WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chung quanh lời tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh

Nhà báo Trần Bình Nam trả lời phỏng vấn RFA

Thanh Quang: Thưa ông, tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ QPVN, bị nhiều chỉ trích về hành động sai trái của ông ta trong quá khứ, nhất là liên quan vụ Tổng Cục 2 và T4. Đặc biệt là gần đây nhất, ngay sau diễn tiến tốt đẹp về mối quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ được nâng lên cấp thứ trưởng lần đầu tiên, qua đó tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp gỡ Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Shers, thì ông Vịnh sang Bắc Kinh nhấn mạnh rằng VN “ủng hộ và vui mừng” trước sự phát triển quốc phòng của TQ, và cam kết chính sách quốc phòng “3 không” của VN mà chúng ta sẽ đề cập ở phần sau. Điều này khiến nhiều ý kiến phẩn nộ, cho rằng tướng Vịnh nói riêng và Hà Nội nói chung luồn cúi, nhu nhược trước Bắc Kinh và bỏ qua cơ hội khai thác sức mạnh của Mỹ để bảo vệ tổ quốc.

Nhưng trong bài viết hồi đầu tháng 9 này tựa đề “Một cách nhìn khác về Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng”, ông đã mở đầu rằng “…trong sự chuyển hướng chính sách trước mắt, ông Nguyễn Chí Vịnh đã thi hành công tác ngọai giao/chính trị của Bộ Chính trị đảng CSVN một cách hòan hảo xứng hợp với chức vụ thứ trưởng Bộ Quốc phòng của ông”.

Xin ông cho biết lý do ông lập luận như vậy?

Trần Bình Nam: Tôi không có ngạc nhiên gì khi thấy có một số báo chí và một số nhà bình luận hải ngoại chỉ trích tướng Nguyễn Chí Vịnh, là vì ông ta từng mang tiếng là thân Trung Quốc. Thân Trung Quốc đã trở thành cái nhãn hiệu của ông ta. Nhưng nếu chúng ta tạm quên cái nhãn hiệu đó để quan sát và phân tích động thái và lời lẽ của ông qua cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 25 tháng 8 vừa rồi thì chúng ta phải công nhận rằng trước những câu hỏi hắc búa của báo giới, ông Vịnh đã trả lời rất khôn khéo và rất ngoại giao. Nội dung các câu trả lời của ông Vịnh đã xác định được cái lập trường của Chính Phủ Việt Nam là không thiên về phe nào trong hai phe Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Thanh Quang: Trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều dấu hiệu khá rõ nét và đáng ngại là giới lãnh đạo Hà Nội tỏ ra quá mềm yếu, không bảo vệ được ngư dân Việt Nam, rồi sẵn sàng nặng tay đối với người dân dám công khai phản đối Phương Bắc ngang ngược lấn lướt Việt Nam, nhưng qua bài viết vừa nói của ông thì ông lưu ý rằng có dấu hiệu từ nhiều năm qua họ – tức cấp lãnh đạo chóp bu của Đảng CSVN – trăn trở tìm một con đường thoát nanh vuốt của Trung Quốc.

Xin ông giải thích về điểm này ạ.

Trần Bình Nam: Vâng, có một điều chúng ta cần nhận thấy là thế nước nhỏ đôi khi rất khó khăn, nhất là giữa nước nhỏ như Việt Nam chúng ta bên cạnh một nước lớn như Trung Quốc đang vươn lên để trở thành siêu cường. Nước nhỏ cạnh nước lớn như vậy muốn yên thân thì phải khôn khéo, giống như ông cha chúng ta trong quá khứ có lúc rất mạnh có thể đánh Trung Quốc nhưng vẫn phải khôn khéo với Trung Quốc như thường.

Và càng phải khôn khéo khi không có một đối trọng nào với Trung Quốc bên cạnh. Nhưng đôi khi khéo quá thì cũng trở thành nhu nhược như chúng ta đã thấy. Hà Nội có vẻ nhu nhược đối với Trung Quốc trong các vụ tranh đất, tranh biển, vụ nhượng mỏ bô-xít, vụ ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt nạt và không được bảo vệ một cách thích đáng, vụ Hoàng Sa – Trường Sa, v..v.

Nhưng dưới cái bề ngoài rắc rối mọi bề đó chúng ta cũng ghi nhận được là Hà Nội cũng đã từng trăn trở tìm con đường thoát hiểm. Về vấn đề này thì giữa năm 2008 ông Giáo Sư Carl Thayer, thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng Úc Châu, có viết một tài liệu, mà theo nội dung tài liệu đó thì các hoạt động tìm đường thoát hiểm của Việt Nam đối với Trung Quốc được bắt đầu ngay sau khi Việt Nam tái thiết lập bang giao trong tư thế cầu cạnh Trung Quốc, sau khi Khối Liên Xô sụp đổ, không còn chỗ dựa vào năm 1991. Và sự tìm đường thoát hiểm này chuyển biến theo một nhịp độ nhanh hơn kể từ Đại Hội X của Đảng CSVN năm 2006, nhất là sau chuyến thăm viếng của Tổng Thống Bush và Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO).

Theo tài liệu đó, nói về nỗ lực thoát hiểm trong lĩnh vực ngoại giao thì từ tháng 11-1991 khi Việt Nam tái thiết lập bang giao với Trung Quốc cho đến năm 2004 Việt Nam đã nỗ lực tối đa tìm kiếm đồng minh và làm thân với nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Liên Bang Nga, Hoa Kỳ, Pháp, Nam Dương (Indonesia), Singapore, Nhật Bản, Úc, ngay cả những nước rất là nhỏ như Miến Điện (Myanmar), Ukraine, Ba Lan, v.v. và đặc biệt trong láng giềng của mình Việt Nam thắt chặt quan hệ quốc phòng với các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), nhất là với Thái Lan và Phi Luật Tân (Philippines).

Về mặt quốc phòng thì từ năm 1991Việt Nam đã bắt đầu lo trang bị vũ khí và mua khá nhiều vũ khí của Nga, và chẳng những của Nga mà còn mua vũ khí của Do Thái, của Nam Hàn (Hàn Quốc).

Và khởi điểm từ Đại Hội X của Đảng CSVN tháng Tư năm 2006, nhất là khi Tổng Thống Mỹ George W. Bush đến Hà Nội dự hội nghị thưởng niên APEC cuối năm đó và sau khi Việt Nam vào WTO, theo tài liệu của GS Carl Thayer, thì trong nội bộ giới lãnh đạo Hà Nội đã xuất hiện hai khuynh hướng, một khuynh hướng bảo thủ tức là khuynh hướng cảnh giác chính sách diễn biến hòa bình của Hoa Kỳ, và một khuynh hướng khác gọi là khuynh hướng hội nhập chủ trương hòa mình nhanh chóng vào kinh tế toàn cầu, mà trong đó Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng.

Và mới đây nhất, từ tháng 7, sau hội nghị ARF tại Hà Nội, Ngoại Trưởng Hillary Clinton đến đó và công bố chính sách mới của Hoa Kỳ tại Biển Đông, nhìn những động thái của Việt Nam thì thấy ngay rằng Việt Nam hết sức phấn khởi trong sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ, chứng tỏ rằng Việt Nam từng trăn trở tìm đường thoát hiểm khỏi nanh vuốt của Trung Quốc. Và đến thời điểm này là thời điểm thuận lợi nhất vì có thêm một đồng minh Hoa Kỳ, mặc dù Hoa Kỳ hành động vì quyền lợi của Hoa Kỳ. Nhưng khi hai bên có những quyền lợi như nhau thì có thể hợp tác và thỏa thuận với nhau trong các công việc chung.

Thanh Quang: Trở lại chính sách ba không mà Việt Nam cam kết với Bắc Kinh, gồm (1) không tham gia các liên minh quân sự hoặc là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, (2) không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, và (3) không dự vào nước này để chống nước kia.

Theo ông, chính sách quốc phòng “ba không” đó liệu có gây trở ngại cho sự hợp tác quân sự Việt – Mỹ không, và có mở đường cho Bắc Kinh dễ lấn chiếm Việt Nam hơn hay không?

Trần Bình Nam: Tôi không nghĩ như vậy. Chúng ta nên nhớ rằng trong thời gian Chiến Tranh Lạnh, các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nhỏ phải sắp hàng dưới hai chiếc dù, hoặc là chiếc dù Liên Bang Xô Viết, hoặc là chiếc dù Hoa Kỳ, vì vậy cho nên trong thời gian đó liên minh quân sự là chuyện thông thường, Nhưng 20 năm qua, sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt chúng ta thấy vấn đề liên minh quân sự rất ít được đặt ra vì không có nhu cầu đó. Trong bối cảnh đó chính sách “ba không” của Việt Nam hoàn toàn không có tính chất gì chống Hoa Kỳ cả. Nó chỉ là một chính sách thực tế, phù hợp với thực trạng thế giới hôm nay mà thôi.

Chính sách “ba không” đó theo tôi nhận xét là một chính sách cân đối, khôn ngoan, phù hợp với thế đứng và quyền lợi của Việt Nam hiện nay. Việt Nam không cần phải chính thức liên minh quân sự với Hoa Kỳ mới được bảo vệ. Nếu bị Trung Quốc tấn công một cách vô cớ thì Hoa Kỳ và thế giới với lời yêu cầu chính thức của Việt Nam vẫn có thể đến giúp đỡ như thường.

Và chúng ta nên để ý cách phát biểu của ông Nguyễn Chí Vịnh khi ông nói về chính sách “ba không” . Ông Vịnh đã nói như thế này: “Về phần Việt Nam, chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ”, nhưng ngay sau đó ông nhấn mạnh rằng “không chỉ với Mỹ mà Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào”, thì rõ ràng ý của ông Nguyễn Chí Vịnh là chính sách “ba không” là không với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, và do đó chính sách này không thể được xem là chính sách chống Hoa Kỳ mà cũng không nên xem đây là chính sách thân Trung Quốc.

Chính sách “ba không” sẽ không gây trở ngại cho các chương trình trao đổi quân sự hiện có giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, và cũng không tạo thêm điều kiện nào dễ dãi để cho Bắc Kinh lấn chiếm Việt Nam cả.

Thanh Quang: Và sau cùng, thưa ông, khi lên tiếng với Đài Tiếng Nói Việt Nam thường trú tại Bắc Kinh thì Tướng Nguyễn Chí Vịnh có nói rằng Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ đại cục tốt đẹp cho nên trước sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng, Việt Nam ủng hộ và vui mừng, sự ủng hộ ấy phát xuất từ mong muốn và niềm tin rằng Trung Quốc sẽ không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại tới chủ quyền và lợi ích của các nước khác, và cũng không sử dụng sức mạnh ấy làm phương hại tới hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới. Thưa ông, liệu sự mong muốn và niềm tin như vậy của Tướng Nguyễn Chí Vịnh có mâu thuẫn với thực tại là Trung Quốc đã và đang gây phương hại tới chủ quyền và lợi ích của Việt Nam và sẵn sàng xử dụng sức mạnh khiến đe dọa tới hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới không ạ?

Trần Bình Nam: Vâng, tôi nghĩ lời ông Nguyễn Chí Vịnh dùng là “mong muốn và tin tưởng” một nước lân bang có nền quốc phòng vững mạnh để bảo vệ hòa bình, thì đó là ngôn ngữ ngoại giao thông thường thôi, không có tính cách gì gọi là xu phụ hay là làm yếu kém tư thế của Việt Nam. Hơn nữa, khi nói về sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc có thể đóng góp cho những công việc hữu ích của thế giới thì ông Vịnh nói rằng ông mong muốn Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh quốc phòng này để tham gia tích cực vào các việc cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa.

Ông Vịnh nghĩ rằng đó quả thực là một điều tốt cho cả Trung Quốc lẫn khu vực. Việc dùng sức mạnh quốc phòng như vậy thật sự hữu ích cho hòa bình thế giới và ổn định khu vực, như chúng ta nhớ Hoa Kỳ đã từng làm, đặc biệt trong vụ sóng thần tsunami đánh vào Indonessia và Thái Lan cách đây vài năm. Hoa Kỳ đã triển khai quân đội để tiếp tế lương thực, thuốc men, mùng mền cho các nạn nhân ở đó.

Và Việt Nam, theo cách phát biểu của ông Nguyễn Chí Vịnh, chỉ mong muốnTrung Quốc sử dụng sức mạnh quốc phòng như vậy mà thôi.

Nhân đây tôi cũng muốn nói rộng một điều là trong câu trả lời của ông Nguyễn Chí Vịnh ông dùng từ là “phát triển quốc phòng của Trung Quốc” và “quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nhưng rất tiếc trong bản tin sớm nhất bằng Anh Ngữ của Tân Hoa Xã phổ biến ngay trong ngày hôm đó, ngày họp báo, tức ngày 25 tháng 8, thì Tân Hoa Xã đã cố tình viết chệch ra là “phát triển quân sự” và làm cho dư luận thế giới hiểu lầm quan điểm của Việt Nam.

Trong ngôn ngữ ngoại giao thì “phát triển quốc phòng” và “phát triển quân sự” có ý nghĩa khác nhau. Phát triển quốc phòng có thể bao gồm các lãnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự và nó có tính tự vệ, trong khi phát triển quân sự có tính “phóng tầm sức mạnh” ra ngoài và đe dọa lân bang.

Qua sự cầm nhầm chữ này trong bản tin Anh Ngữ của Tân Hoa Xã rõ là Trung Quốc cố ý nhập nhằng để cho thế giới thấy Việt Nam chỉ “ba không” với Hoa Kỳ nhưng lại ủng hộ sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Tôi nghĩ đây là một sự cầm nhầm cần phải được đính chính.

Thanh Quang: Xin cảm ơn nhà bình luận Trần Bình Nam

Bài phỏng vấn do ông Trần Bình Nam gửi đăng

6 Phản hồi cho “Chung quanh lời tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh”

  1. Trần Như Nhộng says:

    Một anh Bình Luận Thời Cuộc (C.Trị) bất quá cũng chỉ là một anh ngồi Tán Phét mà Đài Mướn để Rông
    rài cho qua giờ! Chứ kiến thức của anh ta cũng được bao nhiêu mà tự cho mình đóng vai “Thầy” đời !
    Cứ như một nhà Ngoại Giao ” lõi đời” để cho điểm Nguyễn Chí Vinh đã Sử Sự Khéo với Ngôn Ngữ của một nhà ngoại giao Khôn Khéo, chừng mực, đúng cỡ! ( với TBN ! ) Chẳng qua cũng chỉ là Một đám ” Cá mè một lứa ” ” Theo đóm ăn tàn! được đám đàn em đội lên đàu ! cho Xôm tụ của Hội đồng Nhà chuột ! Vừa thấy Bóng MÈO là đã CHẠY VÃI ĐÁI rôi! nghe cho Vui Chuyện, chứ ai chả biết !

  2. D.Nhật Lệ says:

    Mỗi người mỗi ý,do đó đối với tôi,bài viết của TBN.chẳng có gì xuất sắc,nếu không muốn nói là ông ta đã a dua,với NCV.Mà đó là ông ta chỉ ăn theo,nói leo dựa vào những lời đầu môi chót lưỡi của NCV.,chứ không chịu phân tích tình hình chính trị-kinh tế VN.hiện nay dưới tác động chi phối của Tàu.Điều này ai cũng biết.VN.hiện nhập siêu của Tàu lên đến 80% và hầu hết mọi công trình về điện lực,thiết kế &xây dựng các nhà máy xi măng,nguyên tử,ngay cả bauxite v.v.đều vào tay nhà thầu Tàu.Kinh tế VN.không thể cạnh tranh vì hàng hóa Tàu tràn ngập thị trường thế giới với giá rẻ hơn VN.Đã thế,hàng hóa Tàu tràn ngập thị trường nội địa khiến chính dân ta cũng không dùng hàng hoá của ta,vậy thì lấy gì mà chủ động sản xuất hàng hóa trong mục đích gia tăng xuất khẩu và hạ nhập khẩu ?
    Điều thiếu sót của TBN.là ông ta không quan tâm gì đến Thông cáo Chung giữa 2 TBT.CS.Tàu & VN.
    mà lẽ ra ông ta phải phán đoán dựa vào những lời lẽ ở trong này hơn là tin vào cách trả lời vòng vo
    có tính đối phó của NCV.Những lời tuyên bố đó của NCV.nói chung chung với nước nào cũng được cả.Chẳng lẽ Thông cáo Chung xác định Tàu-VN.hợp tác TOÀN DIỆN được ký bởi 2 lãnh tụ cao nhất
    lại là tờ giấy LỘN,không có ý nghĩa gì so với lời nói của thứ trưởng NCV.hay sao ? Làm sao ông TBN.lại dễ dãi suy luận ngược đời như thế dưới chế độ CS.được phân cấp chặt chẽ ?
    Nếu không phải thì có lẽ TBN.cho rằng những kẻ có thành tích bất hảo như NCV.mới dám mơ làm người HÙNG hầu chuộc lỗi từng phạm phải trong qúa khứ chăng ? Gương miền Nam (VNCH.) còn
    đó,từng có NCK.ăn chơi liều mạng, để rồi tham lam lo tranh quyền đoạt lợi khiến cho miền Nam nát
    bét,quân đội thì chia phe theo Thiệu,theo Kỳ mà chẳng có kế sách gì hữu hiệu,thua xa 1 trời 1 vực
    so với Tưóng Phác Chánh Hy của Hàn,người đã biến nưóc này trở thành 1 nền kinh tế có trọng lượng trên thế giới,có đủ sức cạnh tranh với Nhật về mọi loại hàng hóa,từ xe hơi đến điện-điện tử.
    Phải chăng NCV.được TBN.xem như chiếc phao cuối cùng sau khi ông hết hy vọng ở CSVN.?
    Hay là trí óc ông đã lão hóa rồi chăng ?

  3. tran van long says:

    Xin gửi anh Nguyễn Hữu Viện
    Chắc a xa Tổ quốc lâu qua nên việc cập nhật tin tức trong nước có phần không kịp thời và được tiếp cận những thông tin đặc biệt. VN bây giờ chính quyền MA vẫn tồn tại nhưng đã thay đổi đối sách với TQ. Từ giưa 2009 TQ cho VN 20ty USD đẻ phản ứng với khoản Hoa kỳ trả cho 1 ng nào đó sau vụ này thì chính kiến của VN về TQ đã được thay đổi 180độ. Những ng VN yêu nước đã đứng lên với kho vũ khí thật siêu khủng do VNCH để lại – vì VNCH đứng thứ 3 thế giới về hạt nhân. Việc này chắc a kg biết! tôi có vinh hạnh được chứng kiến kiểm tra các đầu đạn đó cũng như tôi đã được gặp a tại tư gia của gia đinh a ở Paris.
    Chúc a mạnh khỏe và cần có những cách nhìn khác quan hơn nữa. Có gì a cần hay mail cho em , ok?

    • Vũ Duy Giang says:

      Ngày xưa HCM viết bài tự ca tụng dưới tên Trần dân Tiên,bây giờ cũng có người làm thơ
      “lẩn”thẩn dưới tên Triệu lương dân(dân có lương 1 triệu..đồng?!)sau khi bị phê bình dưới tên thật vện!Nhưng lại nhờ bạn bè,bà con viết bài ca tụng,và cùng dọng khủng long như:
      “kho vũ khí thật siêu khủng VNCH để lại,vì VNCH đứng thứ 3 thế giới về hạt nhân”… (bánh?!), vì không biết dùng nên phải cùng”Đồng minh tháo chạy”?!)…tôi có vinh hạnh được chứng liến KIỂM TRA các đầu đạn đó(?!),cũng như tôi đã được GẶP anh tại tư gia anh ở Paris”.Thật là KHỦNG khiếp,cuộc gặp gở của những người…khủng…KHÙNG!

  4. Trương Tùng says:

    Bảo vệ chủ qytền Quốc gia là thiêng liêng.
    “Nếu chính sách quốc phòng của Việt Nam vì mục đích bảo vệ tổ quốc thì ông Vịnh phải tuyên bố với Trung Quốc rằng: Chính sách quốc phòng của Việt Nam là không đe dọa, xâm phạm chủ quyền của bất cứ nước nào; không liên minh và không cho bất cứ nước nào sử dụng lãnh thổ Việt Nam để đe doạ, chống lại nước thứ ba; nhưng Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, bảo vệ lợi ích quốc gia nếu bị đe dọa, xâm lược bởi bất cứ nước nào.”
    Tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh là nhu nhược luồn cúi TQ bán rẻ chủ quyền đất nước !

  5. Vũ Duy Giang says:

    Nhiều người có thành tích Guinness về”vào tù,ra khám”của CS, nhưng”khôn ngoan”như BS.Nguyễn đăng Quế,dại dột như Trần anh Kim(mà có người coi là”sang,nên bắt quàng …thân chúc”!).Hơn nữa,có những người như Nguyễn chí Vịnh(mà ông Trần bình Nam phân tích rất đúng trong bài phỏng vấn của RFA)mà ai nổng nổi(kém bề xâu)về chính trường đã vội kết tội cùng Lê chiêu Thống(là tên đã được đặt cho cho nhóm MA,và Hoàng văn Hoan,trong mục”phản hồi”cũa ĐCV,và từ đó bị bắt chước để chụp mũ”LCT”cho NCV,và”ngả mũ”chào TAK!).Thực ra quá trình sự nghiệp của Nguyển chí Vịnh có những điểm giống cựu CT,và Thủ tướng PUTIN(Nga),như Putin đã chỉ huy KGB(phản gián của Nga),và NCV điều khiển T2.Kết quả là Putin đã lấy lại vị thế cường quốc của Nga,còn NCV có thể làm gì cho VN sống yên bên cạnh láng giềng khổng lồ TQ?Chụp mũ”LCT”cho NCV là quá vội vàng(theo phân tích của ông Trần bình Nam),và quá dể dàng!

Leave a Reply to Vũ Duy Giang