WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bỏ hội đồng nhân dân: Ai giám sát việc lạm quyền?

Chiều 2/8, ông Uông Chu Lưu dẫn đầu đoàn công tác về Đà Nẵng – một trong 10 tỉnh, thành thí điểm mô hình bỏ HĐND huyện, quận, phường.

Bầu hay bổ nhiệm?

Một trong các vấn đề được đoàn công tác quan tâm nhất là chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, các thành viện UBND huyện, quận, phường. Theo Vụ trưởng Vụ Chính quyền – Địa phương (Bộ Nội vụ) Nguyễn Hữu Đức, không phải lúc nào việc thực hiện cơ chế này cũng thành công, có những người được bổ nhiệm nhưng không hoàn thành nhiệm vụ. “Vậy việc chuyển sang cơ chế bổ nhiệm khi không tổ chức HĐND quận, huyện, phường được cái gì lớn?”, ông Đức đặt câu hỏi.

Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng Đặng Công Ngữ cho rằng, việc thực hiện cơ chế bổ nhiệm kể trên vẫn đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhưng so với quy trình trước đây do HĐND cùng cấp bầu thì nhanh gọn, chủ động hơn, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trước khi giới thiệu cấp trên xem xét bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm được kịp thời và tránh tình trạng cục bộ, người được bổ nhiệm không nhất thiết phải là người của địa phương.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu yêu cầu trao đổi thêm. Nghị quyết TƯ 5 chỉ đạo tiếp tục phát huy dân chủ trực tiếp để thí điểm việc dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND xã. Đại hội Đảng các cấp cũng đang thực hiện thí điểm bầu trực tiếp bí thư. Có nghĩa là đang vận động theo hướng dân chủ trực tiếp. Nhưng không tổ chức HĐND huyện, quận, phường thì lại theo cơ chế bổ nhiệm. Vì vậy cần làm rõ, bổ nhiệm tốt hơn hay bầu tốt hơn?

Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng, trong khi thực hiện cơ chế bổ nhiệm, anh trên bổ nhiệm anh dưới, nếu không có cơ chế kiểm soát hiệu quả thì rất dễ dẫn đến lạm quyền mà Vinashin là một ví dụ điển hình, tự tung tự tác cả chục năm nay, gây tổn thất hàng chục ngàn tỷ đồng… Theo ông, HĐND các cấp chính là một cơ chế giám sát cần thiết để tránh dẫn tới lạm quyền. 

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh, trong công tác nhân sự, điều tiên quyết là đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Khi đó, thực hiện cơ chế bổ nhiệm thay cho quy trình đưa ra HĐND cùng cấp bầu chỉ là làm gọn bớt một khâu thủ tục rườm rà, phức tạp, giúp công tác điều hành tập trung hơn, nhanh và hiệu quả hơn.

Tranh cử thực sự

Tuy nhiên, ông Uông Chu Lưu vẫn chưa thấy thật thỏa đáng: “Nếu nói bỏ HĐND, trách nhiệm của chủ tịch huyện, quận, phường sẽ cao hơn, việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại của công dân tốt hơn, kịp thời hơn thì có phải trước đây không có quy định của pháp luật hay là do không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ? Hay trước đây chủ tịch UBND quận, huyện, phường ỷ lại HĐND cùng cấp, cái gì cũng dựa vào nghị quyết của HĐND mới làm? Bây giờ không có HĐND thì mới nâng cao trách nhiệm? Việc này phải có lý lẽ thuyết phục, chứ không thể chỉ nói đơn giản”.
 
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh tỏ ra chưa tin tưởng lắm vào việc bầu trực tiếp chủ tịch UBND xã do vẫn còn tồn tại tình trạng “tộc to, họ lớn” – tộc họ nào nhiều đảng viên hơn thì người của tộc họ đó dễ trúng cử hơn. Theo ông, việc bầu chức danh chủ tịch nên tiến hành ở cấp TP, toàn dân trực tiếp đi bầu nhưng “chỉ có ý nghĩa khi có tranh cử thực sự”.

“Còn ở cấp quận, huyện, phường thì nên thực hiện cơ chế bổ nhiệm. Vì đây là cấp thực hiện theo cơ chế hành chính, mà đã hành chính thì phải có thứ bậc, cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên, khi làm sai phải sợ cấp trên. Cho nên tôi thống nhất với việc bỏ HĐND ở đô thị”, ông Thanh nói.

Ông Thanh cũng đề nghị tăng số lượng và chất lượng đại biểu chuyên trách HĐND tỉnh, thành phố để giám sát ở cơ sở, đào tạo để đại biểu chuyên trách trở nên chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, báo chí. Tổ chức Đảng phải giám sát, quản lý cán bộ chứ không chỉ đề ra nghị quyết, chủ trương… “Có cơ chế giám sát rõ ràng, sẽ không sợ dẫn tới lạm quyền”.

Ông Uông Chu Lưu thì lưu ý cần sớm có luật giám sát của HĐND, có hướng dẫn cụ thể về cơ chế giám sát của MTTQ, các tổ chức đoàn thể các cấp, sớm xây dựng quy chế phối hợp giữa các cấp chính quyền với nhau, nhất là trong điều kiện bí thư kiêm chủ tịch quận.

“Giữa cấp ủy, UBND trong mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý thế nào để ngăn chặn được tình trạng lợi dụng, lạm dụng quyền lực. Thời gian thực hiện thí điểm mới được 1 năm nên chưa thể nói về những yếu tố tiêu cực. Nhưng nếu không có cơ chế kiểm tra của cấp ủy, giám sát của HĐND cấp trên, của đoàn đại biểu Quốc hội thì việc lạm dụng, lợi dụng quyền lực có thể xảy ra”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói. 

Nguồn: Hải Châu, vietnamnet

1 Phản hồi cho “Bỏ hội đồng nhân dân: Ai giám sát việc lạm quyền?”

  1. Nhu y says:

    O Vn ma co HDND hay khong khong quan trong gi ca. Toi la nguoi o VN nen toi biet. Co HDND nghia la co them tien hoi lo, tham nhung, chia chat voi nhau trong noi bo chinh quyen. Toi co thang em lam tai xe cho anh Chu tich hoi dong nhan dan huyen, anh ta chi lam chu tich HDND co 5 nam ma nha lau ,xe hoi va dat dai khong biet bao nhieu ma ke, co ca chuc ty dong. Vay thi HDND duoi che do XHCN cua nuoc ta chi them kho cho dan ma thoi! Dep bo no cai HDND, va neu tien thi thay doi ca che do CS chet tiet nay di cho dan VN nho . Ban nhieu met lam !
    (Tòa soạn: Mời bạn vào VPS Keys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

Phản hồi