WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hồ thị Bích Khương viết bản kiến nghị khẩn cấp

LTS: Chị Hồ thị Bích Khương vừa cho biết những người dân thuộc địa bàn chợ Chùa, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã làm kiến nghị thư khẩn cấp đến cơ quan chính quyền về những bất công mà họ đang phải chịu do UBND xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dùng quyền lực áp đặt gây ra.  Cụ thể chị cho biết như sau.

- Năm 1996 UBND xã Nam Anh giải phóng mặt bằng bắt chúng tôi phá hết các ký ốt mà chúng tôi đã xây dựng từ xưa để lấy đất xây một số ký ốt. Sau đó buộc chúng tôi phải đấu thầu bắt thuê mỗi ký ốt từ 10.000.000 đến 12.000.000 trong 14 năm. Nên những ai vay mượn được thì mới có tiền nộp để tiếp tục buôn bán, có chỗ làm ăn. Một số người phải từ bỏ mất quyền buôn bán tại chợ. Chúng tôi rất nghèo nên số tiền UBND xã thu cao như vậy đều phải vay mượn cho đến nay hết hạn 14 năm phần lớn chúng tôi chưa trả hết nợ.

-Ngày 28-8-2010 UBND xã lấy lại và bắt buộc chúng tôi thuê lại thời hạn 10 năm với số tiền 15.000.000đ đến 20.000.000đ. Chúng tôi vô cùng khổ sở với món nợ chưa trả được. Làm ăn tại chợ thu nhập không được bao nhiêu nhưng nếu không mượn tiền nộp thì thất nghiệp không có việc làm. Nhưng tình trạng này thì cả đời chúng tôi luôn mang nợ.

Chúng tôi cũng nêu lên rằng phần lớn nhũng người có ký ốt tại chợ Chùa buộc phải thuê lại lần này trước đây đều có ký ốt, cửa hàng ,nhà ở tại chỗ được UBND xã thu tiền cho xây nên và bị phá dỡ 1996 để buộc bắt chúng tôi phải thu lại với giá nêu trên. (Năm 1996 xã buộc chúng tôi phá dỡ không văn bản, ai không dỡ thì cho đội mạnh phá dỡ).

Tôi xin

Ký ốt năm 1996 xã xây lên nhiều nhất chỉ hết 4.000.000đ nhưng chúng tôi đã nộp số trên 10.000.000 đã gấp 3 lần tiền xa bỏ ra xây ký ốt. Nhưng vậy nếu nói bán cho chúng tôi thì xã đã kiếm lời ở mỗi người dân gấp 2 lần số tiền xã xây ra. Thì đây cũng là một cách buôn bán thu lời trắng trợn. Đáng lẽ chỉ nộp 4.000.000 thôi thì đã là ký ốt của chúng tôi rồi. Số tiền 8.000.000đ xã thu lợi của chúng tôi được quy định ở điều luật nào ch úng tôi đều không biết. Nếu có, đưa ra cho chúng tôi hiểu.

Trong thời gian buôn bán chúng tôi phải nộp bao nhiêu khoản thuế cho nhà nước, và nộp thêm cho xã 500đ tư năm 1996 đến nay. Lần này chắc nộp hơn 500đ một ngày.

- Nếu UBND xã buộc chúng tôi thuê ký ốt của xã thì chúng tôi không phải nộp số tiền lớn trên, và chúng tôi trả tiền hàng tháng, hàng quý, hàng năm như thuê nhà theo quy định của pháp luật mới đúng.

Hiện nay xã bắt chúng tôi tiếp tục thuê ký ốt 10 năm với giá từ 15.000.000 đến 2000.000 thì mới chỉ có anh Tám (Bình) phát biểu đồng ý và nói ai không đồng ý thì thôi không làm nũa, anh Dương (Tư). Chúng tôi xin thưa với các cấp rằng anh Tám có con làm việc trong UBND xã Nam Anh (anh Tám là một chủ thầu chuyên nhận các công trình xây dựng từ các xã trong huyện Nam Đàn), anh Dương (Tư) có tiệm thuốc tây lớn cũng là nhà giàu có anh em bà con với anh Tám(bình) cả hai gia đình này đều có nhà tầng. Anh Tám có xe ô tô còn lại chúng tôi đều những gia đình khổ sở đang lo lắng chưa có tiền nộp và chưa biết lo đâu số tiền lớn như vậy đẻ nộp để có chỗ làm ăn. Chúng tôi lại tiếp tục phải vay lãi và nếu tiếp tục tình trạng này thì chúng tôi mắc nợ cả đời không trả nổi. Mà không tiếp tục buôn bán thì không có tiền cho con ăn học.

Vậy nên chúng tôi làm kiến nghị này gửi đến các cấp chính quyền xem xét lại sự vô lý của bản hợp đồng năm 1996. Xác định lại chủ quyền ký ốt cho chúng tôi thấy hợp tình hợp lý. Đề nghị các cấp xem xét lại việc UBND xã Nam Anh lần này thu hồi ký ốt của chúng tôi và bắt thuê lại với giá rất cao trong khi ký ốt chưa hề nâng cấp. Chúng tôi cũng cảnh báo tình trạng học theo UBND xã Nam anh để tình trạng biến tài sản của nhân dân thành của mình đã lan tràn lên toàn huyện Nam Đàn, quê hương của Hồ chí Minh. Cụ thể nhu chợ Tro, xã Xuân Hòa, chợ Sao xã Nam Giang, Chợ Cầu xã Kim Liên, đều huyện Nam Đàn.

Nam Anh ngày 28-8-2010

Hồ thị Bích Khương : ĐT 0984.980.597

Cùng hai người dân đã ký là:

Nguyễn Thọ Hải: xóm chợ Chùa, Nam Xuân, Nam Đàn Nghệ an

Nguyễn Hoàng Phong: xóm 3, Nam Anh, Nam Đàn

Các trường hợp khác đang chờ nhau, cùng nói rằng nếu mọi người dám ký hết thi tôi mới dám ký bản kiến nghị này, bởi sợ xã không cho thuê ốt làm tiếp.

B.K còn muốn viết tiếp ý của B.K

Tôi Hồ Thị Bích Khương xin đưa các trường hợp buôn bán trong chợ cũng chung cảnh với chúng tôi. Song song với những ký ốt của chúng tôi xung quanh chợ. Hàng trăm gian hàng của người dân buôn bán trong chợ Chùa cũng sắp bị thu hồi để nộp tiền lại. Trong khi xây những gian hàng này, tôi được được biết tỉnh Nghệ An đã cho xã Nam Anh 230.000.000đ để xây dựng chợ cho dân buôn bán phát triển kinh tế. Nhưng lấy tiền tỉnh Nghệ An phá chợ của dân xây xong, UBND xã Nam Anh bắt người dân nộp thêm số tiền xây dựng chợ, mới có được những gian bán hàng để ngồi bán, ai không có tiền mà ra những gian nhà xã xây, ngồi vào những gian nhà đó xã đuổi ra phơi nắng, cho cán bộ xã và công an đưa hàng rào thép vây không cho dân buộc phải dân phải mượn tiền nộp mới được ngôi bán nay lai xây lại. Xã đã lấy tiền hai lần, một lần tỉnh Nghệ An cho và một lần do dân nộp, nhưng nay lai đuổi dân.

Phản hồi