Từng bán đất-rừng đến vinh danh kẻ thù – Bộ Sậu lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn muốn gì?
7 giờ tối ngày 1.4.2010, tôi mở kênh truyền hình VTV4 , thấy hình ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi thăm đảo Bạch Long Vĩ, nghe ông úy lạo quân dân trên Đảo đại ý – hãy nâng cao cảnh gíac, bảo vệ biển – đảo của tổ quốc…
Cùng lúc tôi lại mở đài RFA , tiếng phát thanh viên đang đọc nguyên văn chỉ thị của UBND tỉnh Lạng Sơn giao cho UBND Huyện Hữu Lũng chuẩn bị đón đoàn đại biểu Trung Quốc đến địa phương làm lễ dâng hương – vinh danh các ’’chiến sĩ Trung Quốc’’ – bị quân dân Lạng Sơn phản kích tiêu diệt, chống lại hành động xâm lược trong trận chiến 17.2.1979 vì vượt đường biên, tiến công tỉnh Lạng Sơn, giết hại đồng bào và chiến sĩ ta, hủy diệt thị xã Lạng Sơn, thị trấn cửa khẩu Đồng Đăng và những nơi họ đi qua!
Thế mà. Hôm nay – 31 năm sau – bộ sậu lãnh đạo cái tính còn mang trên mình vết thương chưa lành da, nỗi đau đớn xót xa bị kẻ thù xâm lược – gây ra.’’… những con khôn của giống nòi’’(1)… Việt, không hiểu vì lí do gì, ai xúi bẩy, chỉ đạo, ra lệnh – lại dám làm cái việc xỉ nhục quân dân quê hương mình đã đổ xương mắu bảo vệ mảnh đất biên cương của tổ quốc ? Việc làm của những ’’Con dại’’ khiến ’’Cái mang’’ – ’’trời không dung – đất không tha – Dân tộc đời đời nguyền rủa’’ !
Từ thông tin trên đây, chúng ta tự hỏi: Sau khi kí hợp đồng ’’Bán’’ Đất… Rừng , nhóm lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn tiếp tục hành động như của những “tay trong”’ đang muốn bán cả địa phương họ cho ngoại bang ! Họ thực sự muốn gì trong vụ việc này?
Chưa hết: Cũng mới mấy ngày trước khi bản tin của RFA chưa lên sóng – Mạng boxitvn.org đã có bài viết của Phạm Viết Đào kèm ảnh chụp ’’đội văn nghệ của Tỉnh Quảng Ninh’’(?) đóng các vai Bà Trưng, Thi Sách sang tận Miếu Hội Phục Ba (Mã Viện) bên Đông Hưng (TQ) dự lễ hội , cúng giỗ Mã Viện – kẻ đã giết hại người nữ anh hùng của dân tộc Trưng Trắc…
Rồi đọc tiếp bài viết của Thái Hữu Tình (cũng đi trên boxitvn), người đọc càng thấy chua chát, ê chề trước hành động của những người lãnh đạo 2 địa phương – nơi đã bị bọn bành trướng xâm lược gây tổn thật nặng nề về nhân mạng và vật chất, hồi tháng 2.1979…
Điều kì lạ nữa: Song song với các việc làm ô nhục của 2 địa phương – địa đầu của tổ quốc, Chủ tịch nước đi thăm biển đảo, nói những lời “đối nghịch” với việc làm của cấp dưới (tỉnh, huyện) ? Đây là bài bản gì? “Trên bảo dưới không nghe’ hay là các màn kịch của các thế lực trước thềm đại hội lần thứ 11?
Biên tập viên Mặc Lâm của RFA đã có bài tổng hợp – bình luận rất sâu sắc về đề tài gay cấn, nhậy cảm – phát liên tục trong 2 ngày liền….
Đọc thông tin qua báo mạng boxitvn, – nghe đài RFA, toàn dân Việt giật mình, bàng hoàng trước hiện tượng kì quái này Riêng tôi cảm thấy lòng mình bồi hồi, xao xuyến… hình ảnh buổi sáng của 31 năm trước lại lần lượt hiện ra:
Sáng 17 tháng 2 năm 1979, cả tỉnh Quảng Ninh đang xôn xao trước tin TQ tấn công, đánh chiếm thị xã Móng cái, các huyện Tiên yên, Ba chẽ, Đầm hà…đột nhiên nhận điện của mẹ báo tin bố đang ốm nặng. Tôi xin đi phép, tức tốc về ngay sợ không kịp gặp mặt bô lần cuối…
Mãi mờ sáng 18 tháng 2 tầu mới đến ga Gia Lâm, xuống tầu mua vé ô tô đi Từ Sơn . Bến xe ồn ào trước tin Trung Quốc đồng loạt tấn công 6 tỉnh nằm dọc theo biên giới Việt – Trung. Phát thanh viên nội tiếng Việt Khoa dõng dạc, trang nghiêm đọc thông cáo của nhà nước về hành động xâm lược của Trung Quốc…Người nghe xúc động , đều có chung ý nghĩ : Lại phải tiếp tục cầm súng cho dù hòa bình mới đến được 4 năm…
Xe tới cục bến Từ Sơn đổ khách, một cảnh tượng gây cho người chứng kiến nỗi xúc động mãnh liệt: Đoàn tầu hỏa từ phía bắc chạy về dừng bánh, trên tầu tỏa xuống, đông nghịt người, hầu như toàn ông bà gìa, phụ nữ, trẻ em. Mặt mũi người nào cũng hốc hác, quần áo tả tơi, tay xách, nách mang, lưng cõng, tay bế, dắt trẻ em – lục tục từ trong ga đi ra. Nhiều trật tự viên đeo băng đỏ, hướnơ dẫn mọi người lần lượt lên những chuyến xe khách do các tỉnh được lệnh huy động đến đưa bà con về nơi quê gốc…
Ở góc sân ga, một người đàn bà chừng ngoài 20 tuổi, lưng địu đứa con trai, tay dắt bé gái chừng 6,7 tuổi, tay kia xách chiếc bị cói đứng ngơ ngác… Tôi tiến đến, nhiều người đi theo. Một hình ảnh khiến tôi và mọi người ngỡ ngàng, xúc động: Trên đầu cả 3 mẹ con đều chít khăn tang.
Một bà cụ giúp chị cởi chiếc địu trên lưng gỡ chắu bé ra, dìu tới bậc thềm ga . Chị mệt mỏi dắt bé gái cùng ngồi xuống. Không ai bảo ai, mọi người đứng vây quanh người đưa bát nước vối nóng, kẻ đưa nắm xôi, củ khoai, người cho ít tiền lẻ… bà cụ trao chắu bé cho chị, bảo: Chị cho các con ăn kẻo chúng đói lắm rồi đó.
Bà mẹ trẻ nhìn mọi người tỏ vẻ cám ơn, lặng lẽ đưa gói xôi đỗ xanh cho bé gái lớn, con bé đón nắm xôi nhai ngấu nghiến. Chị véo từng miếng xôi lạc, nhai rồi mớm cho đứa con chừng 2 tuổi. Em bé nằm trong lòng mẹ vẫn nhắm mắt ăn miếng đầu còn uể oải, vài miếng sau đã lại sức, chắu mở đôi mắt tròn xoe, há mồm đón miếng khác. Trông bé như con chim sáo non mới nở đứng ở cửa tổ há mỏ chờ mẹ đi kiếm mồi về mớm cho…
Biết đây là những người dân từ Lạng Sơn chạy loạn về, bà con địa phương túa đến an iủ… ít phút sau, bà gìa mới hỏi: Chị ở chỗ nào, chồng chị đâu mà một mình bìu ríu thế này?
Người mẹ trẻ dứt miếng mớm cho con, hướng vào bà cụ, giọng đẫm nước mắt: Con là dân Thái bình đi xây dựng kinh tế mới, ở một xã thuộc huyện Hữu Lũng – nằm sát biên giới. 5 ngày trước, chồng con cùng 5 anh em dân quân trong xã đi tuần dọc biên giới, bị bọn lính TQ phục kích bắn chết hết. Con vừa làm ma cho anh ấy hôm 14 thì đêm qua bọn chúng tràn sang, may mà các chắu được bà con giúp đỡ mới thoát. Suốt đêm đi bộ, chạy, đi xe từng chặng cuối cùng được tầu hỏa đón ở ga Chi lăng, giờ mới về tới đây.
- Đồ đạc mang theo chỉ có thế này thôi à?
- Thế là may lắm rồi, Còn đâu thời giăn mà thu vén mang theo. Có người cất tiền trong tủ cũng không kịp lấy đi.
Tất cả nhân dân sống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, dọc hai bên quốc lộ 1 chỉ còn biết chạy thục mạng, không kịp mang theo thứ gì ngoài bộ quần áo mặc trên người. Thê thảm hơn: Có người đi chân đất trần, có người chân chỉ còn một chiếc dép cao su lốp xe vì giặc tràn vào họ không kịp xỏ dép, đi giầy… Tât cả chỉ nhằm thoát thân dù của cải còn ở lại trong nhà. Còn người là còn tất cả!…
Cho tới nay đã 31 năm trôi qua, hình ảnh người mẹ trẻ với 2 đứa bé vẫn đọng lại trong tiềm thức, thỉnh thoảng lại phục hiện cảnh đứa bé há mồm chờ mẹ nhai xôi mớm cho…Giờ đây, chắc chị đã trên dưới 60. Hai đứa bè kia đã ngoài 30, 40… gia đình chị tan nát vì kẻ thù xâm lược, liệu có còn tồn tại trong cuộc đời đầy gian lao vất vả từ bấy đến nay không? Chị đang ở đâu?
Khi đọc được tin Tỉnh Lạng Sơn chuẩn bị tiếp đón hậu duệ của những kẻ năm xưa tràn sang bắn giết đồng bào, tàn phá quê hương họ, nỗi đau cứ nhoi nhói trong lồng ngực ! Tôi tự hỏi: Ông chủ tịch tỉnh Lạng Sơn – hôm nay cầm bút kí văn bản ra lệnh cho cấp dưới chuẩn bị tiếp đón – vinh danh kẻ thù của nhân dân địa phương mình thì… liệu ông có phải con dân của Lạng Sơn, con dân đất Việt? Hay ông là dân đến ngụ cư, khai man lí lịch, hoặc ông đích thị là dân Việt nhưng đã bị ngoại bang ’’mua đứt’’?
Nếu là người Việt, ngày 17 tháng 2 của 31 năm trước ông đang ở đâu? sống bằng nghề gì ? Thân nhân của ông có ai là nạn nhân của cuộc xâm lược kia không? Cho dù toàn gia ông không hề xây sứt, lẽ nào ông lại làm cái việc thất đức vậy? Ông có còn chút trí tuệ – lương tri không? Ông có bị sức ép nào buộc phải làm vậy, hay tự tung tự tác vì quyền lợi của cá nhân, phe nhóm mình?
Có điều này đã rõ: Phó của ông (là Bình) đã nói và làm một cách vô trách nhiệm trong vụ cho thuê đất rừng mà báo chí đã tường thuật. Giờ đến lượt ông trong vai tò chủ tịch – người có quyền thế nhất tỉnh – làm tiếp việc thách thức dư luận cả nước, phản bội nhân dân, quê hương ông? Dường như chủ tịch tỉnh Lạng Sơn đang lăm le ’’rước voi về dầy mả tổ’’!
Hỡi vong linh của anh du kích đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương của huyện Hữu Lũng, để lại người vợ trẻ và hai con côi cút trên cuộc đời khôn khó này. Anh có linh thiêng (vì chết tức tưởi bởi đạn của bọn xâm lược) thì hãy hiện về chất vấn người đứng đầu tỉnh đã đang chà đạp hương hồn anh , đồng đội và nhân dân Lạng Sơn đã nằm xuống trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc – bằng cách ’’làm con ma có đầu’’ đến nhà chủ tịch tỉnh, bắt ông ta đi theo, chỉ cho ông ta thấy các anh dười suối vàng đã ’’chết’’ như thế nào và đang ’’sống’’ ở thế giới bên kia – ra sao?
Hỡi nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng!
Chị đã nổi tiếng trong việc tiếp xúc với người của thế giới tâm linh (thế giới bên kia), chị hãy bằng khả năng của mình phục vụ nhân dân : Đến hội trường của UBND Tỉnh Lạng Sơn (như chị vẫn thường làm) – gọi hồn thân nhân những người dân Lạng Sơn bỏ mình trong trận chiến tháng 2 năm 1979, hỏi cho rõ ngọn ngành nguyên nhân họ chết như thế nào, nguyện vọng của họ bây giờ… rồi đến nói cho Chủ tịch - phó chủ tịch tỉnh Lạng Sơn biết : Người dân của Lạng sơn chết hồi tháng 2 năm 1979 hiện đang sống ở thế giới tâm linh – bên kia, đã, đang nghĩ, và sẽ làm gì với những kẻ trên trần tục – đang cầm đầu thế lực phản bội họ!
(1) Thơ Tố Hữu:
Hỡi những con khôn của giống nòi
Những chàng trai qúy, gái yêu ơi
Bâng khuâng đứng giữu hai dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi
© Trương Đạm Thụy
© Đàn Chim Việt
Bài liên quan: Kẻ đốn mạt thời nào cũng có
Kha nang chu tich tinh Lang son la nguoi goc Tau ?thg nay chet xuong duoi dia nguc se bi qui nem vao vac dau nong vi tren tran gian lam dieu that duc.
CON RUÀ RỤT CỔ VÀ NHỮNG OAN HỒN
Thơ theo bài viết cuả Trương Đạm Thụy
Kià ai thế như ruà rụt cổ
Đứng co ro ngơ ngáo ăn tiền
Mặt mày rạng rỡ bề trên
Đứng bên cột mốc tro tàn lá bay
À ra thế tớ thày đồng đảng
Vẻ vang chi bảng lảng hừng đông
Thập thò đại hán lân bang
Vương triều thiên tử xâm lăng bạo tàn
Theo chỉ thị Lạng Sơn tỉnh uỷ
Lễ dâng hương bè lũ hôm qua
Siêu thăng ngạ quỷ yêu ma
Ngày xưa ăn cướp gây bao hãi hùng
Còn vênh váo môi răng toe toét
Chịu khom lưng tha thiết đàn anh
Nuí sông một giải mây xanh
Thờ Mao chủ tịch Chí Minh cùng loài
Lũ con cháu gà nòi bán nước
Quyền lợi riêng từng bước cao sang
Gia đình họ mạc vẻ vang
Vợ con đầm ấm non sông đắm chìm
Nỗi đau đớn tím bầm gan ruột
Ba mốt năm thống thiết nguồn cơn
Cô hồn tử sĩ khóc than
Chiến tranh Trung Việt oán hờn muôn dân
Bộ mặt thật hán gian chủng tộc
Được tiếp tay phản tặc lưu manh
Cậy là con cháu Chí Minh
Bán rừng nhượng biển ma lanh khó lường
Ôi tủi nhục Đông Hưng miếu hội
Tỉnh Quảng Ninh cử phái đoàn sang
Văn công đóng giả bà Trưng
Thêm ông Thi Sách Nhị Nương vái chầu
Lũ chúng nó gục đầu cúng tế
Quỳ mọp lưng làm lễ kính dâng
Tướng quân Ba Phục đoái thương
Kẻ hèn dân Việt khói hương tỏ bày
Con ruà đỏ tỉ tê hải đảo
Bạch Long ơi, hùng vĩ ngàn năm
Đón mừng nguyên thủ tới thăm
Đề cao cảnh giác tình thâm nối liền…
Tôi nhớ lại vào năm bảy chín
Tỉnh Quảng Ninh ảm đạm khắp nơi
Tiên Yên Ba Chẽ Đầm Hà
Hãi hùng Móng Cái ba Tàu lấn sang
Dân chạy giặc thê lương loạn lạc
Bến Từ Sơn nháo nhác khách đông
Đoàn người tay xách nách mang
Trẻ già trai gái còng lưng vác đồ
Người thiếu phụ xác xơ phờ phạc
Vành khăn tang nặng nhọc địu con
Dắt tay bé gái lon ton
Tuổi chừng sáu, bảy, áo quần tả tơi
Một bà cụ diù người khốn khổ
Bậc thềm ga vật vã rã rời
Vây quanh bát nước nắm xôi
Thảm thương tê tái lệ rơi lưng tròng
Chồng bị giết ở vùng biên giới
Đi tuần tra cùng với dân quân
Bắc phương phục kích bắn liền
Làm ma vội vã mẹ con lần hồi…
Ôi tổ quốc giang sơn còn đó
Mà hôm nay sao nỡ lãng quên
Bao nhiêu khó nhọc vô vàn
Lẽ nào cam chiụ nhục nhằn vong nô
Hãy đứng dậy mở to đôi mắt
Tấm dư đồ rách nát vì ai
Mác Lê chủ thuyết lỗi thời
Chí Minh Mao Trạch lạc loài quỷ vương
7.4.2010 Lu Hà
ĐÊM LÀ GIẶC NGÀY LÀ QUAN
Những con sói thăm ăn uống máu
Thân xác cừu lam lũ thê lương
Trọn đời băng đảng đến cùng
Thắt lưng buộc bụng thiên đường dựng xây
Đừng sầu tủi kiếp này lầm lỡ
Sáu mươi lăm khốn khổ vì ai ?
Cha ông con cháu gà nòi
Bắc Nam thống nhất u hoài xót xa
Đời tăm tối bốn muà mưa gió
Chiụ nắng sương tầm tã khóc than
Rừng vàng biển bạc hao dần
Cho thuê canh tác chính quyền mỵ dân
Lấn ruộng đất tham quan chiếm hết
Mộng quý quyền mặt thớt mấy ai
Khơi khơi ăn cướp ban ngày
Từ trên xuống dưới một bầy chó săn
Mắt nhắm lại khỏi nhìn khỏi thấy
Có thấy chăng tiền đấy chứ sao ?
Than đồng bô xít sinh ra
Cha ông chúng nó ăn chia đồng đều
Cuả trời đất sao cho chẳng lấy
Cờ đến tay phấp phới dương cao
Làm quan cả họ được nhờ
Vưà la vưà cướp đưá nào dám kêu?
Một băng đảng ngày xưa đào tạo
Thói gian manh một thuở côn đồ
Mác Lê mấy chữ lờ mờ
Nuớc non, non nước, cơ hồ lại mao
Đảng có cướp bảo là không thấy
Một tí ti chấm mút là bao
Tiến lùi lịch sử lao đao
Theo vòng trôn ốc trâu bò vẫn ta…
1.4.2010 Lu Hà