WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một Cuộc Đổi Đời – Quiet As They Come: Điểm sách nhà văn nữ Angie Châu

Nghĩ cũng lạ, một số các anh chị nhà văn trẻ Mỹ gốc Việt – cho rằng mình đã hội đủ kinh nghiệm sống chung và cọ sát với cuộc sống Mỹ, vượt qua được những kinh nghiệm và hội chứng Việt Nam – cùng với ngòi bút trưởng thành – vội đeo đuổi những đề tài không dính dáng đến Việt Nam. Trong khi đó nhiều đọc giả trong dòng chính ở Hoa kỳ vẫn tìm đọc sách với chủ đề Việt Nam, bằng chứng là gần đây một tác giả nữ viết về chuyện di cư của một gia đình thuyền nhân Việt Nam, đã làm xôn xao văn đàn Mỹ với cuốn sách đầu tay của cô, xuất bản và xuất hiện trong các tiệm sách vào tháng Tám, 2010.

Phải thú thật, tuyển tập truyện ngắn của Angie Châu “Quiet As They Come/Lặng Lẽ Đến Thế Thôi” xin tạm dịch là “Một Cuộc Đổi Đời” đã không có trong danh sách những quyển cần đọc của tôi trong tháng Chín, nhưng vì cốt chuyện quá hấp dẫn và thôi thúc nên một khi tình cờ tìm đến nó, tôi đã đọc một hơi, chấm dứt nó trước những cuốn khác mà mình đang đọc dở.

Đây là một cuốn sách dài 195 trang, không ngán ngẩm như các tác phẩm có chiều dày của các trường thiên tiểu thuyết khác, nhưng nó được sắp xếp – theo lời tác giả – như “những truyện ngắn có liên hệ với nhau” đọc gần giống như một tiểu thuyết. Mười một truyện ngắn cấu kết thành một cốt truyện lớn về 13 diễn viên, được diễn đạt qua quan điểm của 4 nhân vật chính, ở ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. Cốt chuyện nói về một cuộc đổi đời của một đại gia đình tị nạn người Việt nhập cư ở San Francisco trong những năm đầu của thập niên 80. Sự triển khai về cá tính và vai trò của các nhân vật chính tiếp tục phác họa thêm về chủ đề của cốt chuyện: thảm họa, mất mát, hy sinh và sự hội nhập.

Xuyên qua một bố cục chặt chẽ cùng cách dàn dựng tuyệt vời và tinh xảo, cô Angie Châu với cách tả chân tài tình và sâu sắc, đôi khi nói lên những thảm trạng trong những mảnh đời lên voi xuống chó, đôi khi đối diện với thực tại một cách phũ phàng không nhân nhượng – đây là những câu chuyện thương tâm và kỳ thú về cuộc sống di dân ở Mỹ. Tác giả mượn cái nhìn bén nhạy của cô bé Elle (tên Việt là Trần Thảo), một nhân vật chính trong gia đình, lấy giọng nói trung thực và chân thành của cô làm điểm tựa cho quan điểm của mình.

Diễn biến của cốt truyện được củng cố bởi sự cảm nhận riêng tư và cái nhìn sỏi đời của Elle, đưa đẩy cô, (em và em họ mình) vào cuộc sống mới, từ một đứa bé gái ấu thơ cho đến một thiếu nữ dậy thì, giúp đọc giả bước sang một ngã rẽ rộn rã, tươi mát hơn so với những cuộc đổi đời buồn thảm, những mảnh đời trầm kha của người lớn. Bệnh tính tâm lý lệch lạc hoặc những cố gắng khắc phục nghịch cảnh của cha mẹ, dì dượng so với cuộc sống thiếu niên với nhứng khám phá về bản sắc và tình cảm Mỹ mới hẳn đã giúp đọc giả tìm lại cân bằng. Sợ rằng người đọc nghĩ rằng ‘Quiet As They Come’ chỉ là một tập truyện thích ứng với các nghiên cứu về dân tộc tính hay văn học Á châu xuyên-quốc-gia – tôi xin khẳng định tập sách còn phong phú hơn thế nữa: cái nhìn rất tinh tường cũng như sự mô tả của tác giả về thành phố, cuộc sống của cư dân San Francisco có thể được coi như những ghi nhận trung thực về sử quan trong một xã hội, tỉ dụ như một nếp sống Mỹ trong ‘Silver Girl’, và đời học sinh trong “They Were Dangerous”.

Tựa đề ‘Quiet As They Come/Im như Thóc’, thật là mỉa mai, chứa đựng trong nó nhiều nghiệp chướng. Trong khi đặc tính yên lặng và trầm tĩnh của Việt (và một số các người lớn trong gia đình) làm trắc ẩn lòng thương hại của đọc giả vì cuộc sống đảo lộn, nó vẽ ra số phận đầy ai oán của ông, định đoạt phần số Mỹ hẩm hiu, ngăn cách ông trong nỗ lực tìm ra một vai trò thích đáng không bị tước đoạt đàn ông tính của mình.”  Bất kể thành tích khoa bảng Việt Nam hay bằng cấp Mỹ, ông Việt trở nên lỗi thời trong sự nghiệp cũng như cuộc sống hôn nhân, bị hạn chế bởi việc làm kém cõi, dưới khả năng của mình.

Trong truyện “A Map Back to the World” ông Việt bị thất nghiệp phải giữ vai trò nội trợ dọn dẹp nhà cửa, dùng tiền gia đình để mua một máy hút bụi đắt đỏ quá giá đã là chiêu cuối cùng đẩy mình ra khỏi cuộc đời của vợ.  Một giáo sư đã bị mất địa vị, cương vị làm chồng, chính vợ ông là người mang lại sinh kế cho gia đình. Có lẽ đây mới là cái đau đớn, tuyệt vọng nhất của người đàn ông Việt Nam.

Hình như các nhân vật nam trong cuốn sách này đều giữ vai trò phụ, hỗ trợ cho các diễn viên nữ và làm phong phú thêm vai trò phụ nữ tương phản của họ, gia tăng ấn tượng và cảm giác bất ổn cho những người đàn bà phải chịu đựng thiệt thòi vì thiếu vắng vai trò của những người đàn ông trong đời họ. Khởi sự với Lâm, một người chồng vũ phu, chỉ giữ một vai trò chóng vánh; đến Trí một người  bình thường, vô vị, chỉ đến và đi qua vài bữa thăm viếng ngắn ngủi; đến Frank, một tên anh chị băng đảng, một người có thể thực hiện một việc động trời với cha mình, đến Đức một người trai vang bóng của một thời đã qua mà đọc giả chỉ biết đến anh qua ký ức của người tình – người vợ, mà ngày nay khi học tập cải tạo trở về với cố nhân, mang bệnh chứng khủng hoảng tâm thần, thân tàn ma dại thì người vợ chẳng còn gì ngoài những hoài cảm xa xưa. Cho nên tôi càng tò mò, muốn đón xem quyển tiểu thuyết thứ hai của cô Angie Châu, viết về câu chuyện tình của Đức và Hương.

Có lẽ đặc tính và tâm lý của phụ nữ là phức tạp hơn cả, do đó đòi hỏi một sự chú tâm rốt ráo và tận tình hơn nên cô Angie Châu đã dành phần bài trí và phân tích sâu rộng và đáng kể hơn cho các nhân vật nữ trong sách so với những nhân vật nam của cô. Quan điểm của Việt – một phác họa đáng kể và duy nhất trong số các nhân vật Nam (như Đức, chồng của Kim, người tù nhân chính trị hoặc sự hiện diện lướt qua người anh họ Lâm) bị nằm ép giữa vai trò và nhân sinh quan của chính các thành viên nữ khác. (Hương, cô em Kim và các cô con gái của họ như Elle, Michelle, và Sophia)

Đối với Việt, có phải tính tình của một người đàn ông Việt Nam đã nổi cộm như hai thái cực: từ một tâm hồn Phật tử rất từ ái nhẹ nhàng, không giết đến một con nhện cho đến các trường hợp mà bản năng giết người của anh ta lộ diện rõ rệt có thể được xem như một sự triển khai về cá tính/nhân vật? Hay là xét trên nhân tố này, có thể nào hành vi của Kim và Hương ở Tây Ban Nha sau khi họ lấy lại tự do rời bỏ người đàn ông của mình, được xác định chính xác hơn như là một sự thay đổi trong bản sắc và cá tính? Tóm lại, có vẻ như các nhân vật nữ được bố trí triệt để hơn nam vì thế họ đã trải qua một biến đổi sâu rộng hơn nhiều.

Chủ đề về hoài vọng quá khứ và thực tại phũ phàng được thể hiện trong suốt quyển sách: “Nhưng nhà tôi nói, khi khách đến nhà mà không có bánh trái để mời đó quả là chính một chuyện mất thể diện.” (trang 41) Hoặc so sánh câu đó với lời mở đầu của cha mẹ Elle : “Ở VN, người ta sẽ không làm như thế… “ hoặc:  ” Ở Việt Nam, không có chuyện con gái ngủ lại ở nhà người khác!” (tr.103) chẳng lẽ độc giả không thấy sự xung đột giữa các cô gái trẻ và tình trạng khó xử của cha mẹ họ? Bởi vì dù ở Mỹ (hoặc ngay cả Việt Nam) cha mẹ thường bị lâm vào tình trạng bất lực với bước tiến không ngừng của thời gian, dù có là vấn đề văn hóa bất đồng hay cú sốc văn hóa đi nữa. Đôi khi, một số câu chuyện và các trường hợp khai phá của các cô gái Việt lớn lên Mỹ, khi họ tìm cách am hiểu với những nhu cầu nữ tính của riêng mình – đã cung ứng cho đọc giả những chia trí cần thiết.

Trong suốt cuốn sách, tôi phát hiện nhiều chủ đề mâu thuẫn của nữ giới. Chính xác hơn, đây là chủ đề làm-khó-dễ của phụ nữ châu Á: điều đó khiến tôi tự hỏi có phải đây là chuyện xung đột mà phụ nữ phải kinh qua trong cuộc sống? Tác giả phác họa các nhân vật nữ quý hiếm như những nhân vật vừa là nạn nhân, vừa là đối tượng của sự thèm khát của nam giới, đồng thời – bất chấp sự giáo huấn luân lý (Elle và Michelle chẳng hạn) – những cô gái họ hàng trong gia đình chính là những kẻ chủ động mời mọc và đón tiếp các loại chòng ghẹo tỏ tình, thậm chí từ những người đàn ông lớn tuổi.

Ví dụ, trong truyện Hunger/Cái Đói, “Một ngày kia một chàng may mắn nào đó  sẽ cho cô biết cô dễ thương làm sao khi cô nổi giận” (trang 27); trong “They Were Dangerous” “Dòm hắn kìa,” (p.126) Sophia nói ” … trông giống như hắn bỏ một con rắn to trong quần jeans của mình, mày có nghĩ vậy không?” (p.131), hoặc trong những lời của mẹ của Michelle: “Một người phụ nữ khêu gợi cũng giống như một ngôi sao, cô biết làm thế nào để tạo ấn tượng là người ta có thể tìm đến với mình trong khi không bao giờ nằm trong tầm tay với của họ “(p.164), và ‘Arcade Game’:

Hãy lắng nghe một đoạn rất gợi cảm mà cô bé Michelle, 15 tuổi, đang được bẻ nhụy bởi Luis, một Don Juan vừa mới quen:

“Tiếng rên rỉ của một bài ca tỏ tình vang ra từ máy hát, nhịp nhàng và nhức nhối. Tiếng đàn Tây ban nha phừng phừng vỗ cùng nhịp điệu với những tiếng nện của bước chân rõ ràng và chắc nịch mà cô bé đã nghe từ tấm bé. Mẹ của cô đã đang tiến dần vòng qua khúc quanh. Âm vang của tiếng nói của bà loang dần theo dấu chân bà tiến đến gần. Michelle cố nán thêm, đong đưa trong lòng của người đàn ông. Cô cảm thấy như sự chuyển động lắc lư của một chiếc thuyền. Anh chàng là người dạy lái thuyền buồm mà! Mẹ cô bảo thế. Và vì vậy cô bé ngồi lại trong lòng anh, mong đợi một con sóng. Michelle nín thở một chặp. Nếu cô biết cách canh đúng lúc, thêm một nhịp nữa, có thể, rất có thể cô ta sẽ được làn sóng thủy triều rướn lên cuốn vào bờ” (tr.165).

Tác giả là rất khéo léo trong việc mô tả động tác (làm) tình, mặc dù đối với một trinh nữ nỗi hứng thú thúc đẩy cô khi làm lần đầu tiên cũng như nỗi sợ hãi bị phát hiện bởi mẹ cô đã lấn át cái đau và nâng cao (?) khoái cảm của mình. Người ta có thể bị kích thích bởi các hình ảnh trực quan nên họ có thể đình chỉ các âm thanh đau đớn phát ra từ đôi môi của cô gái trẻ, để giúp cô theo đuổi và tìm hương vị lần đầu tiên, khoái cảm của sự giao cấu.

Vấn đề ẩm thực cũng như cách thức chuẩn bị và phục vụ thức ăn là là chủ đề khá nổi cộm trong cuốn sách của Angie Châu. Tuy nhiên, không có gì có thể vượt qua những ẩn dụ gợi hình như trong đoạn văn này, (đặc biệt là khi nó được xếp sau đoạn người đàn ông và con rắn lớn của ông ta), so sánh món ăn Việt Nam với thức ăn Mỹ:

“Dì Kim đến ôm một thùng đùi gà rán KFC và một hộp đựng sà lách bắp cải coleslaw. Cô nói: “Tôi biết chẳng ai nhớ mang theo món ăn Mỹ nếu tôi không mang theo.” Nhưng Elle biết quá rõ. Quả thật là dì Kim quá mỏi mệt và món ăn Việt Nam tốn quá nhiều thời gian để làm…  mẹ Elle nhìn thấy các món-ăn-liền vội nói với một giọng gần như không che dấu vẻ chê bai, “Đừng làm mất ngon mà ăn những thứ đó nhé!” Bà đảo mắt  nhìn các món gỏi cuốn, gà nấu sả, và món gỏi đu đủ bà đã dành hai ngày để chuẩn bị.
… Các cô gái nhe răng và cắn vào đùi gà chiên cùng một lúc. Thịt rán ngon và thơm ngậy. Bột tẩm chiên vàng óng, giòn và nóng hổi. Một lớp dầu chảy xuống mấy ngón tay và đôi môi của họ trong khi làn da các cô gái phơi phới dưới ánh nắng mặt trời.” (trang 148-149).

Là một người Việt-Mỹ, tôi rất hân hoan đón mừng thêm một nhà văn nữ đã nhập cuộc với các nhà văn người Mỹ gốc Việt có tiếng tăm, một người vừa gây ít nhiều xôn xao trong văn đàn của dòng chính. Trong thời điểm của cuộc các xung đột trên thế giới và di cư xuyên-quốc-gia, bị chi phối bởi một quá khứ đã qua nhưng vẫn còn ám ảnh họ, cuộc hành trình Mỹ của gia đình tị nạn này do vậy đã trở thành tiếng nói phổ quát của nhiều sắc dân, một tiếng khóc than tìm thời gian và không gian của họ trong tụ điểm của đa văn hóa, làm điểm tựa cho sự mất mát của họ.

© Đàn Chim Việt

Phản hồi