WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một bộ phim to lớn khó…nuốt

Đây là bộ phim về nhân vật lịch sử, Người khai sáng triều đại nhà Lý cách đây nghìn năm: Lý Công Uẩn. Bộ phim mang tên Đường tới thành Thăng Long gồm 19 tập và được coi là công trình sáng tạo văn hóa nghệ thuật chủ yếu nhất trong Đại lễ Nghìn năm Thăng Long.

Bộ phim bị chê là "trang phục quá lộng lẫy", "diễn viên quá cao lớn", "giống phi tầu".v.v.

Chi phí cho bộ phim sơ sơ ước tính là 200 tỷ Đồng Việt Nam, tương đương với chừng 10 triệu đôla, một kỷ lục mà nền điện ảnh trong nước chưa từng mơ ước.

Bộ phim được chuẩn bị rất kỹ, từng bước, suốt 8 năm nay, từ kịch bản, kết cấu, sưu tầm lịch sử, nhân vật, đạo diễn, diễn viên, diễn xuất, trang phục, hậu cảnh, ngôn ngữ…đều mang yêu cầu cao nhất, Nghìn năm một thuở mà!

Đã có một lời báo trước: bộ phim lịch sử chưa từng có này sẽ là cái “đinh vàng” của Đại lễ hội Thăng Long. Bộ phim sẽ được in thật đẹp ra vài trăm bộ trình chiếu từ đầu tháng 10 – 2010 tại khắp các thành thị và nông thôn trong cả nước, và ngay sau đó sẽ giới thiệu với toàn thế giới. Ghê chưa!

Theo nghị quyết của Bộ chính trị, quyết định của nhà nước và Bộ văn hóa, các công trình kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long phải biểu lộ rõ tinh thần tự lực tự cường của dân tộc, ý chí gìn giữ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, ca ngợi hào khí Thăng Long, trau dồi lòng yêu nước, tình đoàn kết thống nhất dân tộc, động viên nhân dân cả nước xây dựng đất nước phát triển bền vững, xã hội dân chủ, bình đẳng, văn minh. Nghe thật hay!

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là bước vào ngày kỷ niệm. Vẫn còn lập lờ, nhập nhằng không rõ là sẽ khai mạc ngày 1-10-2010 – ngày Quốc khánh Trung Quốc -, hay ngày 10-10 -2010, cứ như đánh đố thiên hạ, chơi trò ú tim với nhân dân.

Nước đến chân rồi, nhưng bộ phim lịch sử đang bị tắc nghẽn. Sau khi chiếu để một nhóm các quan chức duyệt một lần cuối đầu tháng 9 mới đây, đã có quyết định là sửa sang lại gấp nhiều chi tiết, nhiều đoạn, nhiều cảnh…để nhân dân có thể tiếp nhận thuận lợi bộ phim lịch sử này.

Thế nhưng đã có nhiều tiếng nói mạnh mẽ, quyết liệt, phê phán nghiêm khắc, bác bỏ cả gói bộ phim này. Mà những tiếng nói này không có gì là quá khích, quá đáng cả. Đó là những tiếng nói có nghĩa lý, đàng hoàng, của những người mang niềm tự hào dân tộc chính đáng, biết tự trọng, có trách nhiệm với nhân dân, với lịch sử.

Có nhận định cuốn phim lịch sử này đã sai từ gốc. Tại sao nền điện ảnh dân tộc có hơn nửa thế kỷ trưởng thành lại không tự lực chung sức làm nổi một bộ phim thuần chất Việt Nam?

Tại sao lại phải «thuê» đạo diễn nước ngoài, thực tế là để họ dành quyền đạo diễn, từ đó sửa cả kịch bản của người Việt ta. Tại sao không quay phim ta trên đất ta, cảnh quê ta, có cây đa, giếng nước ta, đền chùa ta, lại phải thuê trường quay, phông màn, trang phục do người Trung quốc tạo nên, với những cận cảnh, viễn cảnh, phong cảnh đều là Trung Hoa hết? Tại sao không quay trên đất ta, với quần chúng người Việt ta, lại phải dùng hàng ngàn người Tàu già trẻ lớn bé, nói tiếng Tàu, chưa biết Việt Nam là gì, để đóng giả làm người Việt? Có người gọi đây là phim Tàu nói tiếng Việt!

Đây mới chính là vấn đề cốt lõi. Bộ phim không mảy may mang hồn dân tộc. Nó không mảy may gợi lên hồn thiêng sông núi ta. Nó là bộ phim mất hồn, mang tinh thần lạc lõng, đơn côi, mang tinh thần mất nước và bán nước. không mảy may truyền cảm.

Hơn nữa, bộ phim này là một bộ phim xấu, rất xấu, rất phản tác dụng, chỉ gây tủi hổ, phẫn nộ của mọi người yêu nước. Có thể nói đây là một bộ phim xấu xa, đen tối, khiêu khích lương tri dân tộc, bôi bác tổ tiên ông cha ta, bôi bác xúc phạm những nhân vật lịch sử như Lý Công Uẩn. Trong nước đã có lời châm biếm, nên sửa tên bộ phim là: “Đường bán thành Thăng Long”.

Bộ phim này là “thành công” vượt trội không ngờ của những thế lực đen tối do nhiều động cơ khác nhau, đã mất hết tinh thần tự trọng của dân tộc, cố tình bán mình cho quỹ dữ bành trướng, chui vào cái bẫy độc hại ranh ma của chúng, nhằm phá hoại tận gốc Đại lễ hội Ngàn năm Thăng Long, biến ngàn năm quật khởi tự hào thành ngàn năm phụ thuộc, tôi đòi, khuất phục.

Đây là một bộ phim tệ hại, xấu xa, phản động, nhục nhã, không có cách gì sửa chữa, chắp vá, hàn gắn được. Đem ra trình chiếu trước nhân dân, chắc chắn sẽ bị phê phán, bác bỏ, biến cái đinh vàng của lễ hội thành cái đinh rỉ ô nhục ngàn đời không xóa bỏ được.

Đã có nhiều lời cảnh tỉnh: nên bỏ đi, nên hủy đi, nhân dân không ai nuốt được món này đâu, sẽ chuốc lấy búa rìu dư luận đó, nhưng nhà cầm quyền độc đoán vốn coi khinh dân, vẫn tự tin lao tới, bất chấp …

Để thận trọng, Bộ văn hóa hãy trước hết mời toàn Ban chấp hành trung ương đảng, toàn thể đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xem cho kỹ bộ phim này, rồi chiếu hôm khai mạc kỳ họp Quốc hội sắp tới, để xem quý vị quan chức và chức sắc có nuốt nổi ngon lành được không.

Sau đó, hãy lấy thật đầy đủ ý kiến nhận xét, để các báo, các trí thức, nhà văn hóa, nghệ thuật phê bình, tranh luận, góp ý kiến, sẽ rút ra được nhiều ý kiến sâu sắc và bổ ích.

Nguồn: Blog Bùi Tín (VOA)

3 Phản hồi cho “Một bộ phim to lớn khó…nuốt”

  1. Minh Đức says:

    Một cuốn phim ngoài việc chuyên chở câu chuyện còn là 1 tác phẩm nghệ thuật mà đạo diễn cũng là nghệ sĩ như các diễn viên. Cách phân cảnh, chỉ đạo cho nghệ sĩ cách diễn xuất biểu lộ năng khiếu về nghệ thuật của đạo diễn. Dù không cố tình thì cuốn phim khi hoàn thành cũng phản ảnh cá tính của đạo diễn và cả tâm hồn, bản sắc dân tộc của đạo diễn. Cùng là truyện Chiến Tranh và Hòa Bình mà cuốn phim của đạo diễn Mỹ và đạo diễn Nga làm mang sắc thái khác nhau vì họ có văn hóa khác nhau. Vì thế cùng một cốt chuyện mà phim do đạo diễn Trung Hoa và đạo diễn VN là có thể mang sắc thái khác nhau. Nếu bảo rằng để cho đạo diễn Hoa làm thì cũng chẳng khác gì đạo diễn Việt làm thì hóa ra bản sắc dân tộc VN chẳng có gì đặc biệt so với Trung Hoa? Điều chắc chắn là cuốn phim do đạo diễn Trung Quốc chỉ đạo thì đó là tác phẩm nghệ thuật của TQ với nội dung về 1 câu chuyện lịch sử VN. Những nhà phê bình phim khi xem họ sẽ phê bình nghệ thuật làm phim của TQ. Nếu họ khen người Việt chẳng có gì để hãnh diện, nếu họ chê người Việt cũng chẳng có gì phải xấu hổ

  2. Trung hoàng says:

    “Ta về ta tắm ao ta,
    Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.”
    Câu ca dao bình dân mang đậm nét tự hào dân tộc tự xa xưa, vẫn còn vang đọng mãi trong lòng mỗi người dân Việt yêu thương nòi giống. Lời nhắc nhở nhắn nhủ cuả tổ tiên ta, cho con cháu ngàn đời sau luôn phải giử lấy tinh thần tự chủ, trước hiểm hoạ đồng hoá về mọi phương diện, luôn đến từ phương Bắc nước Nam ta.

    Bộ phim Ðường Tới Thành Thăng Long để mừng Ngày Ðại Lễ Ngàn Năm Thăng Long, là đặc trưng cuả cơ chế chính quyền VN hiện nay, HỒN HOA DA VIỆT đã ăn sâu gốc rễ quá lâu trên mảnh đất CS chủ nghiã. Kể từ lúc ươm trồng hạt giống Mác Lê, tôn thờ Bác Mao TQ như bậc thánh chỉ đạo cho mọi đường lối, tạo nên những CHÙM GỞI bám chặt ăn sâu vào CÀNH NAM, rồi trổ lá đơm bông đã qua bao thế hệ. Hệ tình báo, cơ quan đầu não lảnh đạo, cơ quan lảnh đạo văn hoá, từ trong đến ngoài nước, từ trung ương cho đến điạ phương, mạng tơ hồng mao từ rất lâu đã phủ lên trên đất nước và dân tộc ta.

    Nếu Ðại Lễ Ngàn Năm Thăng Long để biểu dương tinh thần tự lực tự cường dân tộc Việt, trong khi đó bộ phim Ðường Tới Thành Thăng Long lại phải nhờ vào TQ về mọi mặt, vì muốn cho thấy sự hoành tráng có một không hai cuả nó, mà đã đánh mất ý nghiã cao cả tự lực tự cường đó. Bôi đen bộ mặt tốt đẹp cuả nền văn hoá dân tộc VN, hiện lộ rõ sự thật lệ thuộc cuả NCQ/CSVN trước TQ. Cơ quan văn hoá cuả chính quyền chính là bàn tay nối dài cuả TQ, thao túng mọi hành động để pha màu sắc TQ, làm phai mờ dần nền văn hoá văn phong có tính cá biệt VN. Sự lệ thuộc theo thời gian với kiểu “mưa dầm thấm sâu”, như ‘tầm ăn dâu”, như “vết dầu loang”, mà TQ không cần tốn một viên đạn để đồng hoá dân Việt ta.

    Bộ phim Ðường Tới Thành Thăng Long có thể xem như là “Phim Tàu Lạ“ không khác, qua đó cho dân Việt trong ngoài, hiểu được là cơ chế NCQCS/VN hiện nay còn rất nhiều bàn tay nối dài cuả TQ. Không thể nào trong một thời gian ngắn, mà có thể thanh lọc như ý mong muốn được. Ðộ tinh vi theo thời gian thống trị cuả ÐCSVN, thành phần nầy luôn gia tăng theo cấp số nhân, lại hưởng được nhiều quyền lợi từ cấp trung ương đến điạ phương, như một mạng lưới nhện chụp lên dân tộc và đất nước VN. Hẳn nhiên, hệ CA và TB là thành phần trụ cột chính cuả mạng tơ nhện nầy.

    Có những điều có thể che dấu được trước Lịch Sử Dân Tộc, nhưng Bộ Phim Tàu Lạ nầy lại là một chứng tích hùng hồn nhất để lưu lại mai sau. Nếu Bộ Phim được đồng thuận trình chiếu, cho dù có sự tu sưả lại bớt hình ảnh Tàu Lai phần nào, cũng là một chứng liệu thuyết phục nhất cho sự phản bội dân tộc cuả ÐCSVN trước Lịch Sử Dân Tộc. Tất cả những hình ảnh hiện thực trong phim, với các diễn viên và phong cảnh, những kẻ phản bội dân tộc không thể chối cải cho được.

    NCQCS/VN hiện nay, chính là kẻ sẽ xoá sổ ÐCSVN trước Lịch Sử Dân Tộc.

    Xin trân trọng.

  3. bacho says:

    Qúy vi không hiêu là nêú có làm phim o Tàu ô thì bon tham nhÛng moí châm mút duoc chú.Quay phim o VN thì quá rë,an hôi lô không duoc bao nhiêu .20% cua 10 btriêu Dollars dã là 2 triêu USD rôi,an hôi lô thì an cho xúng dáng!!!!

Leave a Reply to Minh Đức