WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đại lễ nghìn năm bỏ lỡ cơ hội chấn hưng dân khí?

Nếu làm được điều đó, tinh thần của mỗi người Việt Nam khi đến với Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long chắc chắn sẽ lên rất cao, họ sẽ như được tiếp thêm sức mạnh bởi cả 1000 năm lịch sử. Nhưng tiếc thay, chúng ta đã vội chạy theo số lượng các chương trình, sự kiện, nên bỏ quên một cơ hội tuyệt vời, cơ hội ngàn năm có một để chấn hưng dân khí.

Dấu son ngời sáng trong Đại lễ

Dân chúng xếp hàng thăm khu Di sản Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: tuanvn

Dù chưa thật sự là đại lễ của lịch sử, văn hóa, của những con dân đất Việt như mong ước, nhưng điều còn lại khi 10 ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội qua đi chính là: gương mặt văn hóa của thành phố Hà Nội quả thực đẹp hơn, nhờ sự hiện diện của Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Với rất nhiều người, di sản văn hóa thế giới vừa được công nhận vào ngày 1/8/2010 này chính là điểm nhấn quan trọng nhất của Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Giờ đây, để giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về lịch sử lâu đời của Thăng Long – Hà Nội, chỉ cần đưa họ đến thăm quan khu du tích, để họ tận mắt nhìn những dấu tích của kinh thành cổ xưa qua nhiều thời kỳ.

Tận hưởng niềm vui hôm nay, nhớ lại những năm tháng thăng trầm của khu di tích từ khi được phát hiện với đầy ắp những “ngờ vực” tới ngày khẳng định được giá trị; nhớ lại những thời điểm khó khăn khi các nhà khoa học phải nỗ lực hết mình để giữ lại từng mét vuông đất của khu di tích; nhớ lại những ngày chạy đua với thời gian để kịp làm hồ sơ vừa đúng hẹn thời gian, vừa đạt chất lượng. Tất cả đều căng sức “chiến đấu” với mong mỏi Khu di tích phải được công nhận đúng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, là “tặng phẩm có giá trị và ý nghĩa lớn lao kính dâng Đại lễ” và như lời GS Phan Huy Lê: cũng là cơ hội để hậu thế bày tỏ niềm kính trọng với các bậc tiền nhân đã dày công gây dựng và gìn giữ kinh thành Thăng Long suốt nhiều thế kỷ.

Nhưng từ một góc nhìn khác, nếu không nhờ sự quan tâm sâu sắc của cả trung ương và Hà Nội, nếu thiếu ý chí chính trị của các lãnh đạo thì dù các nhà khoa học có tâm huyết đến đâu, cũng khó mà có được khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long mở cửa đúng dịp Đại lễ để đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế tìm về với những dấu tích 1000 năm.

Cơ hội đối thoại với lịch sử

Mở cửa sáng 2/10, suốt 9 ngày đại lễ, Khu di tích đã đón một lượng khách tham quan khổng lồ, vượt quá mọi dự tính. Mỗi ngày, vài vạn người tiếp nối nhau vào thăm khu di tích từ sáng sớm đến tận giờ đóng cửa. Cả khu di tích rộng tới hơn chục hecta, nhưng đâu đâu cũng tràn ngập người, từ Đoan Môn, Điện Kính Thiên đến Hậu Lâu, từ phòng trưng bày Lịch sử nghìn năm từ lòng đất đến khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.

Riêng phần di tích bên 18 Hoàng Diệu, dù là tâm điểm của sự chú ý vì lần đầu tiên được mở cửa, nhưng luôn phải “khống chế” lượng người vào tại mỗi thời điểm, bởi di tích khảo cổ học quá mong manh, dễ bị tác động, nên phải sắp xếp để mỗi người đã vào trong phải có đủ thời gian đi một vòng di tích trên lộ trình nhất định. Vậy là nhiều du khách sau khi thăm quan xong các di tích trên mặt đất và phòng trưng bày hiện vật (phía bên Thành cổ Hà Nội), đã chấp nhận đứng xếp hàng ngoài cổng 18 Hoàng Diệu, để chờ đến lượt mình vào xem tận mắt các dấu tích thành quách.

Có mặt tại Hoàng thành những ngày đại lễ, bất ngờ bắt gặp những bộ trang phục dân tộc của những cụ bà lưng đã còng, gối đã mỏi, nhưng vẫn nhất quyết nhờ người nhà dắt tay để leo bằng được lên Đoan Môn. Hỏi ra mới biết cụ từ Sơn La xuống Hà Nội chỉ để một lần tận mắt nhìn thấy các dấu tích của Hoàng thành, chứ “không lẽ chỉ nhìn trên tivi hả cháu”?

Cảnh bà dắt cháu vào thăm Hoàng thành, cháu thủ thỉ đọc bà nghe những lời giới thiệu về từng thời đại; cảnh cụ ông và cụ bà cùng vào thăm khu di tích, cụ ông “cắm cúi” quay phim “để về nhà xem lại cho kỹ, chứ ở đây đông quá cháu ạ” khiến người viết bài không khỏi xúc động.

Mà nào phải chỉ có các cụ ông, cụ bà mới muốn cảm nhận không khí thiêng liêng nơi kinh thành xưa, từng nhóm bạn trẻ trong đồng phục “Tôi yêu Hà Nội” cũng tíu tít trầm trồ trước những viên ngói chạm trổ rồng, phượng tuyệt đẹp. Cả những cô, cậu bé xíu xíu cũng được bố mẹ, ông bà dắt vào thăm Khu di tích, ấy vậy mà các bé vẫn đi từ đầu đến cuối cùng bố mẹ, ông bà, tuyệt nhiên không thấy cảnh khóc đòi ra, như thể nơi chốn này cũng có gì đó rất cuốn hút chính các bé.

Đôi lần có mặt trong dòng người kín đặc nơi Cấm thành Thăng Long, bước trên những tấc đất dày đặc dấu ấn lịch sử, tưởng như dễ dàng bắt gặp đâu đây bóng của các vua, quan thời Lý, Trần, Lê,… lòng người viết bài không khỏi bồi hồi xúc động. Điều gì đã đưa hàng vạn người đến với khu di tích mỗi ngày, nếu không phải là nỗi mong mỏi được tận mắt nhìn thấy những dấu tích của lịch sử 1000 năm, để từ nay không còn những ngày bối rối không biết nghệ thuật thời Lý ra sao, thời Trần khác thời Lê thế nào? Một lần vào thăm khu di tích, bằng đọc biết bao cuốn sách lịch sử.

Lỡ một dịp chấn hưng dân khí

Tự hào khi thấy mình như đang “đối thoại” với tổ tiên, nhưng không khỏi băn khoăn, trăn trở, khi công tác hướng dẫn, thuyết minh đã không thể tổ chức chu đáo cho tất cả du khách vào thăm. Lý do bởi lượng người vào thăm khu di tích trong mỗi thời điểm quá lớn, vài chục hướng dẫn viên cũng không làm xuể, nên chỉ có thể tổ chức hướng dẫn cho khách đoàn.

Vậy là hàng vạn người chỉ biết dựa vào vài tấm biển giới thiệu chung cho mỗi điểm tham quan của khu di tích, nên mới có tình trạng “con đường lát gạch hoa chanh thời Trần” ngay dưới chân Đoan Môn bị khẳng định như đinh đóng cột là “thành cổ chứ còn gì nữa!”, để rồi bị “vặc” lại “thành cổ đâu mà nhiều thế?”.

Ngay cả khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, dù khách tham quan đã được tổ chức vào thành từng nhóm để có hướng dẫn viên giới thiệu, nhưng rất nhiều hướng dẫn viên chỉ là các bạn sinh viên tình nguyện của Khoa Đông Phương học, Đại học KHXHNV, nên chỉ có thể giới thiệu theo kiểu thấy giếng nước thì giới thiệu là giếng nước thời nào, rồi đây là gian nhà 3 gian, kia là dòng sông, chỗ nọ là cống nước.

Các dấu tích khảo cổ học lại chỉ là phế tích, rất “đơn sơ” trong mắt “người phàm”, nên nghe giới thiệu một hồi, trong đám đông có tiếng xì xầm “Kinh thành gì mà chẳng thấy thành quách đâu cả, toàn bãi đất trống!”. Nhiều người vì mệt lại không thấy gì hoành tráng, nên bỏ không theo lộ trình tham quan được sắp xếp mà đi tắt cho nhanh, ra rồi lại thắc mắc “chỉ có thế này thôi sao?”.

Chứng kiến những phản ứng hồn nhiên nhưng rất thật của những con người chất phác ấy, người viết bài này không khỏi nuối tiếc, giá như việc giới thiệu được tổ chức kỹ lưỡng, khách tham quan được dẫn dắt bởi những chuyên gia sử học, khảo cổ học với kiến thức sâu, rộng, để mỗi người khi bước chân vào khu di tích sẽ cảm nhận được ngay chỗ mình đứng đây, xưa kia đã là cung điện nào? Nhà vua đã thiết triều ở đâu? Vua đi lại bằng lối nào? Những phế tích “đơn sơ” kia là của tòa ngang dãy dọc kinh thành ra sao? Để mỗi người khi đến với khu di tích như ngược dòng thời gian sống lại những thế kỷ 11, 12 của thời Lý, 13, 14 của thời Trần… rồi tùy vào tưởng tượng của mỗi người, họ sẽ thấy như mình được gặp đức vua Lý Công Uẩn hay Trần Nhân Tông, các danh tướng Lý Thường Kiệt hay Trần Hưng Đạo…

Nếu làm được điều đó, tinh thần của mỗi người Việt Nam khi đến với Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long chắc chắn sẽ lên rất cao, họ sẽ như được tiếp thêm sức mạnh bởi cả 1000 năm lịch sử. Nhưng tiếc thay, vì công tác chuẩn bị đã diễn ra quá vội vàng, vì Hà Nội chưa tập trung đủ nguồn lực và công sức để Hoàng thành Thăng Long thật sự là trung tâm của Đại lễ, thay vì hàng chục những chương trình ca nhạc na ná giống nhau,  thuần túy mang tính kỷ niệm.

Phải chăng chính Hà Nội cũng không ngờ, lòng dân lại hướng về kinh thành xưa nhiều đến thế? Chúng ta đã vội chạy theo số lượng các chương trình, sự kiện, nên bỏ quên một cơ hội tuyệt vời, cơ hội ngàn năm có một để chấn hưng dân khí.

Khánh Linh, tuanvn

3 Phản hồi cho “Đại lễ nghìn năm bỏ lỡ cơ hội chấn hưng dân khí?”

  1. cuongvuanh says:

    Khong phan biet vung mien ! hoac trong nuoc hay hai ngoai!!!!! Nhung thu tu nghi xem minh tai gioi gi va lam duoc gi ? hay chi noi phet !!!!

  2. Vu Trung says:

    VC mà chấn hưng dân khí à? Bọn chúng chỉ muốn dân khí cùn nhụt cho chúng dễ bề cai trị, ngồi trên đầu trên cổ người dân. Bọn chúng chỉ muốn “nổ” cho cả thế giới thấy cái to lớn vĩ đại của bọn chúng, của đcs, chớ nào có muốn người dân hưởng cái gì? Nếu cần, chúng vẫn có thể tự thổi phồng chúng lên, việc mà người có nhân phẫm không ai chịu làm, cho người ta thấy chúng đẹp, chúng sang, chúng tài giỏi. CS(vn) là thế đấỵ

  3. Hay, một bài viết rất dân tộc đầy chất suy tư mà không kém phần xúc động. Thế mới biết cái đảng cộng sản chỉ lo phô trương thanh thế ảo giả, hao tiền tốn của ( Gần 5 tỉ usd?!) mà người dân phải è cổ ra đóng thuế. Trong khi những việc đầy ý nghĩa như thế này thì phớt lờ? Đấy là chưa nói dân miền trung bị lũ lụt, chết người, mất nhà cửa, mưu sinh…cùng thời điểm xảy ra 1000 năm Thăng long. Bao nhiêu sự cố biến thiên nhưng cái bè lũ chóp bu của chính quyền đâu có nghĩ đến sinh tồn của dân tộc? Chúng là lũ sâu mọt, là kí sinh trùng trên cơ thể của đồng bào mình. Rồi cũng có ngày chúng phải đền tội ác. Ác nhân ác báo, cổ nhân đã nói rồi.

Leave a Reply to cuongvuanh