WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoàng Tùng: Bí mật Hồ Chí Minh

Đấy là về phía Liên Xô, Trung Quốc, còn về phía Đảng cộng sản Pháp, là Đảng thân thiết với ta, lúc đầu họ cũng cho Việt Minh là phái thân Nhật chứ không phải cộng sản. Năm 1950, Đảng Cộng sản Pháp phái Léo Figuères, uỷ viên dự khuyết của Trung ương, phụ trách tờ báo Thanh Niên, sang điều tra tình hình của ta. Léo Figuères đến Việt Bắc. Về mặt chức vụ, tôi cũng tương đương với anh, nên được cử tiếp anh. Cố nhiên là năm 1946, khi sang Pháp Bác cũng đã nói được một phần nào rồi, nhưng Đảng Cộng sản Pháp chưa thể hiểu hết. Léo Figuères muốn biết thực sự Đảng cộng sản có tồn tại hay không, anh ta đi khắp các nơi, ở đâu cũng thấy có Đảng cộng sản, mà đảng viên Đảng cộng sản là những người lao động, những người công nhân, trí thức, còn quan lại, địa chủ là tượng trưng bên ngoài thôi. Từ đó Đảng cộng sản Pháp mới thực sự công nhận ta. Cũng từ đó mới có các phong trào ủng hộ Việt Nam. Trước đó, Đảng Cộng sản Pháp không làm gì để ủng hộ ta. Đó là khó khăn đối với Bác lúc bấy giờ. Trong nội bộ tình hình nói chung ổn, trừ mấy trường hợp, như Trần Văn Giàu. Giàu học ở Liên xô về. Tôi biết có người tên là Phi Vân, cũng học ở Liên Xô về, bị đi tù ở Sơn La. Khoảng năm 1935, ở tù cùng với Phi Vân tôi hỏi Phi Vân nhận xét về Nguyễn Ái Quốc. Vân nói ông già này không có gì đâu, ở nhà cứ tưởng là nhân vật quan trọng lắm, chứ ông ta dân tộc chủ nghĩa, trình độ lý luận kém. Đó là cách nhận định về Bác của mấy người đi Liên Xô về. Trần Văn Giàu thuộc loại trên. Có lần Trần Văn Giàu nói với tôi, năm 1932 về, anh là bí thư, sau khởi nghĩa Nam Kì thất bại, anh em mình nhiều người bị bắt, anh đứng ra lập một tổ chức tiên phong, coi như nòng cốt của cách mạng. Khởi nghĩa ở Sài Gòn chính anh là người lãnh đạo. Còn ở Nam Bộ một số đồng chí của ta như Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Thị Thập ra nắm vùng nông thôn. Ba người này ra ngoài Bắc dự Hội nghị Tân Trào. Nguyễn Thị Thập đến không kịp, Ung Văn Khiêm đến chỗ tôi rồi đi Tân Trào, chứ Trần Văn Giàu không được thừa nhận. Việc phân xử Trần Văn Giàu có các lớp đàn anh đi tù ở Côn Đảo về. Họ là bậc thày ở Nam Bộ, là những người lãnh đạo quen thuộc của nhân dân Nam Bộ. Thế của Trần Văn Giàu yếu đi, về sau điều Trần Văn Giàu đi Xiêm.

Trong Đảng có hai nguồn đào tạo, một học ở Liên xô về, một học ở Trung quốc về. Do đó họ theo quan điểm của hai nơi, có những ý kiến không giống nhau, đôi lúc hục hặc với nhau. Nhưng nói chung cả hai bên đều chịu Bác. Chỉ có Nguyễn Sơn về sau có vấn đề phải ra đi. Trước khi mất, Nguyễn Sơn có tâm sự với tôi rằng sai lầm thì phê bình chứ sao lại đuổi đi. Ông ta trách Bác. Lúc đó tôi hỏi anh Võ Nguyên Giáp, anh ta hay hục hặc như thế để anh ta làm phó cho anh có được không, Võ Nguyên Giáp nói làm phó thế nào được, anh ta suốt ngày chửi tôi, anh ta còn phê bình trường Nguyễn Ái Quốc rất ghê. Sau Bác nói chú Nguyễn Sơn hữu tài nhưng… nên mời chú đi. Thực ra cái khó của hai nhóm này là không hiểu được tư tưởng biện chứng mác-xít. Ta làm cách mạng ở một nước thuộc địa chứ không phải làm cách mạng ở một nước tư bản, hay quân phiệt nông dân như Trung Quốc. Vấn đề thống nhất dân tộc Việt Nam nhiều người không hiểu được, cho đến tận bây giờ nhiều người vẫn hiểu là phải nhấn mạnh liên minh công nông. Bác có lúc nói Đảng của giai cấp công nhân là theo thời cuộc, và cũng là để chiều lòng người… Bác định nghĩa Đảng đúng nhất là ở Đại hội II. Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, tức là của dân tộc Việt Nam. Bây giờ lại càng đúng, vì nông dân, công nhân có cách biệt gì lớn, không phải là giai cấp bị áp bức, cùng làm chủ cả, cùng là người lao động tự do, thêm một số trí thức nữa, chứ không phải chỉ có giai cấp công nhân mới ra đời mấy chục năm nay. Bác hết sức sâu sắc nhưng người không nói ra. Những bài viết, những bài phát biểu của Bác từ năm 1920 đến năm 1925 có phân tích sâu sắc, lí luận sắc bén. Sau này, từ Cách mạng tháng 8 trở đi, Người viết ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, không phân tích dài dòng để quần chúng dễ hiểu. Hai bên không hiểu, cứ “chiếu tướng” nhau rồi sinh chuyện. Nói Bác lí luận kém là hoàn toàn sai.

Sau khi gặp Stalin và Mao, hai bên cứ thúc ép Bác làm như họ, tức là liên minh công nông, do Đảng lãnh đạo, lập chính quyền công nông, rồi làm cải cách ruộng đất. Bác chưa muốn làm cải cách ruộng đất. Thuyết ba giai đoạn của đồng chí Trường Chinh đưa ra ở Đại hội II là có ý kiến của Bác. Theo thuyết ba giai đoạn thì cải cách ruộng đất để sau, hãy làm giảm tô, giảm tức. Đồng chí Trường Chinh phân tích rất hay. Năm 1946, họp Xứ uỷ, tôi được nghe ông nói : dưới chính quyền cách mạng, những cải cách nhỏ đều có ý nghĩa cách mạng, nhiều cải cách nhỏ cộng lại thành cuộc cách mạng lớn.

Mùa thu năm 1950, Trung Quốc phái hai phái đoàn cố vấn sang Việt Nam. Một đoàn chính trị do La Quý Ba làm cố vấn. La Quý Ba trước là bí thư của Mao, bí thư Sơn Tây. Ông này là người nghiêm chỉnh, phục Mao Trạch Đông như một ông thánh. Ông là người tin cẩn của Mao. Còn tổng cố vấn về quân sự là Vi Quốc Thanh. Đoàn cố vấn quân sự đông hơn, vì nó có đủ cả bộ máy của quân sự. Ta không hiểu thâm ý của Trung Quốc là muốn sửa ta. Họ sang để giới thiệu kinh nghiệm Trung Quốc, lí luận Mao Trạch Đông, lí luận quân sự, tổ chức quân đội. Việc đầu tiên của họ là sửa quân đội đã. Họ sửa cả Đảng trong quân đội cho nên mới lập ra chức chính uỷ. Trước ta chỉ có chính trị viên. Cùng là chính trị cả nhưng có khác nhau về chức năng. Chính uỷ là người bao trùm lên tư lệnh, chứ không phải tư lệnh là người quyết định. Lập ra chính uỷ là để xác định vị trí của Đảng, mà việc đầu tiên là nhắm vào ông Giáp. Vì ông Giáp xuất thân từ trí thức, năm 1950 mới có 10 tuổi Đảng, mặc dù ông tham gia cách mạng từ những năm 1930, nhưng ông hoạt động bị bắt, rồi lại đi học, mãi đến năm 1940 mới được Bác kết nạp vào Đảng. Theo Trung Quốc, ông là một trí thức, xuất thân không phải công nông, để ông nắm quân sự là không ổn. Đặt ra chức chính uỷ là để phụ trách Đảng trong quân đội. Có người đưa cho đoàn cố vấn một danh sách cán bộ trong quân đội xuất thân gia đình không phải là công nông định để gạt ra khỏi quân đội. Ai đưa danh sách này cho đoàn cố vấn ? Tôi ngờ rằng đó là một người trong quân đội, người này là Lý Ban, phó của Văn Tiến Dũng. Văn Tiến Dũng là cục trưởng, Lý Ban là cục phó. Ông Giáp mới đưa danh sách đó cho Bác, Bác bảo đốt ngay đi, thay bằng ấy người thì quân đội không còn cán bộ. Nguyễn Hữu An, Đặng Vũ Hiệp đều trong danh sách ấy cả, vì thuộc trí thức. Theo họ, chấn chỉnh quân đội trước để chuyển sang tổng phản công. Lúc đó ta tin tưởng quá nhiều vào Trung Quốc, vì các ông Trang Điền, Chu Hạ sang nói khi nào Quân giải phóng “nam hạ” (đi xuống phía nam) thì sẽ giúp Việt Nam đánh Pháp.

Pages: 1 2 3 4 5

8 Phản hồi cho “Hoàng Tùng: Bí mật Hồ Chí Minh”

  1. ĐẠI HẢI says:

    ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

    Đầu tiên chỉ có Mác thôi
    Ông nhà “tư tưởng” chớ hầu ai vô ?
    Tất nhiên thảy chỉ môn đồ
    Những người theo Mác lô xô một thời !

    Eo ôi, ông Mác eo ơi
    Hegel không có ông thời có không ?
    Luật biện chứng quả kiêu hùng
    Hegel vốn đã sổ tung óc mình !

    Đúng là từ thuở bình sinh
    Hegel tư biện cùng mình đấy thôi
    Triết gia một chỗ ông ngồi
    Say mê lý luận kiểu ngồi trong chum !

    Ông lên hệ thống một chùm
    Dính dây dính nhợ cả đùm nhiêu khê
    Ai người sáng tỏ mà mê
    Chỉ trừ ông Mác ê hề cuống lên !

    Nghĩ mình lật ngược Hegel
    Đưa vào giai cấp tênh hênh một trời
    Đấu tranh rầm rộ khắp nơi
    Coi là động lực đổi đời mai sau !

    Nào hay chỉ đoạn tháp vào
    Để hầu cho đúng với màu Hegel
    Duy tâm, tư biện, siêu hình
    Làm cho xã hội linh đinh một thời !

    Cuối cùng thế giới khắp nơi
    Đổi đời không thấy, đổi dời thấy ngay
    Liên xô rã đám, rã thầy
    Tiến lên đổi mới tận ngày hôm nay !

    Sử xanh hóa đỏ những ngày
    Bây giờ sử đỏ mỗi ngày hóa xanh
    Đầu tiên là lúc bình minh
    Cuối cùng là lúc thấy mình khôn ra !

    VHT
    (04/8/11)

  2. Buon cuoi says:

    Tai Mao & Stalin go dau nen ” Bac ” phai gat dau .Khong gat Mao danh , Stalin chui .
    Cac “dong chi” hoc theo “guong Bac” la dung roi (” thanh that-can dam “) khong duoc phep ” lua doi-hen-nhat.

  3. thái dương says:

    nếu CS mà biết được:VÔ THƯỜNG: luôn luôn thay đổI
    VÔ NGÃ:không có cái ta
    KHÔNG; không có thật
    NHÂN QUẢ: gieo gió gặt bão

    thì thế giới được AN BÌNH

  4. butnua says:

    A ra thế .Cuối cùng Bác và đảng thổ phỉ như đoàn muá rối,sai đâu đánh đó.Mấy anh cả Liên Sô đưa vũ khí.Anh Hai Trung Quốc đưa người và lương thực ,kèm theo có mấy ngài cố ván Tàu phù chỉ đạo bác thi hành cải cách ruộng đất giết hại cả trăm ngàn người.Cuối cùng Chủ Nghiã CS bị vất sọt rác lịch sử và những anh bần Cố nông một thời trở thành Tư bản đỏ nhờ cái đầu Kinh tế Thị trường thòng cái đuôi XHCN để định hướng VN đi vào con đường Xuống Hố Cả Nước và Đập dập tự do hạnh phúc.

  5. D.Nhật Lệ says:

    Không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Tùng lên làm chức to của đảng CSVN.Vốn là 1 đảng viên cốt cán,
    trung thành với đảng và bác,HT.đã không đi ra ngoài khuôn khổ thần thánh hóa lãnh tụ.Kiểu vừa viết
    vừa lách như khi thì bảo Mao cố đưa bác vào quỹ đạo của Mao,khi thì phán Stalin đưa bác vào quỹ
    đạo của Stalin !
    Muốn biết rõ HCM.có làm việc cho khối quốc tế CS.hay không,tôi thiết tưởng nên đọc bài nghiên cứu
    của Lữ Phương,1 người từng theo VC.trước 1975.Theo LP.thì HCM.vào đảng CS.Pháp trước khi đi
    Nga vào học trường Đông Phương,cùng thời với 1 chủ tịch CS.người Ấn Độ.
    Về việc bác không dám thì đúng hơn là không chịu làm chủ tịch nước,họ Hồ thích đứng sau để giật dây kẻ khác là nhằm để đổ tội cho kẻ đó nếu chẳng may thất bại.

    • ThiNhan says:

      ” Trên đời ngàn vạn điều cay đắng, cay đắng chi bằng mất tự do “.(HCM)

      ———-

      À ! thì ra hắn vẫn biết nỗi khổ đau của sự MẤT TỰ DO ! nhưng hắn vẫn hành hạ cả dân tộc VN mất TỰ DO trong suốt thời gian hắn nắm quyền như vậy có đáng nguyền rủa là tên lật lọng , điếm đàng , khốn kiếp hay không ???

      • Trung says:

        còn nhìêu từ nặng hơn nữa để gọi hắn anh ThiNhan à.

      • Tran Cong Tam says:

        Han la nguoi Tau cho khong phai la nguoi Viet. Cho nen lam gi han cung co de lai he luy cho dan Viet

Leave a Reply to ĐẠI HẢI