Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời
Sau thời gian điều trị các bệnh về tim, gan, gút, nhạc sĩ Phạm Duy đã trút hơi thở cuối cùng vào chiều nay 27.1 tại phòng cấp cứu Bệnh viện 115, TP.HCM, thọ 92 tuổi.
Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5.10.1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội.
Ông được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc VN với số lượng nhạc phẩm đồ sộ cũng như đa dạng thể loại (nhạc cách mạng, nhạc quê hương, nhạc tình đôi lứa, trường ca, rong ca, đạo ca, thiền ca, tâm ca…). Cùng với sáng tác, ông còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc VN có giá trị.
Sau năm 1975, Phạm Duy sang sinh sống tại Hoa Kỳ. Đến tháng 5.2005 ông chính thức trở về Việt Nam định cư. Nhiều ca khúc của ông cũng dần được cấp phép phổ biến trở lại như Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng (đến nay khoảng 60 bài)…
Mới đây nhất là 8 ca khúc trong 10 bài của tập Đạo ca vừa được cấp phép biểu diễn. Song, tâm nguyện cuối đời của ông, từng được ông chia sẻ trên giường bệnh, là “phát hành cuốn phim tài liệu Phạm Duy – nhạc và đời” đến nay vẫn chưa thành…
Cha của nhạc sĩ Phạm Duy là nhà văn Phạm Duy Tốn. Vợ của ông là ca sĩ Thái Hằng nhưng bà đã qua đời vào năm 1999. Các con của ông cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như con trưởng là ca sĩ Duy Quang (vừa qua đời vào tháng 12.2012), ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo, nhạc sĩ hòa âm Duy Cường…
Đến cuối đời vẫn miệt mài sáng tác
Cách đây không lâu, khi tìm gặp nhạc sĩ Phạm Duy vào đúng dịp sinh nhật của ông (ngày 5.10.2012), vị nhạc sĩ lão làng này khiến chúng tôi khá bất ngờ vì sức khỏe dẻo dai và sự minh mẫn của ông.
Nhạc sĩ cho biết 30 năm ở ngoại quốc tưởng chừng đã khiến ông cạn kiệt nguồn cảm hứng. Thế nhưng từ khi trở về Việt Nam, ông “như sống lại” với những ý tưởng và cảm hứng dào dạt để cho “ra lò” gần 40 tác phẩm mới.
Ông khoe đã hoàn thành 10 bài Hương ca, 10 bài phổ nhạc từ thơ Bích Khê mang tên Dị khúc đồng thời hoàn tất Truyện Kiều với 37 khúc, dài gần 3 tiếng đồng hồ. Những tác phẩm này đều đang trong quá trình xin cấp phép để phát hành rộng rãi.
Ngoài ra, khi đó nhạc sĩ Phạm Duy cũng cho biết đang thực hiện một quyển sách tập hợp các kinh nghiệm mà ông học hỏi được trong suốt 30 năm ở xứ người, cũng như toàn bộ những tinh hoa ông chắt lọc được trong hành trình đến với âm nhạc.
Đồng thời, ông còn dự định phát hành quyển sách mang tên Vang vọng một thời viết về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của các ca khúc.
“Tôi mắc bệnh… nghiện làm việc dù sức khỏe đã không còn được như xưa. Lúc trước tôi ngồi 5 tiếng trước máy vi tính, giờ thì chỉ 2 tiếng thì phải nghỉ tí rồi mới làm tiếp được”, nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự khi gặp chúng tôi vào dịp sinh nhật của ông năm vừa rồi.
Vào khoảng tháng 11.2012, nhiều nguồn tin cho biết sức khỏe nhạc sĩ Phạm Duy đã suy giảm rất nhiều.
Khi đó, Thanh Niên Online đã lập tức liên lạc với ông. Qua điện thoại, người nhạc sĩ già vẫn tỉnh táo và trả lời rành rọt rằng: “Tôi bị bệnh tim tái phát, nằm viện được gần một tuần thì xin bác sĩ về nhà vì nằm viện tốn kém quá…”.
Khi ấy chỉ vừa xuất viện được ít ngày, vẫn phải nhờ đến xe lăn để di chuyển nhưng nhạc sĩ Phạm Duy đã liền bắt tay vào công việc soạn nhạc. Trong mail gửi cho bạn bè thân hữu, ông viết: “Moa đã ra viện. Lại làm việc như thường”.
Từng “hỏi gở” nhạc sĩ Phạm Duy về sự ra đi, khi ấy ông cười bảo: “Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện tôi sẽ chết vì tôi sẽ không bao giờ chết được cả. Tôi có chết đi chăng nữa thì nhạc của tôi vẫn sẽ hiện hồn trên môi những người ca hát. Vậy thì làm sao tôi chết được? Còn cái chết xác thịt thì ai cũng phải chết thôi. Tôi sống đến giờ cũng hơi lâu rồi…”.
Theo ThanhnienOnline
Lịch sử sẽ phán xét PD dựa theo cái tài lẫn đức độ và nhân cách. Tài làm nhạc của PD thì không ai chê cả nhưng ở đây, người ta chỉ chê PD qua nhân cách.
Phạm Duy: một con người có tài nhưng không có nhân cách.
Có tài nhưng lại thiếu đức (lang chạ với em dâu lẫn con dâu)
Có tài nhưng mất nết : làm nhạc tục tỉu để đời cho con cháu của Phạm Duy chiêm ngưỡng : 10 bài tục ca .
Phạm Duy nếu kẹt lại ở miền Bắc sau 1954 thì PD e rằng còn tệ hơn Tố Hữu chứ không thể so sánh PD với ông Hoàng Cầm và Văn Cao được.
Văn Cao có buồn cho thân phận bị cộng sản bạc đãi, phải sống trong cảnh nghèo khó thì ông chỉ uống rượu cho quên đời. Còn PD, sống ở Mỹ tuy không làm ra tiền lúc về già nhưng vẫn sống đầy đủ, không đói rách như Văn Cao và Hoàng Câm vì nhờ vào tiền già và nhiều phúc lợi y tế của nước Mỹ. Thế mà PD đã thóa mạ đất nước đã cưu mang ông khi BBC phỏng vấn :
BBC: Khi ông về lại Việt Nam, phản ứng của chính quyền thế nào, có vấn đề gì không?
PD: Rất tốt. Khi tôi về, đầu tiên, tôi xin lại, hồi tịch lại, tôi lại trở thành người Việt Nam ngay. Tôi không còn là người Mỹ nữa. Đó là một cái rất tốt.
PD nói với nguyễn đắc xuân là PD ở VN sướng hơn ở Mỹ:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130130_nguyen_dac_xuan_noi_ve_pham_duy.shtml
Ngoài 90 tuổi còn lạy lục cộng sản để được trở về VN gặm cỏ non :
bản nhạc “Thiên duyên tình mộng” làm khi về VN do Bảo Yến hát :
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Thien-Duyen-Tinh-Mong-Bao-Yen/IW68W0DD.html
Em đã đưa anh, đi vào tình tự
Anh cũng theo em, anh cũng theo em tới nơi đợi chờ
Tình, tình tự này, tình nơi chung gối,chờ,
Chờ đợi này, đến kiếp duyên đôi
Em níu lưng anh, em níu lưng anh như những con sâu cuộn tròn
Anh cắn môi em, anh cắn môi em, ngây ngất trong muôn ngàn nụ hôn
Em đã đưa anh, em đã đưa anh, ra vùng thẹn thùng
Anh cũng theo em, anh cũng theo em thoát ly ngại ngùng
Tình, tình của mình, tình không ngăn cấm
Tình, tình địa đàng, hơn cõi thiên tiên
Em quấn chân anh, anh gác chân em,
Ta khóa nhau trên giường tình
Anh uốn lưng cong, em ưỡn lưng ong cho sét âm dương nổ tung
Tình là không kinh hãi, tung giây trói buộc,
tình là không gian dối, yêu không ngần ngại
Ta đã yêu nhau, ta đã yêu nhau trong nhiều mộng đẹp
Ta cũng yêu nhau, ta cũng yêu nhau với da thịt mềm
Tình, t ình tự này, trời cho ta đấy,
Tình, tình tự này, giữ lấy cho nhau.
Hết ý !
Gìa mất nết không sợ con cháu nó cười cho. Bà Bảo Yến nghĩ sao khi hát bài này ? Bài này chỉ nên để những ả điếm rên rĩ khi tiếp khách là hợp !
PD không thể động não được 1 bài “dân oan ca” nhưng bù vào đó là …. rặn được 1 bài mãi dâm ca ! ô hô, ai tai ! nhân tài đất Việt !
Đồng ý với những người bênh vực và ca ngợi Phạm Duy về phương diện nghệ thuật. Hoàn toàn đồng ý vì chính tôi cũng đã từng thích và còn thích rất nhiều tình ca của Phạm Duy. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có thể sống bằng nghệ thuật, và tôi biết rõ ràng cả Phạm Duy cũng sống như vậy. Nếu ông ta không lo sợ và không có thái độ chính trị thì năm 75 ông ta đã sống ở VN với CS để “gắn bó với quê hương” và sáng tác rồi.
Điểm thứ 2, đây là trang diễn đàn chính trị, không phải diễn đàn nghệ thuật… Tôi muốn nói với những người bênh vực Phạm Duy nên hiểu rằng, bạn có cái đúng của bạn và những người nguyền rủa nhạc sĩ Phạm Duy và Nguyễn Cao Kỳ họ cũng có cái đúng của họ vì đây là xứ tự do. Bạn có quyền ca tụng Phạm Duy thì người khác cũng có quyền nguyền rủa Phạm Duy, ai đúng hơn ai thì xin nhớ rằng đây là trang diễn đàn tự do chính trị. Bạn mang nghệ thuật của PD lên bàn cân, tôi không phản đối; nhưng chúng tôi muốn mang thái độ chính trị của PD lên cân đo chơi.
Ông ta xuất thân là Bắc 54 theo đúng nghĩa, chống cộng; nhưng ông ta cũng có những hành tung đúng nghĩa với những lời kết án của VC sau GP đối với thế hệ theo QG. Nghĩa là ông ta sống dưới chế độ QG nhưng là giai cấp thượng lưu, có quyền lực thời đó… Gia đình ông ta đâu có ai phải đi lính ra chiến trường nên ông ta cũng giống như những ông lớn trong chế độ VNCH mà VC thường phê bình; làm tai tiếng cho cả tập thể chế độ VNCH và những người quốc gia trung kiên khác. Sau GP tôi đã từng học chính trị dưới chế độ VC, và học tập về tội ác của Mỹ Ngụy, giờ đây biết rõ về thần tượng PD tôi thấy cá nhân ông là tiêu biểu cho đối tượng mà VC nó kết án (và tuyên truyền về chế độ Mỹ Ngụy).
Đa số cái lớp người như gia đình Phạm Duy, không bị đổ máu ngoài chiến trường, di tản nhanh chóng trước 30/4/75 không cần suy nghĩ; dưới thời VNCH thì sống êm ấm, sống trên xương máu của các chiến sĩ ngoài mặt trận, ngày nay họ thường có tư tưởng và suy nghĩ như nhau. Ngày nay chính quyền VC nó cũng bắt chước cái mô hình (cái phần xấu) trong chính quyền VNCH trước 75 hồi đó, là tham những, lạm quyền, bóc lột dân nghèo, tay sai tư bản ngoại quốc. Đánh hơi được cái xã hội đổi mới kiểu đó của chế độ VC nên mấy ông này mò về VN kiếm chác. Đối với họ thì rõ ràng chế độ VC ngày nay đã trở nên giống thời “ngụy” rồi; họ nhìn vào những phương diện cho dân được phép nhảy đầm “múa đôi”, phòng trà, kiếm gái, chơi đĩ, kinh doanh, áp phe, đút lót, bóc lột dân nghèo (như một số quan chức bê bối thời VNCH) và nghe “nhạc vàng” là những thành công và tiến bộ của XHCN VC và mục tiêu của họ là được sống trong cái xã hội dòi bọ như thế. Thời chiến thì VNCH bận tâm chiến đấu chống CS nên không bài trừ hết nổi những tệ nạn đó, nay họ coi những điều đó là mục đích để họ trở về VN, để có hứng viết… nhạc dâm…
Sở dĩ những người chống cộng cần phải lên tiếng phê phán Phạm Duy là vì ông ta vì những mục đích riêng tư đã muốn công cộng hoá việc về nước của ông ta như một hành vi yêu nước, hơn nữa ông ta đã đả kích và bôi nhọ lý tưởng chống cộng của VNCH trước công luận chính trị để làm quà đút lót cho chính quyền VC trong “sự trở về” (để kiếm gái) của ông ta. Tôi cũng về VN để kiếm gái nhưng tôi không làm như thế, nên tôi có quyền nguyền rủa ông ta. QUÝ VỊ NÓI RẰNG PHẠM DUY THÀNH THỰC LÀ HOÀN TÒAN SAI. VC nó thừa hiểu PD chẳng ưa gì tụi nó, nhưng vẫn ca tụng nó cốt để kiếm chút chất béo thừa ở đó (mạt cưa và mướp đắng gặp nhau, cả 2 cùng có lợi). Thằng nào cũng dơ cả, đừng đụng chạm tới nhau như kiểu Phạm Duy, hắn nguyền rủa lý tưởng chống cộng của chúng tôi, cớ sao ĐÂY LÀ XỨ TỰ DO chúng tôi không thể dạy cho hắn những bài học?
Tuỳ người thôi, đừng đòi hỏi những người chống cộng phải… cao thượng. Nếu VC cao thượng thì tôi sẽ cao thượng, nếu họ đánh du kích thì tại sao ta lại ngu đần như quân đội Mỹ, chính trị kiểu Mỹ, để họ bắn sẻ tiêu diệt chúng ta? Chống cộng thiệt, nhưng cũng còn nhớ nhiều bài học chính trị trong chế độ VC mà. Học tập được vũ khí của VC, bây giờ đem ra ứng dụng; ai chê hả, ít ra vũ khí đó cũng đã làm cho Mỹ phải điêu đứng và bỏ cuộc.
Tôi không muốn viết về ông này nhưng bà con ồn ào quá nên tôi cũng ghé tiếng.
Không ai không công nhận là ông này viết nhạc hay..Nhưng càng biết về ông này tôi càng thấy ‘ghê sợ’.
Phân tích và nhận tâm lý của những ‘nhân tài’ tôi mừng là mình không phải là nhân tài kiểu này. Ông này bị một chứng bệnh cuồng dâm, trong cơn đói dục, ông than thở, kêu gào thật não nùng, kinh khủng, thấm tận cõi lòng, như ta đã thấy; mà người bình thường không thể có được. Nếu bị theo dõi, không được cho làm thoả mãn cái dục, ông này có thể nổi điên. Micheal Jackson cũng là một tài năng và thuộc loại bịnh ấu dâm nam, càng kinh khủng hơn.
Ta thấy một nhân tài âm nhạc như ông, đáng số sẽ có biết bao người nghệ sĩ sẽ vây ông, nhưng những cô gái ‘sợ’ không dám gần ông này.
Cách ăn nói, và lời ăn nói thì hỗn hào rồi, nhưng ông này phải nói là tác giả ‘vần thơ của quỷ’ làm cho người mê mệt. Ông này thuộc về bên cõi âm.
Ông về VN soạn được 40 ca khúc quê hương ca, Kiều ca v.v… nhưng đặc biệt không thấy Dân oan ca , Bắc thuộc ca ! Tai ông bị lãng nên cũng không biết có 1 nhạc sĩ quốc nội trẻ tên Việt Khang đi tù vì nhạc yêu nước. Ông làm gương cho lớp trẻ như vậy sao ? Nở xử tệ với mình như thế .
Bạn đòi hỏi ơi ông già đã gần đât xa trời, tuổi đã trên 90, hơi bị nhiều đấy nhé :-) !
Bạn cứ tưởng soạn một bài nhạc quá dễ dàng, cứ ngồi xuống đàn địch một lát là ra một bài ca theo như mình mong muốn ư ?
Minh hoạ Kiều được soạn từ thập niên 80 và được PD đi khắp nơi làm quảng cáo (promotion). Bài đầu tiên được đem qua Âu châu phổ biến vào khoảng năm 1987; sau khi PD đã soạn song Trường ca Hàn Mạc Tử và trước đó là Hoàng Cầm ca.
Ổng phải đi vận động tài chính để có tiền ra tiếp cả ba bài Minh hoạ Kiều vào khoảng giữa thập niên 90. Trong thời gian đó ổng bị mổ tim tưởng chết, rồi bà Thái Hằng qua đời.
Nói chung PD chịu nhiều sóng gió trong đời riêng, nhưng vẫn gắng gượng phấn đấu vươn lên, chứ không rượu chè be bét như các đồng nghiệp khi bị thất thế sa cơ (chẳng hạn như Văn Cao là thí dụ điển hình).
Chỉ nội mỗi chuyện về nước vừa sáng tác nhạc, vừa viết sách, vừa tổ chức các buổi trình diễn nhạc chủ đề Phạm Duy mà chính ổng làm MC, ra CD … Chưa kể những buổi nói chuyện khắp nơi về Phạm Duy, như có lần ở Hà Nội có Trần Văn Khê tham dự.
Hãy nhìn mặt tích cực của sự trở về của PD là những ca khúc của PD được sống lại, để những người thế hệ cũ được thưởng thức lại nhạc PD, còn giới trẻ biết đến PD. Từ đó người ta sẽ hồi ức lại quá khứ, hay tìm hiểu thêm về PD, chẳng hạn về ba quyển Hồi ký của ông. Cứ thế mà lần đến sự thật của Việt sử từng bị CS bóp méo. Quan trọng hơn cả là dòng nhạc của PD nói riêng, của phe quốc gia nói chung, đã chiếm lại vị thế cũ, nếu không muốn nói la đẩy dòng nhạc đỏ lòm lòm xuống cống rãnh, chui xuống âm ti địa ngục theo chân các lãnh tụ đỏ một thời huyệnh hoang khoác lác toàn loại nhạc tuyên truyền cổ động của những văn nô bồi bút.
Vả chăng chuyện nước non là chuyện chung của mọi người. Thời PD đã gánh trên đôi vai gầy hai cuộc chiến tranh: Đông Dương lần một và lần hai; cũng như thân phận lưu vong của những người tị nạn CS, nhất là các thuyền nhân. Các thế hệ sau sẽ tiếp tục lên đường đi làm nhiệm vụ lịch sử chống ngoại xâm. Đâu thể nào cứ ngồi đó chổng mông gào PD phải thế này thế nọ.
Lão Ngoan Đồng
TB:
Về nước ổng soạn những Bài Hương Ca thật hay, nhất là bài phổ thơ Sơn Nam về cái đẹp của rừng Tràm vùng U Minh … với “muỗi kêu như sáo thổi; đỉa lội tựa bánh canh” !
Ôi nghe bài này làm tôi nhớ tới những ngày tháng đi công tác lặn lội trong vùng U Minh Thượng ở vùng Rạch Giá tỉnh Minh Hải; hoặc những lần vượt biên ở vùng U Minh Hạ Cà Mau. Có thế mình mới hiểu và thương dân quê Nam bộ biết bao nhiêu, bởi trước đó mình vốn là một thằng bé Bắc-Kỳ Di-cư-54 mất quê từ 1954 và trở nên một đứa trẻ thành phố 100%.
Đó là chưa kể ông già gân còn ráng lên gân soạn ra một loạt bài ca “erotic” nghe cũng khá hấp dẫn.
Đó là chưa kể ông già gân còn ráng lên gân soạn ra một loạt bài ca “erotic” nghe cũng khá hấp dẫn.
Theo lời tâm sự ổng còn muốn phổ thơ Bích Khê thành nhạc nữa đó. Chẳng hiểu ổng đã làm được gì chưa, bởi Bích Khê là một nhà thơ cùng thời với Hàn Mặc Tử, nhưng tiếc thay lại chết sớm vì bệnh, nên chỉ để lại một số bài thơ rất hay.
Nếu chịu khó tìm hiểu kỹ về PD sẽ thấy sức sống mãnh liệt, cũng như sự cống hiến vô tận của ông cho âm nhạc Việt Nam, nhất là ở mảng dân ca cũng như về nhạc phổ thơ (chiếm khoảng một phần ba gia tài đồ sộ của PD). Ông quả là một người cha thương con hết mực, một người chông tuy không gọi là gương mẫu, nhưng đã chu toàn bổn phận của mình trong cương vị một gia trưởng đúng nghĩa. Một mình ông kéo đoàn tàu gia đình họ Phạm cũng đủ đứt hơi, và chỉ sống nhờ âm nhạc từ đầu đến cuối.
Tốt nhất đừng thần tượng hóa PD, cứ coi ổng như một người bình thường với nhiều tài năng về âm nhạc, hay nói khác đi một người viết Việt sử bằng âm nhạc thật tài tình, một nhà văn hóa có công rất nhiều trong sự đóng góp làm phát triển nền tân nhạc non trẻ của VN ngay từ những ngày đầu tiên cho đến nay.
Chỉ thế thôi, và có thế mới thấy thích ổng, một con người sống rất tự do và phóng khoáng, với tật mê gái đẹp, nhưng cả đời lại không rượu chè cờ bạc, mà luôn luôn lo toan đầy đủ cho toàn gia đông đảo khoảng một chục nhân khẩu !
Hương Rừng – Phạm Duy – AC&M
http://www.youtube.com/watch?v=3a7mk0bn3xI
Trong sương khói mông mênh
có bóng người vô danh
từ bên này sông Tiền
qua bên kia sông Hậu
mang theo chiếc độc huyền
và điệu thơ Lục Vân Tiên…
Tới Cà Mau Rạch Giá
cất chòi giữa rừng khuya
Đắp bồi nước Việt Nam
Muỗi vắt nhiều hơn cò, cò ơi
Chướng khí mù như sương, mù sương
Thân không là lính thú..u…ú
sao không về cố hương (ha)
Chiều về nghe vượn hú..u…ú…
Hoa lá rụng nghe buồn u… ù… ú
Tiễn đưa về cửa biển biên giới
Những giọt nước điệu buồn, điệu buồn
Đôi tâm hồn cô tịch (ha)
Nghe lắng sầu cô thôn (ha)
À a a à a a á á á ….
Trong sương khói mông mênh kìa
có bóng người vô danh, vô danh
Từ bên này sông Tiền
qua bên kia sông Hậu
Yêu khu rừng dấm nước (ha…)
Yêu tràm đứng hiên ngang (ha…)
Yêu vo ve đàn muỗi (ha …)
Yêu lạch nước thân thương
ta yêu đời mưa nắng (ha…)
yêu bùn cũng là yêu (ha…)
yêu quê hương ruộng đất (ha…)
yêu hương rừng ngọt thơm…
Yêu không biết là bao
Yêu sông rừng Cà Mau
Hương Rừng – Phạm Duy – AC&M
http://www.youtube.com/watch?v=3a7mk0bn3xI
Trong sương khói mông mênh
có bóng người vô danh
từ bên này sông Tiền
qua bên kia sông Hậu
mang theo chiếc độc huyền
và điệu thơ Lục Vân Tiên…
Tới Cà Mau Rạch Giá
cất chòi giữa rừng khuya
Đắp bồi nước Việt Nam
Muỗi vắt nhiều hơn cò, cò ơi
Chướng khí mù như sương, mù sương
Thân không là lính thú..u…ú
sao không về cố hương (ha)
Chiều về nghe vượn hú..u…ú…
Hoa lá rụng nghe buồn u… ù… ú
Tiễn đưa về cửa biển biên giới
Những giọt nước điệu buồn, điệu buồn
Đôi tâm hồn cô tịch (ha)
Nghe lắng sầu cô thôn (ha)
À a a à a a á á á ….
Trong sương khói mông mênh kìa
có bóng người vô danh, vô danh
Từ bên này sông Tiền
qua bên kia sông Hậu
Yêu khu rừng dấm nước (ha…)
Yêu tràm đứng hiên ngang (ha…)
Yêu vo ve đàn muỗi (ha …)
Yêu lạch nước thân thương
ta yêu đời mưa nắng (ha…)
yêu bùn cũng là yêu (ha…)
yêu quê hương ruộng đất (ha…)
yêu hương rừng ngọt thơm…
Yêu không biết là bao
Yêu sông rừng Cà Mau
Xin đính chính lại Minh Hoạ Kiều được soạn ở thập niên 90 và mang qua HL trình diễn phần đầu vào Hè năm 1997.
Cũng bắt chước khi sáng tác BÀY CHIM BỎ XỨ , PD cũng kêu gọi mọi người đặt tiền cọc mua CD Minh hoạ kiều trước, để ông tiếp tục soạn phần Hai và phần Ba.
====
Xin phép giới thiệu thêm một số bài hát hay trong CHÍN BÀI HƯƠNG CA mà Phạm Duy soạn khi về VN.
Đó là những bài hát phổ thơ của mọi thi sĩ còn sống hay đã chết, từ Quang Dũng (Tây Tiến), cho đến Phùng Quán (Lời Mẹ Dặn), Hương Rừng (Sơn Nam), Trăm Năm Bến Cũ (Lưu Trọng Văn) ….
Vô Thường – Phạm Duy – Ngọc Tuyền
http://www.youtube.com/watch?v=I8wE0Rg-avE
- Lời và nhạc rất hay. Ca sĩ hát cũng rất tới !
Trăm Năm Bến Cũ – Phạm Duy – Duy Quang
http://www.youtube.com/watch?v=xI1xhdVjj3E
Thi sĩ: Lưu Trọng Văn. (con Lưu Trọng Lư)
Nhạc sĩ: Phạm Duy. Ca sĩ: Duy Quang.
TÂY TIẾN
http://www.youtube.com/watch?v=gLmVTcOti5s
Thơ: Quang Dũng.
Nhạc: Phạm Duy.
Hoà âm: Duy Cường.
Xin thử nghe để biết tài của hai nhạc sĩ số một thời xưa.
ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY, thơ Quang Dũng, nhạc Phạm đình Chương !
http://www.youtube.com/watch?v=QKh1lGEeZKI
diễn ngâm Hồng Vân (rất hay)
http://www.youtube.com/watch?v=VYf9Lr9ynVs
Thai Thanh va Ban Hop Xuong Le Van Khoa
http://www.youtube.com/watch?v=k58W_lqe90c
Duy Trác
Lời nhận xét này rất chính xác cho ông PD :
kbc3505 says:
Nói về Phạm Duy.
Ông qua đời đúng vào ngày kỷ niệm 40 năm ký kết Hiệp Định Paris 27 tháng Giêng năm 1973.
Có hai khía cạnh mà lịch sử sẽ ghi nhận về ông: Tài năng và nhân cách.
Tài năng âm nhạc, khó ai phủ nhận.
Và nhân cách hèn mạt cũng khó ai hơn.
Ông có thể về để làm nốt sự nghiệp âm nhạc của ông như LNĐ nói thì rất hoan nghênh. Nhưng có cần thiết phải ” đi bằng 2 gối ” ? Đó là chổ ông ta không biết thương ông ta là vậy.
Dear Nghiêm,
Ngày xưa Hàn Tín muốn làm nên nghiệp lớn phải chịu khó “luồn trôn thằng hàng thịt” ! Rồi giai thoại về “bát cơm phiếu mẫu” cứu đói người anh hùng lúc còn đang trong cơn bỉ vận.
Cũng điển cố chuyện Việt Vương Câu Tiễn muốn trả thù Ngộ Phù Sai nên đành nhắm mắt nhắm mũi giả tảng nếm phân Ngô Phù Sai để định bệnh, theo lời khuyên của quân sư Phạm Lãi. Chính vì thế mà Ngô Phù Sai mắc bẫy, không nghe lời can gián của quan tướng quốc Ngũ Tử Tư, đã thả hổ về rừng. Câu Tiễn còn cúng gái đẹp xứ Việt là Tây Thi cho Phù Sai. Về nước Câu Tiễn năm gai nếm mật thật sự để rồi đã trả thù nhà và nợ nước.
Cứ nhìn thấy cái bé mà quên cái lớn, cho nên sai lầm này tiếp sai lầm kia và cứ bị đứng bên lề lịch sử dài dài là thế !
Bọn Mỹ với chính sách Duy Thực (RealPolitik), có lợi nhào vô, hết lợi rút lui, cho dù bỏ của chạy lấy người, cho nên bọn nó làm cha thiên hạ dài dài !
Tôi bàn loạn chơi cho dzui, nếu không thích thì đừng thèm hồi âm
Lão Ngoan Đồng
Sáng nay 28/1 lễ tang của nhạc sĩ Phạm Duy được cử hành tại tư gia ở Lê Đại Hành, phường 3, Quận 11, TP.HCM. Ca sĩ Ánh Tuyết, nhà thơ Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, ca sĩ Kyo York… đã đến từ rất sớm để chia buồn và hỗ trợ gia đình tổ chức tang lễ.
Nữ ca sĩ Ánh Tuyết là người có cơ hội gần gũi với ông nhất trong những ngày cuối đời. Cô cho biết, một tuần trước khi mất, ông vẫn còn viết thư cho cô để góp ý về việc thực hiện album nhạc của ông mà nữ danh đã ấp ủ bấy lâu. Cũng theo cô, nhạc sĩ Phạm Duy là những sống lạc quan kể cả khi sức khỏe có dấu hiện suy sụp.
Ánh Tuyết, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 – những người bạn thân trong âm nhạc đến rất sớm để chia buồn cùng gia đình ông
Vẫn biết nhạc sĩ bị bệnh, do tuổi già sức yếu, cứ vào viện, ra viện liên tục, nhưng sự ra đi của ông vẫn khiến Ánh Tuyết sốc và bàng hoàng. Nữ ca sĩ chia sẻ nỗi đau mất mát: “Một nhạc sĩ như Phạm Duy, tôi không biết phải bao nhiêu đời nữa, bao nhiêu thế hệ nữa mới có một vị nhạc sĩ vĩ đại như thế. Ông rất hoàn hảo trong âm nhạc. Đối với những người yêu nhạc, ông để lại cho đời một tài sản đồ sộ, rất quý giá. Những ca khúc của ông, những giai điệu, làn điệu mà ông khai phá từ dân ca đã hun đúc trong thế hệ trẻ chúng tôi, là những người kế tiếp, đi sau và học hỏi hình thành lên hình ảnh quê hương, đất nước Việt Nam. Tôi có thể nói rằng mình yêu quê hương Việt Nam nhiều hơn qua bài hát Tình hoài thương, Tình ca, Bà mẹ quê, Em bé quê, Vợ chồng quê… cùng những làn điệu dân ca mà nhạc sĩ Phạm Duy đã khai phá”.
Chị chia sẻ thêm: “Tôi không biết sẽ có ai tiếp nối ông nữa hay không, dù biết rằng ông đã lớn tuổi, biết rằng ông bị bệnh nhiều nhưng sự ra đi của ông lúc này khiến trái tim tôi bị rỉ máu. Để nói về ông, có những người còn hiểu nhiều hơn tôi. Tôi chỉ hiểu đến chừng đó và nếu có hiểu nhiều cũng chỉ để trong lòng và không biết diễn tả thế nào. Đến giờ phút này tôi cảm thấy mình hiểu con người nhạc sĩ Phạm Duy nhiều hơn, ông rất kiên cường, đầy nghị lực và ham làm việc. Ở độ tuổi 92, ông vẫn muốn được làm việc, đó là điều chúng ta cần phải thừa nhận và học hỏi ở ông. Ông là người đầy tố chất để những người đi sau như chúng tôi cảm nhận được tình yêu quê hương rõ ràng đến thế. Hãy cho tôi một khoảng riêng để tôi giữ lại hình ảnh của người nhạc sĩ mà tôi đã đến gặp ông trong những ngày cuối đời”.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư – người gắn bó với cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy xót xa trước sự ra đi này. Ông nói: “Tôi quý trọng tài sản kếch xù mà nhạc sĩ để lại. Tôi yêu những lời ca của ông. Tôi nghĩ, trong làng nhạc Việt Nam, Phạm Duy là số một và chưa có ai vượt qua được pho tượng này”.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng có những phút trầm tư về người nghệ sĩ tài hoa vừa qua đời: “Cũng như tất cả những người khác, sự ra đi của Phạm Duy là mất mát quá lớn với làng nhạc. Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời tôi và ông, đó là khi tôi 20 tuổi chập chững bước vào nghề thì âm nhạc của Phạm Duy ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Ông tạo điều kiện cho tôi được hát. Dù tôi có nhiều thiếu xót nhưng ông vẫn bỏ qua, động viên tôi cố gắng. Nhờ những sự động viên và dạy dỗ đó, tôi có ngày hôm nay. Lúc nào trong lòng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn nhạc sĩ đã luôn giúp đỡ tôi”.
Kyo York, nam ca sĩ đến từ New York từng được khán giả Việt Nam yêu mến khi thể hiện thành công những ca khúc của Trịnh Công Sơn, anh đã đến chia buồn cùng gia đình cố nhạc sĩ Phạm Duy. Anh nói: “Tôi cảm thấy buồn và muốn đến đây để chia buồn cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Duy. Những tác phẩm của ông đã đi vào lòng người dân Việt Nam. Tôi cũng hát một vài ca khúc của ông và nhận thấy rằng các sáng tác của ông rất sâu sắc, nói nhiều về văn hóa Việt Nam ngày xưa và ngày nay.
Mỗi người qua đời là một sự khó khăn cho những người xung quanh, đặc biệt đối với gia đình của Phạm Duy. Tôi xin được gửi lời chia buồn chân thành nhất tới họ”.
Lễ nhập quan diễn ra lúc 9h ngày 28/1, lễ động quan lúc 6h ngày 3/2. Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.
Bản Tình Ca muôn thuở
Rồi chết đi như những người đã khuất
Cuộc đời dài và dài không bao giờ hết
Người ta sẽ hiểu rằng
Không còn gì hơn là được thương yêu nhau”…
Tôi không màng ông là người yêu nước hay không yêu nước
Là người phản bội hay không phản bội
Bởi lời nói như gió bay
đến rồi đi như tia chớp
Hôm nay là bạn, mai là thù
Lòng người đổi thay như lá úa
Thương ông , một chút tình , một nắm xương để lại quê hương
Nơi ông đã trở về và ra đi cũng từ nơi ấy
Bởi tử sinh là vòng tròn vô chung vô thuỷ
Dài ngắn , than ôi, cũng chỉ một kiếp người
Tung hô hay ném đá, thù hận hay tiếc thương
Có hề gì , khi tất cả chỉ là phù du, ảo ảnh
Rồi mai này biết đâu người ta vẫn hát,
Vẫn ngậm ngùi với Tình Ca muôn thuở
Tôi yêu tiếng nước tôi … từ khi mới ra đời ”
Kim Yến
Tưởng niệm bác Phạm Duy
27/1/ 2013