Quân đội TQ liều lĩnh giẫm chân lên chính sách
Tác giả: Chris Buckley (Reuters). Ngọc Thu dịch
Quân đội Trung Quốc, táo bạo và đầy tham vọng để được tôn trọng, liều lĩnh chỉ đạo đường lối chống lại chính sách nhẹ nhàng của đất nước, làm tăng rủi ro về sự rối loạn và sai lầm trong khu vực đã bị cảnh giác về sự mở rộng của họ.
Các viên chức Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lớn tiếng cảnh báo rằng lợi ích quốc gia bị đe dọa do các tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng là đối thủ trên biển Đông, và phản đối kế hoạch tập trận Mỹ – Nam Hàn ở Hoàng Hải, giữa Triều Tiên và Trung Quốc.
“Một đất nước cần được tôn trọng, và quân đội cũng cần sự tôn nghiêm”, Thiếu tướng Lạc Nguyên (Luo Yuan) đã viết trong bài báo của PLA.
Nhấn mạnh quan điểm, Hải quân Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc diễn tập pháo binh ở Hoàng Hải từ thứ Tư.
Bên trong sự quyết đoán công khai, là các câu hỏi về thay đổi trong quan hệ quân sự với dân sự ở Trung Quốc, một khu vực tối tăm với những ẩn ý rộng hơn cho chính sách đối ngoại, đặc biệt là ở châu Á.
Quân đội Trung Quốc vẫn phụ thuộc Đảng Cộng sản cầm quyền, nhưng nó phát triển ít ăn khớp với các nhà lãnh đạo dân sự, và rằng những vấn đề phối hợp và hợp tác về chính sách, đặc biệt là bị sức ép.
“Quan hệ quân sự với dân sự ở Trung Quốc rất khác so với trước đây. Trước đây thường có sự hợp tác. Bây giờ là hai lĩnh vực riêng biệt”, ông Nan Li, giáo sư Trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ ở Rhode Island, người chuyên nghiên cứu về PLA, cho biết.
“Sự phối hợp giữa các cơ quan là một vấn đề lớn“, ông nói. Với Trung Quốc khám phá làm thế nào để sử dụng việc mở rộng quân sự nhanh, những điều không chắc chắn trong nội bộ như thế có thể gây hậu quả trong khu vực, nơi có sự hiện diện quân sự rất lớn của Hoa Kỳ.
“Rõ ràng là có các hệ quả rất lớn cho các lựa chọn chính sách thực sự, cả ở Bắc Kinh lẫn ở nước ngoài“, ông David Finkelstein, chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại CNA, thuộc viện nghiên cứu tại Virginia về các vấn đề an ninh, đã nói về quan hệ giữa PLA với dân sự.
“Lợi ích an ninh toàn cầu của Trung Quốc đã mở rộng nhanh hơn so với năng lực của các thể chế quan liêu truyền thống để điều khiển nó“, ông nói.
Vận động hành lang hoặc ngăn chặn giữa các viên chức dân sự và quân sự có thể làm cho việc hoạch định chính sách Trung Quốc, ngay cả không giống một dàn nhạc luyện tập chặt chẽ, mà giống như một ban nhạc với các thành viên cạnh tranh để gây sự chú ý nhiều hơn, mạo hiểm về sai lầm hay nhầm lẫn.
Một nhà chiến lược PLA gần đây đã cảnh báo nhiều.
“Khi không có sự lãnh đạo vững chắc đối với an ninh quốc gia, khi có nhiều ban bệ tham gia, sự phối hợp gặp khó khăn, các phản ứng có khuynh hướng chậm trễ, các biện pháp phản hồi thiếu tập trung, và liên tục xuất hiện các vấn đề trong các liên hệ nhất định giữa các thể chế trong việc đối phó với các vấn đề“, chiến lược gia đã nghỉ hưu, Đề đốc Dương Nghị đã viết trong một nghiên cứu xuất bản hồi cuối năm ngoái.
Đòi hỏi tôn trọng
PLA đã nhận được ngân sách chính thức gia tăng hàng năm trong hai thập kỷ, trung bình tăng 12,9% mỗi năm. Việc gia tăng đó đã làm cho họ mạnh hơn, và thiếu kiên nhẫn hơn với áp lực từ nước ngoài, Đại tá PLA, ông Lưu Minh Phúc cho biết.
“Trong quá khứ, do tập trung phát triển kinh tế và ngân sách của chúng tôi thì thấp và chúng tôi đã bị đẩy ra ngoài lề. Nhưng bây giờ thì khác. Chúng tôi hiểu rằng một đất nước thịnh vượng cần có một quân đội vững mạnh“, ông nói với Reuters hồi đầu năm nay.
Hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Gates đã thấy những điều mà ông cho là sự huênh hoang của PLA. Ông tuyên bố nó đang cản trở các nỗ lực cải thiện quan hệ quân sự, đi ngược lại các nỗ lực của chính phủ Trung Quốc để giảm bớt căng thẳng.
Lời than phiền của ông Gates đưa ra sau khi các sĩ quan PLA chỉ trích Washington kịch liệt, và khước từ các hy vọng về chuyến thăm Bắc Kinh của ông Gates và làm sống lại các mối quan hệ quân sự bị Trung Quốc đình chỉ do Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Bình luận của các sĩ quan PLA gần đây đã đưa ra nhiều từ ngữ cứng rắn nhằm vào Washington. Những tiếng lầm bầm này xuất hiện nhắm vào đối tượng ở trong nước, thèm khát tiếng nói mạnh mẽ, ông Li, phân tích gia thuộc trường Cao đẳng Hải quân Hoa Kỳ cho biết.
Nhưng bằng cách tạo ra các kỳ vọng cho công chúng và các thành phần ưu tú rằng Trung Quốc sẽ có lập trường cứng rắn, những cuộc nói chuyện như thế có thể thu hẹp chỗ cho các cuộc nói chuyện yên tĩnh khi bỏ qua các tuyên bố trước đây, hoặc gây bất ổn ở nước ngoài về người đang chỉ đạo chính sách ở Bắc Kinh.
“So với quá khứ, vai trò ảnh hưởng hoặc thúc ép do ý kiến công chúng Trung Quốc về chính sách đối ngoại của Trung Quốc là đáng chú ý“, ông Wang Wen, bình luận gia cao cấp của báo Global Times, tờ báo của những người theo chủ nghĩa dân tộc hăng hái, đã viết gần đây.
Ở Zhongnanhai, nơi có tường bao quanh Đảng Cộng sản Trung Quốc, là nơi các quyết định lớn được thực hiện, vấn đề thực sự có thể là thiếu sự phối hợp, sự trung thành hoặc phân chia hoàn toàn.
Đảng đòi hỏi lòng trung thành của quân đội khó lay chuyển, đặc biệt là lãnh đạo cao nhất hiện nay, ông Hồ Cẩm Đào, cũng là Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương, cơ quan hàng đầu về các vấn đề PLA.
“PLA vẫn là quân đội của Đảng. Họ không thể thực hiện một chính sách đối ngoại không được phép“, ông Finkelstein, phân tích gia của CNA, nói.
Tuy nhiên, dưới bức màn đoàn kết Đảng – PLA, “sự thiếu kinh nghiệm” đã hiện ra, ông Finkelstein nói.
Kể từ khi trải qua cuộc cách mạng Trung Quốc, những người như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, cả hai tham gia sâu vào việc điều khiển quân đội, các lãnh đạo Trung Quốc đã không có chuyện gì để làm với PLA cho đến khi chúng đạt đến đỉnh cao quyền lực hàng đầu. Đổi lại, các chỉ huy PLA tập trung nhiều hơn vào các ưu tiên bên ngoài.
Ông Li, phân tích gia về hải quân đã nói tới các ví dụ về những rắc rối có thể tạo ra là cuộc thử nghiệm chống vệ tinh của Trung Quốc hồi năm 2007, khi Bộ Ngoại giao cho thấy không được chuẩn bị tốt cho cuộc thử nghiệm, đã tạo ra lo ngại quốc tế đối với các mảnh vỡ không gian và các kế hoạch không gian của Bắc Kinh.
Khi nói rằng biển Đông cũng là một khu vực có “lợi ích quốc gia cốt lõi” của Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách của đất nước cũng đã đánh liều với uy tín của họ, bởi vì hải quân của họ không đủ mạnh để thực thi kiểm soát trên biển, ông Li nói.
“Khi nâng nó lên thành lợi ích quốc gia cốt lõi mà không có phương tiện để bảo vệ nó, sự răn đe của Trung Quốc bị suy yếu“, ông nói.
© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)