WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Gia Kiểng: Tình cảm và chỗ đứng nào cho cờ vàng?

Trong bài “Vài khẳng định cần thiết” nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày 30-4-1975, tôi đã nói đến một di sản đau buồn của cuộc nội chiến điên dại 1945-1975 cần phải trút bỏ, đó là chế độ cộng sản. Lần này xin được góp ý về một di sản khác cần được vượt qua: cờ vàng ba sọc đỏ.

Trước hết xin trình bày một nhận xét nhức nhối.

Trong tình trạng hiện nay, cộng đồng người Việt hải ngoại có vai trò tiềm năng chiến lược quyết định trong cuộc vận động dân chủ và cũng có thể đảm nhiệm vai trò đó một cách mãnh liệt. Người Việt hải ngoại – khối người định cư tại các nước phương Tây, Đông Âu và khối người xuất khẩu lao động – gửi về Việt Nam gần mười tỷ USD mỗi năm. Nếu chỉ kể khối người định cư tại các nước phương Tây (Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Úc), với thu nhập tương đương với GDP của Việt Nam, thì số tiền gửi về để giúp gia đình, đầu tư và du lịch cũng trên 4 tỷ. Ngay cả nếu ta trừ đi số tiền khá lớn nhưng khó ước lượng được gửi lén lút từ trong nước ra nước ngoài, rồi sau đó lại được chuyển ngược lại về Việt Nam trong qui trình tẩy tiền bẩn thì đóng góp của cộng đồng người Việt hải ngoại cho kinh tế Việt Nam cũng vẫn lớn hơn viện trợ của bất cứ siêu cường nào. Nếu tìm được một đồng thuận để vận động dân chủ thì đây sẽ là một sức ép mà chính quyền cộng sản không thể chống trả và tình hình có thể thay đổi nhanh chóng.

Ngoài ra còn một khối trên 300,000 người tốt nghiệp đại học với khả năng chuyên môn cao trong tất cả mọi bộ môn và hiện diện trong mọi sinh hoạt tại các nước tiên tiến; khối người tinh nhuệ này vừa là một hứa hẹn to lớn cho đất nước vừa là một khả năng vận động hậu thuẫn quốc tế cũng to lớn không kém cho cuộc vận động dân chủ hoá đất nước. Hàng năm, hàng trăm nghìn người từ nước ngoài về nước tiếp xúc với mọi thành phần xã hội tại mọi nơi trong nước.

Cần gạt bỏ một luận điệu chủ bại vô lý theo đó ở nước ngoài chẳng làm được gì. Phải khẳng định là cộng đồng người Việt hải ngoại có khả năng đánh bại chế độ cộng sản nếu đoàn kết, có quyết tâm và phương pháp.

Tuy vậy thực tế chua xót là cho tới nay người Việt hải ngoại đã chỉ cúi đầu mà nộp tiền, trong khi chế độ cộng sản sống nhờ cộng đồng người Việt hải ngoại một cách hống hách. Họ muốn cho ai được về thăm nhà tùy ý, những người được về nước cũng phải nơm nớp lo sợ có thể bị hạch sách, câu lưu, trục xuất, thậm chí bắt giam. Chúng ta bất lực vì chia rẽ.

Một lý do của sự chia rẽ đưa đến bất lực này là cách làm chính trị nhân sĩ, tranh đua gây tiếng vang thay vì xây dựng lực lượng để đấu tranh có tổ chức và bài bản. Tôi đã nói khá nhiều về cái tệ nhân sĩ này. Ở đây chỉ nói lại cho rõ thêm một điều, đó là tư cách nhân sĩ tự nó không có gì đáng trách. Trong mọi giai đoạn và mọi hoàn cảnh luôn luôn có những người cần thiết và đáng quý trọng không tham gia một tổ chức nào vì do hoàn cảnh cá nhân không muốn hoặc không thể hoạt động chính trị. Họ là những chuyên gia, những nhà khảo cứu hay những nhà bình luận. Điều đó không cấm cản họ phát biểu trực tiếp hay gián tiếp trên những vấn đề chính trị. Họ có thể đóng góp soi sáng nhiều khía cạnh của cuộc vận động dân chủ, tiếng nói của họ còn có trọng lượng của sự khách quan.

Điều đáng lên án là cách hoạt động chính trị nhân sĩ, không chịu khép mình vào một tổ chức nào nhưng vẫn có tham vọng chính trị, mỗi khi thấy tình hình có vẻ thuận lợi thì rủ nhau ra tuyên ngôn tuyên cáo, thành lập vội vã những kết hợp lỏng lẻo tạm bợ và cố gây tiếng vang tối đa. Lối hoạt động chính trị này không thể đem lại kết quả nào bởi vì đấu tranh chính trị bao giờ cũng phải là đấu tranh có đội ngũ, nó chỉ có tác dụng làm lỡ những cơ hội tốt, phá đám cuộc đấu tranh cho dân chủ bằng cách đánh lạc sự chú ý khỏi những cố gắng nghiêm chỉnh. Rồi sau khi cơ hội qua đi họ chờ dịp để làm lỡ một cơ hội khác.

Một lý do khác là sự lấn cấn về lá cờ vàng ba sọc đỏ. Nhiều người, nhất là trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, đòi áp đặt lá cờ này làm biểu tượng cho cuộc vận động dân chủ. Họ càng ngày càng ít đi, nhưng càng ít đi họ càng cứng rắn hơn trong những hành động phá đám hoặc kêu gọi tẩy chay những cuộc họp không treo cờ vàng và các tổ chức không lấy cờ vàng làm biểu tượng, nhiều khi ngay cả những tổ chức văn hóa hoặc từ thiện và những cơ sở thương mại.

Trong một chuyến đi Mỹ, tôi có hỏi cô con gái một người bạn tôi về các lớp học Việt Ngữ mà cô khởi xướng cùng với một số bạn trẻ. Cô này đáp: “Không phát triển được chú ạ, vì mấy ông cộng đồng mắc dịch cứ tới kiếm chuyện bắt phải treo cờ vàng làm nhiều người ngại không muốn đem con tới”. Thế là một cố gắng duy trì căn cước Việt Nam tại hải ngoại bị thiệt hại. Cần lưu ý một tình trạng báo động là cộng đồng người Việt hải ngoại đang mất căn cước dân tộc một cách rất nhanh chóng. Cứ đà này thì chỉ trong vòng một thế hệ nữa người Việt hải ngoại sẽ không còn biết gì về Việt Nam nữa và cũng sẽ không còn nói chuyện được với nhau bằng tiếng Việt. Lúc đó sẽ khó còn có thể nói tới một cộng đồng người Việt hải ngoại. Lý do căn bản là chúng ta thiếu những tổ chức cộng đồng đúng nghĩa. Nhiều tổ chức tự xưng là cộng đồng không làm công tác cộng đồng, nghĩa là giữ gìn căn cước Việt Nam và tạo liên lạc thân hữu giữa mọi người Việt Nam mà lại làm chính trị, và với nhiều tổ chức tự xưng là “cộng đồng” hoạt động chính trị được coi là đồng nghĩa với áp đặt cờ vàng trong mọi trường hợp. Áp lực cờ vàng mạnh đến nỗi nhiều tổ chức chính trị dù không muốn vẫn phải treo cờ vàng trong các buổi họp.

Vấn đề cờ vàng cần được thảo luận một cách bình tĩnh và trang trọng.

Dù chúng ta nghĩ gì về chế độ Việt Nam Cộng Hòa (danh xưng Việt Nam Cộng Hòa được hiểu là chỉ chung các chế độ Quốc Gia Việt Nam, rồi Việt Nam Cộng Hòa từ 1948 đến 1975) chúng ta vẫn không được quên là đã có hàng trăm nghìn người lương thiện, yêu nước và dũng cảm đã hy sinh dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ trong niềm tin rằng mình đang chiến đấu cho một tương lai Việt Nam tự do và dân chủ. Cờ vàng vì vậy phải được tôn trọng, không phải vì những người đã tạo ra nó, hay vì chế độ Việt Nam Cộng Hòa, mà vì những người đã hy sinh cho đất nước. (Một lý luận tương tự cũng phải được áp dụng cho lá cờ đỏ sao vàng của chế độ cộng sản Việt Nam). Gọi nó là lá cờ ba que như chính quyền cộng sản thường làm là một thái độ vô văn hóa ô nhục cho chính những người sử dụng ngôn ngữ hạ cấp đó. Không ai có thể cho là lạ nếu cờ vàng được trưng lên trong những cuộc họp mặt của các hội thân hữu cựu quân nhân và công chức Việt Nam Cộng Hòa, kể cả sau này trên đất nước Việt Nam dân chủ, và trong những buổi lễ tưởng niệm các tử sĩ. Vấn đề không phải là bỏ hay không bỏ cờ vàng. Cờ vàng là một kỷ niệm và người ta không thể thay đổi một kỷ niệm. Vấn đề chỉ là có nên lấy cờ vàng làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho dân chủ hay không, và nếu không có nên lấy nó làm biểu tượng cho cộng đồng người Việt hải ngoại hay không?

Về câu hỏi thứ nhất – có nên lấy cờ vàng làm biểu tượng cho cuộc vận động dân chủ hay không? – câu trả lời thân thiện nhưng dứt khoát là không. Lá cờ biểu tượng phải tượng trưng cho một di sản đáng tự hào, phải nói lên một mục tiêu chung cao đẹp, một ý chí, một hy vọng, và nhất là phải có khả năng đoàn kết và động viên thật nhiều người. Cờ vàng không đáp ứng một tiêu chuẩn nào trong những tiêu chuẩn này.

Cờ vàng, cũng như cờ đỏ sao vàng, không phải là cờ truyền thống của dân tộc. Trước năm 1945, chúng ta không có quốc kỳ. Vua Thành Thái có lúc đã dùng một lá cờ nền vàng có ba sọc đỏ làm kỳ hiệu của mình, nhưng đó không phải là quốc kỳ mà chỉ là một kỳ hiệu của nhà vua; các vua chúa chọn lựa và thay đổi kỳ hiệu của họ một cách tùy hứng. Cờ vàng như một quốc kỳ đã chỉ được chọn vào năm 1948 bởi một số tay chân cũ của người Pháp hoàn toàn không có một sự chính đáng nào để thay mặt nhân dân Việt Nam quyết định quốc kỳ, với sự chứng kiến của Bảo Đại, ông vua bê bối, bất xứng và vô tích sự đã đầu hàng cộng sản và nhìn nhận cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ năm 1945. Vả lại, trên thực tế, cờ vàng cũng chưa bao giờ là một quốc kỳ Việt Nam mà chỉ là cờ của một trong hai phe trong một cuộc nội chiến, cũng tương tự như cờ đỏ sao vàng trước năm 1975, nhưng với một sự chính đáng kém hẳn (cờ đỏ sao vàng vào lúc ra đời đã được hầu hết mọi thành phần dân tộc nhìn nhận).

Các chính quyền lấy cờ vàng làm biểu tượng cũng không phải là những chính quyền dân chủ. Trái lại những người kế tiếp nhau cầm quyền, từ 1948 đến 1975, từ Nguyễn Văn Xuân đến Nguyễn Văn Thiệu, đều chống dân chủ. Do áp lực của Hoa Kỳ, từ 1954 về sau họ bị bắt buộc phải chấp nhận một hình thức dân chủ bề ngoài nhưng họ dùng đủ trò gian trá để biến dân chủ thành một trò hề. Các chính quyền quốc gia đều hoặc tham nhũng hoặc quan liêu, đa số vừa tham nhũng vừa quan liêu. Cũng không có chính quyền nào lấy xây dựng dân chủ làm mục tiêu cả, chỉ có những người chấp nhận chế độ Việt Nam Cộng Hòa với hy vọng thay đổi được nó để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ nhưng họ chưa bao giờ nắm được vai trò chủ động. Như vậy cờ vàng từ lúc được kéo lên năm 1948 đến lúc bị hạ xuống năm 1975 chưa bao giờ là biểu tượng của dân chủ cả. Đây chỉ là một ý nghĩa mà một số người gán ghép cho nó từ sau 1975. Chúng ta có thể, và phải, tôn trọng cờ vàng vì những người đã hy sinh dưới lá cờ này, nhưng không phải vì thế mà gán cho nó một ý nghĩa mà trong suốt thời gian tồn tại nó chưa bao giờ có, nghĩa là dùng nó làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ. Nếu coi cờ vàng là tiêu biểu cho dân chủ thì phải hài lòng với một thứ dân chủ giả dối và bệnh hoạn. Cờ vàng càng không thể dùng làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho dân chủ vì một lý do khác: cuộc đấu tranh nào cũng đòi hỏi ý chí, quyết tâm, lòng tự hào và lòng tin vào thắng lợi, do đó không thể lấy lại lá cờ của một chế độ bạc nhược đã thất bại và đầu hàng.

Việc một số người nằng nặc đòi áp đặt cờ vàng có tác dụng tai hại làm yếu đi phong trào dân chủ tại hải ngoại. Nó là một đòi hỏi quá nghịch lý để có thể chấp nhận được nhưng sự hung hăng của phe cờ vàng – và thái độ sẵn sàng phá đám của một số người trong họ – khiến nhiều người không dám nói ra lập trường của mình. Kết quả là bế tắc và bất lực.

Tác dụng chắc chắn của việc dùng cờ vàng làm biểu tượng cho cuộc vận động dân chủ là ngăn cản sự hưởng ứng của những người đã từng đứng trong hàng ngũ cộng sản, những người xuất phát từ miền Bắc và những người sinh ra sau ngày 30-4-1975, nghĩa là tuyệt đại đa số người Việt Nam. Những người này dù mong muốn dân chủ tới đâu cũng không có lý do để tranh đấu dưới cờ vàng, mà không động viên được họ thì không thể giành được thắng lợi. Họ hoặc không biết đến lá cờ vàng, hoặc chỉ biết đến nó như là lá cờ của một chế độ đã đầu hàng. Vô tình hay cố ý các nhóm cờ vàng tiếp tay cho chính quyền cộng sản, họ ngăn cản sự hình thành của một tập hợp dân chủ mạnh. Trước mắt và tại hải ngoại cờ vàng là một trở ngại cho sự tham gia vào cuộc vận động dân chủ của khối người ngày càng đông đảo mới ra nước ngoài, những công nhân đi theo diện xuất khẩu lao động, những du học sinh, những người xuất ngoại vì công việc v.v. Cuối cùng, đòi lấy cờ vàng làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ tương đương với chấp nhận để cuộc đấu tranh này tàn lụi dần với sự ra đi của những người đã trưởng thành trước ngày 30-4-1975. Tuổi trẻ lớn lên sau 1975 dù là con cháu của những người tỵ nạn cũng có rất ít lý do để chấp nhận lá cờ này.

Sự vô lý của đòi hỏi lấy cờ vàng làm biểu tượng tranh đấu thể hiện ngay trong lập luận của những người chủ xướng. Trong đa số họ đều nói là họ không có ý định lập lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhiều người còn đi xa hơn, khẳng định cờ vàng sẽ không phải là quốc kỳ trong tương lai, nước Việt Nam dân chủ sau này sẽ có một lá cờ mới. Nhưng vai trò của một biểu tượng của cuộc tranh đấu là gì nếu không phải là để nói lên trước dân tộc và thế giới một mục tiêu và một lập trường? Và làm sao có thể đứng dưới cờ Việt Nam Cộng Hòa và hát quốc ca Việt Nam Cộng Hòa đồng thời nói với một người Mỹ – hay người Pháp hay người Ai Cập hay bất cứ một người nước nào – rằng mình không có ý định tái lập chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà không gây ngạc nhiên?

Một số người và tổ chức đưa ra một lập luận khác: đồng ý là sẽ phải có một quốc kỳ mới không phải là cờ vàng nhưng quốc kỳ mới này sẽ phải do một quốc hội được toàn dân bầu ra trong một cuộc bầu cử tự do, điều mà chúng ta chưa làm được; do đó trong nhất thời cuộc đấu tranh cho dân chủ phải tạm dùng cờ vàng. Nhưng cuộc đấu tranh có bắt buộc phải có một quốc kỳ không? Không ai cấm mỗi tổ chức đấu tranh chọn một đảng kỳ, nhưng quốc kỳ là một việc rất khác. Trong lịch sử thế giới tuyệt đại đa số các tổ chức đấu tranh để thay đổi chế độ đều không chọn trước một quốc kỳ trong lúc còn đang tranh đấu.

Phải dứt khoát: nếu muốn giành thắng lợi cho dân chủ thì không thể lấy cờ vàng làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh. Chính những người đòi áp đặt cờ vàng cũng biết như vậy, nhưng có lẽ họ không quan tâm tới tương lai đất nước, hoặc không nghĩ là tự người Việt Nam có thể thay đổi được chế độ cho nên không cảm thấy phải có một lập trường hợp lý. Lấy một lập trường mà mình biết trước là không đem lại thắng lợi chỉ là mặt trái của chọn lựa bỏ cuộc. Đối với những người này, những người tranh đấu cho dân chủ chỉ có thể bày tỏ tình đồng bào chứ không thể nhân nhượng.

Thực ra không còn ai tin rằng cờ vàng sẽ là quốc kỳ Việt Nam trong tương lai. Vấn đề thực sự là cờ đỏ sao vàng. Lá cờ này đã ra đời cách đây 75 năm đánh dấu ngày đất nước trút bỏ ách ngoại thuộc, từ 35 năm nay nó cũng là quốc kỳ chính thức của Việt Nam được mọi quốc gia trên thế giới nhìn nhận. Tuy vậy nó cũng được chính những người lãnh đạo chế độ cộng sản xác nhận như là biểu tượng của chủ nghĩa Mác-Lênin trên đất nước Việt Nam, một chủ nghĩa đã được nhận diện như là một chủ nghĩa tội ác. Một đặc tính cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là nó không nhắm xây dựng quốc gia mà trái lại còn chủ trương tiến tới sự giải thể các quốc gia. Việc du nhập chủ nghĩa này vào Việt Nam đã là một sai lầm đẫm máu. Và quả thực lá cờ này đã đẫm quá nhiều máu Việt Nam, máu của những người yêu nước không cộng sản, máu của hàng trăm nghìn nạn nhân của đợt Cải Cách Ruộng Đất, máu của gần năm triệu người trong cuộc nội chiến thảm khốc v.v. Quá nhiều máu ! Từ hơn 35 năm qua nó là lá cờ của một chế độ độc tài bạo ngược, chống dân chủ và nhân quyền tới cùng, dành độc quyền cho một thiểu số, loại bỏ đại bộ phận dân tộc khỏi vận mệnh đất nước. Cờ đỏ sao vàng không thể là quốc kỳ của một nước Việt Nam dân chủ và hòa giải. Nhưng thay đổi nó không phải là dễ và cũng chỉ có thể thực hiện sau khi đất nước đã có dân chủ.

Sự ngoan cố của phe cờ vàng làm cản trở cuộc đấu tranh cho dân chủ và vì thế góp phần củng cố cờ đỏ. Sở dĩ lập trường áp đặt cờ vàng còn tồn tại chỉ vì một vấn đề phải giải quyết vẫn chưa được giải quyết: hoà giải và hòa hợp dân tộc. Một thế hệ đã qua rồi kể từ khi cuộc nội chiến tệ hại chấm dứt nhưng chính quyền cộng sản vẫn còn quá kiêu căng, xấc xược, thô bạo, miệt thị. Cờ vàng vì vậy vẫn còn được một số người dùng để biểu lộ sự phẫn nộ. Nếu có một chính quyền dân chủ thực hiện hoà giải và hòa hợp dân tộc một cách thành tâm thì vấn đề cờ vàng đã không đặt ra. Oái oăm là ở chỗ chính việc đòi áp đặt cờ vàng lại cản trở sự hình thành của một tập hợp dân tộc mới để đẩy lùi bạo quyền, thiết lập dân chủ, thực hiện hòa giải dân tộc và phục hồi danh dự cho những người đã hy sinh dưới cờ vàng. Phải bẻ gẫy cái vòng luẩn quẩn này.

Về câu hỏi thứ hai, có nên lấy cờ vàng làm cờ của cộng đồng người Việt hải ngoại không, tôi cũng nghĩ là không nên. Cờ vàng không có chức năng này. Nó là biểu tượng của một của một dự án quốc gia trên đất nước Việt Nam đã thất bại sau nhiều cố gắng và hy sinh của nhiều người vì sự bất xứng của những người lãnh đạo. Tùy cảm nhận của mỗi người, nó có thể là một cơ hội đã lỡ, một sự ân hận hay một tiếng thở dài, nhưng nó vẫn là lá cờ của một cuộc nội chiến. Nếu cộng đồng người Việt hải ngoại cần một biểu tượng thì không nhất thiết phải là một lá cờ, và biểu tượng đó phải chấp nhận được cho mọi người, phải nói lên tình yêu quê hương và sự liên đới giữa những người Việt Nam sống ở nước ngoài, trên mẫu số chung duy nhất là chúng ta cùng là người Việt. Vả lại, xuống cấp cờ vàng từ một quốc kỳ thành lá cờ của một cộng đồng lưu vong cũng không phải là một cách để tôn vinh nó, trái lại.

Nước ta chắc chắn sẽ còn mở ra nhiều hơn nữa với thế giới. Sẽ còn nhiều người ra nước ngoài, cộng đồng Việt Nam hải ngoại sẽ còn được tăng cường bởi những người không hề biết đến lá cờ vàng ba sọc đỏ. Các thế hệ sinh ra và lớn lên tại hải ngoại cũng không hề biết đến lá cờ này, cùng lắm họ chỉ biết tới nó như là lá cờ của một trong hai phe trong một cuộc nội chiến đẫm máu. Sử dụng một biểu tượng như vậy chỉ có tác dụng khiến họ quay lưng lại với Việt Nam.

Cần phản bác thẳng thắn lập luận lưỡng cực gò ép của những người quá khích. Họ buộc tội những người và tổ chức không lấy cờ vàng làm biểu tượng là chống cờ vàng, là khinh thường cờ vàng. Nhưng tôn trọng và lấy làm biểu tượng là hai điều rất khác nhau, cũng như không phải hễ ta quí trọng người nào thì phải lấy người đó làm vợ hay làm chồng. Người trí thức phải có can đảm trí thức, người đấu tranh chính trị phải có can đảm chính trị. Phải dám phản bác sự vô lý và dám lấy những quyết định và thái độ cần có.

Hãy trả lại cho lá cờ vàng ba sọc đỏ chỗ đứng đúng đắn của nó. Nó có thể có chỗ đứng trong gia đình để ghi nhớ một quãng đời. Đối với nhiều người, trong đó có kẻ viết bài này, nó là kỷ vật của một ước vọng ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và xây dựng một nước Việt Nam có tự do và dân chủ, có chỗ đứng và tiếng nói ngang nhau cho mọi người và được quản trị một cách hợp lý. Giấc mơ dù không thành nhưng vẫn đáng tự hào. Chỗ đứng của cờ vàng là chỗ đứng của một kỷ niệm của một giai đoạn lịch sử đau buồn vừa phải quên vừa phải nhớ. Nhớ đến những người đã hy sinh vì đất nước, nhớ đến những nạn nhân của cuộc chiến, nhớ để lịch sử đừng lặp lại. Và quên đi những thù hận đã tàn phá đất nước và còn có thể giam hãm chúng ta trong chia rẽ và bất lực.

© Nguyễn Gia Kiểng

Nguồn: Thông Luận

38 Phản hồi cho “Nguyễn Gia Kiểng: Tình cảm và chỗ đứng nào cho cờ vàng?”

  1. nvtncs says:

    Gửi ông Kiểng,

    Vì nghe ông sỉ vả, chê bai nước Việt Nam Cộng Hòa, nên tôi xin ôn lại tình trạng Vịêt Nam Cộng Hoà thời xưa, với ông.

    Tuy rằng chế độ Diệm gia đình trị và độc quyền, tuy rằng ông Thiệu bất tài, tham nhũng ( buôn bán chức vụ ), ham quyền ( muốn thay đổi hiến pháp để làm tổng thống hơn hai nhiệm kỳ ).

    Nhưng mục đích của ông Diệm và ông Thiệu vẫn là, một ngày nào trong tương lai, nước Việt Nam mà các ông làm lãnh đạo một cách rất kém cỏi, sẽ trở thành một nước tự do, dân chủ như Mỹ, Pháp.

    Dù ông Diệm, ông Thiệu rất nhiều khuyết điểm, tôi không tin rằng ông Diệm, ông Thiệu, muốn nước Việt Nam trở lại thời phong kiến để các ông ấy lên ngôi và truyền ngôi cho con cháu họ.

    Hơn nữa, miền Nam Việt Nam tuy không hoàn toàn có tự do, dân chủ, trong thời 54-75, nhưng tương đối, còn tự do, dân chủ gấp bộn lần miền Bắc.

    Trong khi đó, chế độ CS Bắc Việt, khi đã thắng và lên cầm quyền, là một chế độ độc tài tuyệt đối; CSVN đã thực hiện chế độ, theo đúng lời tuyên bố của Lénine, độc tài của giai cấp vô sản ( proletarian dictatorship ).

    Trên lý thuyết và trong thực tế, tự do, dân chủ là những quan niệm tuyệt đối, một lý tưởng, một mục đích để dân tộc hướng tiến đến.

    Trong cuộc sống chính trị thực tế, hàng ngày, của một nước đang mở mang và chìm đắm trong khói lửa như Nam Việt Nam, trong thời kỳ 54-75, tự do, dân chủ, chỉ là những điều tương đối, đầy khuyết điểm. Cho nên chúng ta không thể đòi hỏi nó phải giống và hoàn hảo hơn, như ở Âu-Mỹ, ngay được.

    Vậy, chế độ Diệm, chế độ Thiệu là những bước tuy nhỏ, tuy khập khễnh, tuy vụng về, trên đường đi đến tự do, dân chủ của dân tộc; một con đường đầy xương máu, gai gốc do đảng CS Bắc Việt gây ra.

    Đối với chúng tôi, Người Việt đi tìm tự do, cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng đường đi đến tự do, biểu tượng giấc mơ tự do, dân chủ của dân, cả Nam lẫn Bắc ( hơn 1 triệu người Bắc vào Nam năm 1954 ), trước và sau 1975. Cờ vàng ba sọc đỏ, hơn nữa, là biểu tượng sự cho sự hy sinh của liệt sỹ VNCH bỏ mình trên chiến trường để cho ông Nguyễn Gia Kiểng, trong khi chiến tranh khốc liệt đang xẩy ra ở quê hương, nhất là miền Nam Việt Nam, đã được bình an du học bên Pháp, với hộ chiếu của nước Việt Nam Cộng Hòa.

    Vậy nên tôi xin viết tượng trưng như thế này:
    ——————————————————
    ĐCSVN = dẫm chân tại chỗ trong độc tài, tham nhũng, nói dối quanh, bán nước ( Đi với Tầu thì mất nước, đi với Mỹ thì mất ĐẢNG ).
    ——————————————————
    Bảo Đại –> Diệm –> Thiệu –> ….. ….. ….. –> tự do, dân chủ,

    Cũng như:

    1 + ½ + ¼ + … –> 2

    ( Ghi chú: Không bao giờ đến 2, chỉ đến gần 2, tuy bất cứ gần bao nhiêu )
    ——————————————————

    Cờ vàng, đối với chúng tôi, là biểu tượng cho xương máu đã đổ để bảo vệ nền tự do sơ khởi, một nền tự do dở dang, đầy thiếu xót, đầy khuyết điểm, trong quá khứ, và cũng là biểu tượng của giấc mơ tự do bất diệt của người Việt tự do, trong tương lai.

    Ông Kiểng ạ, tuy người Việt tự do đã thua trận năm 1975, nhưng cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ của dân Việt vẫn tiếp tục và còn kéo dài cho đến khi dân trí Việt đạt đến mức ở Đông Âu và Nga, thì ĐCSVN sẽ tự giải tán, vì không ai bầu cho nó. Trong lịch sử 4000 năm của chúng ta, 65 năm là một quãng đường ngắn ngủi.

    Ông Kiểng có nhìn nhận rằng trong xuốt 4000 nghìn năm lịch sử, một nửa dân ta được nếm mùi tự do tương đối vỏn vẹn có 21 năm, từ 1954 đến 1975, không?

    Cái vô phúc lớn nhất của miền Nam, ngày xưa và ngày nay là đẻ ra, nuôi nấng những “trí ngủ” như bà DQHoa, ông Kiểng: chưa sống dưới chế độ CSVN, nên không hiểu biết CSVN, rồi tuyên bố ý kiến lý thuyết, không dựa trên thực tế.

    Phải chăng mộng tổng thống của ông Kiểng, làm ông mù quáng?
    Ước gì Việt Nam có bầu cử tự do để ông Kiểng được ra ứng cử tổng thống, như bất cứ phó công dân nào.
    Lúc đó, quốc hội dân bầu lên, sẽ bàn thảo về vấn đề cờ quạt cũng không muộn; như vậy có phái dân chủ hơn là nghe theo lời bàn của một cá nhân mà không ai bầu, không thay mặt cho ai, như ông Kiểng, không?

  2. nguỷenha says:

    Có lần tôi về VN, dứa cháu gọi tôi bằng Cậu,hỏi tôi:Cậu nghĩ thế nào,khi cháu vào Dảng.Tôi trã lời:
    Cậu không ngâc nhiên,tuổi trẻ sống có lý-tưởng ,cho dù dó là Lý-tưởng CS,thế nhưng phải trung thànhh
    với Lý-tửơng cuả mình,chứ không phải vào Dảng dể”kiếm ăn”.Thằng Cháu dứng im lặng.Trở lại chuyện
    O.N.G.K,o Kieng phủ nhận cả hai lá cờ,thế thì còn Cờ nào cho Ông,chẳng lẽ Ông sống không Lý-tưởng
    (ba-phải).Văng vẳng dâu dây câu trã lời:có cờ dẽ-rách cho Ông.

    • Tran says:

      Tôi trã lời:
      Cậu không ngâc nhiên,tuổi trẻ sống có lý-tưởng ,cho dù dó là Lý-tưởng CS,thế nhưng phải trung thànhh
      với Lý-tửơng cuả mình,chứ không phải vào Dảng dể”kiếm ăn” – Khâm phục câu trả lời của chú.

  3. Hethuochua says:

    Mot dieu chac ong se dong y voi toi la neu co mot cuoc bau cu tu do va dan chu dai da so nguoi dan VN se chon Co Vang Ba soc do. Xin ong cho biet tren dien dan nay giua hai la co ong chon la co nao trong mot cuoc trung cau dan y? To chuc Dan chu da nguyen cua ong chi co the hoat dong trong moi truong hai ngoai VNCH. Hay thu banh truong hoat dong cong khai o VN xem co duoc khong hay la mot ngay nao do se chiu chung mot so phan nhu “thanh phan thu ba”. Tu suy nghi nay toi chac rang ong se chon mot xa hoi ma to chuc cua ong duoc ton tai va hoat dong. Xin ong dung nguy bien nua va on lai ky bai hoc lich su 30/4. Toi khong hy vong ong se tra loi cau hoi tren cua toi.
    Chung ta chi co hai lua chon “Thien dang” hay “Dia nguc”.

  4. Vo Tu says:

    Ông Kiểng ơi ời,

    Hơn hai mươi năm nay tôi đã đọc những bài viết của ông, đọc cả sách của ông viết nữa. Mỗi lần đọc xong tôi đều cảm thấy …lợm giọng vì cái lối lập luận… khó nghe của ông. Thật không có gì là lạ, rất ít người có trí khôn lại chui đầu vào cái tròng của ông (THDCDN). Vả, giả như họ có chui vào thì cũng mau mắn tìm cách thoát thân. Tắt một lời, cách viết của Ông chỉ gây phản cảm, ít gây “đồng thuận” và khó thuyết phục lắm. Không biết đến bao giờ ông mới thuyết phục được sự đồng thuận của đa số người Việt Nam hở ông Kiểng? Hay là nhiều người VN sẽ tiếp tục KIÊNG, và KIỀNG ông ra… để ông tiếp tục sống trong cái Tháp Ngà của riêng ông?

  5. Hethuochua says:

    Chỉ xin nhắc ông NGK một điều mà ông cũng đồng ý là nếu có một cuộc tổng tuyển cử tự do và dân chủ để chọn lựa giữa Cờ Vàng VNCH và Cờ Đỏ CSVN thì đại đa số sẽ bầu cho Cờ Vàng VNCH chắc chắn là trên 50 phần trăm. Trên cuộc đời thực tế, chúng ta chỉ có thể chọn lựa giữa hai cái mà thôi. Xin ông cho biết sự chọn lựa của ông trên điễn đàn này. Nếu ông không là thì xin ông đừng tiếp tục ngụy biện nữa.

  6. Châu Pham says:

    Cách đây cả ngàn năm, hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghiã, bây giờ nếu bỏ lá cờ vàng thì khi tập họp những người đấu tranh cho dân chủ chống độc tài cộng sản lấy lá cờ gì? Trong khi chúng ta chưa có một biễu tượng khác để thay thế.

    Bản thân ông Kiểng nếu không thích lá cờ đó thì tùy ông, nhưng nếu tôi và nhiều người khác thích thì sao? và nó là biểu tượng của chúng tôi thì sao?. Cách suy nghĩ của ông giống như một người đề nghị rằng, mọi ngưởi thên trái đấy này hãy nên theo một tôn giáo thôi, hay đừng theo tôn giáo nào hết thì sẽ chẳng có bao giờ xãy ra xung đột tôn giáo. Đọc bài của ông viết, tôi thấy ông vừa độc đoán vừa ngây thơ. Cái độc đoán của ông chỉ làm cho người khác bực mình, nhưng cái ngây thơ của ông thì đã làm cho nhiều người, nhiều thế hệ chết rồi đấy. Xin phép dùng lại chử của ông Nguyễn-Khoa Thái Anh để nói với ông là: BỐ LÁO.

  7. Thanh says:

    Cờ đỏ cờ vàng, không gì khác nhau, nhưng cờ gì có chính nghĩa thì tôi theo, Cờ vàng không giết ngưòi việt nam, cờ vàng không đầy người viêt ra biển khơi, cờ vàng không bỏ tù ngưòi dân vô tội. Cho tới ngày hôm nay cờ vàng vần là cờ của tự do dân chủ, vi thế tôi ủng hộ cờ vàng.

    Người cộng sản không theo tự do dân chủ, dân việt nam cuối đầu chấp nhận nô lệ ý thức hệ cộng sản, họ không dám đứng lên đòi tự do cho mình và cho con cháu mình, thì họ cứ tiếp tục u mê đi, mắc mớ gì tội phải dẹp cờ vàng của tôi để “lo” tự do dân chủ cho họ ?

    Bậc chí sỉ không hèn hạ và trốn tránh trách nhiệm của mình, tôi người việt tự do, tôi yêu dân chủ, tôi yêu đất nước tôi, tôi yêu dân tộc tôi, và tôi hết mình ủng hộ và bảo vệ cờ vàng… cho tới ngày cuối đời và khi nằm xuống hãnh diện được một lá cờ vàng phủ trên người mình.,, đúng nghĩa là người việt nam, không nô lệ tư tưởng cộng sản ngoại bang và hèn nhát trước bọn ba tàu.

    Hoan hô cờ vàng.

  8. bithu says:

    Mot bai viet hay va co y nghia.

    Cam on.

  9. TAT THANG NGUYEN says:

    THEO TAC GIA KHONG MUON LAY CO VANG BA SOC DO ,MA HANG TRIEU THANH NIEN DA NGA NGUC DE BAO VE LA CO,NAY CHUNG TA CON CHIEN DAU CHO TU DO CHO NHAN QUYEN MA CHINH CAC NUOC THU BA DA CONG NHAN NHU LA CO TU DO.VAY TAC GIA MUON DUNG LA CO GI DE TIEU BIEU CHO TU DO.TOI MONG TAC GIA TRA LOI

  10. Tôi hoàn-toàn không đồng-ý với lập-luận một chiều và gò bó cuả Ô.Kiểng.
    Khi bàn về lá cờ vàng Ông đã đưa nó xuống tận đáy bùn đen,nào là anh-huỡng của tây thực-dân,nào là các tay sai ,độc-tài như Ô-Xuân,Ô. Thiệu…
    Khi nói về lá cờ máu của VC thì Ông cho rằng nó đã được hầu hết các đảng phái đồng-thuận!
    Ông Kiểng,
    Cá nhân tôi chưa bao giờ nghe ai nói đến cái tương-lai của lá cờ mà Ông bài bác đó,rằng thì nó sẽ ở vị-trí nào vaò thì tương-lai của đất nước.Có điều,chúng tôi,những người từng đứng ở chiến-tuyến bảo-vệ miền Nam VN,đã từng tủi-nhục,đã từng là nạn-nhân của Việt-cộng,đã từng chạy chết cái chế-độ bất nhân đó mà làm thân tỵ-nạn thì,cái lá cờ vàng ba sọc đỏ mà Ông cố gào thét mạ-lỵ,ghét bỏ nó đích-thị là một phần linh-hồn và đời sống của chúng tôi.
    Hiểu được thế nào là ý-nghĩa rốt-ráo của tự-do,cho nên,những người đã tìm được và huỡng được tự-do nên,tôi cho rằng áp-đặt người khác bằng chữ viết,bằng ngôn-ngữ,bằng hành-động là điều mà mọi người bình thường,chứ không cần khoa bảng cũng nên tránh.

Leave a Reply to Thanh