WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lịch sử được chào đón tại San Jose

“Chúng tôi có 20 năm làm tuổi trẻ”, hơn 50 năm làm lở dở cuộc đời, và cùng nhau làm đất nước tan hoang, mượn cơn say để truy tìm thủ phạm…

Tường thuật ra mắt sách.

San Jose còn đang sống với dư âm ngày quân lực tháng 6 và cũng sống với những trận túc cầu hào hứng được chiếu lại từ Châu Phi da đen. Nhưng San Jose vẫn còn đủ người niềm nở chào đón những tác phẩm Lịch Sử Việt Nam. Ngày thứ Bảy là buổi chiều ViVo dành cho ông Lê Mạnh Hùng từ Luân Ðôn qua để nhìn lại Việt Sử lần thứ II. Qua đến chiều chủ nhật dành cho ông Nguyễn Tiến Hưng giải bày tâm tư của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Tôi xin kể lại để các bạn xa gần được rõ là những tác phẩm được ra mắt như thế nào. Ðây không phải là tường thuật của một phóng viên. Ðây là cảm nghĩ ghi lại của một độc giả. Có thể là độc giả biết thêm nhiều chuyện bên trong.

Nhìn lại Sử Việt

Tại Trung tâm Vivo, ông giám đốc Ngô Ðức Diễm quan sát từ phía sau rất hài lòng về số người tham dự chật hết hội trường nhỏ bé của ông. Chốc lát ông lại kê thêm một ghế xếp phía sau đón người khách đến muộn. Trên bức màn sân khấu, dán chữ cắt giấy rất bay bướm như tựa của tác phẩm thơ : Nhìn lại Sử Việt. Công trình này cũng do chính nhà thơ Vivo thực hiện.

Ban tổ chức ngày ra mắt sách "Nhìn Lại Lịch Sủ"

Khi bà Lê Phan tự giới thiệu làm MC đã có tràng pháo tay của các thân hữu và thính giả quen thuộc. Những người đã từng nghe qua BBC trước đây và bây giờ là trên các đài Việt Ngữ tại Hoa Kỳ. Bà là phu nhân của tác giả và cũng là xướng ngôn viên của radio.

Quý ông Khương Hữu Ðiểu, Hoàng Ðức Nhã và Nguyễn Ðức Cường lần lượt lên nói chuyện về việc tổ chức, về tác giả và tác phẩm. Rất may là không có phần giới thiệu quan khách và báo chí tham dự. Có thể MC từ phương xa đến nên không biết thói quen cứ phải giới thiệu quan khách rất thừa thãi và mất thì giờ tại California. Nhiều quan khách danh tiếng đến chỉ để chờ giới thiệu rồi về và đôi khi cũng buồn bã ra về vì không được giới thiệu.

Lần này ban tổ chức Nhìn lại Sử Việt tương đối vào đề ngắn gọn với các thành phần chính thức trong ban tổ chức. Qua đến phần khách mời địa phương có thêm phần trình bày ý kiến của thẩm phán Phan Quan Tuệ và bác sĩ Nguyễn Thượng Vũ và sau cùng đến tác giả là giáo sư Lê Mạnh Hùng. Ông Hùng cùng anh em trong nhóm tốt nghiệp tại Hoa Kỳ đã về nước tham chính trước 75. Khi Sài Gòn thất thủ, bằng hữu di tản hết chỉ riêng ông phải ở lại đi tù tập trung và sau này định cư tại Luân Ðôn. Bộ sách Nhìn lại Sử Việt của ông ra được 2 tập và ông dự trù tập 3 và 4 sẽ ra tiếp nay mai. Riêng chúng tôi và có lẽ nhiều độc giả khác cũng mong sớm đọc được lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975. Tác giả không dự trù viết về thời kỳ sau 75. Giai đoạn này, sử gia nào sẽ viết đây?

Bây giờ xin trở lại với hội trường. Mặc dù đây là tác phẩm lịch sử kén khách và không hấp dẫn thời sự nhưng buổi ra mắt đã thành công với số người hiện diện đông đảo trong tình thân hữu. Tuy nhiên phải ghi lại rằng không khí của buổi họp mặt hơi nghiêm trọng. May nhờ ở những nụ cười của các bạn cũ gặp cố tri đã làm cho buổi ra mắt tương đối nhẹ nhàng đôi chút. Nhưng sau cùng câu chuyện bên bàn nhậu buổi tối mới thực là thoải mái.

Chuyện bên lề:

Cuốn sách của giáo sư Lê Mạnh Hùng ra mắt là cơ hội cho nhóm chuyên viên kinh tế của ngân hàng phát triển ngày xưa tại Saigon có dịp gặp lại nhau. Buổi tối thứ Bảy, dược sĩ Nguyễn Văn Bảy mời toàn thể ban tổ chức và một số thân hữu ăn cơm tại nhà hàng Lemon Grass. Tôi có cơ hội ngồi cạnh ông Hoàng Ðức Nhã, ông Nguyễn Ðức Cường và nghe chuyện của ông Khương Hữu Ðiểu. Cũng là một dịp hãn hữu kể lại quý vị nghe những chuyện bên lề mà anh em đã tửu nhập ngôn xuất ra sao? Thực ra chuyện thâm cung bí sử của Saigon và dinh Ðộc Lập thì bây giờ đã 35 năm sau, còn gì mà phải dấu diếm nữa. Nhiều vai chính đã rời xa sân khấu. Còn lại những vai phụ nghễnh ngãng, tai mất, tai còn.

Kissinger, thông dịch viên, Lê Đức Thọ

Chúng tôi bàn đến cuốn sách của tác giả Hoàng Ðức Nhã dự trù sẽ hoàn tất năm 2011. Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình nói rằng sách nào thì cũng phải về ra mắt bà con ta ở Bắc Cali. Ông Khương Hữu Ðiểu hoàn toàn hưởng ứng việc dọn đường cho tác phẩm của anh em sớm xuất bản. Ông vẫn được coi là bầu của gánh kinh tế xuất thân từ MIT, một đại học Hoa Kỳ danh tiếng tại miền Ðông.

Ông Hoàng Ðức Nhã cho tôi biết là cuốn sách sẽ chú trọng đến những chuyện liên quan về Hiệp định Paris suốt từ 1971 đến 1973. Ðó là những năm ông đứng bên cạnh Tổng thống Thiệu đương đầu với Hoa Kỳ trong tiến trình thảo luận về hòa đàm. Hầu hết mọi người đều có những tin tức cay đắng về chuyện Kissinger đi đêm với cộng sản, qua mặt cả Nixon và bán đứng miền Nam. Ông Nhã nói rằng, trong lúc nói qua nói lại, có lúc ông Thiệu tức điên lên đã xổ nho bằng Việt ngữ để yêu cầu Nhã dịch cho Mỹ. “ÐM, Nhã mày dịch cho nó là ý tao như thế này… thế này…” Ông Nhã nói với tôi rồi quay sang Thiếu tướng Bình: “Anh Bình cũng có mặt chắc còn nhớ lúc ông tổng thống tức quá phải chửi thề.” Tướng Bình cười và gật đầu xác nhận…

Thực ra, với những đoạn tape từ Bạch Cung được giải mật hiện nay, các tổng thống và viên chức cao cấp của chính quyền Mỹ Kennedy, Nixon… đều có lúc ăn nói lỗ mãng, chửi thề như điên. Kissinger chửi các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa thậm tệ. Vốn là người Ðức gốc Do Thái nên Kissinger xài tiếng Ðức gồm cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nixon cũng dùng chữ tàn nhẫn không kém và đòi cắt cổ Thiệu. Vì vậy, nếu cuốn sách của ông Nhã có một Chapter với lời Tổng thống Thiệu chửi Kissinger ÐM thì cũng hả vong linh bao nhiêu chiến sĩ đã ra đi khi trời vừa sáng.

Năm 1990 ông Thiệu qua San Jose, chúng tôi có dịp hỏi tại sao tổng thống không viết hồi ký. Ông trả lời nguyên văn: “Ðời chính trị của tôi chưa đến trang cuối, nên chưa viết hồi ký.” Chiều thứ Bảy tôi lại hỏi ông Hoàng Ðức Nhã, ông Nhã cho biết tổng thống đã chuẩn bị thu thập tài liệu viết hồi ký, nếu ông chỉ sống thêm một năm, chắc hẳn hồi ký Nguyễn Văn Thiệu đã ra đời.

Sau khi ông Nhã từ biệt anh em ra về sớm, ông Khương Hữu Ðiểu mở một màn tố khổ Kissinger rất mạnh mẽ. Ông bầu của nhóm kinh tế một thời, năm nay 80 tuổi, tiếng nói hào sảng Nam kỳ còn hứa hẹn sẽ lên Radio, TV kết án kẻ thù số 1 của miền Nam chính là Kissinger. Ông nói rằng, buổi tao ngộ của anh em thành công chính là sự đồng cảm được câu chuyện đêm nay qua tiệc rượu. Nếu có dịp trình bày được tất cả những cái gian ác của tên ÐM Kissinger thì cũng đáng lắm.

Thực vậy, niềm cay đắng suốt 35 năm, nhờ ly rượu bằng hữu tao ngộ, chửi thề được một lần theo âm điệu Nam Kỳ. Ðêm nay sẽ ngủ yên giấc được một lần. Bao nhiêu năm rồi tức quá chịu không nổi. ÐM thằng Kissinger. Mày bán miền Nam để lấy nửa cái giải Nobel…

Chuyện tâm tình chiều Chủ Nhật.

Khi tôi đến tham dự buổi ra mắt sách của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng thì đã đến phần ông lên tâm tình với độc giả. Hội trường quận hạt đã có trên 250 quan khách. Bác sĩ Vượng đã chào mừng, Thiếu tướng Bình đã giới thiệu tác giả và Luật sư Thu Hương đã giới thiệu tác phẩm. Bây giờ đến phần tác giả. Với lối nói chuyện lôi cuốn, ông Hưng giới thiệu từng đoạn hấp dẫn trong tác phẩm, khán giả rất chú ý theo dõi. Chương trình dự trù bắt đầu mời quan khách lúc 12 giờ trưa nhưng mỗi thứ kéo dài thêm một chút, nên sau cùng không có phần hỏi đáp coi như là được đợi chờ hấp dẫn nhất.

Tuy nhiên, dường như mỗi lần ra mắt sách xong là một lần tác giả Nguyễn Tiến Hưng cảm thấy thoải mái. Tuy tựa đề “ Tâm tư Tổng thống Thiệu” nhưng dường như tâm tư của chính ông khi giải bầy lại qua trang sách.

Khác với cuốn Ðồng Minh Tháo Chạy, cuốn Tâm Tư kỳ này vừa ra mắt là ông bị các cây viết xa gần công kích. Người không ưa ông Thiệu thì tấn công vai trò luật sư của ông Hưng. Người ủng hộ ông Thiệu thì cho rằng ông Hưng lợi dụng danh tiếng của vị Tổng thống Ðệ Nhị Cộng Hòa. Ðứng trên diễn đàn quận hạt Santa Clara, tác giả Nguyễn Tiến Hưng nhiều lần nói rằng chuyện của ông lần này có nhiều tài liệu rất mới, vừa giải mật mà chính ông Thiệu không hề biết trước khi ra đi. Và ông không có ý bào chữa cho ông Thiệu.

Tác giả luôn nói rằng chỉ trình bày theo tài liệu và theo những điều mắt thấy tai nghe. Dù không nhận là bào chữa cho tổng thống nhưng tất cả những ghi nhận trong tác phẩm đều được coi như lời phân trần cho người quá cố. Chữ nghĩa của phía đánh phá gọi là chạy tội. Tuy nhiên dù là cựu Tổng trưởng Kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng hay cựu Tổng trưởng Dân vận Hoàng Ðức Nhã thì độc giả cũng hiểu rằng cả hai ông đều không thể nào nói xấu vị lãnh tụ đã ra đi. Nếu có bị mang tiếng là bênh vực thì cũng là hành động phải đạo. Phần phê phán trong tinh thần xây dựng phải dành cho độc giả.

Những câu hỏi quan trọng không có dịp nêu ra trong hội trường thì vẫn gói gọn trong 2 chữ tại sao?

* Tại sao Sài Gòn không chủ động tìm cách đối thoại trực tiếp với Hà Nội để đến khi vào hòa đàm Paris đành phải ngồi hàng ghế hạng nhì cùng với “Mặt trận giải phóng Miền Nam?” Chúng ta phải tự tìm thấy ngay câu trả lời: Mỹ không cho.

* Tại sao bị Kissinger và Nixon dọa nạt, hành hạ suốt thời kỳ hòa đàm mà Tổng thống Việt Nam không đưa ra công khai trong một hội nghị Diên Hồng? Chúng ta cũng có ngay câu trả lời: Hoa kỳ luôn luôn yêu cầu giữ tối mật mọi sự còn trong vòng bàn cãi, đồng thời đe dọa thanh toán.

* Tại sao lại rút quân điên cuồng như vậy? Tổng thống nói là đã tham khảo với Hội đồng An ninh Quốc gia. “Tôi ra lệnh đúng nhưng các tướng thi hành sai. Tôi nhận trách nhiệm nhưng không nhận tội lỗi.”

Và câu nói sau cùng của tổng thống, của các niên trưởng, mọi tầng lớp quân cán chính của Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử luôn luôn nhắc đến như sau:

Tất cả sẽ do lịch sử sau này phán xét.

Câu hỏi cần đặt ra là: Sau này là lúc nào? 35 năm sau đã đủ chưa, hay là phải 100 năm?

Ðến khoảng thời gian đó, ai sẽ là người thay mặt lịch sử mà phán xét? Tài liệu ở đâu mà nghiên cứu để thẩm định? Do đó những cuốn sách của ông Hưng, ông Nhã và quý vị thẩm quyền đều rất cần thiết để lịch sử soi sáng một vụ án đau thương. Một thể chế bị bức tử mang tên Việt Nam Cộng Hòa.

Trả lời câu hỏi khi nào lịch sử sẽ phán xét? Câu trả lời chính là bây giờ – 35 năm sau.

Trả lời câu hỏi ai đóng vai lịch sử để phán xét? Câu trả lời dành cho mọi người. Lịch sử chính là chúng ta. Chúng ta sẽ phán xét. Những người dân Việt Nam Cộng Hòa còn sống sẽ phán xét.

Vì sẽ chẳng có ai khác nữa đâu.

©  Giao Chỉ

©  Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Lịch sử được chào đón tại San Jose”

  1. Các ông ơi

    VNCH đã “được” các ông tài năng và tư cách thì chẳng có bao nhiêu như NTH, HĐN … “lãnh đạo” theo kiểu muá gậy vườn hoang, bây giờ vì một chút tiền bán sách và một chút danh hão, lại tìm cách xuất hiện

    Ông Thiệu dù chẳng làm được việc gì ra hồn, nhưng cũng đã chết rồi, để yên cho ông ấy mồ yên mả đẹp, theo đúng phong tục VN

    • Phong Tran says:

      Toi dong y voi Tran tuan Dao.. Hoi cac ong phu ta,bi thu, co van, ban tham muu cho VNCH.. toan la nhung bon an hai dai nat. Cai “ta`i nang” cua may ong nhan dan mien nam deu biet het roi. 35 nam roi :-( thoi may ong tha im lang con hay hon la mua gay ,in sach..kiem chac lam gi nua. Toi nghiep/dang thuong la nhung chien si VNCH hysinh cho nhung ly tuong cao dep chong cong bao ve mien nam nhung bat hanh duoi su lanh dao “ngu dot/bat tai” cua may ong nen ly tuong cua ho bi hoen o di.
      (Tòa soạn: Mời bạn vào VPS Keys tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

Leave a Reply to Phong Tran