Vấn nạn “lên đồng tập thể ở Việt Nam”
Thế nào là “lên đồng”? theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ”.
Tôi chưa được tham dự buổi ‘lên đồng’ nào, nên tạm hiểu ‘lên đồng’ là hành động ‘thoát trần’, với một phương pháp đặc biệt người lên đồng tạo ra một cảm giác ‘nửa hư, nửa thực’ và nhập vào một thế giới huyền ảo, mục đích là thoả mãn một nhu cầu tâm linh nào đó.
Xét trên khía cạnh “tín ngưỡng dân gian” thì hành vi ‘lên đồng” có thể chấp nhận được vì nó có một sức sống mãnh liệt đã được minh chứng qua thời gian.
Tất nhiên tôi không có ý kiến gì về vấn đề ‘tín ngưỡng’ này của người Việt. Thế nhưng nếu hiểu rộng ra rằng “lên đồng’ là trạng thái “hư hư, thực thực” do con người tạo ra để mê hoặc, đánh lừa bản thân mình và người khác để tránh né hiện thực và tạo ra cảm giác ảo, không thật và nhất là khi sự ‘lên đồng’ đó được tạo ra bởi một đám đông và được chính quyền tổ chức hay khuyến khích thì vấn đề đã trở nên nghiêm trọng.
Nếu một buổi ‘lên đồng’ của một vài cá nhân thì không nói làm gì nhưng cả một tập thể hay thậm chí cả hàng vạn người cùng ‘lên đồng’ một lượt thì quả thật vấn đề rất cần được mổ xẻ. Điều đáng ngại nhất là ở chỗ: chính nhà nước Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam là những người đã tạo ra những cơn ‘lên đồng tập thể’! Việc lên đồng tập thể do nhà nước đứng ra tổ chức dễ thấy nhất là các lễ hội lớn nhỏ được tổ chức hàng năm trên mọi miền tổ quốc. Chính quyền đã bỏ ra một số tiền vô cùng lớn (hàng nghìn tỉ đồng) để tổ chức những lễ hội cực kỳ hoành tráng và tốn kém nhằm ru ngủ người dân Việt Nam với những cảm giác ‘ảo’ rằng người Việt Nam là nhất, là số một trên thế giới, cuộc sống bây giờ tại Việt Nam đang rất tốt đẹp v.v. Những bài hát có nội dung như “ta tự hào là người Việt Nam”, “người Việt Nam là con rồng cháu tiên”… được khuyến khích và hát đi hát lại mãi không biết chán trong các dịp lễ hội. Những hành động phù phiếm và giả tạo này đã tạo ra một cơn ‘lên đồng” tập thể cho nhiều người Việt Nam, nhất là những người ít hiểu biết. Cứ tưởng rằng Việt Nam đang là nhất trên thế giới!
Một ví dụ cho sự lên đồng tập thể này là sự ăn mừng ‘chiến thắng’ của Việt Nam sau các trận bóng đá ở khu vực Đông Nam Á. Chỉ cần một trận bóng thắng Xinhgapo hay Thái Lan thôi thì tối đó cả đất nước như chìm trong niềm vui bất tận như thể rằng ngày mai Việt Nam sẽ khác ngày hôm nay, ngày mai Việt Nam sẽ ‘hoá rồng, hoá tiên’ ngay lập tức. Kết quả tốt chưa thấy đâu nhưng vài ba người chết và hàng trăm người bị thương sau mỗi lần ‘ăn mừng’ này thì thấy rất rõ.
Hiện tượng lên đồng tập thể mới nhất có sự tham gia của Chủ tịch nước, thủ tướng và hơn 700 tờ báo cũng như toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam là chuyện giáo sư Ngô Bảo Châu được giải thưởng Fieds về toán học. Đành rằng đây là niềm tự hào của cả đất nước Việt Nam nhưng có nên lợi dụng nó để cùng ‘lên đồng’ cả nước như vậy hay không? Nực cười hơn nữa là những phát biểu kiểu “cần nhân rộng mô hình Ngô bảo Châu” hay “cần có nhiều Ngô Bảo Châu hơn nữa”… Cứ làm như Ngô Bảo Châu là cái xe đạp, cố gắng là có thể sản xuất thêm vài chiếc!
Ngày đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội sắp tới đây cũng vậy. Nếu nhà nước chỉ phát động phong trào và để người dân Việt Nam, các hội đoàn tự tổ chức thì không nói làm gì; thế nhưng đại lễ này được tổ chức với kinh phí khổng lồ 10% GDP của cả nước, có nguồn tin khoảng 2000 tỉ đồng, có nguồn tin khoảng 4 tỉ đô la, tương đương với số tiền mà tập đoàn Vinashin đổ xuống sông xuống biển. Con số thực tế bao nhiêu và chi cho những gì thì có trời và ‘đảng ta’ mới biết được. Riêng việc tốn 100 tỉ đồng để ‘thuê’ Trung Quốc sản xuất bộ phim Lý Công Uẩn -Đường tới thành Thăng Long mà 99% là giống với phim Trung Quốc đang bị dư luận và giới học thuật kịch liệt phản đối. Bộ phim này đang có nguy cơ xếp xó. Tất cả số tiền này không phải từ trên trời rơi xuống mà là từ tiền thuế của người dân Việt Nam đóng góp, chắt chiu từng đồng từ mồ hôi, nước mắt và cả máu (của những ngư dân Việt nam đổ xuống trên Biển Đông).
Nhà nước thoả mãn nhu cầu tinh thần cho người dân Việt Nam bằng: bóng đá, ăn nhậu và sex. Riêng ba thứ này thì khá thoải mái và tự do, nhà nhà ăn nhậu, người người ăn nhậu, khắp chốn cùng quê đâu đâu cũng thấy ăn nhậu. Bóng đá thì bất cứ giải ngoại hạng của Anh nào cũng được truyền hình trực tiếp dù 2-3 giờ sáng, và đi liền với nó là việc cá độ. Việc cá độ bóng đá đã trở thành ‘chuyện thường ngày ở huyện’, quốc hội đã mấy lần định hợp thức hoá việc này nhưng rồi lại thôi. Chuyện yêu đương và tình dục cũng rất được thoải mái, tha hồ bàn luận và khuyến khích, các trang web khiêu dâm không hề được ngăn chặn một cách tích cực như nhà nước ngăn chặn các trang báo chính trị ‘lề trái’ của người Việt trong và ngoài nước. Ngoài ra còn có thêm việc đi du lịch cho những người có tiền của. Hết.
Bao nhiêu ‘cái nhất’ được nhà nước tuyên truyền và hỗ trợ như Lễ hội lớn nhất, có nhiều người tham gia nhất, bánh chưng to nhất, ly cà phê lớn nhất, cáp treo dài nhất…
Rồi thì các cuộc thi hoa hậu lớn nhỏ được tổ chức liên tục và khắp nơi, hết trong nước rồi quốc tế, hết hoa hậu Việt Nam đến hoa hậu người Việt thế giới, hết hoa hậu quí bà đến hoa hậu tuổi teen, hết hoa hậu đến hoa vương…
Để làm gì? Một cái nhất và là cái nhất đau lòng nhất, là thân phận bọt bèo của người Việt thì không thấy chính phủ đả động đến! Đó là thân phận của những cô gái Việt Nam phải đi lấy chồng nước ngoài cũng chỉ vì miếng cơm manh áo chứ không vì tình yêu, đó là thân phận của những công nhân Việt Nam đi làm thuê làm mướn không ở đâu xa mà ngay cạnh hàng xóm như Malaixia, Thái Lan. Họ bị bóc lột tàn tệ mà không ai can thiệp, đó cũng là những ngư dân Việt Nam bị lính Trung Quốc sát hại trên biển Đông. Đó là thân phận của người nông dân Việt Nam ‘một nắng hai sương’ làm không đủ ăn. Đó là số phận của những người công nhân đang bị vắt kiệt sức trong các khu chế xuất với bữa ăn trưa giá 5000VNĐ, đó là những đứa trẻ không được đi học hay phải đu dây qua sông để đến trường, đó là số phận bao nhiêu người bệnh tật không được chạy chữa vì quá nghèo, đó là bao nhiêu người dân oan bị mất đất do đền bù không thoả đáng, đó là bao nhiêu mảnh đời bất hạnh trên khắp mảnh đất hình chữ S này… Và đó mới là vấn đề mà một chính phủ có trách nhiệm phải giải quyết.
‘Lên đồng tập thể’ cũng giống như dùng ma tuý, thứ nhất là không thể dùng triền miên hay kéo dài, thứ hai là sau những cơn say ma tuý thì cuộc sống thực tế phũ phàng càng làm cho người nghiện đau khổ hơn và biện pháp tiêu cực được lựa chọn là tiếp tục say, tiếp tục ‘lên đồng’, tiếp tục đi tìm những cảm giác ảo và không có thật thay vì nhìn nhận vấn đề một cách tích cực để khắc phục. Một cá nhân luôn say sưa trong cảm giác ảo tưởng chỉ là tai hoạ cho một gia đình nào đó, nhưng nếu cả một tập thể lớn trong một đất nước hay là những người lãnh đạo đất nước cũng bị cảm giác ảo tưởng đó chi phối thì dân tộc đó chắc chắn là gần kề hố diệt vong.
Qua sự kiện Vinashin phá sản đã có nhiều bài viết mổ xẻ trong đó có nhiều bài viết về ông Phạm Thanh Bình cũng như bốn người bị bắt sau đó. Điều đáng ngại nhất là tất cả những người này và ngay cả chính phủ Việt Nam đều đổ lỗi cho nguyên nhân “khách quan”, do cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới mang lại. Họ vẫn không cho là mình sai hay làm bậy. Ở họ toát lên sự tự tin đến mù quáng rằng họ có rất nhiều hợp đồng, họ sẽ có lãi, họ ‘không làm điều gì đểu giả cả’, ông Nguyễn Sinh Hùng vẫn tin rằng vài ba năm nữa Vinashin sẽ có lãi…
Sự tự tin này hoàn toàn là sự tự tin của những “con nghiện”, những kẻ đang ‘lên đồng’ không hơn không kém. Điều đáng lo là cả chính phủ Việt Nam (tiêu biểu là ông Nguyễn Sinh Hùng) cho đến các ông quan lớn nhỏ hay các doanh nghiệp nhà nước đều có niềm tin đó. Họ tin rằng Việt Nam vẫn đi đúng hướng, Việt Nam sẽ phát triển, sẽ thành cường quốc nay mai (họ đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp), không hiểu với 10 năm nữa họ làm kiểu gì để đạt được mục tiêu đó. Họ vẫn tin rằng họ sẽ xây dựng thành công “chủ nghĩa cộng sản’ với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, họ vẫn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin.
Cuộc khủng khoảng năm 2008 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới nhưng dường như nó không ‘hiện diện’ tại Việt Nam. Các cuộc ăn chơi của những kẻ lắm tiền vẫn diễn ra thâu đêm suốt sáng, các quan chức chính phủ vẫn bình tĩnh và tự tin đến kinh ngạc. Họ vẫn đưa ra những chương trình và sáng kiến vĩ đại như làm tàu cao tốc, chuyển thủ đô lên Ba Vì, và tổ chức lễ hội 1000 năm Thăng Long vô cùng hoành tráng. Trong lễ hội này có những ý kiến ‘kỳ quặc’ như: làm cổng chào hết 50 tỉ đồng, xây trục đường ‘tâm linh’ nối Hà Nội với Ba Vì, nhưng có lẽ quái đản nhất là ý định ‘bắn mây’ để ngăn mưa trong những ngày đại lễ với chi phí là một tỉ đô la (khoảng hai mươi ngàn tỉ đồng). Dù rằng dự kiến này đã bị bác bỏ nhưng để nó ‘xuất hiện’ trên bàn nghị sự của chính quyền cũng đã là một sự xúc phạm ghê gớm đến những người dân nghèo đang phải đóng thuế để nuôi một lũ ăn hại với những ‘phát minh’ quái gở.
Bất cứ một cuộc thăm viếng nào của các nhà ngoại giao trên thế giới đến Việt Nam luôn được hỏi “Ông/bà thấy Việt Nam ngày nay thế nào?” Câu trả lời mà ai cũng đoán được và hoàn toàn mang tính chất ngoại giao đó là ‘khen ngợi’, kiểu Việt Nam đã đạt nhiều thành tích, nhiều thành công trong lĩnh vực này nọ v.v. Và thế là báo chí tha hồ tung hô, tha hồ lên đồng, tha hồ ‘tự sướng’. Nhưng nếu có ai đó góp ý thẳng thắn là báo chí lập tức chỉ trích, cho là họ ‘thiếu thiện chí’ và ‘can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam’. Thật là không thể tưởng tượng được cách hành xử của những kẻ lên đồng.
Mục tiêu lớn nhất của bất cứ nhà nước chân chính nào là làm cho cuộc sống người dân được tốt đẹp, ai cũng có công ăn việc làm, ai cũng được học hành, được chăm sóc y tế lúc ốm đau, ai cũng có được cơ hội để thăng tiến. Danh dự và nhân phẩm của con người được tôn trọng, mọi người cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm với tổ quốc. Mỗi người dân đều tự hào là người Việt Nam, lòng tự hào thật sự trong một đất nước hùng mạnh thật sự về kinh tế và chính trị. Lòng tự hào chỉ có được khi tiếng nói của chính quyền có trọng lượng trên trường quốc tế và người dân ngẩng cao đầu khi đi ra nước ngoài.
Nhà nước Việt Nam không làm được những điều đó nên phải chọn cách ‘lên đồng’ để thoả mãn ‘tinh thần’ cho chính mình và ru ngủ người dân Việt Nam. Điều đáng nói là cuộc vui nào rồi cũng tàn, dù tốn kém bao nhiêu đi nữa thì chẳng qua ‘mua vui cũng chỉ, một vài trống canh’ cuộc sống hàng ngày mới là hiện thực cần giải quyết.
Giáo sư Ngô Bảo Châu hoàn toàn xứng đáng khi được tôn vinh vì ông là một nhà trí thức thực thụ, ông đã lên tiếng phản đối vụ bô xít ở Tây Nguyên, ông cũng đề cao giá trị của tự do, và không đồng tình với hành động ‘bám theo lề’ như những con cừu của giới báo chí nhà nước.
Người dân Việt Nam, thành phần có hiểu biết hãy cùng lên tiếng để ngăn chặn vấn nạn này. Tấm gương của giáo sư Ngô Bảo Châu rất cần được tiếp nối bởi thành phần trí thức tinh hoa của đất nước.
Nguồn: Thongluan.org
very nice put up, i definitely love this website, carry on it
Ray Ban New Wayfarer Singapore
[url=http://www.langwhich.com/mails.php?pid=5798]Ray Ban New Wayfarer Singapore[/url]
Người VN”lên đồng tập thể”ở trong nước,và cũng ở cả nước ngoài vào những dịp như”quốc hận 30 tháng 4″thì cũng trưng diện “mũ mãng,áo rằn ri”,đeo súng gỗ để”lên đổng tập thể” trước hình tượng của các thánh”tử vì… mất VNCH”,mà có khi cho cả con nít cải dạng trong những trang phục*hầu đồng”này!Trong nước có Ngô bảo Châu,thì ở ngoài cũng có Dương nguyệt Ánh!Nghĩ kỹ thấy người trong nước cũng giống người ở ngoài,vì cùng dòng dõi người Việt cả !!
Đọc xong bài ” Lên đồng tập thể ở VN ” tôi nhận thấy Việt Nam quả là một đất nước lên đồng. Con người lên đồng trong một xả hội lên đồng. Nhưng lên đồng nầy chỉ là ảo tưởng. Tạo cho dân VN một ảo tưởng. Tưởng mình là siêu nhưng thực chất thì không phải vậy. VN lợi tức đầu người khỏang 1,000 USD/năm , đứng hạng mấy thi tôi không biết nhưng hạng ngứt là cái nước nhở xíu ở Trung đông Qatar , lợi tức khoảng 90,000.00 USD/year có dân số khoảng một triệu người
Lên đồng hay ngồi đồng là một tín ngưỡng mê muội còn sót lại trong dân gian, không thể gọi nó là một tôn giáo, cũng như cho đó là văn hoá văn phong cuả RỒNG TIÊN HỒNG LẠC.
Gọi là RỒNG TIÊN để tự hào cuả một nòi giống đã có từ thời Thượng Cổ, một biểu tượng là người con cuả Thượng Ðế trong buổi sơ khai. Như cánh chim HỒNG chim LẠC, luôn vượt bay về phương Nam, vượt lướt về phương Nam, để hình thành dân tộc Việt Nam ngày nay. Toàn dân Việt sống trong đất nước, lấy bốn từ RỒNG TIÊN HỒNG LẠC để tự hào về nguồn cội dân tộc Việt, nâng cao dân khí không ngừng để tìm lấy sự TỰ CHỦ trước TQ, nước láng giềng mà trước kia từng đô hộ đất nước ta một nghìn năm.
Hơn lúc nào hết, trong thời điểm dân tộc cần có sự gắn kết thêm hơn nưã, để có thể khã dĩ thoát khỏi nguy cơ bá quyền bành trướng luôn đến từ phương Bắc, thiết nghĩ cần phải đánh thức niềm tự hào để nâng cao dân khí là không thể thiếu. Không nên vì một lý do tư riêng nào đó, lại có sự lập ngôn bôi bác bốn chữ RỒNG TIÊN HỒNG LẠC cuả dân tộc Việt, e rằng sẽ không có được sự thuyết phục cho lắm đối với toàn dân Việt trong ngoài. Ðôi khi vì tư ý đó, có thể sẽ phải làm phương hại cho dân tộc và đất nước, tiêu mòn dân khí và làm băng hoại tiềm năng tiềm lực dân tộc.
Lấy đất lấy xi măng tượng hình Phật hình Chuá để tôn thờ, cho đó là đúng đắn; còn tôn thờ trong trái tim hình bóng thiêng liêng cao cả cuả nòi giống dân tộc thì lại muốn bôi bác, để có thể thay vào đó một hình ảnh khác cho riêng giai tầng cuả mình mà thôi, e rằng đó là việc làm không công chính cho lắm. Trong khi đất nước và dân tộc ta cần có một tiếng nói chung, cô đọng lại chỉ trong hai tiếng Việt Nam, không gắn râu thêm ria nưã; RỒNG TIÊN HỒNG LẠC là chất liệu xúc tác để kết gắn lại, sức mạnh tăng cao dân khí chận ngăn làn sóng bá quyền bành trướng hiện nay.
Cho dù là người gốc Hoa, nhưng nói tiếng Việt bao đời trên đất nước Việt, họ cũng là nòi HỒNG LẠC RỒNG TIÊN không khác, kể cả các sắc dân thiểu số. Tất cả đều có một tên gọi danh xưng chung cho đất nước là Việt Nam, biểu tượng chung cho toàn dân Việt là RỒNG TIÊN HỒNG LẠC. Chính những điểm chung đó sẽ làm khởi điểm cho sự đoàn kết trong ngoài, sự việc cần phải làm cho hôm nay và cả trong tương lai.
Nâng cao dân trí là mục tiêu đi đầu cho mọi cải cách chính trị tôn giáo hay văn hoá kinh tế, khai mở để tiến bộ và phát triển không ngừng. Những hủ tục lên đồng ngồi đồng phải được loại bỏ dần trong dân gian, nó hoàn toàn không phải là tín ngưỡng tôn giáo. Nó khác hẳn với việc tịnh toạ để phát huy trí linh mẫn cho con người, một đàng là đánh mất sự tự chủ khi ngồi đồng, một đàng là luôn tỉnh thức làm chủ lấy mình trong từng sát na. Sự tỉnh thức để trở về tự tính nguyên thuỷ thánh thiện cuả Trời Ðất, cõi tịch diệt nhưng năng động không ngừng, để hoà nhịp cùng hư không vô tận.
Tỉnh toạ hay sám hối trước Chuá, tuy thấy như khác, nhưng vốn thiệt vẫn như nhau trong nội hàm, cùng trở về bản tính thánh thiện nguyên thuỷ mà Thượng Ðế ban cho con người không khác. Ở đó, không có sự khác biệt mải mai nào, sự bình đẳng tuyệt đối triệt đáo cuả Ðấng Cao Cả.
Xin trân trọng.