WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người lính chống Pháp và chống Cộng, trong nhạc phẩm Ly Rượu Mừng

hqdefault

Cộng Sản dù ngụy trang dưới bất cứ hình thức nào, người ta vẫn biết nó là một đảng cướp. Sự nghiệp khởi đầu chỉ có nón cối, dép râu, với khẩu súng AK, ngày nay giàu sụ, phần đông đã trở thành đại gia đỏ. Đó là họ đã cướp vật chất: Nhà cửa, đồng đài, vàng bạc, vườn tược, đất đai vv và vv…

Họ cướp chính quyền, cướp không từ một thứ gì, cướp lịch sử và văn hóa, về điều này, bất cứ mọi đạo quân cướp nước đều làm như thế. Quân Tàu, quân Pháp đã tịch thu sách sử của chúng ta, một phần mang về bản xứ lưu trữ, phần khác tiêu hủy. Sau vài ngày cướp miền Nam, quân CS đã làm như vậy, với mức quy mô và toàn diện, quân Tàu, quân Pháp họ cướp âm thầm, quân CS cướp rầm rộ, còn áp đặt cho văn hóa miền Nam, một cụm từ dơ nhớp: “Văn hóa đồi trụy Mỹ Ngụy!”.

Thế nhưng bài trừ văn hóa nhân bản của miền Nam, thế lại thứ văn hóa CS không ai có thể dùng nổi, vì CS có quyền nên với xã hội họ cấm được, trong lòng dân, văn hóa miền Nam, như mạch nước ngầm, muôn năm vẫn âm ỉ chảy mãi và ngấm sâu trong tâm khảm. Khi buồn lúc vui, họ ngâm lên bài thơ: Nguyễn Tất Nhiên, Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Bính… Dù hứng cách nào đi nữa, thơ Tố Hữu và của miền Bắc CS nói chung, khó lòng làm cho con người cảm khái, trừ một số ít người luôn chất chứa “hận thù giai cấp” hoặc căm thù thứ “quân giặc” vu vơ (1)

Bốn mùa đều ngân nga với những nhạc khúc mà họ yêu thích: Mùa Thu Chết, Đưa em vào hạ, Mùa Đông của anh, Xuân này con không về, Ly rượu mừng vv…

Hai mươi năm chiến tranh, văn hóa CS chỉ có xúi dục con người chém giết, đi vào chổ chết, cướp phá, đi ngược lại với bản tính làm người, vì vậy khi dứt tiếng súng, thư văn hóa ấy phải vào sọt rác, CS không cấm được lòng dân, khắp nơi Bắc Trung Nam, đều hát nhạc Việt Nam Cộng Hòa, còn gọi nhạc vàng.

Chiến tranh đã đi qua 42 năm, nhạc CS không nghe được bản nào ra hồn, toàn loại “mì ăn liền.” Tổng kết hơn sáu chục năm CS đã giết chết nền văn hóa dân tộc. Biết người dân không ưa, dù cấm đoán khắp nơi vẫn cứ hát nhạc vàng, từ quán chợ, tới muôn nẻo xe đò, kể cả dưới ghe xuồng, cứ nghe, cứ hát nhạc vàng, trước tình thế khó ngăn cấm, CS bày trò “xét cho phép” một số ca khúc “được hát,” nhờ vậy các show mới có người thưởng lãm, giới nghệ sĩ mới kiếm được tiền, nhạc vàng còn được chọn làm nền cho phim ảnh. Hầu như người ta ngang nhiên dùng nhạc vàng, không cần biết bản nhạc ấy của ai, ngang nhiên làm giàu, không nghĩ ngợi để xót xa, một thời những ca khúc quý giá bị CS cấm đoán.

Mới đây một bài viết trên báo Thanh Niên, bài viết có tính xỏ lá và tráo trở về nhạc phẩm ly rượu mừng. Tựa đề:

Tiết lộ vì sao ca khúc ‘Ly rượu mừng’ bị cấm hát 40 năm.

E rằng tóm tắt nội dung không đủ, để bạn đọc suy luận, quý vị chịu khó đọc nguyên đoạn, của bài báo như sau:

“Cũng theo nhà báo Nguyên Minh, chính việc nhắc tới người lính, tới từ “đời lính”, “binh sĩ” mà bài hát này đã không được hát suốt 40 năm. “Chính yếu tố người lính làm bài hát không được hát trở lại. Người lính là người lính nào?”, ông chia sẻ.

Ông Nguyên Minh cũng cho biết, sau này khi Phương Nam phim muốn ghi bài hát này, họ đã phải cùng gia đình tìm lại tất cả các tư liệu cũ liên quan đến bài ca. Rất may, trong những tư liệu đã quá cũ, gia đình tìm và thấy bản ghi chép, tư liệu cũ của ca khúc này. Qua đó, có thể xác định bài hát được sáng tác khoảng thời gian 1951-1953. Tư liệu cũng cho thấy đó là bài hát mà ông Phạm Đình Chương viết về người lính chống Pháp. Trên cơ sở đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã cấp phép cho bài hát được hát hồi đầu năm 2016. “Đó là bài hát về người lính chống Pháp. Bài hát cuối cùng đã được giải oan”, ông Minh nói.

Ly rượu mừng cũng đánh dấu một mốc về biểu diễn trong lịch sử âm nhạc nước ta. Nói đến Ly rượu mừng là nói đến ban hợp ca Thăng Long, ban hợp ca nổi tiếng nhất Sài Gòn. Ban hợp ca gồm 5 người: nhạc sĩ Phạm Đình Chương, bà Khánh Ngọc vợ ông, bà Thái Hằng vợ nhạc sĩ Phạm Duy, bà Thái Thanh và ông Phạm Đình Viêm. “Đây là một ban hát tiên phong những năm 1950. Với Ly rượu mừng lần đầu tiên có hát hợp ca, còn trước đó không hề có”, ông Nguyên Minh nói.”

Hết trích.

Hôm nay đảng CS cho phép hát bản Ly rượu mừng, vì biết người lính trong nhạc phẩm, không phải lính VNCH mà lính chống Pháp? Ôi ngót hơn bốn chục năm, để CS nhận về phe mình một lớp lính, mà cứ ngỡ nó là quân thù, thật vậy ư?! Một ca khúc chỉ có 234 chữ, không hề mang một ẩn dụ, một triết lý cao siêu nào cả, thậm chí có tình vè dân gian, cả hàng triệu đảng viên CS, hàng trăm ngàn giáo sư, tiến sĩ, toàn là đỉnh cao trí tuệ, phải mất gần nửa thế kỷ mới nhận diện người lính trong ly rượu thuộc phe nào!!

Tiếc thay họ lại nhận lầm, có thể nói lãnh tụ Nguyễn Thái Học và hàng trăm đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng, dùng máu mình để lót đường cho toàn dân đứng lên kháng Pháp, từ sau thập niên 1930 cả nước đều sục sôi khôi phục đất nước, vì lòng nhiệt huyết ông cha mình có mặt trong khắp các lực lượng, Việt Minh hay CS cũng là một trong những lực lượng thời này, tuy nhiên biết lộ mặt CS, không thể quy tụ lòng dân, CS đã phải thay tên đảng, nguỵ trang nhiều lớp. Khi tuồng mặt CS hiển hiện, “người lính chống Pháp” năm xưa quay súng, lưỡi lê chống cộng trước đã, vì CS nguy hiểm và ác độc hơn cả thực dân Pháp.

Nói đến chống Pháp, không ai có thể chối bỏ sự hiện hữu của hai đảng lớn: Đảng Đại Việt, và Việt Nam Quốc Dân Đảng, hiển nhiên hai đảng này muôn đời không đội trời chung với Việt Minh, hay đảng Cộng Sản, (đảng Lao Động).

Vậy rất mong trí thức CS hiểu cho, không phải bất kể ai chống Pháp đều thuộc về CS, chẳng những CS đã nhận lầm, còn xách mé, xỏ lá, trong câu:

“Đó là bài hát về người lính chống Pháp. Bài hát cuối cùng đã được giải oan”

Làm gì có chuyện oan ức? Suốt hai mươi năm, mỗi độ trời sắp sang Xuân, khắp phố phường, đến thôn quê nhạc Xuân rộn ràng, trong đó có Ly Rượu Mừng của nhạc Sĩ Phạm Đình Chương, toàn dân miền Nam khi nghe:

Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sáng cuộc đời lành
Mừng người vì Nước quên thân mình.

Đều liên tưởng đến các anh quân nhân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, ngày Xuân, tết mà các anh phải xa nhà, ôm súng gìn giữ quê hương, để không bị giặc phương Bắc xâm lược, bây giờ CS ma mị, lẹo lưỡi bảo rằng “lính chống Pháp” toàn dân không ai nghĩ như vậy.

Ở đoạn dưới thêm một câu: “Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính” dù lính “chống Pháp” về sau họ tiếp nối bước tiên chinh, trong lực lượng lính Quốc Gia Việt Nam, dưới thời vua Bảo Đại, người lầm đường chạy qua bên kia giới tuyến, làm bộ đội.

Câu thứ 3 của bản nhạc, có 5 chữ: (Mừng) “người thương gia lợi tức”. Đừng quên chế độ CS không chấp nhận thương gia, CS mới tiến lên làm người vài chục năm nay thôi, chứ trước đó CS gọi thương gia bằng hai chữ miệt thị: “con buôn.” Hay thương gia trong bản nhạc này, làm kinh tài cho CS lấy tiền chống Pháp? CS nên cố gắng chứng minh tiếp.

Và: Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa.

Chỉ có bà mẹ miền Nam, mẹ của quân nhân, người lính VNCH mới dám ra lời, dám nhỏ lệ khi nhớ con, bà mẹ miền Bắc mà nhớ, với khóc nó phê bình, kiểm điểm, tịch thu sổ gạo, có nước chết, bà mẹ miền Bắc chỉ nuốt ngược nước mắt vào lòng, cắn lòng viết thư động viên con “hăng say chiến đấu.” Ở đó mà dám nhớ, dám khóc.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương, có tới hai lần di cư, thấy mặt CS là bỏ chạy, câu:

Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Tự do nào? Đó là: Tự Do – Dân Chủ – Nhân Quyền cho Việt Nam, những: Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng… thường nghe đồng hương hải ngoại kêu gào từ công viên Lafayette, vọng vào Tòa Bạch Ốc, chứ không phải tự do giả hình trên khẩu hiệu “độc lập – tự do – hạnh phúc.”

Dù nhạc phẩm Ly Rượu Mừng, xuất xứ từ đầu thập niên 1950. “Người Lính chống Pháp” năm xưa ấy đã về cùng khối đại dân tộc, bên này nam vỹ tuyến 17, để chung lưng đấu cật, chống kẻ thù chung là bọn CS vong nô.

© Ông Bút

© Đàn Chim Việt

—————————————–

Chú thích 1: CS tuyên truyền Mỹ là giặc ngoại xâm, “MTGPMN” thành lập năm 1960, lúc này Mỹ mới có hơn một ngàn cố vấn, bên kia CS theo Tàu, theo Nga VNCH phải dựa Mỹ để có vũ khí chống lại gìn giữ miền Nam, vì vậy tôi gọi giặc vu vơ.

14 Phản hồi cho “Người lính chống Pháp và chống Cộng, trong nhạc phẩm Ly Rượu Mừng”

  1. Lan says:

    Ờ, sáng tác khoảng thời gian 1951-1953, thì thằng “binh sĩ lên đàng” bị tội oan đã được tha, nhưng thằng “thương gia lợi tức” tư sản mại bản bị đem ra đấu tố chết rồi thì bây giờ làm sao hả các đồng chí? Cứ nhổ ra rồi lại liếm vào hoài cũng kỳ. Hay là ngày Xuân đú đởn chúng ta cứ tiếp tục hát bài Bác đang cùng chúng cháu hành quân có tiện hơn không?

  2. UncleFox says:

    Đảng cấm thì các Cụ kêu ca . Đảng cho hát các Cụ lại nói cạnh nói khoé . Tuy nhiên, có điều không thể chối cãi là hồi hơn 4 thập niến trước các Cụ, các bác chắc trót gây hận thù gì “sâu sắc” lắm nên Đảng mới “sống để bụng, chết mang theo”, khó lòng HHHG cho được . Ông bà ta chẳng thường bảo “đòn đau nhớ đời” đấy sao !

  3. nguyễn duy ân says:

    Sao “bài hát” không đổi “binh sĩ” thành “bộ đội”, “đời lính” thành “đời bộ đội” (thậm chí đổi luôn tên tác giả) cho tiện sổ sách khỏi mất công thanh minh thanh nga lại bị chửi!

    • Tt says:

      Đúng vậy sao không đổi tên bài hát “Ly Rượu Mừng” thành bài hát ” Mùng Xuân” tác giả là Trần Dân Tiên cho tiện việc và không có tờ báo nào dám thắc mắc hết trừ những người có lương tri!

      • tèo says:

        Đổi là MX nhưng khi hát lên ,người Nam ai cũng biết là của Phạm Đình Chương .Bài hát năm nào cũng hát đẻ chúc mùng bàn dân thiên ha khắp trong nước :SỉI,NÔNG CONG THƯƠNG BINH . Bài hát hay và sắp tới Têt con Gà lại nghe vang …lời chúc mùng đầy chân tình này !
        Bon VC nhận vơ vì CNCS không trọng Sỉ .xóa Thương ,còn công nông thì lý thuyết chứ thực té thì cũng không ưu ái gì .Còn Binh thì chúng coi như tay sai ,lính gác cử cho đảng chúng ,là “gạc-đờ-co” cho chúng vậy.
        Do đó VC không thể nhận vơ tác giả “ca ngơi” các thnh phần xả hôi trong thói kỳ dánh Pháp của VM hay CS
        Hơn nữa neu vậy có cần phải di cư vô Nam tránh nạn cs miền Bắc không ?”
        Đã dùng bản nhạc đây tính nhân bản của một nhạc sỉ QG thì cứ thế mà dung còn bày đặt phân tích ,cố đưa PĐC là người “thân ái ” vói CS…
        …làm ANH ở dưới suối vàng cùng nhãy đựng lên, văng tục …(sao không ?)
        (tèo)

    • Trần Tưởng says:

      Đổi lời hát thì cũng được ,nhưng làm sao hát . Chả nhẽ hát :

      “Chúc người … bỏ đói (bộ đội) lên đàng …”
      và
      “Hát khúc hoan ca thắm tươi đời … đói “

  4. Lan says:

    Những chuyện to tát như ai là “người chiến sĩ lên đàng” thì tôi không dám chắc. Nhưng tôi dám chắc một điều là nếu Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương không vào Nam sống sau ngày 54 hoặc sang Mỹ sau ngày 75 thì Nhạc Sĩ sẽ chỉ có ly nước lã và củ khoai buồn cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và tất cả những ngày lễ lạc. Và “chén quan san” thì cũng dễ thôi, vào trại tù núi rừng biên giới là có ngay.

  5. Trần Tưởng says:

    Hehehe … Đúng là bọn mặt chai mày đá xanh ,trơ trẽn một cách thô bỉ

    Một người chỉ học hết bậc tiểu học cũng hiểu được trong bài hát, ông Phạm đình Chương muốn
    gởi lời chúc tới mọi người ,tất cả các giai tầng trong xã hội : sĩ,nông,công,thương,binh … và sau nầy
    còn cả giới nghệ sĩ ,con hát ,mà trước đây đã bị loại ra khỏi thành phần của xã hội .
    Người lính đây là người lính chung ,một người Việt Nam khoác lên người bộ đồ quân nhân,nghiệp
    chiến binh .Lấy “chiến đấu công thành” làm con đường hãnh tiến.
    Không thích thì bảo rằng đây là lính ngụy ,cấm đoán . Khi thấy có thể lợi dụng được thì bảo đấy
    là người bộ đội ,cởi trói . May mắn ,nó là anh lính ;chớ nó là chị lính ,dám đảng ta không những cởi
    trói ,mà còn cởi cả quần luôn cho nó tiện việc đái ỉa .

  6. Thắng - Thua says:

    Nhận vơ không chừa thứ gì !

    Năm xưa, “bác Hồ” cũng thuổng văn chương, thơ phú của thiên hạ và để cho đám con cháu nhao nhao ca tụng “văn thơ của bác” lên đến tận ….Iu Néc Cô một cách rất là trơ trẽn.

    Ngày nay con cháu “bác” cũng thích “cướp” những cái hay cái đẹp của “Ngụy” rồi hô …biến thành của “ta”, tức là của “các mạng” một cách cũng rất ư là ….trắng trợn .

    Từ bản nhạc Nỗi Lòng Ngươi Đi của Nhạc Sĩ Anh Bằng, biến thành bản nhạc mang tên Tôi Xa Hà Nội của ông nhạc sĩ họ Khúc nào đó…

    Đến bài thơ Lính Mà Em của Lý Thị Ý – do Anh Thi phổ thành bản nhạc mang cùng tên – cũng bị ông nhà thơ Phạm Tiến Duật “gồng mình” nhận vơ là của mình để miêu tả “người bộ đội cách mạng” …lãng mang, dung dăng dung dẻ… cùng người yêu trong những ngày cuối tuần ở …Hà Lội vào nhưng năm của thập niên 50 – 60 (bố khỉ !).

    Nay thì đến bài hát Ly Rượu Mừng của nhạc Sĩ Phạm Đình Chương – dù không bị “cướp” tên người sáng tác, nhưng cũng bị đảng ta “đi tắt đón đầu” núp trong bụi, nhẩy xổ ra…chụp lên đầu anh lính Cộng Hòa (Quốc Gia) một cái nón cối to tổ chảng .

    Hô hô hô ….mỗi năm , cứ nghe bài Ly rượu Mùng, lòng hân hoan,rộn ràng bao nhiêu, thì khi nghe bài “Tết…tết…tết…tết…tết …tết …tết tết tết…đến rồi” là lại thấy cái bụng “bức xúc” bấy nhiêu .

    Vui vì cuối cùng, bài ca bất hủ Ly Rượu Mùng cũng đã được “ra tù”, nhưng lại buồn vì ý nghĩa của nó đang bị một nhóm côn đồ của đảng đè ra “hiếp dâm tập thể” ..ko6ng thương tiếc.

    Tuy nhiên, không chừng sau những ồn ào trong dư luận – xã hội – về bài ca này, thì “đảng ta” lại “giận quá hóa…ngu” mà ra lệnh cấm hát thì cũng hơi…phiền.

  7. Tudo.com says:

    Trích:”Trên cơ sở đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã cấp phép cho bài hát được hát hồi đầu năm 2016. “Đó là bài hát về người lính chống Pháp. Bài hát cuối cùng đã được giải oan”, ông Minh nói.”

    À! Thì ra là vậy.
    Cho nên rất nhiều người “lính” chống Pháp chạy về thành vì thấy thực dân Pháp không quá. . .đểu và quá. . .nguy hiểm bằng thực dân cộng sản (trong số đó có bố, chú, bác, cậu, dượng của tui).
    Nhưng theo mấy ông ấy kể thì ở trong bưng họ chỉ gọi “bộ đội” hay “dân quân” kháng Pháp.

    Danh từ “lính” được dân chúng dùng để chỉ lính Pháp, chỉ quân đội quốc gia theo Pháp và sau nầy là quân đội VNCH.
    Thôi, dù sao cũng. . . Mừng cho “Ly Rượu Mừng” được giải oan và cả “lính bộ đội” của ta cũng có thể vui ca trong ba ngày Tết.

    Chứ hơn nữa thế kỷ nay mấy anh “bộ đội cụ Hồ” thèm chảy nước miếng “Ly Rượu Mừng” nhưng chỉ được phép lải nhải, . . . Chỉ có bác Hồ trong nhà thương Chợ Quán, nghe lời bác xui là chết hết cả bầy. . . Tổ Quốc ơi ăn khoai hoài chán quá, từ ngoài đó vô đây ta ăn độn dài dài. . .

    Bà nó, mấy chục năm bài hát mới được. . .”giải oan”, còn dân tui thì bao giờ mới được giải oan đây???

  8. Minh Đức says:

    Người lính trong bài hát của Phạm Đình Chương là chỉ nói về giới quân nhân chứ không quan tâm đến việc đó là người lính thuộc phe nào. Giới quân nhân hiện diện trong bài hát mừng xuân cũng như giới thương gia, giới nông dân. Năm 1951, 1952 thì Phạm Duy, Thái Thanh, Thái Hằng và những người trong ban Hợp Ca Thăng Long đã bỏ vùng Việt Minh mà chạy về thành phố. Thành phố là vùng kiểm soát của chính phủ Quốc Gia Việt Nam, có Bảo Đại làm quốc trưởng. Nếu ông nhà báo đó nghĩ rằng người lính đó là chống Pháp vì lúc đó chưa đến 1954, chưa có quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì người lính đó đương nhiên là bộ đội Việt Minh thì có thể là sai vì chính phủ Quốc Gia Việt Nam cũng có quân đội và quân đội đó chống lại Cộng Sản.

  9. Võ Đình says:

    Nhân cách và thẩm định về văn nghệ sĩ của người công sản: Không có trong tim óc của họ.
    Họ chỉ có một điều duy nhất để suy nghĩ là: Giết người ngày xưa vì quyên lực và cướp của để làm giàu bây giờ.
    Hãy chỉ cho tôi biết ai? là người cộng sản chân chính.”Không hề có” trừ khi được tha thứ khi quăng thẻ đảng.
    Nếu còn một chút lương tâm thì không phải là cộng sản.
    Bây giờ những bài hát nhân bản của người Miền Nam Tự Do khi xưa được công sản xào bới,bôi trét,làm ra vẻ tha thứ cho hát trở lại,nghe mà muốn ói.
    Người cộng sẩn không còn gì cả ngoài tinh giết ngươi,bán Nước cầu vinh,hành hạ người yêu Tổ Quốc Việt Nam.
    Cám ơn những bài viết của Ông Bút.

  10. nguyen ha says:

    Thật lòng mà nói Bọn CS ,xuất thân từ bọn “đầu đường xó chợ “,khó mà hiểu được ý nghĩa nghệ thuật và nhân ăn của bài hát “ly rượu mừng” ! Thật vậy ,tiếng hát phải được vang lên ở môi trường thích hợp,nó mới được khếch đại,cộng hưởng . Mừng người Nghệ sĩ- mùng anh thương gia- mừng người Lính vì Nước quên thân… Và cuối cùng mong đợi Tự do -No ấm ! Rỏ rang Tác giả Phạm đình Chương mong muốn một Đất nước thanh bình-Tự do -thịnh vượng ! ” Nước”ở đây là quốc gia VN không phải “nước XHCN” hay CS ! “Thương gia- ở đây không phải là SÂN SAU của mấy cha nội !” Lính “ơ đây không phải “Lính-cụ- Hồ”. “Nghệ sĩ” ở đây không phải là Văn Công của Đảng ! Cuối cùng Ban Văn hóa CS phải chap nhận bài hát “ly-rượu Mùng”. Đây quả thật là Chiến thắng ! Ánh sang đả thắng Bóng tối ! Sự thật đả thắng Dối trá ! Và cuối cùng ,CS không thể lừa bịp mọi người ở mọi lúc được ./

Leave a Reply to Minh Đức