hội.
      Thuyết âm mưu nghe qua rất hấp dẫn, ly kỳ nên được nhiều người tin theo, bàn tán, thêm các chi tiết. Đáp ứng nhu cầu tò mò, phức tạp hóa vấn đề của dư luận, báo chí thường xuyên đăng các câu chuyện do giới theo thuyết âm mưu kể hay phân tích. Nhiều phóng viên điều tra giỏi là những người theo thuyết âm mưu, và một số giả thuyết của họ đã được kiểm nghiệm phần nào đúng[1].
      Rất nhiều thuyết âm mưu vẫn là đề tài tranh cãi. Rất nhiều các giải thích được đưa ra để lý giải tại sao con người lại tin theo các thuyết âm mưu. Thuyết âm mưu khá phổ biến trong lịch sử, trên thị trường kinh doanh và trong chính trị.
      [hết trích]

      Theo tôi giải thích như trên là nguỵ biện, thậm chí thiển cận, bởi cố tình chối bỏ sự tiến hoá của xã hội loài người ở diện rộng.
      Cách mạng vô sản chỉ thành công ở Nga, trong khi ở các nước khác, như Nam Âu có Ý và Tây Ban Nha, Tây Âu có Pháp, Đức lại đi theo hướng khác, mặc dù đảng cs khá mạnh ở Ý và cả ở Pháp. Sau đó chủ nghĩa cs lan rộng cũng chỉ ở các nước Đông Âu sau thế chiến hai, do bởi sự chia chác giữa ba nhà lãnh đạo siêu cường lúc đó là Rooseveld, Churchill và Stalin.

      Ở VN là do chịu ảnh hưởng từ Tàu lục địa. T+ chiếm toàn lục địa năm 1949, bèn lập tức ra sức xuất khẩu cách mạng vô sản sang lân bang, vốn là cựu thuộc địa từ thời phong kiến như Tibet, bán đảo Triều Tiên, bán đảo Đông Dương.

      Tại sao Tàu theo CS là chuyện dễ hiểu, ko cần nói thêm ở đây.

      Ở Thái Lan, dân quê chịu nhiều thiệt thòi bởi đám quân nhân, đám bảo hoàng và sau này đám trí thức ở các thành phố lớn. Cách biệt giầu nghèo giữa thành thị và thôn quê làm nảy sinh bất mãn giữa thị dân và nông dân. Anh em nhà Thaksin nắm bắt được nan đề đất nước, trở nên những chính trị gia dân tuý thành lập đảng chính trị mang tên rất kêu “Người Thái yêu nước Thái”, lấy nông dân làm hậu thuẫn cho dù chính họ là những nhà tài phiệt trong đám thị dân. (Chả khác gì đám chóp bu V+ mị dân mình gốc vô sản chân chính).
      Thaksin nắm quyền bính, nhưng bị các đối thủ chơi xấu ngáng chân, phải lưu vong. Cô em gái cũng theo gót anh, lên nắm quyền nhưng lại bị đám quân nhân đảo chánh dành lại quyền lực như ai cũng rõ.
      Tệ nạn quân phiệt không chỉ ở Thái mà ở nhiều quốc gia chậm tiến khác. Điển hình nhất ở Indonesia, ở Bắc Phi có Ai Cập. Miền Nam cũng bị tệ nạn quân phiệt thời Đệ nhị Cộng hoà, sau khi chúng lật đổ ông Diệm với sự xúi dục của Mỹ.

      Tại VN hiện nay các xã hội công dân ngày môt lớn mạnh, chính là nhờ giao tiếp với thế giới bên ngoài ngày một nhiều và dễ dàng, trong đó đáng kể là nhờ vào cách mạng thông tin với các phương tiện truyền thông hiện đại như các mạng xã hội (social media).
      Chính các xã hội công dân (civil societies) đang dẫn dắt dân chúng đi làm cuộc cách mạng dân sinh và dân chủ qua các cao trào dân sự bất tuân (civil disobediance). V+ biết rõ thế nên tìm mọi cách hạn chế và kiểm soát các xã hội công dân. Chúng đang nặn ra các luật lệ để kiểm soát việc thành lập và hoạt động của các hội tư nhân (NGO).

      Ngoài ra tham nhũng làm phân hoá chính cộng đảng và gây thêm bất mãn lẫn hận thù trong dân. Tôi thường nói cs đang tự đào hố chôn chính chúng, bởi đã gây hấn với dân ngày một sâu sắc !
      Cộng đảng lại tỏ ra bất lực không sao giải quyết các nan đề đất nước lại càng làm sói mòn niềm tin của dân và ngay cả các đảng viên vào đám lãnh đạo chóp bu. Từ đó sự yếu kém của cộng đảng càng khoét rộng, nên mọi đảng viên đều tìm cách vơ vét để khi thuận tiện bỏ trốn với mớ tài sản kếch sù mang theo trong mình hay đã ếm sẵn ở nơi nào đó.

      Tóm lại, sự tan rã cộng đảng chỉ là vấn đề thời gian, cái chính đang lo là KHOẢNG TRỐNG CHÍNH TRỊ (political vacuum) thời hậu cs !
      Các xã hội công dân còn yếu kém và tản mạn, các đảng dân chủ đối lập cs cũng rứa. Đó là cơ hội tốt cho đám quân phiệt (nảy sinh từ quân đội cs hiện nay), các đảng thoát thai từ cộng đảng, các tên cơ hội chủ nghĩa, các thế lực phản động quốc tế … thò bàn tay lông lá vào quấy động.
      PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH, cần nhất tránh sao không bị sa vào hầm tai vạ trên, nhất là nội chiến chỉ làm cho đất nước thêm tan nát và dân thêm điêu linh khốn khó.

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Thưa, thuyết âm mưu cũng chỉ là một cách phân tích diễn giải, không phải là SỰ THẬT. Xin quan Đốc đừng có “đánh đồng” giữa SỰ THẬT và cách phân tích diễn giải.

        Ba trường hợp nêu trên nà SỰ THẬT có trong sử, không phải diễn giải gì cả nhằm ngụ ý nhắn nhũ đến giáo sư ĐVH là không nên lầm lẫn giữa smoke screen và bản chất của sự việc khi phân tích chính trị.

        Thế giới chính trị đầy âm mưu và sự thật trong chính trị đương nhiên phản ánh bản chất của âm mưu.

        Và âm mưu bao giờ cũng bị smoke screen che đậy rất là kỹ lưỡng và hầu hết các nhà sử gia trọng trích lẫn phân tích gia lòng vòng đều bị dính smoke screen .. rất nặng!

        Kính quan Đốc – NTrD

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear Nguyễn Trọng Dân,

        Theo cá nhân tôi dù chỉ là GIẢ THUYẾT (hypothesis), nhưng cần TÔN TRỌNG SỰ THẬT, cũng như cần giữ KHÁCH QUAN khi lý giải các sự kiện (facts).
        Bởi đơn giản ở đây là một bình luận chính trị, một xã luận, không phải là viết tiểu thuyết mà tha hồ HƯ CẤU theo ý mình cho thêm phần gây cấn, éo le !
        Cứ hư cấu thật nhiều cho 1 giả thuyết sẽ trở nên ngớ ngẩn! Chả khác gì giả thuyết Trịnh Xuân Thanh trốn ở Seattle bang Washington của còm sĩ Nguyễn TD :-( !

        Thế giới đúng là đầy âm mưu, tham vọng, cạn bẫy …, nhưng cũng không qua khỏi những vận động (movements) tiến hoá xã hội loài người.

        Đám chóp bu CS âm mưu muốn nhuộm đỏ toàn thế giới sau Thế chiến Hai, nhưng bất thành và cuối cùng thất bại ở ngay nơi sinh ra nó là Nga, mặc dù có lúc đám hiện sinh (Jean Paul Sartres …) gieo rắc tư tưởng là trí thức tiến bộ cần phải … thiên tả, khiến cho phong trào phản chiến dâng cao khắp thế giới, tạo điều kiện cho nạn hồng thuỷ lan rộng nhiều nơi ! Nhưng các ngọn triều đỏ cuối cùng cũng phải rút hết sạch, mặc dù tưởng chúng trở thành nạn sóng thần Tsunami, nhất là ở Đông Nam Á, Đông Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh.
        Lý do dễ hiểu là dân chủ tự do là mồ chôn của độc tài đảng trị, cũng như các loại độc tài (gia đình trị, quân phiệt, quốc xã …)

        Sau Chiến tranh Lạnh Mỹ bỗng nhiên thành siêu cường duy nhất, nhưng vẫn bị ngáng chân bởi đám Hôi giáo cực đoan, khối quốc gia Ả Rập nhiều dầu hoả, và nay thêm vào đó là Trung Cộng, rồi cả Putin !

        Việt Nam Cộng hoà là quá khứ, một trang sử đã qua, cho dù rất hào hùng (như thời Quang Trung Nguyễn Huệ). Cũng như chả khác gì ông Diệm đã trở thành dĩ vãng. Cũng thế cộng sản đã và đang trở thành quá khứ, một thứ lỗi thời cần rũ bỏ sạch sẽ. Nói tóm lại, quá khứ là những gì đã qua, ko lấy lại được, và cần update những gì đã cổ lỗ sĩ (outdated) hay nên bỏ đi thay bằng cái mới hay hơn, hiện đại hơn.
        Ngày xưa chúng ta đọc Việt sử và buồn cười cho những kẻ sống trong triều đại mới mà vẫn hoài Lê, hoài Trịnh, hoài Nguyễn … để cố lội ngược dòng lich sử ! Cần sống với hiện tại và cố hướng tới tương lai sắp đến.
        Những giá trị cũ, như ở thời VNCH không phải là vĩnh cửu, mà cần được bồi bổ bằng cái mới trong thời đại hiện tại. Cứ ôm mãi cái quá khứ sẽ trở thành giáo điều, duy ý chí, nhất là thủ cựu !

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Thưa quan Đốc, chuyện Trịnh Xuân Thanh có từng trốn ở Seatle trong lúc bôn đào hay không, thời gian sẽ trả lời. Còn về giá trị chính trị của chính thể Việt Nam Cộng Hòa, nên tiếp tục duy trì hay vứt đi thì phải chờ cuộc dân cầu Dân – Ý trong tương lai vậy. Quan Đốc không thể tự chuyên quyết định giùm cho dận tộc được.

        Đường lối chính trị của Qua rất rõ ràng và đơn giản- đó là lật đổ chế độ cộng sản và thành lập chính thể (Đệ Tam) Việt Nam Cộng Hòa. Lại huynh muốn bay nhảy cao siêu thì cứ việc tự nhiên. Ai thành ai bại, thời gian sẽ trả lời vậy. Kính- NTrD .

  9. CÁCH MẠNG
    VÀ CÁCH MIỆNG

    Cuộc đời như dòng sông
    Cứ luôn luôn trôi chảy
    Sông chảy thường uốn khúc
    Nhưng vẫn chảy về xuôi

    Sông dù chảy thế nào
    Đều mang những giọt nước
    Có bao nhiêu giọt trong
    Và bao nhiêu giọt đục

    Khi nắng gắt mùa hạ
    Dòng sông có cạn đi
    Nhưng khi trời cho mưa
    Dòng sông rồi đầy lại

    Mỗi người như giọt nước
    Trong xã hội tự do
    Căn bản là dân chủ
    Trong cuộc đời nhân văn

    Có những tay cách mạng
    Kiểu cách mạng nửa mùa
    Hoặc ngu hoặc lợi dụng
    Nền chuyên chính lùa vào

    Dầu chúng được danh lợi
    Nhưng trăm năm cũng thua
    Bởi xã hội nô lệ
    Phục vụ đứa làm vua

    Chính trị thành cay đắng
    Khi dòng sông đục ngầu
    Toàn danh từ thối rữa
    Cuộc sống như bầy cừu

    Bởi con người nô lệ
    Xã hội thành đàn bầy
    Dẫu sống như đã chết
    Sống như những cái thây

    Mọi cách mạng bịp bợm
    Cách miệng luôn tràn đầy
    Kiểu Stalin Tố Hữu
    Đất nước thành cùi đày

    Con người có cái đầu
    Cái đầu có cái miệng
    Đầu ngu thành đầu lâu
    Cách mạng thành cách miệng

    Nên thế giới nhân văn
    Luôn chỉ cần khoa học
    Luôn chỉ cần thông minh
    Không cần gì cách mạng

    Cách mạng thường mị dân
    Cách mạng thường tàn ác
    Cách mạng thường ngu dần
    Cách mạng thường lợi dụng

    Lợi dụng về mọi điều
    Lợi dụng cả lý thuyết
    Nhất là lý thuyết ngu
    Cách mạng thành cách miệng

    Một trăm năm bôn sê vích
    Cuối cùng cũng lại tan
    Trăm triệu người bị giết
    Cuối cùng cũng sang trang

    Chỉ có nền Cộng hòa
    Tự do và dân chủ
    Con người đều bình đẳng
    Dòng sông mãi chảy đều

    Con người sống hạnh phúc
    Khi mình có cái đầu
    Có con tim chân chính
    Không phải sống cầu âu

    ĐẠI NGÀN
    (09/11/16)

  10. Nguyễn Văn says:

    “– chính trị là của toàn dân, là lo cho dân sinh, không phải là tranh quyền giữa các chính trị gia – chính trị là “thiết kế và chấp hành dân sinh”, một công việc thiết kế xã hội (social engineering) cần có sự tham gia của các nhà chuyên môn và của toàn dân.”

    Chính trị, gián tiếp hay trực tiếp, luôn đi sâu bám sát trong mọi sinh hoạt của mọi tầng lớp trong xã hội nên nói chính trị là của toàn dân là quá đúng và quá hiển nhiên. Cuộc sống của mỗi cá nhân, dù dưới bất cứ chế độ nào và ngành nghề nào cũng đều không thoát khỏi chính trị. Từ một anh nông dân đi cấy lúa đến một chị công nhân may mặc; từ một nhân viên quèn của chính phủ tới một lãnh đạo cao cấp của quốc gia đi làm; từ một giáo sư đứng lớp dạy học tới một đứa bé năm bảy tuổi đến trường học cũng là một thể hiện chính trị dù đứa trẻ chưa đủ hiểu nhưng rõ ràng cũng là một hành động gián tiếp khi em trẻ được dạy biết thế nào là thể chế, xã hội, tự do, dân chủ hay độc tài tuy chẳng bao giờ ứng dụng cho tới khi ra đời. Tất cả đều phải đóng thuế cho chính phủ và là hành động chính trị. Và khi bãi thị không đến trường hoặc đình công không đi làm thì hành động này là trực tiếp thể hiện quan điểm chính trị đối với xã hội.

    Cuộc bầu cử Mỹ lần này, dù ai thắng thua thì cũng đi vào lịch sử lần đầu tiên một phụ nữ đại diện một chính đảng lớn ra tranh cử với một thương gia. Cả hai đã để lại một sự phân rẽ sâu sắc và cay đắng trong lòng cử tri và xã hội Mỹ khi người cùng đảng nhưng không ủng hộ người đảng mình và khi cử tri bỏ phiếu cho người này chỉ vì không thích người kia. Điều này cho thấy nền dân chủ và chính trị của Mỹ ngày nay cần có những thay đổi. Thay đổi phải cần có một sự nhìn nhận can đảm, hy sinh lợi ích cá nhân và đảng phái, phải sửa đổi Hiến Pháp hoặc tu chính cho hợp với thời đại tin học. Một sự giới hạn nhiệm kỳ của dân biểu hay thượng nghị sĩ cũng là đáng quan tâm, hoặc lối bầu cử tri đoàn như hiện nay có còn nên giữ?

    nv

Leave a Reply to Lộc ròm