WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài học ngày khai trường: Nói dối trơ trẽn

Sáng hôm qua, đi ngang một trường ở khu vực quận 5 (Sài Gòn) tôi bỗng nghe tiếng trống ếch đập tung tung tung liên hồi, rộn rã. Tôi phải ngoái lại nhìn xem sự kiện gì thì thấy một tấm băng-rôn to đùng màu đỏ chữ trắng nằm ngạo nghễ trên cổng trường: “Chào mừng quý phụ huynh, quý đại biểu và toàn thể các em học sinh thân yêu nhân ngày khai giảng năm học mới”.

Nhìn vào cổng trường, thấy học sinh, thầy cô giáo và “quý đại biểu” xếp hàng kín sân trường, không khí nhốn nháo, nhộn nhịp, micrô âm thanh oang oang chĩa ra đường để cùng nhau “khai giảng năm học mới”. Vòng qua các con đường khác cũng thấy băng-rôn, con người y chang như vậy.

Nữ sinh lớp 10 trường THPT Ða Phước đang diễu hành quanh sân trường trong ngày khai giảng. (Hình: Tuổi Trẻ)

“Ủa, tui đọc báo thấy nói học sinh nhập trường đi học chính thức từ ngày 16 tháng 8 rồi mà?”. Bạn tôi nói: “Mèn ơi! Bà quê quá đi, cái đó người ta kêu bằng ‘tựu trường’, ‘bắt đầu năm học mới’ chớ chưa có ‘khai giảng’, ‘khai trường’. Bữa nay mới là ‘khai trường’ nè!” Tôi ngạc nhiên: “Sao lạ vậy? Hồi tui đi học trở về trước thì ‘khai giảng’, ‘khai trường’, ‘tựu trường’, ‘bắt đầu năm học mới’ là một thứ chớ mấy thứ? Ðã đi học hơn nửa tháng nay, bạn bè cũ xì, bàn ghế cũ xì, thầy cô cũng cũ xì rồi luôn. Học trò nó giỡn phá muốn banh cái lớp học rồi còn ‘khai’ gì nữa? Sao hổng ‘khai’ luôn hồi 16 tháng 8 cho nó tiện?” Bạn tôi ú ớ nói: “Hồi tui đi học cũng vậy. Bây giờ thì năm sáu năm nay như vậy, ai mà biết được mấy ổng muốn gì”. “Mấy ổng” ở đây là “Mấy ông Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo” đó.

Về nhà xem lại thấy báo Tuổi Trẻ 16 tháng 8 năm 2010 viết: “Hôm nay (16 tháng 8), hơn 900,000 học sinh tiểu học, THCS và THPT tại TP. HCM chính thức bước vào năm học mới 2010-2011. Theo Sở GD-ÐT TP. HCM, kế hoạch năm học như vậy sẽ tạo điều kiện cho học sinh được nghỉ Tết Nguyên Ðán nhiều hơn bình thường”. Báo Dân Trí còn đăng sớm tin này ngay từ ngày 01 tháng 8 năm 2010: “Thông tin từ Sở GD-ÐT Hà Nội cho biết, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch thời gian năm học 2010-2011. Theo đó, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố sẽ tựu trường vào ngày 16 tháng 8 năm 2010”.

Vậy mà VNExpress hôm nay tán: “Trong tiết trời nắng đẹp, hàng nghìn học sinh Sài Gòn sáng nay nhộn nhịp tham gia ngày hội khai giảng năm học 2010-2011”, “Các bạn học sinh lớp 10 háo hức dự lễ khai giảng, lần đầu bước vào môi trường học mới”.

SGGP đưa tin: “Ngày 4 tháng 9, cùng với niềm hân hoan chào đón năm học mới của học sinh khắp mọi miền đất nước, thầy và trò thủ đô Hà Nội vinh dự được đón Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh, Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết đến dự lễ khai trường”, “Sáng 4 tháng 9, Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự lễ khai giảng năm học mới 2010-2011 cùng thầy trò trường THCS Phan Chu Trinh (TP. Ðà Lạt, tỉnh Lâm Ðồng). Cùng dự lễ khai giảng có Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo Nguyễn Thị Nghĩa và lãnh đạo tỉnh Lâm Ðồng”. Tại Sài Gòn thì “Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, Chủ Tịch UBND TP Lê Hoàng Quân, Chủ Tịch HÐND TP Phạm Phương Thảo và lãnh đạo thành phố dự khai giảng, chia vui cùng giáo viên, học sinh”.

Ông Phạm Văn Ðại – hiệu trưởng ngôi trường nổi tiếng nhất Hà Nội đọc diễn văn khai mạc như sau: “Hôm nay trong không khí tưng bừng phấn khởi kỷ niệm 65 năm cách mạng tháng 8, quốc khánh 2 tháng 9 và đón chào Ðại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, cùng với hàng triệu thầy giáo, cô giáo và học sinh cả nước, thầy và trò trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới, năm học 2010-2011”. Dĩ nhiên, với các trường khác, trong diễn văn khai mạc của quý thầy, cô hiệu trưởng không thể thiếu câu: “…Thay mặt nhà trường, tôi xin tuyên bố khai giảng năm học 2010-2011 của trường…” (?!)

Nhóm học sinh THCS Thạnh An ở khu Nông trường Quận Nhất, ấp Thiềng Liềng xã Thạnh An huyện Cần Giờ, ngoại thành Sài Gòn băng rừng trong đêm kịp đến trường khai giảng năm học mới. (Hình: báo Tuổi Trẻ chụp lúc 4 giờ sáng ngày 4 tháng 9)

Học trò đã đi học chính thức trước ít nhất là hai tuần, nếu tính luôn tới ngày 04 tháng 9 năm 2010 thì các trường dạy và học đã 20 ngày rồi thầy trò mới được “các bác lãnh đạo” “chia vui”. Mắc cười nhất là cái câu “niềm hân hoan chào đón năm học mới của học sinh khắp mọi miền đất nước”, vậy có thể hiểu là 20 ngày qua “thầy trò chúng nó” phải buồn rầu vì dạy và học lén- lút- trong- sự- cho- phép?

VOH (Ðài Tiếng Nói Nhân Dân TP. HCM) ngày 05 tháng 9 năm 2010 trích đăng một đoạn thư Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết: “Vừa qua, chúng ta vô cùng tự hào đón tin vui: Giáo Sư Ngô Bảo Châu, người Việt Nam đầu tiên được vinh danh và nhận giải thưởng Fields, giải thưởng cao quý nhất dành cho những nhà toán học đạt thành tựu kiệt xuất trên thế giới. Tôi mong các em hãy noi theo các tấm gương học giỏi, rèn luyện tốt, đặc biệt là của Giáo Sư Ngô Bảo Châu, vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao khoa học, làm rạng danh dân tộc”. Rõ ràng, thư mang đầy tính “thời sự nóng bỏng” khi lồng vào sự kiện Giáo Sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng.

Chúng ta đều biết rằng Tổng Thống Ấn Ðộ Pratibha Patil trao huy chương Fields cho GS Ngô Bảo Châu lúc 12:55 (giờ Hà Nội) ngày 19 tháng 8 năm 2010. Vì vậy, thư của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết chỉ có thể đề cập sự kiện Ngô Bảo Châu sau khi giải thưởng được chính thức trao tặng, chớ không thể viết trước được (rủi “xộ” thì chỉ có nước lấy mo cau đậy mặt, còn gì là thể diện chủ tịch một nước nữa), nên thư này là viết cho ngày 4 tháng 9 năm 2010 chớ không phải viết cho ngày 16 tháng 8 (trước ngày trao giải Fields đến 3 ngày).

Trường Trung Học Cơ Sở Thi Sơn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam lên hẳn một kế hoạch chi tiết cho lễ khai giảng ngày 5 tháng 9, trong đó có những nội dung sau: “Viết và đọc diễn văn khai giảng, viết và đọc cảm xúc nhà giáo ngày khai trường, duyệt bài viết cảm xúc của học sinh ngày khai trường, đọc thư chủ tịch nước, phát biểu cấp trên”.

Tôi chợt nhớ đến bài văn bất hủ “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh trong sách giáo khoa hồi xưa:

Hằng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”.

Thời xưa, ai mà chẳng đã từng trải qua cái cảm xúc của lần đầu tiên đi học, hay ngày đầu tiên được trở lại trường gặp bạn cũ, trường xưa, thầy cô giáo kính yêu sau 3 tháng nghỉ hè dài nó lâng lâng, nôn nao, náo nức chờ đợi và vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc. Giờ đây sau 20 ngày học mệt mỏi, cảm giác mới lạ ban đầu đã qua, liệu các em học sinh có còn “cảm xúc” để viết về ngày khai trường hay lại là một “người lớn đáng kính” nào đó viết sẵn rồi đưa cho một em lên bục “phát loa” như cái máy?

Hèn gì, một bạn đọc báo Tuổi Trẻ Cười (số tháng 8 năm 2010) viết: “Sao phân biệt nào là tựu trường, rồi khai giảng chi cho mệt vậy hén mày? Như năm rồi, mày nhớ hông, mình tập trung 2 tuần rồi thầy hiệu trưởng mới tuyên bố: “Tôi xin chính thức khai giảng năm học mới”… làm thằng Tí đang đứng trong đội trống không nhịn được, cười sằng sặc trên sân khấu, nên sau đó phải làm bản kiểm điểm. Theo tao, thầy cứ nói phứt là ‘Năm học mới đã dzô cách đây 2 tuần, hôm nay, tui xin hợp pháp niềm vui đó của các bậc cha mẹ thành ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường…. ’ ’ nghe có phải hợp lý không?”

Không thể nói rằng cái tập thể “người lớn đáng kính” từ ông Nguyễn Minh Triết, ông Nông Ðức Mạnh, ông Nguyễn Thiện Nhân, các ông chủ tịch UBND tỉnh (đặc biệt là ở hai thành phố phố lớn Hà Nội và Sài Gòn), đến các hiệu trưởng đều không biết học sinh đã đi học ngày 16 tháng 8, nhưng vẫn cứ cố phải tổ chức rầm rộ “long trọng khai giảng” vào ngày 4 tháng 9. Cái sự “học chui hợp pháp”, “khai giảng cũ xì” này mỗi năm vẫn “đến hẹn lại lên”. Tâm hồn con trẻ như những trang giấy trắng tinh chưa nhuốm bụi đời sẽ học được gì từ các “người lớn đáng kính” trong ngày khai giảng ngoài bài học “nói dối trơ trẽn” cứ lặp đi lặp lại?

Nguồn: Blog Tạ Phong Tần

1 Phản hồi cho “Bài học ngày khai trường: Nói dối trơ trẽn”

  1. hanh says:

    hay!

Phản hồi