WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà thơ không có tác phẩm

Có một chàng thi sĩ miền quê … ( Phạm Duy)

Những mái đầu cất cao, không một lời than thở. (HTN)

"Ta từ có bạn đến giờ, lời thơ lại bỗng bất ngờ thành vui..." - Hà Thượng Nhân

Quả thực bác này đúng là chàng thi sĩ miền quê. Nếu hơn 15 năm trước, khi bác mới được HO qua Mỹ, làng văn thơ hải ngoại mời bác làm chủ tịch Văn bút Việt Nam Tự do thì chắc hẳn ai cũng cho là rất xứng đáng. Ấy vậy mà, bác lại không đủ điều kiện để nộp đơn xin vào làm hội viên bình thường của văn bút Việt Nam hải ngoại. Bởi vì dù là tác giả của hàng ngàn bài thơ nhưng chưa bao giờ ông có được một tác phẩm thi ca.

Chàng thi sĩ ở San Jose của chúng tôi là người Thanh Hóa, quê làng Hà Thượng, sinh năm 1919. Khi đệ nhị thế chiến chấm dứt (39- 45) ông bắt đầu làm báo và theo kháng chiến suốt 7 năm. Ðó là thời kỳ bài ca Tuổi Xanh của Phạm Duy gọi lên hồn nước làm rung động toàn thể thanh thiếu niên Việt Nam.

“Một mùa thu năm qua, cách mạng tiến ra ……..

Thời kỳ đó có lần làng Bình Hải, huyện Yên Mô tổ chức đón các đại biểu liên khu về hội họp. Những cậu bé trong đoàn thiếu niên Kim Ðồng của Hà Nam Ninh chúng tôi hết lòng sùng kính các anh từ liên khu Thanh Nghệ Tĩnh về nói chuyện. Gia đình tôi từ Nam Ðịnh tản cư về Yên Mô, Ninh Bình. Từ miền Hoa Lư, đường vào xứ Nghệ phải qua Thanh Hóa với cây cầu Hàm Rồng đầy huyền thoại.

Các anh từ khu Tư nổi tiếng về nói chuyện tại đình làng Bình Hải. Năm đó, tuổi 15 tôi đứng dựa cột đình. Dường như chàng thi sĩ làng Hà Thượng cũng có mặt trong vai trò cán bộ văn hóa quan trọng của kháng chiến. Phần văn nghệ có cả cô bé Thái Thanh tham dự hát bài chữ I chữ Tờ.

Hơn 60 năm sau, bây giờ 2010, tại San Jose tôi xin gửi đến các bạn bài viết về Trung Tá Phạm Xuân Ninh, tức là nhà thơ Hà Thượng Nhân, người Thanh Hóa.

Một đời văn nghệ.

Có thể nói suốt đời bác Ninh là một đời văn nghệ. Ði lính từ đại úy đến trung tá nhưng ông không hề liên quan gì đến quân trường và súng đạn. Làm chủ nhiệm báo Tiền Tuyến nhưng chàng luôn luôn ở hậu phương. Cuộc đời của ông tất cả là bằng hữu và thơ phú. Năm 1935, cậu Ninh 16 tuổi đã có dịp dự cuộc thi thơ với các bậc tiền bối và đoạt giải với bài Trăng Thu.

“Sương mỏng manh, canh vắng lặng tờ
Buồn xưa náo động mấy vần thơ…….

Quả thực bài thơ trúng giải của cậu thư sinh đã làm náo động cả hội thơ Vỹ Dạ thủa xưa. Trải qua 7 năm theo kháng chiến, năm 1952 ông về thành và 1954 ông di cư vào Nam.

Do nhu cầu của tâm lý chiến miền Nam và do thân hữu đề cử, thủ tướng Ngô Ðình Diệm ký lệnh cho me xừ Phạm Xuân Ninh đặc cách mang cấp đại úy trừ bị. Ðây là cấp bậc theo quy chế đồng hóa thuộc bộ quốc phòng. Sau đó ông được đề nghị thăng cấp thiếu tá và trung tá. Suốt 21 năm ông làm việc tại tổng cục chiến tranh chính trị. Sau 75 ông đi tù tập trung cải tạo từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam. Sau cùng HO qua định cư tại San Jose.

Anh em văn nghệ cao niên chúng tôi tại San Jose thường ghi nhận rằng cuộc đời từ hoa niên, binh nghiệp, tù đầy, tỵ nạn và định cư trải qua các giai đoạn chính như sau. Lẽ dĩ nhiên cũng có người đi theo thứ tự, có người đặc cách khác anh em. Sau đây là các dấu mốc

1)  Sinh quán, sinh nhật 2) Trường học và quân trường 3) Trại binh, trại gia binh, trại tù, trại tỵ nạn 4) Nhà tạm trú, nhà housing, nhà trả góp, nhà mobil, và nhà dưỡng lão.

Anh bạn cùng khóa Cương quyết II Thủ Ðức của tôi là trung tá lực lượng đặc biệt Ðỗ Hữu Nhơn đã có lần còn nhắc đến chuyện nhà quàn từ Down Hill cho đến Oak Hill. Riêng phần các bác, xin cứ ghi nhận và xem lại để thấy rằng mình đang ở giai đoạn nào và đã đặc cách vượt cấp ra sao.

Sau đây là bài thơ cuộc đời bằng Anh Ngữ.

DOP, POB / School, Military School / Military Camp, Concentrate Camp, Refugee Camp / Half way House, Housing, Single House, Mobil Home, Nursing Home.

Và cuộc đời bác Ninh của chúng tôi hiện ở giai đoạn hết sức hoàng hôn. Ông đang được điều trị tại khu dưỡng lão Wilow Glen, San Jose. Chàng vốn không có tên trong các hội ái hữu quân trường dù là Ðồng Ðế, Thủ Ðức hay Ðà Lạt. Cũng chẳng phải là thành viên của các quân binh chủng bay bướm oai hùng. Ở đây hội ái hữu đồng hương chẳng thiếu địa danh nào nhưng lại chẳng hề có hội đồng hương Thanh Hóa. Nhưng bằng hữu thơ văn thì ai mà chẳng biết Hà Thượng Nhân. Ðặc biệt ông bạn tù là nhà thơ Nguyễn Ðình Tạo, quê làng Ðông Anh sớm tối vào thăm bác Ninh. Bác Ðông Anh hiện nay là người điều hợp thi đàn Lạc Việt, có bạn Chinh Nguyên làm tổng thư ký. Hội ta vẫn thường trực chuyên chở bác hội viên cố vấn Hà Thượng Nhân. Vì vậy chàng thi sĩ của chúng ta đã từng viết câu thơ mãi mãi tràn đầy tình nghĩa… “Ta từ có bạn đến giờ, lời thơ lại bỗng bất ngờ thành vui…..”

Những bài thơ…

Nếu đem in những bài thơ của thi sĩ người làng Hà Thượng thì xoàng ra cũng có được năm bẩy tác phẩm. Thực ra với nhiều bút hiệu khác nhau, bác Phạm Xuân Ninh đã từng soạn nhiều tài liệu nghiên cứu do Nha chiến tranh Tâm lý xuất bản.

Tuy nhiên, đây chỉ là sáng tác thuộc về lãnh vực nghiên cứu của một công chức quốc gia. Còn những vần thơ gan ruột của thi nhân, những bài thơ về tình yêu của nhà thơ thì chưa bao giờ in thành sách.

Ông đã từng viết !

“Ta có một tình yêu, bao la như trời đất.
Ta viết vào trang Thơ, Tình yêu ta không mất.”

Và mục đích của cuộc đời được ghi lại.

“Sống chỉ lấy cái tâm làm trọng.
Gửi ngàn sau mấy giọng tiêu dao.”

Trong số hàng ngàn bài thơ của thi nhân tôi thích nhất những bài thơ ông làm trong thời gian ở tù. Trong hằng trăm bài thơ tù, tôi ghi nhận có 3 bài hết sức rung động. Xin giới thiệu bài Thắp Sáng. Xin các bác lưu ý. Mỗi câu thơ đều là một lời kinh đấu tranh. Mỗi câu thơ đều có thể đặt tựa cho cả bài thơ. Bài thơ ngũ ngôn, một sở trường của tác giả như sau :

“ Thắp sáng muôn vì sao”

Nếu như không đau khổ. Làm sao biết căm hờn. Càng muôn trùng sóng gió. Tay chèo càng vững hơn. Chúng ta cùng có nhau. Nhìn nhau vui hớn hở. Trên luống cày khổ đau. Hoa Tự do vẫn nở Những mái đầu cất cao. Không một lời than thở

Tác giả chỉ giải thích lòng căm hờn bắt nguồn từ thân tù đầy oan trái, tuy nhiên, như lời thơ đã viết, tác giả không nuôi dưỡng căm hờn. Chỉ là :

“ Những mái đầu cất cao, không một lời than thở.

Nhưng có 2 bài thơ trong tù tràn ngập yêu thương xin gửi đến các bác đọc lại thật rõ từng lời để cùng rung động với tác giả.

Năm 1975 mới vào tù, ông làm bài Mưa Buồn trong trại Long Giao trong lòng đất quê hương miền Nam. Năm 1978 sau khi bị đưa ra đất Bắc ông làm bài Cỏ Biếc, vào lúc tác giả chuyển trại từ Thác Bà, Yên Bái về Thanh Chương, Nghệ Tĩnh. Ðây là lời thơ của bài Mưa Buồn Long Giao. Xin hãy nhớ cho, tác giả làm bài thơ này vào thời gian sau tháng 4-75. Người tù già ngồi nghe mưa miền Nam tại Long Giao.

Ngũ ngôn tứ tuyệt đoạn cuối, tác giả dùng chữ nẻo cụt chỉ bước đường cùng, tưởng là giấc mơ, tưởng chỉ là cơn ác mộng, hút điếu thuốc lào, hỏi lòng mình đã say chưa.

MƯA BUỒN LONG GIAO,

Trời có điều chi buồn ? Mà trời mưa mãi thế !
Cây cỏ có chi buồn ? Mà cỏ cây ứa lệ !
Anh nhớ em từng phút, Anh thương con từng giây.
Chim nào không có cánh, Cánh nào không thèm bay.
Người nào không có lòng, Lòng nào không ngất ngây.
Gửi làm sao nỗi nhớ, Trao làm sao niềm thương.
Nhớ thương như trời đất, Trời đất vốn vô thường.
Ngày xưa chim Hồng hộc, Vượt chín tầng mây cao,
Ngày xưa khắp năm Châu, Bước chân coi nhỏ hẹp,
Bây giờ giữa Long Giao, Ngồi nghe mưa sùi sụt,
Cuộc đời như chiêm bao. Có hay không nẻo cụt,
Anh châm điếu thuốc lào, Mình say, mình say sao !!
Trại tù cải tạo Long giao 1975 HTN

Và sau cùng là bài Cỏ Biếc làm trong trại tù nơi quê hương của tác giả, miền khu 4 , Thanh Nghệ Tĩnh ngày xưa:

XIN LÀM CỎ BIẾC

Anh cầm tay em, Bàn tay khô héo. Anh nhìn mắt em, Gió lùa lạnh lẽo. Anh nhìn lòng mình, Mùa Đông mông mênh. Cỏ non mùa Xuân, Còn vương dấu chân. Trăng non mùa Hạ, Ướt đôi vai trần. Có xa không nhỉ? Ngày xưa thật gần. Thời gian ! Thời gian! Em vẫn là em…Nụ cười rạng rỡ, Ngày nào vừa quen, Mai đưa em về, Xin làm cỏ biếc, Vương chân em đi. Xin làm giọt mưa, Mưa giầm rưng rức. Trên vai người yêu,

Sàigòn  Sài Gòn,  Không là quê hương,
Mà sao mình nhớ,  Mà sao mình thương

Ngày từ trại Thác Bà, Yên Bái về trại 6 Thanh Chương NGHỆ TĨNH 1978

Ngày nay, tại hải ngoại có biết bao nhiêu Little Saigon. Có bao nhiêu người đã tranh đấu cho tên gọi thành phố Saigon. Nhưng có ai yêu Saigon hơn được người thi sĩ Thanh Hóa.

Saigon Saigon, không là quê hương.
Mà sao mình nhớ, mà sao mình thương.

Gửi ông bạn già.

Bác Hà Thượng Nhân, tôi chưa biết ông 60 năm về trước. Hồi 70 Saigon tôi cũng không quen bác. Bác HO về San Jose, mới biết bác qua bạn Ðông Anh. Năm xưa, chúng tôi mời bác lên sân khấu nhận giải sự nghiệp một đời của tiểu bang California. Bác chiều lòng anh em mà lên nhận bản tuyên dương, tôi biết bác đâu có quan tâm gì những vinh quang phù phiếm đó. Tấm lòng bác đôn hậu, tinh thần bác an nhiên.

“ Chẳng cầu cạnh, chẳng ưu phiền,
Miễn sao lòng cứ an nhiên là mừng.”

Năm nay bác đã ngoài 90. Tuy không còn hút thuốc lào nhưng đang trải qua giai đoạn khi tỉnh khi mê. Lúc quên lúc nhớ. Khi tỉnh bác làm thơ hay. Khi say thơ vẫn còn hồn. Lúc trẻ lời thơ đã uyên bác. Khi về già thơ vẫn còn tình tứ.

Bác phê bình Giao Chỉ viết văn như bổ củi. Hết bó này đến bó khác. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm.

Hôm nay gặp bó củi cao niên, tôi xin tiếp tục làm công tác bổ củi. Chẻ thật nhỏ ra làm đóm để bác châm lửa hút lại điếu thuốc lào.

Tôi có lần hỏi tuổi bác, bác trả lời 9 chục. Rồi nói tiếp : “Mình cũng không biết tại sao lại sống lâu như vậy”. Tôi nói rằng : “Tại bác sống đời thi sĩ. Sống bên cạnh cuộc đời. Tại bác không sống tỉnh. Bác sống say say.

Bác tự hỏi lòng : “ Mình say sao ? Bác say thật rồi.

Một đời sung sướng. Một cuộc sống tuyệt vời.

Bác thuộc về một số rất ít.

Những mái đầu cất cao, không một lời than thở.

© Giao Chỉ

7 Phản hồi cho “Nhà thơ không có tác phẩm”

  1. Senterman says:

    góp ý chút xíu với ông bạn LOC DINH:
    Báo TU DO do Phạm Việt Tuyền chủ trương và báo CÁCH MẠNG của Đỗ La Lam là 2 tờ báo “ngoai quốc” do người Mỹ chi tiền qua USIS, khi Người Mỹ không muốn chi nữa thì TU DO và CÁCH MẠNG phải hạ cờ chứ Phạm Việt Tuyền cũng chưa muốn khóa cửa sớm. Phạm Việt Tuyền còn là nghi vấn chưa có câu trả lời vì sau ngày mất miền Nam, Ông Tuyền có tham gia một số sinh hoạt của chính phủ mới (không quan trọng mấy). Không lâu sau đó, Phạm Việt Tuyền qua định cư ở Pháp dù không có quốc tịch Pháp cũng không có thân nhân bảo lãnh, hộ chiếu do CS cấp, vai trò không rõ ràng. trước ’75 ông là hội viên Văn Bút VN, cánh tay mặt của LM Cộng sản Thanh Lãng, GS đại học văn khoa SG. Nhân tiện quí vị nào biết rõ trường hợp của Phạm Việt Tuyền xin vui lòng cho biết. Cám ơn.

  2. minh tran says:

    Xin có lời kính thăm hỏi đến nhà thơ Hà Thượng Nhân. Tôi đọc thơ ông từ hồi có mục Đàn Ngang Cung trên Nhật báo Tự Do. Vời lời thơ dí dỏm in sâu vào trí nhớ non nớt cuả tôi ngày ấy. Chúc ông mau lành bệnh để sống thêm cho đủ bách niên.

  3. duyennguyen says:

    Nếu có ai vào thăm bác “Người làng Hà Thượng” xin được gửi lời thăm của một kẻ hậu sinh khả ố đã từng ở chung với bác từ trại 5 qua trại 7, liên trại 4 ở Cẩm Nhân và dã từng bị bác bắt ca tới ca lui bài “Hồn vọng phu 1,2,3″, đổi lại bác hay kể chuyện lịch sử văn học Pháp cho nghe, kể chuyện bác dạy học ở trường Vũ Đăng Khoa ở Cầu Giát, Quỳnh Lưu, Nghẹ An… Chuyện tên cán bộ trung úy quản giáo tên Chiêu coi đội 4 của bác đã dụ bác đổi keo chao đường cát để cướp được cái áo len duy nhất thân thiết của tuổi già làm tôi hết lời trách bác sao lại “dại dột” quá đỗi như vậy! Bác ôn tồn hỏi lại tui, anh coi, nếu nó (cán bộ) muốn lấy không, tui cũng không cản được, nếu nó lấy áo len mà để lại cho tôi keo chao đường trắng anh giúp tôi chọn cái nào? Tôi hết trả lời luôn! Nhớ thuở đó bác tuổi lớn, cơm khoai phát không bao nhiêu cho bữa ăn hằng ngày mà bác nhịn ăn để đổi chút thuốc lào phì phèo cho đỡ buồn thì hậu sinh bội phục! Điều còn lại có thể trách khéo bác chút đỉnh là bác đã mau mắn nghe lời người bạn đồng cấp bậc để khăn gói quả mướp lên đường đi tù kiểu đi sớm về sớm, cấp tá đi 30 ngày (!) dù bác đã từ giã vũ khí khá lâu. Bác là dân liên khu iv thì bác biết CS là gì rồi, sao bác lại mau mắn “vâng lời” người bạn đẻ dễ dàng ra đi khi trời vừa sáng thế? Trách yêu bác vậy thôi chứ giày dép còn có số cả phải không bác? Ráng lưu bút ngày xanh thêm ít lâu nữa để con cháu có thì giờ ca tụng một nhân cách lớn, đi bây giờ thì cũng không sớm gì nhưng lưu luyến thêm chút đỉnh vẫn tốt hơn. Chúc bác sớm bình phục!

  4. Thiên Nhất Phương says:

    Giấc Chiêm Bao .. Một Thời

    Thôi anh …
    Rũ áo phong trần
    Cứ xem
    Như chuyện …
    .. Nợ nần
    Chiêm bao
    Chiều đông
    Giở lại chiến bào
    Ngậm ngùi ..
    ..Thôi ! …
    Giấc chiêm bao
    Một thời

    TNP

  5. Loc Dinh says:

    Tu ngay toi tu mien Bac di cu vao Nam nam 1954, tuy con nho, nhung nam dau
    song tai mien dat de dai tu do, toi da rat thich nhung bai tho va nhung bao viet cua ong Ha thuong Nhan
    no cho toi thay ong la nguoi uyen bac va cung co tai viet van lam tho, roi bong dung toi khong con duoc doc ong nua vi ong Pham viet Tuyen da tu dong cua to nhat bao TU DO cua ong, va toi khong thay ong Ha thuong Nhan viet tren bao nao nua. Buoc chan HO dua toi sang Hoa Ky va toi duoc biet ong dang song tai San jose. Toi da duoc doc mot so tho cua ong, nhung hien tai toi khong co mot bai nao.
    Toi xin gui den ong long men mo va kinh trong chan thanh cua toi, Chuc ong song nhung ngay cuoi doi vui ve va an lac.

  6. lacv says:

    Tuyet Dieu!!

  7. Trần-Huỳnh says:

    Cám-ơn Ô.Giao-Chỉ về bài viết nầy.Là kẻ hậu-sinh,văn hư,chữ thiếu nhưng xin phép Ông ,cho gởi hai câu sau đây đến Hà-thượng tiên-sinh:
    “Phù-du” vốn-dĩ vô-thường,
    Trăm năm còn,mất là đường phải qua.!

Leave a Reply to Senterman