WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến trường Bình Định và mãnh sư Nguyễn Mạnh Tường

Đến nay, 30 năm đã trôi qua, tôi luôn luôn ghi nhớ và cảm ơn Tr/Tá TTT/TTHQ/ SĐ22/BB. Tôi không hề có bất sự hiềm khích nào với Đ/T Chức, ngược lại, tôi luôn luôn quý trọng ông, không những thế, tôi còn rất cảm phục tài năng chuyên môn của ông thuộc binh chủng công binh. Sở dĩ tôi nhắc đến để độc giả thương cảm rằng Đ/T Chức đã không được xử dụng đúng tài năng của ông và Tr/t Nguyễn Mạnh Tường đã gặp quá nhiều trở ngại trong trách vụ về mọi mặt. May mắn thay, không lâu sau đó, Đại tá Chức được bổ nhiệm làm Cục Trưởng cục Công Binh, và thăng cấp Chuẩn Tướng, cùng với đa số các sĩ quan cấp bậc Tr/tá do Ch/tướng Chức xin về cũng được “giải thoát”.

Tr/tá Tường được bổ nhiệm về làm TMT trường Đại học CCCT, nhưng ông đã xin được ở lại với chiến trường Bình Định đang cực kỳ sôi động. Đại tá Hoàng Đình Thọ đương kim Tỉnh trưởng Quảng Tín, được thuyên chuyển về nhận chức vụ Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Bình Định. Đại tá Thọ là một sĩ quan kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực, từ đó, bộ mặt của Tiểu Khu đổi thay hẳn với thành phần dưới ông: – Tiểu Khu Phó : Trung Tá Nguyễn Mạnh Tường

- Tham Mưa Trưởng : Tr/Tá Nguyễn Đức Trung Trưởng P1: Th/Tá Võ Đức Tín

- T P2: Th/tá Kiều Văn Sâm

- T P3: Th/tá Nguyễn Ngọc Xuân

- T P4: Th/tá Dư Văn Hạ

-TMP/ CTCT: Trung tá Nguyễn Lâm

- Tr/ Phòng Ttin: Thiếu tá Quỳ

Và TTHQ đã được trả lại những ngày ổn định cũ.

Sau những nỗ lực giải tỏa áp lực địch tại các quần phía Nam, tháng 7/1972, cuộc hàng quân tái chiến Bắc Bình Định với Sư Đoàn 22/BB làm nỗ lực chính đã đánh bật Cộng quân ra khỏi 3 quận phía Bắc, cùng lúc Sư Đoàn 2/BB thuộc quân khu với sự tham chiến của Biệt Động quân đã đánh bật Cộng Quân ra khỏi cửa khẩu Sa Huỳnh, tình hình chiến sự đã tương đối lắng dịu. Thế nhưng, với cái nhìn của những nhà quân sự, thì đây là giai đoạn tĩnh lặng trược giông tố, địch đang phối trí và sửa soạn cho một chiến trường khốc liệt khác. Chính vì dự đoán như thế, Trung tướng TL/QĐ 2 Nguyễn Văn Toàn đã đặc biệt triệu tập Đại Tá Hoàng Đình Thọ Tỉnh trưởng kiêm TKT và Trung tá Nguyễn Mạnh Tường tiểu khu phó tại biệt thự Hương Cầm tại Qui Nhơn. Sau những quan ngại về những mưu đồ của địch trong tương lai, ông nói (Theo lời Trung tá Tường thuật lại sau này):

- “Quân Đoàn 2 với một vùng trách nhiệm quá rộng lớn, lại là một vùng với áp lực địch luôn luôn rất nặng, vậy mà dưới tay tôi, chỉ có 2 Sư Đoàn 22 và 23, gần 8 Trung Đoàn BB, riêng Bình Định đã cầm chân thường xuyên 2 Trung Đoàn, với 6 trung đoàn còn lại, phải đảm trách một lãnh thổ quá rộng, với áp lực địch càng lúc càng gia tăng, tôi xin hai anh giúp tôi, bằng mọi cách cố gắng dùng lực lượng ĐPQ và NQ thay thế phần trách nhiệm của hai “thằng” 40 và 41 { Trung đoàn 40 & 41) để tôi có thêm khả năng đối phó với tình hình sắp tới, mà tôi tiên đoán rằng, mỗi lúc một ác liệt. Tôi đề nghị anh Thọ giao trách nhiệm quân sự cho anh Tường, tôi đặt hết niềm tin vào các anh!”

Những tháng ngày kế tiếp sau đó, tôi chưa hề thấy Trung tá Tường có lấy một phút nghỉ ngơi, ngay cả khi phu nhân và các con của Trung tá từ Sài gòn ra Qui Nhơn thăm chồng, bà đã phải chờ đợi suốt cả tuần lễ vẫn chưa được gặp mặt chồng. Người chiến binh tận tụy ấy đã quên cả hạnh phúc cá nhân, quên cả chính thân mình. Ông ăn uống kham khổ cùng với binh sĩ của ông. Ông có mặt khắp nơi, từng đơn vị nhỏ nhất, săn sóc, an ủi, giải quyết những ưu tư của binh sĩ. Ông theo dõi, kiểm tra, lựa chọn, tổ chức, huấn luyện những binh sĩ ĐPQ &NQ, lựa chọn trong số các đơn vị thuộc quyền các chiến binh mà kinh nghiệm cũng như lòng can trường cùng khả năng chiến đấu để thành lập những đơn vị xung kích và trinh sát bằng những khóa huấn luyện đặc biệt. Binh sĩ, qua lớp huấn luyện có thể đảm đương mọi nhiệm vụ đặc biệt được giao phó, kể cả các chiến thuật Diều hâu bằng Trực thăng vận. Liên đội Trinh sát Tiểu khu với hai Đại đội bao gồm các chiến binh can trường và thiện chiến được đặt dưới quyền chỉ huy của Trung úy Khuynh, một trong những sĩ quan ưu tú của quân lực. Liên đội trinh sát ấy đã làm nên những chiến công hiển hách, không phụ tấm lòng kỳ vọng của ông.

Nhờ thế, sau một thời gian ngắn, khí thế của lực lượng ĐPQ & NQ Bình Định đã vươn lên, không hề thua sút bất cứ đơn vị thiện chiến nào. Họ không những bảo vệ an toàn các trục lộ huyết mạch, ngăn chặn một cách hữu hiệu mọi ý đồ của địch, mà còn mỗi lúc mở rộng vùng kiểm soát. Đến cuối năm 1972, tình hình an ninh mỗi lúc một khả quan và tinh thần binh sĩ đã lên cao trông thấy, địch cùng lúc càng bị dồn vào thế co cụm.

Trận đánh giải tỏa Đề Gi

Cứ điểm Đề Gi là một mõm đất, là một cửa biển giáp ranh giữa hai Quận Phù Mỹ và Phù Cát. Nơi này là căn cứ Hải quân quan trọng đặt dưới quyền chỉ huy của Hải quân Thiếu tá Cát. Về phía bắc, qua một lạch nước rộng, thông từ biển vào Đầm Nước Ngọt là Đài Kiểm báo được xây dựng trên một đỉnh núi lẻ. Phía tây của căn cứ là Quốc lộ 1, nối liền với căn cứ từ cầu Phù Ly là tỉnh lộ dài 21km chạy song song với một dòng sông nhỏ, đổ vào Đầm Nước Ngọt, kẹp giữa sườn phía Bắc dẫy núi Bà (còn gọi là Hòn chung). Đề Gi là một cửa khẩu chiến lược với Đài Kiểm báo được trang bị tối tân, có thể kiểm soát cả một vùng biển Đông bao la. Từ cửa khẩu này tiếp nối với căn cứ địa 226 nằm giữa vùng núi non, tiếp giáp 3 Quận Phù Mỹ, Hoài Ân và Vĩnh Thạnh, mở xuống một vùng đồng bằng rộng lớn phía Nam thuộc các quận Bình Khê, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước.

Từ khi cửa khẩu Sa Huỳnh bị Sư đoàn 2 tái chiếm, cắt đứt mọi khả năng vận chuyển lương thực và vũ khí của địch từ biển đông tiếp vận cho nội địa, Sư đoàn 3 Sao vàng cuống cuồng vì lệnh từ Hà Nội và Quân khu 5 CS, bằng mọi cách phải chiếm được ít nhất một cửa khẩu để dùng làm địa bàn sau khi Hiệp định đình chiến có hiệu lực. Trong khi mọi nỗ lực của Sư đoàn 3 Sao vàng và lực lượng địa phương của chúng hoàn toàn bất lực trong nhiệm vụ nống lấn mở rộng vùng kiểm soát, không những thế, cón bị các lực lượng ĐPQ&NQ đẩy vào thế bị động, luôn luôn bị săn đuổi. Cuối cùng Chu Huy Mân phải chấp nhận kế hoạch Tổng lực do viên Thiếu tá CS là Võ văn Ứng đệ trình. Chu Huy Mân bổ nhiệm Ứng làm Lữ đoàn trưởng thực hiện kế hoạch (mà Ứng đã đệ trình với sự cam kết chiến thắng), Lữ đoàn bao gồm 7 Tiểu đoàn thiện chiến của Sư đoàn 3 Sao vàng gồm:

5 Tiểu đoàn Bộ chiến
1 Tiểu đoàn Đặc công
1 Tiểu đoàn Pháo
Lực lượng tổng lực của Huyện đội Phù Cát

Với một nghiêm lệnh là bằng mọi giá phải chiếm cho bằng được căn cứ Đề Gi, bất kể Hiệp định đình chiến đã có hiệu lực. Cuộc chiến bùng nổ vào rạng sáng ngày 27/1/1973. Đài Kiểm báo do lực lượng của Duyên đoàn 21 Hải quân trấn giữ, bất thần bị Tiểu đoàn Đặc công địch tràn ngập. Núi Gềnh là một mõm núi thuộc dãy Núi Bà nhìn xuống căn cứ Hải quân, trước đây do một đơn vị của Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn trú đóng, đã âm thầm rút đi, không thông báo, bỏ trống, không bàn giao lại cho lực lượng Việt Nam, bị Huyện đội cộng sản Phù Cát chiếm giữ.
Lúc 8 giờ sáng ngày 27/1/73, phút đầu tiên của Hiệp định đình chiến có hiệu lực, căn cứ Đề Gi bị tấn công bằng tất cả sức mạnh của Lữ đoàn cộng sản. Hỏa lực địch từ Núi Gềnh, từ Đài Kiểm báo với hàng ngàn trái đạn rót vào căn cứ. Căn cứ được phòng thủ bởi lực lượng Hải quân đồn trú, quân số chỉ bằng 1/10 lực lượng địch, anh dũng đánh trả và đẩy lui nhiều đợt xung kích, gây nhiều tổn thất về nhân mạng cho địch. Gặp sức kháng cự mãnh liệt của lực lượng phòng thủ, chúng bắc loa kêu gọi đầu hàng. Qua máy, Thiếu tá Cát lên án hành vi vi phạm Hiệp định đình chiến của chúng, Tên Lữ-đoàn trưởng, Thiếu-tá CS Võ văn Ứng lý luận là theo giờ Hà Nội, lúc này chưa phải đúng giờ đình chiến. Đồng thời y chặt đầu một Nghĩa quân mà chúng bắt được, bỏ cái xác không đầu của người lính tội nghiệp lên xe lam, chở xác người Nghĩa quân đến cổng căn cứ Hải quân, với những lời đe dọa ” Hàng thì sống, chống chặt đầu, quyết không bỏ sót!”

Hành động bạo tàn này đã không làm cho những chiến sỹ trú phòng sợ hãi, ngược lại, càng khiến tăng thêm ý chí quyết chiến đấu trở thành sắt thép hơn, càng quật nát từng đợt tấn công liều chết của địch. Đạn pháo của địch từ hai cao điểm dội xuống như mưa, trực thăng không thể đáp xuống được, cùng lúc, hỏa lực địch từ núi Gềnh và Đài Kiểm báo khống chế toàn vùng biển.

Cuộc tấn công vi phạm Hiệp Định đình chiến của Việt cộng được thông báo cho UB/QT Kiểm soát Đình chiến trú đóng tại TTHL/Phù-cát, và yêu cầu UB/KS/ĐC ký vào biên bản. Trước hành vi bạo ngược của những người Cộng sản anh em, viên trưởng đoàn Ba Lan không thể chối cãi, đành phải ký tên vào biên bản (sau này viên trưởng đoàn Ba Lan bị cách chức!!).

Giữa lúc cộng sản dồn mọi nỗ lực nống lấn, chiếm đất, giành dân trước và cả sau giờ đình chiến, các đơn vị diện địa, lực lượng trú phòng tỉnh Bình Địng nói riêng và trên toàn quốc nói chung, đã phải dàn trải khắp nơi, ngăn chặn không cho Cộng quân thực hiện mưu đồ của chúng. Chúng đã gặp phải sức chiến đấu quyết liệt của các chiến sỹ ĐPQ &NQ, không những đã không thực hiện được ý định, mà còn bị thiệt hại nặng nề trên khắp các mặt trận. Ngay cả những trục lộ giao thông quan trọng : Quốc-lộ 1, từ đèo Cù Mông đến Bình Đê, Quốc lộ 19 từ Bà Di lên đến đèo Măng Giang, các chiến sỹ ĐPQ&NQ diện địa đã bảo vệ an ninh lưu thông một cách tuyệt đối không ngờ .

Đứng trước tình hình ấy, Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH đã khẩn cấp không vận Liên đoàn 7/BĐQ của Trung tá Bùi văn Huấn từ Quân khu 1 vào tăng cường, với chỉ thị xử dụng như một lực lượng trừ bị, không được xử dụng làm nỗ lực tham chiến tiên phong. Quân đoàn 2 đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp tại Phi trường Phù Cát để đối phó với tình hình, gồm có Tư lệnh Quân đoàn, Trung tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh Sư đoàn 22/BB với Thiếu tướng Phan Đình Niệm, Tiểu khu trưởng TK/BĐ, Đại tá Hoàng Đình Thọ, TK phó Tiểu khu Trung tá Nguyễn Mạnh Tường, LĐT/BĐQ Trung tá Bùi văn Huấn, Phụ tá Quân trấn trưởng Qui Nhơn, Trung tá Nguyễn văn Thanh, Quận trưởng Phù Cát Trung tá Đoàn văn Bái, Trung tá Khổng Trọng Huy. . . Cuộc họp để hoạch định kế hoạch hành quân giải tỏa và lựa chọn người chỉ huy cho cuộc hành quân. Giữa lúc ấy, công điện hỏa tốc từ Phủ Tổng thống gởi đến. Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đã chỉ thị trao quyền chỉ huy tuyệt đối cho Trung tá Nguyễn Mạnh Tường và đòi hỏi phải tránh tối đa thiệt hại cho dân chúng trong vùng hành quân.

(Sau này được biết là Nhân dân Quận Phù Mỹ và Phù Cát qua đại diện dân cử, đã đệ đơn yêu cầu xin Tổng thống Thiệu trao trách nhiệm hành quân cho Tr/tá Tường vì lý do: Cuộc hành quân Đại Bàng 800, dân chúng bị tổn thất nặng nề, và sau này lực lượng Đại Hàn hành quân khu vực này, sự tổn thất của dân chúng còn bị nặng nề hơn nữa. Riêng Tr/tá Tường, từ khi về Bình Định, với rất nhiều cuộc hành quân, với nhiều cuộc đụng độ với Cộng sản, nhân dân chưa hề bị tổn hại về sinh mạng lẫn của cải…)

Chính vì sự tin tưởng của dân chúng Bình Định, các cuộc hành quân trước đây đều lấy danh hiệu Toàn Thắng. Danh hiệu các cuộc hành quân giải tỏa Đề Gi của Trung tá Nguyễn Mạnh Tường là An Dân. Với tư cách Tư lệnh hành quân, Trung tá Tường xin phép Trung tướng Tư lệnh QĐ2 được bảo vệ tuyệt mật mọi kế hoạch. (Mãi sau này, mọi ý niệm điều quân, Tr/tá Tường luôn luôn bảo vệ một cách tuyệt mật, ngay cả Trung tâm HQ cũng phải giữ im lặng vô tuyến đến tận lúc chiến thắng.)

Việc bảo mật ấy đã thành công trong một chiến thắng lớn khác: Hạ sát tên Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn đặc công 405 Anh hùng, bắt toàn bộ cấp chỉ huy của Tiểu đoàn này, tịch thu rất nhiều vũ khí trong trận đột kích vào sào huyệt của chúng tại ranh giới Bình Định và Phú Yên, bẻ gẫy mũi dùi chúng đang tiến hành tấn công kho xăng và kho đạn của quân khu II tại Đèo Son Bình Định.

Cuộc hành quân này, Trung tá Nguyễn Mạnh Tường đặc biệt giữ kín, ngay cả Trung Tâm Hành Quân (TTHQ) cũng không hề biết, không một ai hay, thậm chí lực lượng tham dự là các Nghĩa Quân viên được lựa chọn cho cuộc đột kích cũng chỉ được biết vào phút chót. Cho đến khi đích thân Trung Tá Tường lên máy vào lúc 3 giờ sáng, lệnh cho TTHQ gọi ANQD và Quân Cảnh ra phi trường tiếp nhận tù binh và các chiến lợi phẩm.

Ngay cả đến trận phản công giải tỏa Phi trường Phù Cát vào tháng 5/1974 với mưu toan của cộng quân tiêu diệt căn cứ 60 Không quân, cũng bị Trung Tá Tường dùng kỳ binh bất ngờ đánh cho “Sấm sét không kịp bưng tai” khiến Trung Đoàn 2 của sư Đoàn 3 Sao Vàng tan tác.)

Lời yêu cầu được hoàn toàn chấp thuận, và lực lượng được đặt dưới quyền của Tr/tá Nguyễn Mạnh Tường gồm:

LD/7BDQ. QKI làm lực lượng trừ bị
2 Tiểu Đoàn thuộc TR/Đ 4 1/SĐ 22/BB
1 Tiểu Đoàn thuộc TR/Đ 421/SĐ 22/BB
1 Chi Đoàn thiết quận vận M.113
1 Tiểu Đoàn pháo binh
1 Đại Đội Tr/sát
1 Pháo Đội 115 ly.
1 Tiểu Đoàn/ ĐPQ/ Tuyên Đức.

So sánh Tương quan, giữa ta và địch, ta 3, địch 5, tức 3/5. Một cuộc hành quân tấn công giải tỏa với quân số tham chiến yếu hẳn hơn địch, trong lúc địch đã sẵn sàng chờ đợi một mặt trận đã được họ bố trí và lựa chọn trước, quả là điều không mấy sáng sủa. Mà thời gian lệnh ấn định là trong 7 ngày phải thanh toán xong chiến trường.
Trong lúc mọi người đều cho rằng cuộc hành quân khó lòng đạt được thành quả tốt đẹp thì Tr/tá Tường lại tin tưởng sẽ chiến thắng. Với lối đánh bất ngờ, yếu tố bảo mật phải được áp dụng triệt để. Ông xin với Th/tướng Phan Đình Niệm, Tư lệmh SĐ22BB để xin được xử dụng Đại đội trinh sát thuộc SĐ để tốc chiếm Núi Gềnh, và một đại đội thuộc LĐ/7BĐQ chiếm lại Đài Kiểm báo là hai cao điểm do 1 Huyện đội Phù Cát và 1 đơn vị đặc công của SĐ 3 Sao vàng quyết tử chiếm giữ. Th/tướng Niệm đã thoái thác cho rằng Đại đội Trinh sát đang trong thời gian dưỡng quân, khó lòng có thể đảm nhận tốt được trách nhiệm. Thấy vị T/lệnh Sư Đoàn lo ngại sự tổn thất, Tr/tá Tường vui vẻ, nói rằng ông sẽ dùng 1 Đại-đội ĐPQ thay thế Đại đội trinh sát của sư đoàn để thi hành nhiệm vụ vinh dự này.

Không một ai, hay ít ra, trừ viên Tư lệnh Quân đoàn, Tr/tướng Nguyễn văn Toàn, vốn đã biết rõ khã năng điều quân và tài năng của Tr/tá Nguyễn Mạnh Tường, nguyên là Giám đốc Trung tâm Hành Quân/QĐ 2. Th/tướng Niệm tỏ rõ nghi ngờ về khả năng của ĐPQ. Tr/tá Tường khẳng định rằng, một đoàn quân thiện chiến không nhất thiết phải là danh hiệu, mà do được huấn luyện như thế nào, tinh thần binh sỹ ra sao, và cũng còn tùy thuộc vào chính cấp chỉ huy của đơn vị ấy nữa. Ông chỉ xin riêng với Tr/tướng tư lệnh Quân đoàn cặp lon Đại úy để thăng cấp tại chỗ cho viên Trung úy Đại đội trưởng Đại đội Địa phương quân này, và Trung tướng Toàn chấp nhận yêu cầu ấy, nếu đạt được chiến thắng.

Ngay sau khi rời khỏi phòng họp, Tr/tá Tường đã đến Tiểu đoàn 209/ĐPQ do Đ/úy Nguyễn Bá Gạt làm Tiểu đoàn trưởng. Ông gặp riêng Tr/úy Phước, Đại đội trưởng Đ/đội 1/209 và ngỏ ý muốn xử dụng Đại đội này đánh chiếm Núi Gềnh bằng chiến thuật tốc chiến, chỉ xử dụng lựu đạn trong trận đánh, và ông hứa, nếu chiến thắng, ông sẽ tức khắc gắn lon Đại úy ngay tại mặt trận. Tr/úy Phước cũng hứa rằng ông sẽ chiếm Núi Gềnh một cách dễ dàng, không quá 30 phút.

(Tr/úy Phước kể rằng, từ thuở nhỏ, ông thường chăn trâu trong khu vực này nên mọi địa thế của Núi Gềnh ông biết rõ hơn ai hết, và lối tấn công bằng lựu đạn là hiệu quả nhất) Tr/tá Tường bàn thảo việc tiến công với người Sĩ Quan mà ông đã hiểu rõ và đã lựa chọn, duy nhất ông đòi hỏi Tr/úy Phước không được tiết lộ bí mật hành quân với bất cứ ai, ngay cả với những người thân cận nhất.

Ngày N1, trước nửa đêm, 1 Đại đội BĐQ được đổ xuống tấn công sấm sét vào Đài Kiểm báo, chưa đầy nửa tiếng, Đại đội Biệt Động Quân đã làm chủ tình hình, đánh bật lực lượng đặc công của SĐ 3 Sao Vàng ra khỏi mục tiêu, địch để lại nhiều vũ khí cá nhân và xác chết.

Ngày N lúc 5 giờ sáng, ĐĐ1/209 của trung úy Phước đã tiếp cận mặt trận, bất thần tung hàng trăm trái lựu đạn, chỉ 15 phút sau, Huyện đội Phù Cát lớp chết, lớp bị thương, lớp quăng vũ khí tháo chạy, cuộc chiến thắng của ĐĐ 1/209 trọn vẹn và chớp nhoáng đến nỗi không một ai có thể tin được. Về phía bạn, ĐĐ 1/209 chỉ duy nhất 1 binh sĩ bị thương nhẹ vì chính mảnh lựu đạn của mình. Cùng thời gian ấy, Tiểu đoàn của Trung đoàn 42 do đại úy Trí (Năm 1975 là Tr/ Tá) làm tiểu đoàn trưởng, đã từ chân phía Nam Núi Bà, vượt đỉnh núi, tràn xuống đánh như bão táp vào sau lưng địch. Cuộc tấn công bất ngờ đến nỗi tên tư lệnh Lữ  Đoàn địch quẳng cả “Xắc-cốt” với toàn bộ tài liệu tháo chạy, 2 Tiểu đoàn của Trung đoàn 41 cũng đồng loạt tràn ngập, địch không kịp phản ứng, bỏ chạy tháo thân.

Cũng ngày N, Chi đoàn M.113 thiết quân vận cũng đổ bộ lên bãi biển cách phía Nam căn cứ vài Km, nhất loạt tấn công hoàn toàn lực lượng địch đang vây hãm căn cứ Đề Gi, gần như toàn bộ pháo binh của địch quẳng lại, chúng đạp lên xác đồng đội mà tháo thân.

Cuộc hành quân truy kích bắt đầu và chỉ đúng 5 ngày sau ngày N, cuộc hành quân đã hoàn toàn chiến thắng, không một tổn thất về phía đơn vị bạn. Cuộc hành quân An Dân 1/73 hoàn tất bao gồm cả nhiêm vụ và công tác An Dân, công tác An Dân 1 ĐĐ SVSQ/CTCT Đà Lạt đảm trách trong giai đoạn thực tập công tác Dân Sự Vụ trước khi mãn khóa khóa 3/SQ/CTCT với 5 ngày vừa chiến thắng, vừa ổn định cuộc sống của nhân dân vùng Phù Mỹ và Phù Cát, không một người dân nào bị thiệt hại về sinh mạng và tài sản, bảo đảm 100% toàn vẹn mệnh lệnh do Phủ Tổng Thống trao phó, xứng đáng với tấm lòng tin tưởng và ưu ái của nhân dân Bình Định ủy thác.

Pages: 1 2 3

7 Phản hồi cho “Chiến trường Bình Định và mãnh sư Nguyễn Mạnh Tường”

  1. Người Việt Nam says:

    Dù muốn hay không trong lịch sử sau này vẫn xác nhận các anh là nguỵ quân/nguỵ quyền.
    Dần dần các anh từng người sẽ âm thầm nằm xuống nơi xứ người, có chăng chỉ còn lại thế hệ con cháu các anh sống xứ người tôn vinh/trân trọng các anh mà thôi. Nhưng họ đã là người Mỹ rồi, sau này chính họ sẽ thờ ơ với văn hoá, ngôn ngữ, lối sống Việt. Dĩ nhiên vì sống từ bé trên đất Mỹ, rồi sinh hoạt trong môi trường nước Mỹ.

    36 năm chứ 360 năm thì mãi mãi chẳng ai còn nhớ và quan tâm đến các anh nữa.

    Bởi vì thế hệ người Việt hôm nay, phần lớn sinh sau năm 1975. Phần đông họ là những con/cháu của những người tham gia kháng chiến, bộ đội, thương binh, thanh niên xung phong…Nên nhớ dân số đã là gần 90 triệu người, người miền Bắc/miền Trung vào miền Đông/miền Tây Nam Bộ lập nghiệp rất đông sau năm 1975.

    Thật đáng tội nghiệp nhưng không hề thương xót (vì chế độ nguỵ quyền không thể cảm thông được) !

    • Người Việt Nam Nghèo says:

      36 năm hay 360 năm thì vẫn vậy, người có công với đất nước thì vẫn được kính ngưỡng, dù họ chỉ là 1 Trung Tá, 1 đội trưởng hay 1 người lính bình thường. Việc họ làm không cần phải viết vào lịch sử, nhưng ghi vào tim của tất cả những bạn bè và người thân, 1 đời người như thế là tuyệt vời rồi. Cuộc đời cũng như 1 quyển sách, không cần dài, không cần phải in ấn màu mè, nhưng quan trọng là cuốn sách đó hay hay dỡ.
      Nếu lấy ông Hồ Chí Minh ra so sánh thì chỉ là 1 que củi quét sơn bên ngoài, ông ta cũng có công và có tội. Nhưng những việc làm của ông Hồ có quang minh chính đại không? Bán cụ Phan Bội Châu ( là bất nghĩa), giết hại đồng bào mình những người bất đồng ý kiến, tạo ra cái chết của hàng triệu người VN ( là bất nhân), ngụy tạo lai lịch, tình trạng hôn nhân ( là bất hiếu), và Một người bất Hiếu, Bất Nhân, Bất Nghĩa như vậy mà những người như “các anh” tôn thờ lắm lắm….. Trả lời câu hỏi tại sao HCM vẫn còn được tôn thờ là vì chính quyền Cộng Sản ở VN vẫn còn, vẫn cần cái “cây cũi quét sơn” dùng để thông cái “ống cống nhà nước” đang bị nghẹt. Cái chế độ này theo thời gian thì cũng se sụp đổ, tới lúc đó sự thật sẽ được phơi bày thôi.
      Đôi lúc tôi cũng hỏi trời sao HCM gây nhiều tội ác mà ông trời không trừng phạt. Nhưng khi nhìn lại cuộc đời của ông HCM thì mới biết: những năm cuối đời quyền hành rơi vào tay Lê Duẫn, sống như bùi nhìn, tủi nhục ê chề, vợ mình cũng không giữ được bị đàn em mình làm nhục rồi thủ tiêu. Con trai mình thì gởi người ta nuôi, biết cha mình la HCM mà không dám nhận. Chết rồi ngày giỗ cũng bị đàn em ngụy trang đổi ngày. Nằm trong lăng với bộ da bọc xương bị mọi hết tim, gan, phèo phổi,… óc cũng bị moi ra, bộ phận sinh dục cũng bị thằng chuyện gia Liên Xô cắt mất khi ướp xác. Giờ ông ta có khác gì con Gấu bông được trưng bày trong viện bảo tàng…. Đây cũng ứng với câu nói của nhà Phật ” Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát “.
      Thật đáng tội nghiệp nhưng không hề thương xót (vì Ngụy Quân Tử không thể cảm thông được)

  2. lotxac says:

    Quá đau buồn vì những MÃNH HỔ;MÃNH SƯ; ĐẠI BÀNG,và CÁC DANH TƯỚNG của QLVNCH dần dần gãy cánh; mang theo nỗi nuối tiếc….chưa làm tròn SỨ MẠNG cho dân tộc đang bị bốc lột và giày xéo bỡi bọn VONG NÔ.
    Hỡi ôi! cơn sóng gió thuyền VN nghiêng-ngữa
    Những Đại Bàng; Mãnh Hổ đã mờ xa.
    Bây giờ; ta lại là Ta;
    Rồi đây; ta cũng đi xa….mọi người.
    Ô hô !

  3. maihuy says:

    Tin khẩn cấp 1/26/2011: Life Support sẽ được tháo gỡ hôm nay 26/1/2011, phần thể xác sẽ ngưng hoạt động.

    http://nguoivietboston.com/?p=32236

    Kính thưa quý chiến hữu,
    Ngày hôm nay, bây giờ lúc 10 giờ, người ta quyết định rút ống sau đó anh Tường sẽ dần dần từ giã cuộc sống.
    Khi được tin báo, nhà quàn ở đây sẽ cho xe lên S. Jose đón anh Tường về làm lễ an táng tại MELROSE ABBEY
    MORTUARY Anaheim.
    Xin mời quý Anh Chị vui lòng đến họp bàn chuẩn bị tang lễ và an táng người chiến hữu thân thương của chúng ta.

    NGÀY GIỜ : Thứ Năm 27 tháng 1/2011 lúc 10 giờ sáng.
    ĐỊA ĐIỂM : 3363 E Date St, BREA, CA. 92823.

    Thân kính, Vũ trọng Mục.

    Thưa các Ái Hữu,
    Một số anh em và tôi không xuống đưa đám anh Nguyễn Mạnh Tường được, chỉ xin có bài thơ nhỏ để cùng buốn thương, tiếc nhớ.
    Xin nhờ Anh Lộc, anh Ninh, anh Hiền phổ biến dùm.
    Xin mở Attach.

    D. T. Nguyễn Tinh Vệ

    Mãnh sư về trời

    (Như một điếu văn nhỏ bé…)

    Nguyễn Mạnh Tường! Nguyễn Mạnh Tường!
    Mãnh sư thiên tài và bi thương
    Chỉ mỉm cười khi bị khước từ tăng viện
    Anh quyết định phải dùng quân bản địa
    Bên ta mất ba quận bắc Quy Nhơn
    Anh quyết chiến , chí không sờn
    Chúng đe chiếm luôn phi trường Phù Cát
    Nguyễn Hồng Tuyền lòng như lửa đốt
    Tỉnh trưởng không rành việc điều binh
    Tiểu khu thêm những khuôn mặt bàn giấy thư sinh
    Sư đoàn 3 Sao Vàng hùng hổ
    Ngập tràn Hòai Ân, Hòai Nhơn, An Lão
    Dân chạy về Tuy Phước, An Nhơn
    Quê hương Nguyễn Huệ, Hàn Mặc Tử chỉ mành treo chuông
    Nguyễn Mạnh Tường chỉ huy thần sầu qủy khốc
    Bay trực thăng với đàn em Cẩm Mậu
    Đánh gọng kìm trên Núi Bà, Đề Gi
    Công anh, văn tài Trần Thúc Vũ đã từng ghi
    Bị bao vây, địch lớp chết, lớp chuồn ra biển
    Tăm tiếng Sao Vàng sớm chiều tan biến
    Tiếp đó máy bay Phù Cát chở bom lên cao
    Cả trung đòan địch nằm hết thở như sậy lau
    Bình Định vẫn còn, Quy Nhơn bình ổn
    Nhưng Nguyễn Mạnh Tường được gì? ông Tiểu khu phó?
    Vẫn mỉm cười, chiụ đựng, xua tay
    Không Bảo Quốc, không thêm trắng hoa mai
    Dù ‘tướng nhỏ” ngợi khen, tặng mũ
    Do “tướng đàn anh”, anh bị quen vùi dập
    Không màng chức vụ, chẳng ham lon
    Anh chăm việc quân và chỉ Vì Dân
    Tên khoá 5 sinh viên Thủ Đức
    Có Lê Văn Hưng, theo thành mà chết
    Niềm oan trái như Tướng Hiếu năm xưa
    Giúp trừ tham nhũng mà chết như đùa
    Tá Tường ra đi buồn hơn Tá Liễu
    Bởi anh còn mối thảm thân tình
    Vợ, hai con chưa thấu nghĩa tận tử sinh
    Đâu có vì giận hờn ra thăm chưa gặp?
    Anh đi tìm chân lý nơi Chúa, Phật
    Ngộ ra đời cõi tạm, vô thường

    Bỏ lại, bỏ lại hết lon lá, huy chương
    Để còn nhớ bạn bè khi nhắm mắt
    Có đồng đội có Thọ Đan, Cẩm Mậu
    Anh Tường ơi! anh rũ áo chẳng cô đơn
    Chúng tôi, khăn tang, tiếng khóc ẩn trong tim
    Tên anh lừng lững trong quân sử
    Tên anh vẫn đời đời sáng chói
    Vĩnh biệt Tường, Bình Định Mãnh sư
    …………………………….
    Thôi, ngủ đi Anh, ngủ đi Anh!

    Diệu Tần Nguyễn Tinh Vệ (Kh. 5)

  4. my huynh says:

    Toi la My Huynh SQ chi huy don vi Thietgiap duoc noi den trong bai viet cua tac gia Tran Thuc Vu. Don vi toi tu An Khe den tang cuong cho DT Nguyen Manh Tuong o PT Phu Cat trong thoi gan 2 thang. Toi nhan thay DT Tuong la mot trong nhung SQ kiet xuat nhat cua QLVNCH.

  5. Tran says:

    Kinh chuc Ngai Nguyen Manh Tuong khoe manh va binh an, I hope to hear and learn more from you.
    Respectfully.
    T . Tran

  6. Hi X Pham says:

    Ca ngoi, bai phuc Dai-ta Nguyen manh Tuong trong thoi gian Ong phuc-vu o Binh-dinh Qui-nhon, moi tinh chung ta can co nhung Si-quan nhu Ong, tiec rang trong hang ngu chung ta co qua it nhung nguoi nhu the. Ma co qua nhieu nguoi cong it ma bong loc lai nhieu, tai it ma dia-vi lai cao, chi nho ma lai doi muu viec lon. Tiec thay, tiec thay, tiec thay ./-

Phản hồi