WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nàng là ai, hỡi Thúy Kiều?

Là nhân vật chính trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, một người đẹp toàn tài, được xây dựng bằng một ngòi bút tài hoa, thấm đẫm tâm sự u uẩn của tác giả, nên nhiều người tin rằng nàng là người Việt. Nhưng theo Dương Quảng Hàm và nhiều nhà nghiên cứu thì nàng là người Tàu chính gốc một trăm phần trăm. Và người đã sản sinh ra nàng chính là Thanh Tâm Tài Nhân, cũng một người Tàu chính hiệu. Vậy thì cớ gì từ giới bác học đến bình dân, từ thành thị đến nông thôn, từ 200 năm trước đến tận hôm nay, nàng vẫn được nhắc đến như một mỹ nhân tiêu biểu của người Việt? Theo tôi, ấy là do thiên tài của Nguyễn Du, chính cụ đã đem nàng về từ Trung Hoa. Rồi, bằng thể thơ lục bát êm ái như tiếng võng ru, bằng những âm điệu ngọt ngào trong ca dao, bằng nỗi biệt ly thăm thẳm trong Chinh Phụ Ngâm, bằng nỗi ai oán nghẹn ngào trong Cung Oán Ngâm Khúc, cụ đã dựng nên một nàng Kiều vừa đáng thương mà cũng vừa đáng giận, một nàng Kiều thông minh rất mực nhưng cũng ngớ ngẩn khờ dại khôn cùng. Nghĩa là một nàng Kiều vừa cao xa nhưng cũng vừa gần gụi, vừa là một trang quốc sắc nghiêng nước nghiêng thành bên cạnh các nhà nho khoa cử, cũng lại vừa là một cô thôn nữ “sao anh múc ánh trăng vàng đổ đi”.

Nói theo kiểu chợ búa là “mông má” lại nàng. Nói theo kiểu tân thời là được giải phẫu thẩm mỹ. Nói theo các nhà phê bình, nàng không phải là con đẻ của Nguyễn Du mà là con nuôi, tức là phóng tác. Nhưng dù nói gì thì nàng cũng đã đến Việt Nam trên 200 năm. Và trong 200 năm đó, đúng như cuộc đời chìm nổi của nàng, biết bao nhiêu khen chê, bão táp, biết bao nhiêu lần chết đi sống lại. Linh Mục Thanh Lãng, tác giả Bản Lược Đồ Văn Học Việt Nam đã chia ra 7 thời kỳ nàng vừa được xưng tụng vừa bị đánh đập như sau:

1. Thế hệ những người cùng thời Nguyễn Du (1788-1820): Kiều chỉ mới là một hài nhi nên những người bạn của tác giả cũng chỉ ngó qua vậy thôi. Chủ yếu là nói nhiều đến nỗi mang nặng đẻ đau hay công phu khó nhọc của tác giả.

2. Thế hệ Nguyễn Công Trứ (1820-1862): Kiều bị chê là con bé ranh mãnh hỗn xược. Một người rất chịu chơi là Nguyễn Công Trứ mà cũng phải hạ những câu độc địa như:

Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải

Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu

Bây giờ Kiều còn hiếu vào đâu

Mà bướm chán ong chường cho đến thế

Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa

Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm

Bán mình trong bấy nhiêu năm

Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai!

3. Thế hệ Chu Mạnh Trinh (1862-1913): Kiều được nhìn nhận như một cô gái nhỏ bé đáng thương, đồng hóa thân phận Kiều với tác giả, phê bình Kiều với thái độ nghệ sĩ, giàu cảm tính rất tài tử mà tiêu biểu là Chu Mạnh Trinh Ta cũng nòi tình thương người đồng điệu…đã toan đúc sẵn nhà vàng chờ người quốc sắc, lại muốn mượn chùm phương thảo hú vía thuyền quyên

4. Thế hệ Nguyễn văn Vĩnh, Phạm Quỳnh (1913-1932): Kiều được tôn xưng là hoa hậu, là minh tinh. Phạm Quỳnh còn đi xa hơn nữa muốn Kiều trở thành giáo chủ, truyện Kiều là Thánh kinh, là Phúc âm của cả một dân tộc. Tâng bốc lên tận mây xanh, nên Phạm Quỳnh bị kết tội là học phiệt, bị Ngô Đức kế mỉa mai nước Việt Nam là Kim Vân Kiều Quốc!

5. Thế hệ Tự Lực Văn Đoàn (1932-1945): Lúc này xuất hiện nàng Loan trẻ trung sôi nổi trong Đoạn Tuyệt, nàng Mai dịu dàng dằm thắm trong Nửa Chừng Xuân, nên Kiều trở thành một bà già lẩm cẩm chẳng còn ai tơ tưởng tôn xưng nàng thành thần tượng nữa.

6. Thế hệ sau 45: Kiều bị đem ra đấu tố trước tòa án nhân dân, bị kết tội là phản động, đồi truỵ, bị đem thiêu đốt.

7. Thế hệ sau 54: Kiều đầu thai. Ở miền Bắc nàng bỗng trở thành một cô gái vô sản, là hiện thân của hàng triệu phụ nữ Việt Nam bị các thế lực phong kiến và bọn địa chủ đàn áp bóc lột. Ở Miền Nam, nàng là một cô gái hiện sinh dám dấn thân, dù suốt mười lăm năm là những tháng ngày buồn nôn. Và hai nàng Nam và Bắc hơn 20 năm gườm nguýt nhau, chửi bới nhau không thương tiếc!

Sau 75, cụ Thanh Lãng không còn sống để thấy rằng nàng Kiều miền Bắc đã hất cẳng nàng Kiều miền Nam ra khỏi các trường Đại học, các thư viện, khiến nàng phải lê lết dơ bẩn trong các chồng sách cũ bên vệ đường, hay theo những người đi kinh tế mới chùi đít cho những đứa bé bụng ỏng đầy gân xanh. Nàng Kiều “thống nhất” bảnh chọe ngồi trên ngai vàng được Nguyên soái thi ca Trung Hoa và nhị thập thiên bát tú xưng tụng ngất trời, còn hơn cả Phạm Quỳnh ngày trước.

Giờ đây, những cuộc thi hoa hậu đủ vành đủ kiểu mở ra quanh năm suốt tháng, nàng lại được trọng vọng xưng tụng nhiều hơn nữa. Nàng phơi mở cái tòa thiên nhiên dầy dầy sẵn đúc cho thiên hạ lé mắt ra mà ngước nhìn bình phẩm. Như thế đó, hơn 200 năm, Kiều đã thoát ra khỏi cái êm đềm trướng rũ màn che của sách vở để sống một cuộc đời thực cùng với những Tú Bà, Mã Giám Sinh nhan nhãn trên cõi đời này. Bị vùi dập, ngay cả đem đi thiêu sống mà nàng vẫn không chết, nên nàng trở nên dày dạn hơn, lọc lõi hơn. Ta có thể gặp nàng trên đường phố mang kính râm chạy xe Spacy, trong quán bar mặc áo hai dây, quần phơi rốn và chỉ hơn Eva một chiếc lá nho bước đi nghệu nghễnh trên sàn diễn.

Trong văn học Việt Nam không có một nhân vật nữ nào lại có một đời sống dữ dội như thế. Bây giờ, không còn ai buồn biết tới cái tâm sự u uẩn, hay cái thuyết tài mệnh tương đố của cụ Tiên Điền nữa. Người ta chỉ biết có nàng đang lồng lộng hóa thân thành muôn ngàn Kiều @ ngập tràn trong đời sống. Cụ Nguyễn mà có sống lại cũng ngẩn ngơ khi ngước nhìn!  Trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân, Kiều chết hẳn ở sông Tiền Đường sau khi mưu phản để Hồ Tôn Hiến giết chết Từ Hải. Nhưng cụ Nguyễn, vì quá yêu nàng nên đã để cho nàng được sống mà gặp lại người tình Kim Trọng. Chỉ có vậy thôi, không ngờ nàng sống mãi đến tận bây giờ và còn sống “phẻ” đến nhiều trăm năm nữa. Thôi, cũng xin chúc mừng nàng cho dù nàng là người Việt gốc Tàu.

© Khuất Đẩu

© Đàn Chim Việt Online

6 Phản hồi cho “Nàng là ai, hỡi Thúy Kiều?”

  1. NGUOI NEW ENGLAND says:

    Kieu la mot co gai luoi lao dong do do moi ban minh cuoc cha de an sung mac suong khong lam viec dung den mong tay.Gia san cua gia dinh tai sao khong ban chuoc cha chap nhan “doi cho sach rach cho thom”di roi lam ruong det lua de sinh song cung duoc.Chap nhan cuoc song than ban chiu dung Lam gi di lam diem de chiu tui ho.

  2. Du Lam says:

    Kiều, diễn Nôm là chiếc cầu. Nguyễn Du mượn chiếc cầu để cảm thán cho ông, cho ai đó trong nhiễu nhương thế sự. Có Nguyễn Du mới biết Thanh Tâm Tài Nhân.Nhưng chỉ giới hạn chuyện văn chương. Nay cầu đã bắt tới Trường Sa, tới Tây nguyên, tới 10 tỉnh có rừng đầu nguồn. Có” đảng ta sáng suốt” thì cầu còn bắt xa hơn nữa,đọc Kiều biết là ” con lai” là người Việt gốc tre. Nhìn đất nước thế sự hôm nay,biết bác Hồ…Cẩm Đào bằng xương bằng thịt…mỡ, phưỡn bụng…cứt giữa biển trời Hội an năm nào rồi nói rằng. ” Tôi đang thấy mình tắm biển ở…nước mình”, nhờ cái cầu ít chữ hơn Nguyễn Du. 16 chữ thôi. Hóa ra Tân Kim Vân Kiều truyện, ngắn mà hiệu quả.

  3. Ngo Nhat Nam says:

    “Ngam trong muon su tai troi,roi kia dat bat lam nguoi co than.Bat phong tran phai phong tran.cho thanh cao moi duoc phan thanh cao.Chu dau thien vi nguoi nao,chu tai chu menh doi dao ca hai.Co tai ma cay chi tai,chu tai lien voi chu tai mot van…”.Khuat Dau chac gioi hon Nguyen Du nhieu…co tac pham nao dang len cho cac chau hoc hoi!

  4. Nàng Là ai, Hỡi Thúy Kiều THỜI ĐẠI ?

    1. Hàng trăm ngàn cô dâu Việt dặm đường trên các xứ nói tiếng Hán từ Đài Loan sang đến Hoa Lục, Singapore , ..Hồng Kông

    2. Hàng trăm ngàn sinh viên du học từ Thời Mở cửa 1986 đến nay nhận HỌC BỔNG ra đi LẠC LỐI VỀ bán TIÊU ÓC nuôi ĐẠI TRÔN nhởn nhơ nhập đòan Vịt kì u về Nước TẾT, HÈ….ngỏanh mặt lại nỗi đau của đồng bào ruột thịt ….

  5. Tú Dza LV says:

    Nàng Kiều Nguyễn Du

    Nàng Kiều lặn lội xa quê
    Năm chìm bảy nổi rồi về Việt Nam
    Xưa. Nay. Mai mốt. Không hơn
    Mặc đời nhào nặn tùy… cơn hứng tình
    Kiếp hoa nào phải tại mình
    Bán thân? Hiếu đễ? Ới tình nhân gian!

    Tú Dza LV

  6. Tác giả đã mô tả nàng Kiều qua các triểu đại, nhưng trong cái khổ vẫn có cái vinh. Tác giả chưa nhắc tới nàng Kiều vượt biên và đã làm rạng rở cho giống nòi dân tộc ở trên khắp thế giới, nhưng buồn thay:
    Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa
    Người con gái xa quê, nhìn quê hương trong hỏa mù tù tội nhưng vẫn bất lực chưa làm gì được với bọn côn đồ ác ôn VC. Những nàng kiều có phúc vượt biên ra khỏi nhà tù VC, tha hồ học hỏi, thi thố tài năng. Trong khi đó ở VN, VC bắt đời nàng Kiều phải làm đỉ mà sống hoặc những nàng Kiều nào đủ trí thông minh thì VC không nương tay đánh đập bắt họ vào tù, làm thân con gái cho VC thì cuộc đời năm chìm bảy nỗi sáu lênh đênh, không biết khi nào hết kiếp đoạn trương. Kiều lưu lạc nhưng có ngày đoàn viên hội ngộ nhưng những nàng kiều VN khi vào tay bọn cán bộ thì chúng xài xể như thú rừng, rồi còn hạ nhục buôn dâm mà chúng ta thường thấy, thầy mua dâm bán dâm học trò nhưng luật pháp bó tay. Cho nên cụ Nguyễn Du có lý khi viết hai câu thơ.
    Đã mang lấy nghiệp vào thân
    Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa.
    Sa vào tay VC mà trách lẫn trời gần trời xa thì VC tiếp tục chơi trò hạ cấp. Biết bao giờ cho những nàng Kiều VN có tiếng nói đích thực, biết bao giờ người con gái VC thoát khỏi thân phận làm điếm cho chế dộ VC. Cho nên sống với VC là chưa vui sum họp lại sầu chia ly, lúc nào cũng mang nghiệp khổ vào thân.
    Muốn thoát khỏi thân phận người con gái nô lệ da vàng chỉ còn một cách là phải đầu voi phất ngọn cờ vàng như bà Triệu, lúc đó người con gái VN mới có chỗ đứng trong xã hội VN.

Phản hồi