Tranh cử vào Quốc hội tại Địa hạt California 47
Hai Bên Chạy Nước Rút Trong 10 Ngày Chót
Vietnam Review
22.10.2010
Chỉ còn vỏn vẹn 10 ngày nữa là đến ngày bầu cử Quốc Hội Hoa Kỳ 112. Cuộc chạy đua vào chức vụ dân biểu của địa hạt 47 tại California ngày càng sôi nổi. Nhưng cán cân hiện nay đang nghiêng về ông Trần Thái Văn.
DB Trần Thái Văn Bắt Kịp DB Loretta Sanchez
Kết quả thăm dò mới nhất về cuộc tranh cử chức vụ dân biểu của địa hạt 47 của quận Cam do Public Opinion Strategies thực hiện vào giữa tháng 10 cho thấy rằng đương kim DB Loretta Sanchez và đối thủ của Bà là ông Trần Thái Văn ngang điểm nhau, 39% – 39%, với tỉ lệ sai lầm là 5.66%. Bà Sanchez ở vào vị thế bấp bênh đối với một vị dân biểu đương nhiệm vì chỉ còn không đầy 3 tuần lễ nữa tính từ ngày thăm dò đến ngày bầu cử.
Cuộc thăm dò vào hai tháng trước do American Action Forum thực hiện cho thấy tỉ lệ của Bà Sanchez so với ông Văn là 45% – 43% với tỉ lệ sai lầm là 4.9%. 1/ Nay sự cách biệt đã biến mất. Nếu đà này không thay đổi, ông Trần Thái Văn sẽ có nhiều triển vọng thắng cử vào Quốc Hội Liên Bang vào ngày 2/11 sắp đến.
Những điều khám phá quan trọng khác trong cuộc thăm dò này là:
(1) Tỉ lệ số cử tri chắc chắn bỏ phiếu cho ông Văn là 30%, so với 28% của Bà Sanchez.
(2) Trong khi khối cử tri gốc Việt và Á châu có khuynh hướng bỏ cho ông Văn và cử tri gốc Hispanic thiên về Bà Sanchez, Ông Văn chiếm được 60% số phiếu của người da trắng so với 26% của Bà Sanchez.
(3) Ông Văn chiếm được 42% số phiếu của cử tri độc lập so với tỉ lệ của Bà Sanchez là 28%.
(4) Đối với nhóm cử tri cao tuổi, Ông Văn cũng thắng Bà Sanchez với tỉ lệ là 50% – 30%.
(5) Đối với nhóm cử tri rất chú ý vào cuộc bầu cử vào tháng 11, Ông Văn thắng Bà Sanchez với tỉ lệ là 52% – 30%.
(6) Ứng cử viên độc lập Ceci Iglesia chiếm 5% tổng số phiếu.
(7) Tỉ lệ cử tri chưa quyết định bỏ cho ai chiếm 17%. 2/ Giả sử nhóm người này hành sử như nhóm cử tri độc lập, ông Văn cũng sẽ chiếm được đa số phiếu của họ.
Bà Sanchez sẽ mất một số phiếu cho Bà Iglesia vì cả hai đều thuộc gốc Hispanic. Hai nhóm cử tri độc lập và cao tuổi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử sắp tới tại địa hạt 47.
Còn nước còn tát
Hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa tung tiền và đẩy mạnh chiến dịch tranh cử vào giai đoạn chót này. Bà Sanchez có lợi điểm về phương diện tài chánh. Bà đã gây quỹ được tổng cộng là $1.7 triệu – 56% số tiền này do những cá nhân đóng góp và 44% từ những tổ chức chính trị. Trong khi đó, ông Văn chỉ gây quỹ được gần $985,000 – trong đó gần 90% từ những cá nhân. 3/
Phe Cộng Hòa đưa một số nhân vật tên tuổi đến quận Orange để vận động cho ông Trần Thái Văn, trong đó có ứng cử viên Phó Tổng Thống Sarah Palin, ông Michael Steele, Chủ Tịch Đảng Cộng Hoà, Ông Rudy Giuliani, cựu Thị Trưởng New York. Cựu Tổng Thống Bill Clinton của phe Dân Chủ đến California vận động cho Bà Loretta Sanchez để trả nợ Bà Sanchez đã ủng hộ Bà Hilary Clinton hết mình đến phút chót trong cuộc chạy đua vào chức vụ ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ hai năm về trước. 4/
Cựu Tổng Thống Bill Clinton có thể kiếm thêm được phiếu cho Bà Sanchez từ những nhóm cử tri nào khác, nhưng đối với khối cử tri Việt, ông không có một ảnh hưởng tốt nào cả. Giống như Bà Sanchez, ông Clinton bị mang tiếng xấu vì liên hệ tình dục ngay trong Toà Nhà Trắng với cô Monica Lewinski. Hơn thế nữa, cử tri gốc Việt còn nhớ rất rõ rằng:
(1) Ngay sau khi đánh bại ông George H. W. Bush để lên làm Tổng Thống thứ 42 của Hoa Kỳ vào năm 1993, Ông Bill Cliton lập tức loại bỏ vấn đề Nhân Quyền ra khỏi chính sách ngoại giao của Mỹ. DB Frank Wolf của Đảng Cộng Hòa đã phải đưa ra Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (International Religious Freedom Act) vào năm 1998 để đưa Nhân Quyền trở lại chính sách đối ngoại và một năm sau, DB Chris Smith cũng của Đảng Cộng Hòa đưa vào Quốc Hội Đạo Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Của Nạn Buôn Người (Trafficking Victims Protection Act) vào năm 1999 để liên kết một khiá cạnh khác của Nhân Quyền vào chính sách bang giao quốc tế của Hoa Kỳ.
(2) Để tái lập ngoại giao và thương mại với Việt Nam, chính quyền Clinton đã chấm dứt tất cả những chương trình tị nạn bao gồm Humanitarian Operation (HO), U11 dành cho con của cựu nhân viên làm việc với chính phủ Hoa Kỳ, V11 dành cho con của cựu nhân viên sở tư Mỹ, chương trình con lai, và P1 là một con đường duy nhất để cứu những nhà bất đồng chính kiến và những vị lãnh đạo tôn giáo bị đàn áp ra khỏi Việt Nam. Chính quyền Clinton còn ngăn cấm con đã trưởng thành của những người tị nạn Cộng Sản không được đoàn tụ với cha mẹ. TNS John McCain (Cộng Hòa, Arizona) đã phải thiết lập Tu Chánh Án McCain để sửa đổi sai lầm này một phần. Sau đó, hai dân biểu của Đảng Cộng Hoà là Tom Davis (Virginia) và DB Chris Smith (New Jersey) đã tiếp tay với TNS McCain để gia hạn Tu Chánh Án này.
(3) Chính quyền Clinton hỗ trợ Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện (Comprehensive Plan of Action) để chấm dứt toàn diện Thảm Cảnh Thuyền Nhân bằng cách buộc những người còn ở trong trại tị nạn phải trở về Việt Nam vào những năm 1995-1996. Khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua dự luật do DB Chris Smith đệ trình để cấm Hoa Kỳ dùng ngân sách để tài trợ chính sách cưỡng bách hồi hương. Tổng Thống Clinton, một người bạn thân thiết của Bà Loretta Sanchez, đã phủ quyết dự luật này.
(4) Tổng Thống Clinton đã thiết lập ngoại giao với Việt Nam Cộng Sản vô điều kiện vào năm 1995 sau khi Hoa Kỳ chấm dứt chính sách cấm vận đối với Việt Nam vào năm 2004.
Dùng Ông Bill Clinton vào việc vận động tranh cử là thất sách. Nhưng trong tình trạng túng quẫn và bất ổn, Bà Sanchez vẫn phải cần đến ông Clinton vào việc gây quỹ.
Thành tích của DB Sanchez trong 14 năm qua
Đối với những vị dân cử tại chức lâu năm như Bà Loretta Sanchez, khi tái tranh cử, thông thường họ vận động lấy phiếu của cử tri bằng những thành tích của họ thay vì tìm cách bôi bẩn đối thủ, ngoại trừ thành tích của họ không có gì đáng kể.
Trong ba thập niên vừa qua, DB Sanchez đã làm gì cụ thể cho những người Việt Nam khi họ còn ở trong trại tị nạn hoặc đã sang đến Hoa Kỳ qua các chương trình HO, U11, V11? Xin để cho Bà Sanchez tự trả lời câu hỏi này. Mới đây, Bà Sanchez cũng không hề lưu tâm hay giúp đỡ gì cho ngay cả chương trình tị nạn Humanitarian Resettlement (HR) mở lại vào những năm 2006-2008. Chương Trình HR do Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) vận động thành lập với sự hỗ trợ của DB Chris Smith (Cộng Hòa, New Jersey) và cựu Phụ Tá Thứ Trưởng Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách về Dân Số, Tị Nạn và Di Trú Kelly Ryan.
Cả đến vụ Trần Trường xẩy ra ngay trong địa hạt 47, Bà cũng không tuyên bố, không có một hành động gì cả. Trái lại, Bà Sanchez còn viếng thăm thiện chí hai lần nước Cộng Sản Cuba. Điều này chứng tỏ rằng hoặc Bà không quan tâm hoặc không có ảnh hưởng gì đến chánh sách của Hoa Kỳ. Bà Sanchez nhận quen biết nhiều với Ngoại Trưởng Hilary Clinton, nhưng trong hai năm qua Bà Clinton cũng không giúp gì cho việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.
Dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (Vietnam Human Rights Act) do DB Chris Smith đệ trình, hiện còn nằm ụ tại Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện dưới quyền sinh sát của Chủ Tịch của Ủy Ban là Dân Biểu Dân Chủ Howard Berman của địa hạt 28, gần Los Angeles. Bà Loretta Sanchez sao không vận động để cho Ủy Ban này cứu xét và đưa ra Hạ Viện biểu quyết như những Quốc Hội trước đã làm? Điều này chứng tỏ rằng hoặc Bà Sanchez không quan tâm hoặc không có ảnh hưởng gì trong Quốc Hội và trong đảng Dân Chủ. Bây giờ mọi việc đã quá trễ, phải đợi đến Quốc Hội 112. Nếu Quốc Hội mới này tiếp tục nằm trong tay những người thiên tả như Bà Sanchez, chúng ta sẽ không có hi vọng gì để Hạ Viện thông qua Dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam. Nhưng may thay, với tin tức bầu cử hiện nay, kịch bản này có nhiều hi vọng không xẩy ra, nếu không muốn nói là chắc chắn 100% không xẩy ra.
Những sự kiện trình bầy trên đây cho thấy những lập luận của GS Nguyễn Lâm Kim Oanh bênh vực thành tích vẻ vang của Bà Sanchez trong 14 năm qua đối với tình trạng nhân quyền ở Việt Nam và cộng đồng tị nạn ở Hoa Kỳ là sai lầm. 5/ Là một nhà trí thức, một nhà giáo dục, Bà nên nghiên cứu tường tận và trình bầy vấn đề không thiên lệch để cử tri Việt có đủ dữ kiện để phán xét và chọn người đại diện.
Trong 14 năm qua, tuy là một nhà lập pháp (lawmaker), Bà Sanchez chỉ thành công một đạo luật được Quốc Hội thông qua. Về việc này ông Trần Thái Văn phát biểu như sau: “Chúng ta không thể để một dân biểu chỉ biết viết có một đạo luật trong vòng 14 năm qua. Trớ trêu thay là đạo luật ấy chỉ để đặt tên cho một nhà bưu điện ở thành phố Santa Ana, trong khi địa điểm ấy không hề thuộc địa hạt của bà [Sanchez]!” 6/
Lập trường phóng túng của Bà Sanchez được thể hiện qua nhiều hành động cực đoan như việc Bà đòi hủy bỏ bức tường ngăn chặn di dân bất hợp pháp và quân khủng bố ở biên giới Hoa Kỳ và Mexico và ủng hộ luật phá thai vô điều kiện. Nếu bức tường biên giới sụp đổ, nền an ninh của Hoa Kỳ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng và thuế sẽ tăng vọt để tài trợ hệ thống an sinh xã hội cho hàng trăm ngàn, nếu không muốn nói hàng triệu, di dân bất hợp pháp sẽ tràn vào nước Mỹ. Bà Sanchez so sánh bức tường biên giới Hoa Kỳ – Mễ Tây Cơ (giữ cho dân Mễ không tràn vào nhà Mỹ) với bức tường Bá Linh (giữ cho dân không thoát ra khỏi ngục tù Cộng Sản) là một sự sai lầm.
Là một tín đồ Công Giáo nhưng GS Kim Oanh lại ủng hộ Bà Sanchez, một kẻ chủ chương bênh vực phá thai vô điều kiện là một sai lầm lớn lao khác. Một mặt Bà viết bài ủng hộ DB Sanchez, một người với cái vỏ Công Giáo. Mặt khác Bà lên tiếng chỉ dẫn “giáo dân trong mùa bầu cử” về việc tôn trọng sự sống và chọn lựa ứng cử viên. 7/ Ông Ngô Đình Lương đã nghiêm chỉnh phê phán bài viết này của GS Kim Oanh như sau:
“Ts Kim Oanh đã nhắc đến năm bảy điều răn dạy của Đức Thánh Cha, trong đó có điều răn tôn trọng sự sống, nhưng không nói rõ tín lý này đối với vấn đề phá thai và Đảng Dân Chủ… Quyền được tự do phá thai là quyền hiến pháp tối thượng đối với những người tin vào chính sách của Đảng Dân Chủ. Ts Kim Oanh nên [vì đã không] giải thích rõ các tín lý này đối với các cử tri công giáo… Thay vì nói về những giáo điều quan trọng nhất của Đảng Dân Chủ, Ts Kim Oanh lại nói đến các quyền lợi vật chất của người dân để đánh lừa hay khiêu dụ các cử tri công giáo…” 8/
Nếu tôi không lầm, theo GS Kim Oanh, việc phá thai (phần đầu) và tự chấm dứt sự sống (phần cuối) không quan trọng bằng “ý nghĩa thật sự và rộng lớn của sự tôn trọng sự sống (Respect of Life)” hay là “giá trị và sự bất khả xâm phạm về sự sống con người (the Value and Inviolability of Human Life)” liên quan đến phần giữa của cuộc sống. Đây là một tiến trình được hướng dẫn theo đức tin. Giáo Hội Công Giáo đã đưa ra 7 nguyên tắc giáo dục xã hội để hướng dẫn cách sống đạo này để bảo đảm vấn đề an sinh xã hội cho mọi người. TS Kim Oanh khuyến cáo cử tri hãy bỏ phiếu cho những ứng cử lưu tâm về an sinh xã hội (phần giữa) mà bỏ qua lập trường phá thai của họ (như Bà Loretta Sanchez và Đảng Dân Chủ). Rất tiếc GS Kim Oanh đã không nói rõ như thế. Chính vì thế Ông Ngô Đình Lương đã nghiêm khắc phê bình chủ tâm của Bà Kim Oanh là “để đánh lừa hay khiêu dụ các cử tri công giáo”.
Bụt nhà không thiêng
Cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ có ba vị dân cử được nhiều người biết đến là DBLB Cao Quang Ánh (Cộng Hòa, Louisiana), DBTB Trần Thái Văn (Cộng Hòa, California), và DBTB Hubert Võ (Dân Chủ, Texas). Chúng ta hãnh diện có những đại diện gốc Việt có khả năng, bất kể là Dân Chủ hay Cộng Hòa, trong các cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ để bênh vực cho quyền lợi của cộng đồng Việt. Tuy nhiên trong bài báo trích dẫn trên đây, GS Kim Oanh đã dùng lời chỉ trích DB Cao Quang Ánh về chuyến đi Việt Nam để gián tiếp đánh DBTB Trần Thái Văn là một hành động hồ đồ. Thật vậy, thứ nhất là ông Văn chưa hề bao giờ trở về Việt Nam sau 30-04-1975. Thứ hai là hai ông Văn và Ánh có cá tính và kinh nghiệm khác nhau, mặc dù cả hai đều có tinh thần phục vụ cộng đồng rất cao và cùng hỗ trợ nhau. Thứ Ba là DB Cao Quang Ánh không những bị chính quyền Hà Nội giới hạn sự đi lại mà còn bị chính trưởng phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ là DB Michael Honda (Dân Chủ, California) một người thân với CSVN ngăn cản và muốn Ông Ánh không làm hỏng chính sách mềm của chính phủ Obama đối với Việt Nam.
Mặc dù không làm ồn ào như DB Sanchez, nhưng DB Ánh đã trao đổi với chính quyền Hà Nội về nhiều vấn đề bao gồm tự do tôn giáo, tự do thông tin, và nhân quyền tại Việt Nam. Trong gần hai năm qua DB Ánh đã liên tục nhiều lần phát biểu tại Hạ Viện Hoa Kỳ về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, mới đây nhất là vụ Cồn Dầu, một việc vận động rất có hiệu quả so với vận động hành lang thông thường (xin vào xem YouTube). Trong gần hai năm qua, DB Sanchez cố gắng chiêu mộ DB Ánh về phe với Bà, nhưng ông Ánh nhận xét rằng Bà Sanchez không phải là một người thành thật hỗ trợ người Việt (phát biểu tại buổi gây quỹ tại Virginia ngày 28-07-2010). Lời tuyên bố kỳ thị người Việt và gây chia rẽ sắc tộc mới đây của Bà Sanchez trên đài truyền hình Univision tiếng Tây Ban Nha đã chứng tỏ điều này. 9/ Rất may GS Kim Oanh không đả động gì đến DBTB Hubert Võ, có lẽ vì một lý do dễ hiểu là ông Hubert Võ cùng đảng Dân Chủ với Bà Sanchez.
Những thử thách trong nhiều tháng vừa qua như trận bão Katrina, trận bão Ike, vụ tràn dầu BP, đã bộc lộ cho cử tri thấy tài, đức và khả năng lãnh đạo và làm việc của DB Ánh. Kết quả cuộc thăm dò dư luận cử tri do chuyên viên Verne Kennedy, Chủ Tịch của công ty Market Research Insight, được thực hiện vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 đã làm kinh ngạc mọi người, kể cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa.
Theo cuộc thăm dò này, DB Ánh đánh bại ứng cử viên Dân Chủ hàng đầu, DB tiểu bang Cedric Richmond với tỉ lệ 51% / 26%, một cách biệt rất lớn. Tỉ lệ này là 67% / 13% đối với khối cử tri da trắng, và 39% / 36% đối với khối cử tri da đen. 10/ Không lẽ một người ngu dốt dưới con mắt của GS Nguyễn Lâm Kim Oanh như ông Cao Quang Ánh, một Dân Biểu đầu tiên của cộng đồng Việt trong Quốc Hội Hoa Kỳ, lại được đa số cử tri ủng hộ nhiệt tình như vậy sau khi chỉ làm việc chưa được hai năm?
Theo thiển ý của tôi, 14 năm của Bà Sanchez không đủ để so sánh với hai năm của Ông Ánh, chứ đừng nói đến DB Chris Smith, một anh hùng của người Việt. Châm ngôn Việt Nam có câu: “Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe.”
Lời bàn cuối
Một bài báo đăng trên mạng Human Events vào ngày 21/10 nhận định rằng có nhiều dấu hiệu tại California cho thấy Đảng Cộng Hòa sẽ chiếm được hai ghế hiện nay đang nằm trong tay của Đảng Dân Chủ. Đó là địa hạt 47 (quận Cam) hiện do Bà Loretta Sanchez nắm giữ và địa hạt 11 (San Joaquin Valley) hiện do ông Jerry McNerney đại diện. 11/ Đây là một tin đầy phấn khởi cho những người ủng hộ ông Trần Thái Văn nhưng không vui cho phe của Bà Sanchez.
Có hi vọng nào vào giờ chót Bà Sanchez lật ngược được thế cờ không? Tôi tin là không còn nữa. Lời tuyên bố trên đài truyền hình Univision mang tính cách kỳ thị người Việt và gây chia rẽ sắc tộc đã là một dấu hiệu tuyệt vọng của Bà Sanchez. Sau nhiều nhiệm kỳ thắng cử dễ dàng vì không có đối thủ tương xứng, Bà Sanchez đã coi thường cử tri và đã không thực hiện được những thành tích đáng kể trong 14 năm qua. Những cử tri được thông tin đầy đủ cần được thấy những việc làm cụ thể của những người đại diện cho họ hơn là những hành động có hình thức mị dân vào giờ thứ 25.
© Nguyễn Quốc Khải
© Đàn Chim Việt
—————————————————————–
Chú thích:
1/ Mathew Cunningham, “New Poll Has Van Tran In Dead Heat With Loretta Sanchez,” Hanlon’s Red County, September 3, 2010.
2/ Mathew Cunningham, “CD 47 Watch: Van Tran and Loretta Sanchez Tied in New Poll,” Chip Hanlon’s Red County, October 18, 2010.
3/ Doug Irving, “Rep Sanchez has big lead in cash over Tran,” Orange County Register, October 18, 2010.
4/ Mathew Cunningham, “CD 47 Watch: Van Tran and Loretta Sanchez Tied in New Poll,” Chip Hanlon’s Red County, October 18, 2010.
5/ Nguyễn Lâm Kim Oanh, “Chọn Người Đại Diện Cho Chúng Ta: Quyền Lợi Cử Tri hay Đảng Phái,” Hoa Tự Do, October 9, 2010.
6/ Linh Nguyễn, “Hàng ngàn đảng viên Cộng Hòa tham dự biểu dương sức mạnh của đảng Cộng Hòa,” Người Việt, 16-10-2010.
7/ Nguyễn Lâm Kim Oanh, “Tôn Trọng Sự Sống và Trách Nhiệm Giáo Dân Trong Mùa Bầu Cử,” Google Internet, 04-10-2010.
8/ Joseph Ngô, “Giáo Dân Trong Mùa Bầu Cử,” Google Internet, 18-10-2010.
9/ Associated Press, “OC Congresswoman Tells Reporter in Spanish Vietnamese Republicans Trying to Take Her Seat,” LATimes, September 23, 2010.
10/ Nguyễn Quốc Khải, “DB Cao Quang Ánh Có Nhiều Hi Vọng Tái Đắc Cử Trong Cuộc Bầu Cử Vào Tháng 11 Năm Nay,” Vietnam Review, 15-08-2010.
11/ John Gizzy, “GOP Poised To Gain Two California House Seats,” Human Events, October 20, 2010.
Ông Nguyễn Quốc Khải đem lề luật tôn giáo vào bầu cử một quốc gia là một điều rất lạc hậu. Nếu là người Việt Nam chẳng lẻ đem chuyện các giáo sỉ công giáo giúp đế quốc Pháp xâm chiếm Việt Nam để làm đề tài bầu cử? Chẳng lẻ đem việc các giáo sỉ Thiên Chúa Giáo đem xữ ông Gallileo nói rằng quả đất tròn làm đề tài ứng cử? Việc cấm phá thai là vấn đề riêng của từng cá nhân. Đừng bao giờ đem làm đề tài tranh cử vì nó phản ứng một cách không ngờ được! Việc Tổng Thống Bush cấm nghiên cứu tế bào gốc (stem cell research) vì làm theo ý của các giáo sỉ, làm chậm lại sự tiến bộ của nhân loại. Có nhiều cái tôn giáo làm sai chứ không phải việc gì đúng (các ông giáo sỉ hãm hiếp con nít cũng đúng à). Vấn đề bầu cử nên đặt ra vấn đề ai có thể đại diện cho dân làm những việc có lợi cho mọi người. Đem tôn giáo ra, dù bất cứ tôn giáo nào là một điều không được khôn ngoan và sáng suốt.
Xin góp ý với David Nguyen,
Ngay 1 người chống Công giáo “có môn bài” như ông Cao Huy Thuần cũng không dám vơ đũa cả nắm như bạn rằng “các giáo sĩ công giáo”,trong thực tế chỉ có một thiểu số và sở dĩ việc này xảy ra cũng chỉ vì bản năng sinh tồn của con người mà thôi,khi các vua triều Nguyễn ra lệnh cấm đạo hết sức dã man : không những giết giáo dân mà còn phân sáp (phân tháp) những người công giáo vào ngay các làng theo Nho giáo (đạo ông bà) hay Phật giáo để tận diệt vừa đạo vừa cả người theo đạo !(Nói dãman là nói theo 1 bài viết của cụ Phan Bội Châu).
Đạo Chúa vào VN.từ sau những năm 1600,dưới thời Vua Lê Trang Tông,với những giáo sĩ
đầu tiên thuộc quốc tịch Tây Ban Nha,Ý,Bồ v.v.và chẳng có trách nhiệm gì với việc Pháp
chiếm VN.sau 200 năm,tức khoảng từ năm 1800.Chính vua Gia Long đã nhờ người Pháp
giúp đánh Tây Sơn,nên một số giáo sĩ Pháp đã theo vào mà truyền đạo.
Dù một số giáo sĩ có giúp hay không giúp thì thực dân Pháp vẫn chiếm nước ta như thường
như họ đã chiếm các nước Miên,Lào v.v.mà đạo Phật là quốc giáo.
Trân trọng,
DNL.
Cám ơn D. Nhật Lệ đã làm sáng tỏ những điểm mà chúng gây chia rẻ xã hội. Khi đưa đề tài tôn giáo là chúng ta đưa ra sự chia rẻ một cách không khôn ngoan. Ai cũng cho tôn giáo của mình là đúng (điều này tuyệt đối đúng và không thể bàn cải). Tốt hơn là nói đến cái tài của ứng cử viên hơn là nói về cái mà chúng ta không thể bàn cải và gây ra chiến tranh như hiện nay trên thế giới. Một lần nửa tôi cám ơn D. Nhật Lệ đã làm nổi bật cái sai lầm trong bài viết này!
WikiLeaks tiết lộ tài liệu mật: Sửng sốt và rùng rợn
Các chỉ huy quân đội Mỹ đã nhắm mắt làm ngơ trước những hành động tra tấn dã man, lạm dụng và sát hại tù nhân Iraq – đó là sự thật được trang mạng WikiLeaks phơi bày.
WikiLeaks đã công bố gần 400.000 tài liệu quân sự mật mới liên quan đến cuộc chiến tranh Iraq trong thời gian từ 1.1.2004 đến 31.12.2009.
Một em bé Iraq bị mất cả cha lẫn mẹ tại Tal Afar ngày 18.1.2005. Cha mẹ em bị lĩnh Mỹ bắn chết trong xe khi không dừng lại theo hiệu lệnh. 4 em nhỏ trong xe không bị thương.
Giết nhầm hơn bỏ sót.
Thường dân Iraq bị giết hại vô lối tại các trạm kiểm soát; tù binh Iraq bị lực lượng liên quân tra tấn dã man; binh lính Mỹ cho nổ tung cả một tòa nhà dân sự vì nghi ngờ có một kẻ nổi dậy ẩn nấp trên mái…, tài liệu mới công bố của Wikileaks đã gây chấn động dư luận.
Tháng 2.2007, trực thăng Apache của Mỹ đã nã đạn giết chết hai người Iraq đang vẫy tay xin đầu hàng. “Họ không thể nào đầu hàng máy bay trực thăng, vậy mà họ vẫn trở thành mục tiêu” – Wikileaks bình luận. Tháng 7.2007, từ trực thăng, lính Mỹ xả súng máy giết chết 26 người Iraq, trong đó có một nửa là dân thường. Có trường hợp, kính chắn gió từ một chiếc xe tạo ra ánh sáng phản chiếu, nhưng lính thuỷ đánh bộ Mỹ tưởng ánh sáng đó phát ra từ ống ngắm súng, và họ sẵn sàng xả đạn bắn chết một phụ nữ trong xe, bắn bị thương chồng cô và 3 con. Năm 2006, một người Iraq bị lính bắn tỉa Mỹ hạ gục chỉ vì đơn giản là mặc bộ quần áo rộng. Người này, trớ trêu, sau đó được nhận dạng là phiên dịch của quân đội Mỹ.
“Đó là những cuộc tắm máu” – Đài Truyền hình Al Jazeera dẫn lời sáng lập viên của Wikileaks, ông Julian Assange – nói. “Các nạn nhân đã chết âm thầm, nhưng giờ đây cả thế giới đã hiểu họ chết như thế nào” – ông nhấn mạnh. Theo Julian, các tài liệu mà Wikileaks công bố có thể cung cấp đủ tài liệu cho các vụ kiện đối với ít nhất 40 trường hợp “giết nhầm”.
Mặc dù cuộc chiến ở Iraq đang dần trở nên phai nhạt trong công luận Mỹ vài năm gần đây, nhưng những tài liệu vừa công bố khiến người ta rùng mình nhớ lại quãng thời gian khủng khiếp nhất trong chiến tranh, gồm cả các vụ bê bối lạm dụng tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib.
Kênh truyền hình Al-Jazeera cho biết, theo các hồ sơ mật mà WikiLeaks tiết lộ, ít nhất 109.000 người, trong đó có tới 63% là dân thường, đã thiệt mạng ở Iraq trong khoảng thời gian Mỹ và đồng minh đưa quân vào quốc gia vùng vịnh này từ tháng 3.2003 đến cuối năm 2009. Wikileaks khẳng định rằng, các lực lượng Mỹ đã lập danh sách những người Iraq tử vong, mặc dù Mỹ nhiều lần công khai bác bỏ việc này.
Sẽ tiếp tục công bố thông tin
Ngoài các trường hợp “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, Wikileaks còn công bố nhiều thông tin gây chấn động, trong đó có việc các chỉ huy Mỹ đã “nhắm mắt làm ngơ” trước những hành động tra tấn, lạm dụng và thậm chí sát hại tù nhân Iraq.
“Chính quyền Mỹ đã không điều tra hàng trăm báo cáo về những vụ ngược đãi, tra tấn, hãm hiếp và thậm chí giết người mà thủ phạm là binh lính và cảnh sát Iraq” – tờ Guardian (Anh) bình luận. Wikileaks ghi nhận có 95 người bị bịt mắt và nhốt chung trong một căn phòng chật chội. Nhiều người mang dấu tích bị tra tấn, trong đó có dấu bỏng thuốc lá, vết bầm tím và vết thương hở. Các nghi can bị tra tấn bằng gậy gộc, ống nước, dây cáp, dao, sốc điện, thậm chí có người còn bị móc mắt…
Một người đàn ông bị giam ở Husaybah bị bịt mắt và đánh đập liên tục suốt 3 ngày, nhưng trong báo cáo ghi “không cần điều tra thêm”. Năm 2009, lực lượng Mỹ phát hiện các đoạn băng video quay cảnh hàng chục binh lính Iraq cùng bắn chết một tù binh ngay trên đường phố ở Tal Afar, nhưng báo cáo vụ việc ghi “Đã kết thúc hồ sơ”…
“Đây là bức tranh khủng khiếp và ghê sợ. Các tài liệu mật đã mô tả chi tiết các cuộc tra tấn, hành hình và cả những tội ác chiến tranh” – The Guardian bình luận.
Vụ tiết lộ tài liệu quân sự mật của WikiLeaks một lần nữa gây chấn động dư luận Mỹ và thế giới về những sự thật xung quanh cuộc chiến của Mỹ ở Iraq. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều lên tiếng phản đối Wikileaks vì việc công bố tài liệu có thể gây nguy hiểm tới tính mạng binh sĩ và dân thường Mỹ. Thư ký báo chí Lầu Năm góc Geoff Morrell cho rằng, các tài liệu trên làm lộ chiến lược, kỹ thuật, quy trình của quân đội, cách họ hành động trên chiến trường, cách phản ứng khi bị tấn công…Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki thì khẳng định, vụ tiết lộ của WikiLeaks là “trái phép” và là một mưu toan nhằm phá hoại nỗ lực của ông nhằm duy trì chức vụ thủ tướng.
Trước đó, ngày 25.7, Wikileaks đã công bố khoảng 92.000 tài liệu quân sự, tình báo về cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan giai đoạn 2004 – 2009. Các tài liệu này gồm nhiều nội dung, từ các vụ giết hại dân thường cũng như những chiến dịch bí mật truy quét lực lượng phiến quân Taliban của lính Mỹ. Ngoài ra, còn có cả các thông tin tình báo, các báo cáo chi tiết về những cuộc gặp gỡ với quan chức Afghanistan cùng những tài liệu cho thấy Washington lo ngại Cơ quan Tình báo Pakistan ngầm hậu thuẫn lực lượng nổi dậy.
Wikileaks cho biết, sắp tới họ sẽ sớm công bố thêm 15.000 hồ sơ mật bổ sung về cuộc chiến tranh tại Afghanistan. WikiLeaks cho biết, 15.000 hồ sơ bổ sung về cuộc chiến của Mỹ và liên quân ở Afghanistan trước đó chưa được đăng tải do nội dung khá nhạy cảm. Hiện công tác rà soát, sàng lọc thông tin đã hoàn tất và trang mạng này sẽ sớm công bố những tài liệu trên.
Qua những tài liệu sống đang được công bố, người ta liên hệ đến những cuộc tàn sát Mỹ-lai, Sơn mỹ ở Việt nam và các cuộc ném bôm vào các thành phố miền Bắc Việt nam bằng máy bay B 52. Có thể nói, các dữ kiện này tung ra đã càng làm xấu đi hình ảnh vốn đã xấu xa của quân đội Hoa kỳ và đang gây làn sống phản ứng dữ dội không chỉ ở Mỹ, ở châu Âu mà nhất là ở thế giới hồi giáo. Nước Mỹ khó mà có thể cải thiện lại hình ảnh của chính mình.
Luan don, 24 thang 10 nam 2010.
Phan Nhật Lai
Day la ly luan cua phe TTV hau kiem them phieu cua CD nguoi Viet,tuy nhien CD nguoi Viet da ro bo mat “my dan” cua Mafia TTV.Toi tin chac ba Sanchez se chien thang voi so phieu toi da.
(Tòa soạn: Mời ông bà vào vpskeys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)
Bầu cho TTV đắc cử rồi sau đó hối hận cũng muộn thôi.Ông nầy còn trẻ mà cái bản mặt qúa gian hùng,làm sao tin tưỡng cho nổi.
“Còn người Việt, bỏ qua những khác biệt về lợi ích. Cái quan trọng nhất là có tiếng nói người mình, có ý kiền người mình, ở một trong những cơ quan quan trọng nhất hành tinh này. Chỉ cái đó thôi là mình cũng thấy tốt rồi.”
Đúng là lí luận 3 xu! Coi việc bà Hoàng Mộng Thu và Michelle Maykin thì rõ. Bà Thu cũng có nghĩ như anh, nhưng ông TTV lúc giữa thì “nghỉ chơi”, lúc cuối lại bỏ phiếu trắng! Người Việt giúp người Việt đó! What a bs!
Bà Thu là bà nào? tôi đang nói chuyện giữa Sanchez và TTV, tôi có nhấn mạnh TTV là người tỵ nạn, có thành tích chống việt cộng.
Bồ có thể đưa thí dụ nếu người Việt đó là tay sai việt cộng nữa mà. Cứ kể ra rõ ràng sự việc, tôi không phải dân cali và cũng không ranh để theo dõi đủ loại cá mắm bên đó.
“Cựu Tổng Thống Bill Clinton có thể kiếm thêm được phiếu cho Bà Sanchez từ những nhóm cử tri nào khác, nhưng đối với khối cử tri Việt, ông không có một ảnh hưởng tốt nào cả. Giống như Bà Sanchez, ông Clinton bị mang tiếng xấu vì liên hệ tình dục ngay trong Toà Nhà Trắng với cô Monica Lewinski. Hơn thế nữa, cử tri gốc Việt còn nhớ rất rõ rằng:”
Nếu tôi nhớ kô lầm thì người ta đã cố gắng impeach ông BC nhưng ông vẫn tại vị. Nếu ông những việc lăng nhăng bậy nạ này có ảnh hưởng đến quốc gia, tôi chắc hẳn ông BC đã bị đá ra.
Khi bà Sarah Palin ra tranh cử, mặc dù bà là người Công Giáo (Catholic) thuần thành và rất bảo thủ trong quan hệ gia đình, vậy mà con gái bà ta đã “ăn cơm trước kẻng.” Dân hiểu biết chẳng bao giờ lấy đó là 1 đề tài để công kích bà ta. Khi vận động tranh cử, người ta chú trọng nhiều nhất là khả năng làm việc công, việc cá nhân là thứ yếu. Chuyện này các “cử tri gốc Việt còn nhớ rất rõ”.
.
Lúc trước ông TTV còn chụp mũ bà Janet Nguyễn là CS, bây giờ lại bắt tay với bả, (cả 2 lần) chỉ vì mục đích kiếm phiếu. Ông TTV còn bỏ phiếu trắng trong vụ cô Michelle Maykin, mà ông Giao Chỉ mới đây có nói tới. Tới đây tôi tự hỏi ông TTV đại diện cho những người dân thấp cổ bé miệng hay những tập đoàn y tế giàu sụ? Phe phái ông TTV thì lúc nào cũng muốn “chơi” bà JN, chẳng cần nghĩ tới quyền lợi dân hay cộng đồng. Coi việc phe ông từ chối xây cây cầu ở Bolsa thì rõ. Các chuyện này các “cử tri gốc Việt còn nhớ rất rõ”.
.
Còn nói về chuyện (đả kích) cá nhân, bản thân ông TTV cũng “bô xít” (bs) như các career politician khác (chẳng hơn ai). TTV tố bà LS đi snorkeling ở Antactica với tiền của dân. Ông TTV “cố tình quên” rằng chính ông đã “ăn” $136K-$137K tiền ông khai per diem (tax free, from tax fund) cho travel. Vấn đề là ông TTV sống, permanently, tại San Francisco (với vợ và 2 con). Ông ta khai rằng ông ta còn sống với cha mẹ để có thể ra tranh cử 1 cách hợp lệ ỏ Nam Califonia, ở hạt 47. Lấy địa chỉ ở Nam Cali, ông ta có thể claim tiền phụ trội (per diem reimbursement) for traveling.
Nếu ông cho là số tiền này hợp lệ, thì số tiền bà LS xài cũng nằm trong những điều qui định. Nếu kô, vụ này đã bị làm ầm lên, và bà LS sẽ bị recall (hay impeach) và bị truy tố.
Vợ ông TTV, bà Cindy Nguyễn, bị truy tố về tội medical fraud (làm bill giả để ăn tiền medical) tại văn phòng paralegal của bà ta ở San Francisco. Bà nhận “no contest” với toà về những tội này vào năm 2004. Bị quản chế (probation) 3 năm. Đúng là nồi nào đắp vung đấy! Điều nực cười là TTV bỏ phiếu chống lại cải tổ y tế! Ông ta còn đưa ra những luận điệu sai lầm, những hiểu biết nông cạn, về vhững vấn đề cải tổ y tế để mị dân. Chỉ biết lặp lại (regurgitate) những “talking point”, những điều mà đảng CH đã nói ra đẻ công kích đối thủ, như những con vẹt mà kô hiểu vấn đề!
Các chuyện này các “cử tri gốc Việt còn nhớ rất rõ”.
.
Nói những việc này ra chẳng phải để công kích cá nhân ông TTV, nhưng để cho thấy TTV là hạng người nào.
Về việc tranh luận (debate), có thể được nhấn mạnh với các đại ý như sau:
1 Đối nội
a. Tình hình kinh tế
b. Thâm thủng ngân quỹ
c. Cải tổ y tế
2. Đối ngoại
a. Immigrant và an ninh biên giới
b. Quan hệ giữa HK và VN
Theo dõi cuộc tranh luận giữa bà LS va ông TTV, tôi có vài nhận xét sau đây.
1. Trong các phần trên, những phần đầu, phần 1a, chút xíu của 1b, chút xíu của 1c, TTV có nói lên quan điểm đường hướng của mình. Sau đó thì…tịt! Chỉ biết công kích cá nhân, nhất là hay lôi việc bà LS nằm trong QH (Congress) 14 năm nhưng chỉ ra được 1 đạo luật! (Nguyên văn: [She] doesn’t have a record to run on, only 1 bill in 14 years.”) Cái câu chỉ trích này được lập đi lập lại dài dài trong toàn thể cuộc tranh luận. Cử tri xem các cuộc tranh luận để tìm hiểu quan điểm, chính sách của ƯCV. Chỉ biết công kích cá nhân thì những người xem chẳng có thâu thập được gì cả!
2. Câu 1 đạo luật trong 14 năm trong QH mà TTV hay xài để công kích bà LS cho thấy
a. TTV kô biết và kô đưa ra gì cả những giải pháp cho những vấn đề nêu ra. Chỉ biết công kích cá nhân, nói theo những talking points mà đảng CH đã đưa ra.
b. TTV kô biết (ignorance) và kô nắm vững các hoạt động của bà LS, và hơn thế, những hoạt động của QH. Từ năm 1997, năm bà đắc cử vào QH, bà LS có tất cả (sponsored và cosponsored) 67 đạo luật (legislation pieces.) Trong những đạo luật này, chỉ có 5 cái là được đem ra 1 hội đồng (committee) để “xét”, và duy nhất chỉ có 1 đạo luật (bill) được thực hiện (enacted). Chỉ có 1 đạo luật (bill) thì hơi thấp, nhưng cần phải biết thể thức ra 1 đạo luật trong QH, từ legislation piece thành bill, như thế nào. Khi có 1 legislation piece, cái legislation piece đó phải được đem ra 1 committee để “xét”. Nếu qua được chặng này rồi, phải được (2/3) QH bầu lên để thành bill (enacted legislation piece.) Có những legislation piece, sau khi qua chặng đường “committee”, kô kiếm nổi số phiếu quy định (2/3) trong QH để thành bill. Vì phe đối lập sẽ phá thối (cho kô đủ 2/3 vote). Nói như vậy để giải thích tại sao 1 phe thích làm chủ tình hình ở cả 2 nghành, lập pháp (Thượng Viện và Hạ Viện) và hành pháp (executive branch, tổng thống) để có thể có 2/3 số phiếu cần thiết và kô bị TT phủ quyết (veto). Phe đối lập lúc này chỉ còn cách filibuster để kéo dài thời gian và để 1 legislation piece này kô được thực hiện hay trở thành luật (bill hay enacted legislation piece.)
c. TTV biết nhưng “giả mù sa mưa”, cố tình đánh lừa những cử tri nhẹ dạ qua những lời lẽ mị dân, “một nửa sự thật”.
d. Cho dù biết (nhưng “giả mù sa mưa”) hay kô biết, 1 người có 1 trong 2 tính này kô xứng đáng nằm trong QH.
3. Nếu quý vị còn quan tâm tới sự tự do dân chủ cho VN, thì nên coi (nghe) quan điểm (chính sách) của TTV. Ông này kô biết 1 tí ti ông cụ nào cả! Những lí lẽ lập luận mà ông TTV đưa ra thường thường là chỉ trích cá nhân và “hơi bị” lạc đề.
4. Khuynh hướng của đảng CH là bảo thủ, kô muốn chính phủ xen vào (đời tư hay business) của dân, để mặc những tay tư bản mặc tình kiếm tiền, mặc kệ dân đen ra sao thì ra. Bởi vậy đảng CH mới kô chịu bầu cho những dự luật kiểm soát tài chính, kiểm soát subprime lending, etc. Có khuynh hướng như vậy cũng kô có gì đáng nói, nhưng phải có và biết trách nhiệm (về những hành động) của mình.
5. Hãy nhìn những nhà giáo bị cắt lương, nhìn những người già cả, sau 1 thời gian cống hiến tài năng và tuổi trẻ của mình cho xã hội, bây giờ kô muốn làm 1 gánh nặng cho con cháu, phải sống nhờ vào xã hội. Ít ra quý vị phải có lòng tương lân chứ, vì quý vị sẽ đi đến đó. Đừng hoang tưởng rằng, vì 2 chữ CH trong VNCH, hay vì chủ nghĩa chống cộng (của đảng CH) mà bé cái lầm. CH hay DC gì thì quyền lợi của quốc gia (HK) là tối hậu. Có khác nhau chăng là phương cách tiếp cận và giải quyết vấn đề.
Tôi kô favor bà LS, nhưng tôi kô ưa cá tính, phương cách tranh cử, phe đảng (gang politics) chơi nhau của TTV. Một cá tính của 1 con tắc kè, 1 con lươn kô có xương sống!
(Tòa soạn: Ở phần phản hồi này, yêu cầu độc giả không dẫn link tới các trang khác vì chúng tôi không thể kiểm soát được tất cả. Trân trọng)
Đúng là trò tung hứng…đặc biệt không theo lẽ thường !
Ông NQK.thì khẳng định ông TTV.”chắc ăn như bắp” và bà Sanchez hết hy vọng,trong khi đó
thì ông PB.che giấu nỗi lo ngay ngáy bằng cách khích động người Việt là khờ,là dại,cho nên
hãy khôn như người Do Thái !
Ai chẳng muốn người VN.với nhau thì bầu cho người VN.mình nhưng xét cho tận ngọn ngành
thì điều đó không có gì là chắc như đinh đóng cột ở lãnh vực chính trị.Phải thừa nhận thưc tế
này là CSVN.hiện rất căm thù bà Sanchez đến độ không ngại đối xử thô bạo với bà.Liệu ông
TTV.có đủ điều kiện độc lập để tranh đấu hơn bà Sanchez không nhỉ ? Tôi nghi ngờ điều này
lắm.CSVN.rất khó hay không thể mua chuộc bà vì bà không buôn bán kinh doanh gì ở VN,ngay
cả bà cũng không cần cầu cạnh họ về mặt tình cảm,trong khi ông TTV.thì chưa chắc ?
Cả bà Sanchez va Thái Văn là những người làm chính trị. Họ cũng có những ràng buộc nhiều vào lý tưởng của đảng mà họ là đại diện. Điều quan trọng nhât đối với họ là sự nghiệp chính trị của họ… chứ chẳng phải cái đinh gì khác? Tất cả lời nói trong một chừng mực nào đó đều được họ sử dụng như phương tiện để đạt được mục đích là chiếc ghế dân biểu nhằm củng cố sự nghiệp chính trị của mình.
Tuy nhiên, chúng ta nên để ý xem lý tưởng và những điều họ tin tưởng là gì? Nếu biết dược điều này ta có thể đoán được là họ sẽ làm gì trong tương lai khi nắm được chiếc ghế dân biểu liên bang.
Càng có nhiều Dân biểu, nghị sĩ người VN trong Quốc Hội Hoa Kỳ, người VN hải ngoại tại Hoa Kỳ càng có nhiều cơ hội tiếng nói của mình được lắng nghe và thi hành. Tại sao không?? Hãy tưởng tượng khi mà người VN tại Mỹ có chừng chục người đại diện trong Quốc Hội Mỹ, chúng ta có thể gửi kiến nghị thẳng tới quý vị đó bằng tiếng Việt (điều mà rất nhiều người VN mong muốn) có dễ dàng hơn không???? Chỉ xin đừng bao giờ bầu cho những tên VC nằm vùng, đơn giản thế thôi!!!! Lý tưởng nhất là TẤT CẢ dân biểu VN thuộc về cùng một đảng Dân chủ hay Cộng Hòa …..lúc đó, việc vận động của người Việt tại Mỹ sẽ dễ dàng nhiều lắm!!!!
Người Việt nhiều người còn khờ, cả những người có thể được coi là trí thức.
Ông Văn không hoàn toàn nhưng ông ta có bản lãnh, có tài, có thật tâm tình với người Việt hải ngoại vì ông là một người tỵ nạn điển hình, làm việc cực nhọc, vượt bao khó khăn trăm bề để thành công như bây giờ.
Còn bà Sanchez có nói nhiều nhưng bà là loại ít có chiều sâu, có nói thì việt cộng cũng bỏ ngoài tai; còn người Mỹ thì nó không quan tâm.
Dĩ nhiên Sanchez tốt hơn nhiều người dân biểu khác khi nó dính liu tới việt cộng. Nhưng giữa Trần Văn và Sanchez, thì mọi người tốt hơn là bầu cho ông Văn. Kỳ này tụi trắng sẽ bầu cho Trần Văn.
Còn người Việt, bỏ qua những khác biệt về lợi ích. Cái quan trọng nhất là có tiếng nói người mình, có ý kiền người mình, ở một trong những cơ quan quan trọng nhất hành tinh này. Chỉ cái đó thôi là mình cũng thấy tốt rồi.
Một điều chắc chắn là Trần Văn vào nghị sĩ rồi là việt cộng sợ sốt vó. Ông ta có đủ tiếng nói để quạt lại đám thân việt cộng như John Kerry, Bill Clinton.
Có một người Việt, có tiếng nói trong quốc hội, xuất hiện trên TV, nó có ảnh hưởng tốt cho cộng đồng Á châu; tụi khác nó cũng nể mình hơn; nó không coi mình là giun dế, lùi lũi trong tiệm neo.
Anh chàng bộ trưởng y tế Đức, gốc Việt, cũng làm rạng danh người Việt, báo chí viết về anh ta với một sự kính nể.
Hãy khôn như dân Do thái. Đừng có dại mà bầu cho Sanchez.
+ O Duc , cho ko phai o My ! cung ko phai o california! va cung ko phai o don vi 47! Ok
+Nhin hien tuong thi su hoa nhap vao vong chinh cua nguoi My goc A noi chung la tot , cang tot khi co nguoi My goc Viet. Nhung co Ong Tran Thai Van thi ko CO DU TAI , DUC de co tieng noi o QH lien bang.
= Chu y: tat ca nhung co quan tham do ko co tam co la do Dang cua ung cu vien do bo tien ra de gay su chu y , hau huong dan la phieu cua nhung nguoi DI BAU THEO CAM TINH , KO THEO LY TRI.
+Ai noi Tran Thai Van se thang!!!?? Chi thang o the ky 21 sap toi ……