24 tuổi lấy chồng, 80 tuổi vẫn là… con gái
Ở trung tâm Bảo trợ xã hội và nuôi dưỡng người có công tỉnh Phú Yên có một người phụ nữ đã ở tuổi 80 song vẫn còn con gái. Bà có chồng nhưng cuộc chiến tranh khốc liệt đã chia cắt đôi uyên ương trẻ khi họ vừa mới cưới được một buổi sáng.
Câu chuyện giữa chúng tôi bị ngắt quãng liên tục do sức khoẻ bà không tốt. Chắp nối những lời kể rời rạc, tôi dần hình dung ra một cuộc đời nhiều cống hiến, mất mát và hy sinh của bà.
Những ngày chiến tranh khốc liệt, quê hương Sơn Hoà trở thành nơi ẩn náu của nhiều lực lượng cách mạng. Bà cùng với những người phụ nữ trong làng tham gia tiếp tế lương thực, đạn dược cho cơ sở. Năm đó bà 24 tuổi. Người con gái có vóc dáng nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, dũng cảm đã để lại biết bao thiện cảm cho các anh bộ đội cụ Hồ.
Rồi bà gặp ông, người cán bộ can trường, nước da rám nắng, đen như mật. Không hiểu sao vừa gặp ông là bà thấy thương cái ánh mắt sáng như sao nhưng lại rất kiên định đến thế. Và rồi bà quyết định gắn bó cuộc đời với ông.
Ngày cưới, đôi vợ chồng trẻ chưa kịp vui vầy thì ông nhận được tin chuyển công tác ra huyện Sông Hinh. Họ mới vừa cưới nhau được một buổi sáng. Và ông biền biệt đi mãi.
Ngước mắt nhìn bàn thơ ông, giọng bà nghe vẫn còn tha thiết như thủơ mới yêu: “Chiến tranh mà, hy sinh tình riêng là điều tất nhiên. Chỉ tiếc là chưa sống với nhau giây phút vợ chồng nào hết”.
Ông lên đường nhận công tác mới. Bà tiếp tục ở lại với công tác tiếp tế lương thực cho bộ đội. Năm 1960, bà bị địch bắt ngay trên đường làm nhiệm vụ. Chúng tra tấn, đánh đập dã man, nhưng người con gái kiên trung vẫn bất khuất không khai nửa lời.
Khuôn mặt bà nhíu lại đau đớn, hai tay run run ôm lấy ngực khi nhớ lại những trận đòn tra tấn của địch. Tưởng như ký ức đau thương mới xảy ra hôm qua! Đỉnh điểm của đòn tra tấn là chúng treo bà lên cột cờ, với lý lẽ: “Đầu mày nhỏ sao mà cứng quá vậy, treo lên phơi nắng coi có chịu được không”.
Những lúc tận cùng đau đớn đó, bà lại nghĩ về ông, người chồng thương yêu đang chiến đấu ở chiến trường xa, lấy đó làm sức mạnh để vượt qua tất thảy gian lao.
Năm 1963, bà được địch thả. Bà tiếp tục quay trở lai với nhiệm vụ nuôi thương binh cho đến ngày giải phóng. Trong thời gian đó bà vừa làm công tác vừa tiếp tục chung thuỷ chờ đợi ông. Nhưng… chiến tranh khốc liệt đã chia cách ông bà mãi mãi.
Năm 1973, ông hy sinh. Năm đó bà 43 tuổi. “Chỉ còn hai năm nửa là giải phóng rồi, thế mà ông ấy không đợi được. Thương lắm” – Bà run run đứng trước bàn thờ ông thì thầm. Ông ra đi mà không kịp để lại cho bà một đứa con.
Không còn ông bên cạnh, hàng ngày bà hương khói cho ông, tấm bằng Tổ quốc ghi công thay tấm ảnh.
Hoà bình lập lại. Bà về sống với đứa cháu họ, nhưng cuộc sống khó khăn, sức khoẻ bà lại ngày mỗi yếu, gia đình người cháu cũng nghèo không đủ điều kiện chăm sóc bà đầy đủ. Năm 2009, bà được đón vào sống ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và nuôi dưỡng người có công tỉnh. Hiện tại bà được hưởng trợ cấp vợ liệt sĩ neo đơn, lương hưu trí và chất độc màu da cam, mỗi tháng 3 triệu đồng.
Tôi gặp bà vào một buổi chiều tháng 7, bà đang thoải mái nằm nghe thời sự bằng một chiếc đài nhỏ. Sức khoẻ đã cao, đi lại không được nhiều nên mọi sinh hoạt cá nhân, bà đều nhờ cả vào các cô hộ lý ở Trung tâm. Bà tâm sự: “Ngày trước bà không biết chữ, đi làm cách mạng bằng đôi tay và chân này thôi. Nhưng bây giờ cái chân yếu quá, không đi đâu xa được, nhờ ơn Đảng và Nhà nước bà được quan tâm tận tình chu đáo lắm”.
Không ra thăm mộ ông được, suốt ngày bà quanh quẩn hương khói, lau dọn bàn thờ ông. Không có ảnh, bà đặt lên đó Bằng Tổ quốc ghi công của ông. Những năm tháng cuối đời bà giữ mãi hình ảnh của người chồng thân yêu, sống thanh thản và bình yên trong sự chăm sóc, yêu thương của các cán bộ nhân viên Trung tâm bảo trợ xã hội và nuôi dưỡng người có công tỉnh.
Bà là Trần Thị Mai, sinh năm 1930, quê ở huyện Sơn Hoà (Phú Yên).
Nguồn: Khánh Hằng (Dân Trí)
Đọc xong câu chuyện này, tôi thấy có một cái gì “lấn cấn”, hết sức vô lý !
Chẳng lẻ đám cưới, mà “ở trển” không thể cho chú rể ở hết một ngày, rồi sáng mai hãy đi ?
Chẳng lẻ suốt 18 năm “nhảy núi” chung quanh tỉnh nhà, chú rể không có một dịp nào về thăm vợ, hay là nhắn vợ lên thăm ?
Chỉ có một câu trả lời thoả đáng cho những câu hỏi trên, là, chú rể cố ý muốn tránh mặt “cô dâu” !
Có khả lăng là như thế này: cấp trên bắt đồng chí du kích nam đăng kí quản lý đời đồng chí du kích nữ, không ngờ ngày cưới, chú rể khám phá ra cô dâu vừa lùn vừa hôi nách, vừa vẩu vừa vòng kiềng, ngơ ngơ ngác ngác như vừa té giếng mới lên, nên xong lể cưới là chú rể “bái bai”, ra đi không một ngày trở lại !
Đến cộng sản còn chê thì có ma nào dám rớ !
Chiến tranh là tàn ác, là bất nhân, là phá hoại…, nên thường thì người ta lấy làm tiếc, nếu không nói là oán hận, vì chiến tranh đã gây nên những khổ đau này, kia.
Chỉ riêng có bọn trí thức cộng sản là ngược lại, chúng thường đi sưu tầm những khổ đau, những nạn nhân do cuộc chiến tranh Hồ chí Minh tội ác của chúng gây nên, xong, dấu đi một nửa sự thật, chỉ nêu lên một nửa sự thật có thêm mắm muối bịa đặt, rồi lấy sự khổ đau đó làm công cụ đánh bóng cho cuôc chiến tranh Hồ chí Minh tội ác của chúng
http://old.danchimviet.info/archives/77305/mot-tam-guong-sang-cho-the-he-sau/2013/07
Bà Trần Thị Mai này “xui” quá!!!! Phải chi bà bị bắt tra tấn dưới thời “HCM đồ đểu” thì chắc chắn bà Mai sẽ hết còn trinh. Hay phải chi bà Mai được “gần gũi” bác Hồ hay anh Ba Duẩn, nếu bà vẫn còn trinh thì đúng là chuyện lạ!!!