WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đi tìm cái tôi đã mất – Lời trăn trối đầy tâm huyết

Để chào Đàn Chim Việt . com vẫy cánh trên bầu trời tự do toàn cầu, tôi gửi bài tùy bút chính trị rất đặc sắc của nhà văn Nguyễn Khải, mới từ biệt người thân và bạn bè tháng 1-2008 vừa qua tại Sàigòn, dù cho đã có vài mạng điện tử và báo đã đăng tải gần đây.

Xin có vài lời giới thiệu…

Nguyễn Khải sinh năm 1930, quê Nam Định, vào quân đội nhân dân khi 17 tuổi, thời gian đầu làm y tá, về sau làm báo, viết văn, 20 năm trong ban biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, cấp đại tá, từng là phó tổng thư ký Hôi nhà văn, đại biểu Quốc hội, năm 2000 được giải thưởng quốc gia về Văn học nghệ thuật.

Tôi quen Nguyễn Khải từ năm 1965 khi tôi về báo QĐND, 2 tòa soạn báo Quân đội và tạp chí Văn nghệ quân đội là láng giềng của nhau, chung một bếp ăn tập thể. Nguyễn Khải da trắng, dong dỏng cao, ít nói, hay cười, tài năng phát triển nhanh, rất chịu khó đọc và suy nghĩ. Khải có trí nhớ khá đặc biệt, lại thông minh, ham đi thực tế, quan sát kỹ cuộc sống xã hội, sớm trở thành cây bút viết truyện ngắn vào loại xuất sắc nhất của tạp chí. Tập truyện ngắn Mùa Lạc nổi tiếng ngay khi xuất bản và được khen thưởng. Anh đã có gần 60 truyện ngắn được chọn lọc, trong đó có những truyện đặc sắc mang dấu ấn riêng như Gặp Gỡ Cuối Năm (1982). Nguyễn Khải còn viết tiểu thuyết, cũng được bạn đọc ưa chuộng, như Xung Đột, sống động, khá sâu sắc về một vùng công giáo, tuy phải uốn theo chính sách tôn giáo của đảng, và gần đây là cuốn Thượng Đế Thì Cười (2003) với một số  suy ngẫm triết lý độc đáo về cõi nhân sinh, khi đã quá tuổi 70.

Chúng tôi thân nhau sau ngày 30 tháng 4-1975, khi Nguyễn Khải chuyển vào Sài Gòn, hay gặp nhau ở cơ quan văn học đặt trên đường Catinat cũ. Chính cái tên Tự Do mới của đường phố đông vui ấy trong một chế độ khó thở, ít tự do đã làm đề tài cho 2 chúng tôi thầm thì ngao ngán về nhân tình thế thái. Khải có một năng khiếu bẩm sinh về hài hước và châm biếm. Đôi mắt cực sáng, đôi môi mỉm cười, lại chúa hay đỏ mặt, đỏ tai, ấy là Nguyễn Khải. Tôi hiểu Khải, sau cái mỉm cười là nỗi đau, là nỗi buồn sâu lắng, là cả sự tức giận, khi trao đổi với nhau về sự phồn vinh không hề giả tạo của Sàigòn, về nếp lễ giáo truyền thống còn tồn tại trong nhiếu gia đình di cư (mà đã mất tiêu ở miền Bắc), về cơn điên của nhóm lãnh đạo chuyên chính vô học (thay cho vô sản) bỏ tù hàng chục vạn viên chức, sỹ quan miền Nam, về trò đổi tiền làm khổ thêm dân nghèo…

Đến khi bức tường Berlin đổ sập, các nước XHCN Đông Âu tan rã, tôi gặp lại Nguyễn Khải ở Sàigòn sau Tết năm 1990, Khải rất bén nhạy với thời cuộc. Anh đã quan tâm nhiều đến chính trị, đến thời sự sốt dẻo, đến thế giới bên ngoài, chăm đọc những tác phẩm văn học thế giới của Tây, của Tàu, của Mỹ la tinh, cả những báo chính trị thế giới. Xa Nguyễn Khải từ đó, tôi tin anh sẽ còn đi xa hơn trong quan điểm chính trị, sẽ từ bỏ lối sống thỏa hiệp với  chế độ độc đoán chuyên dạy bảo răn đe các nhà báo, nhà văn qua các cuộc chỉnh huấn nhạt nhẽo.

Thì nay sau khi được tin buồn anh mất vì bệnh tim tháng 1-2008, tôi nhận được bài tùy bút chính trị này. Đọc một mạch, mừng quá. Thật là một bản di chúc tâm huyết. Tuy có chậm, đến gần khi từ biệt cuộc đời mới nói được trọn vẹn, mạnh mẽ, triệt để sự nhìn nhận lại thật thấu đáo thật rốt ráo của mình đối với cuộc đời, chế độ chính trị và văn chương.

Mời các bạn nếm thử trước vài đoạn của bài tùy bút chính trị tâm huyết này:

…”dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy (của đảng CS), về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham, chẳng có một chút giá trị gì!”.

… “cách tổ chức xã hội của giai cấp tư sản dẫu có xấu xa đến tận đâu cũng vẫn tạo được môi trường tự do và dân chủ hơn, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển tài năng của mọi cá nhân và của cả cộng đồng”.

… “Năm đất nước mới thống nhất vào Sàigòn được gặp các nhà văn, nhà báo, các nghệ sỹ của chế độ cũ mà thèm; họ sống thoải mái quá, nói năng hoạt bát, cử chỉ khoáng đạt, như chưa từng biết sợ ai. Còn mình thì đủ thứ sợ…”.

… “tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả còn ai nhớ đến mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết; tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân. Buồn nhỉ!”.

… “sau Điện biên Phủ, một nửa nước được độc lập nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu của họ đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành những người vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng  thu luôn, vì từ nay họ chỉ được nghĩ, được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, của một đường lối nếu họ không muốn dẫm vào vết chân của nhóm Nhân văn Giai phẩm”.

… “một dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, đi đứng lom rom như một kẻ bại trận. Quả dân tộc Việt nam đã thắng lớn trong chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy!”.

… “các cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy… Nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ. Người nói  nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết; nói để mà nói …”.

Ban tuyên giáo, bộ thông tin truyền thông, bộ công an ráo riết ngăn chặn sự phổ biến bài tùy bút tâm huyết này. Lần này họ khôn ngoan hơn. Không có thông tri, chỉ thị. Lặng lẽ báo động và lặng lẽ thu hồi, thiêu hủy. Làm ồn ào chỉ tổ quảng cáo không công. Nhưng bạn bè của Nguyễn Khải nhận rõ giá trị của bản “di chúc văn học độc đáo” này, và in ra nhiều bản gửi khắp các tỉnh thành, các phân hội văn học nghê thuật, cho cả mỗi ủy viên trung ương và uỷ viên bộ chính trị. Nếu còn sống, ắt một tổ công an sẽ được thiết lập trước nhà anh Khải và chị Bắc, và anh chị sẽ được mời lên làm việc tại phường và quận 4 Sài gòn để được “chăm sóc chu đáo”. Vì bài tùy bút tâm huyết này quả thật có lửa, ngọn lửa nhân sinh ấm áp tình người, soi sáng sự thật đến từng ngóc ngách của cuộc sống xã hội và cá thể.

Có thể coi bài tùy bút này là tác phẩm kiệt xuất nhất của Nguyễn Khải và theo tôi cũng là một tác phẩm có giá trị nhất của nền văn học đương đại, theo nghĩa cô đọng, chân thực, phản ánh thực tế, hướng dẫn, chỉ đường, hiệu triệu cho nền văn học của thời đại mới đang hình thành.

Gần đây có vài bài viết ở trong nước nhận xét, luận bàn, đánh giá về bài tùy bút này. Anh Dương Tường từng là nhà văn, dịch giả uyên thâm, bạn thân của Nguyễn Khải, ưu ái nhắc đến “tiếng hót của con Thiên Nga”, – thốt lên lời tâm huyết chân thực trước khi tắt thở, và chỉ ra rất xác đáng rằng ” đã từng có một Nguyễn Khải khôn khéo giả dối và một Nguyễn Khải thành thật trắng trợn; 2 con người ấy tranh cãi nhau và không bao giờ ngã ngũ. Đã có một Nguyễn Khảỉ hèn nhát và một Nguyễn Khải khinh ghét tên Nguyễn Khải hèn nhát kia. Nhưng cuối cùng con người dũng cảm đã toàn thắng.

Bùi Minh Quốc từ Đàlạt nhắc đến di cảo của Chế Lan Viên từng thú nhận đã giết chết một nửa sự thật trước khi làm những “bài thơ trí tuệ” của mình nhằm ngợi ca chế độ và lãnh tụ; Bùi Minh Quốc tỏ ra thông cảm với kiểu sống 2 mặt để tồn tại dưới một chế độ chuyên chế khắc nghiệt; sự khôn ngoan, láu lỉnh của Nguyễn Khải khi thời thế đến đã trở thành dũng khí nổi trội trong hàng ngũ văn nghệ sỹ đương đại, một gương sáng có sức lôi cuốn và thuyết phục.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi phân tích con người và tác phẩm của Nguyễn Khải với thái độ ưu ái và đô lượng, có lý và có tình, chỉ rõ cái nhìn sắc sảo triệt để của Nguyễn Khải trong tùy bút tuy có phần chậm nhưng vẫn có nhiều giá trị và ý nghĩa, nhất là đối với các nhà văn trẻ hiện đang tìm đường. Nguyễn Huệ Chi không đồng tình với quan điểm của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, coi quan điểm ấy “quá sắc sảo, quá cay nghiệt”!

Vậy Vương Trí Nhàn đánh giá Nguyễn Khải ra sao ?  Ông cho rằng cái đầu đề của bài Tùy bút đã sai, vô nghĩa, là bắt chiếc bài của Marcel Proust “Đi tìm thời gian đã mất”; ông cho rằng Nguyễn Khải đến chết rồi vẫn sống 2 mặt, vẫn cao ngạo tự phụ, tự đề cao mình, vẫn tham lam sống ở 2 cửa, cửa cũ và cửa mới (cửa chế độ cộng sản và cửa chế độ hậu cộng sản), đặt trước một hòn gạch xí phần trước cửa mới (như thời bao cấp, đặt hòn gạch trước cửa của hàng gạo).  Tôi ngỡ ngàng vì từng đọc những bài của Vương Trí Nhàn, vẫn tưởng là một nhà nghiên cứu phê bình có trình độ, ít nhất cũng là một người tử tế. Sao lại suy luận, vu khống, bôi nhọ phi lý một đồng đội, đồng nghiệp mới ra đi như thế. Sao lại định kiến, thiên lệch, bất công với bạn văn của mình đến vậy. Sao lại viết theo kiểu bồi bút của tuyên giáo và công an như thế; sao lại có ác ý rõ, như có tư thù với Nguyễn Khải đến thế.

Tôi là bạn khá thân của Nguyễn Khải, hiểu khá rõ Nguyễn Khải, Khải tuy khôn ngoan, láu lỉnh, có lúc tự kiêu, có lúc bất công khi đánh giá Vũ Bão qua tác phẩm “Sắp Cưới”, nhưng Khải đã xin lỗi công khai Vũ Bão; về cơ bản, Nguyễn Khải mang bản chất người tử tế, có học, có thiện tâm. Chính cái gốc thiện ấy đã giúp anh đến cuối đời tự phủ định mình và nói lên sự thật chân thực nhất về chế độ, về đất nước, về thời thế, về văn chương, về con người.

Và đến đây xin mời bạn thưởng thức vẻ đẹp viên ngọc quý hiếm của nền văn học mới, mới thật sự, và đánh giá con người và tác phẩm cuối đời này.

Xin cám ơn.

Paris 01/07/2008

4 Phản hồi cho “Đi tìm cái tôi đã mất – Lời trăn trối đầy tâm huyết”

  1. Long Điền says:

    Nhận định tuỳ bút cuả Nguyễn Khải « Đi tìm cái tôi đã mất »

    « Lời trăn trối một nửa sự thật »
    Bài nhận định cuả Long Điền .

    http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2786 Phần 1
    http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2789 Phần 2
    http://danchimviet.com/articles/112/1/i-tim-cai-toi-a-mt—Li-trn-tri-y-tam-huyt/TrangPage1.html. « Đi tìm cái tôi đã mất » Lời trăn trối đầy tâm huyết bài nhận định cuả Bùi Tín .

    Nguyễn Khải (1930-2008)
    Tiểu sử
    Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930 tại Hà Nội. Quê nội ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi. Đang học trung học thì gặp Cách mạng tháng Tám. Trong Kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Bắt đầu viết văn từ những năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm 1962).
    Sau năm 1975 Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông rời quân đội năm 1988 với quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký khóa 3. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VII.
    Nguyễn Khải mất ngày 15 tháng 1 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim.
    Tác Phẩm:
    Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Năm 1982, Nguyễn Khải nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật.
    Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người (1985)… Tác phẩm gần nhất của Nguyễn Khải là tiểu thuyết Thượng đế thì cười (2003), mang giọng văn hồi ký về cuộc đời viết lách của ông.
    Tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải thường được trích dạy trong sách giáo khoa phổ thông môn Văn học nhiều năm qua. Trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn bộ mới (lớp 12), tác phẩm này được thay bằng Một người Hà Nội, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của ông.
    Nhận định tùy bút « Đi tìm cái tôi đã mất » của Nguyễn Khải một cán bộ tuyên truyền cua CSVN,trong quân đội có cấp bậc đại tá, Phó Tổng Thư Ký hội Nhà Văn VN và là đại biểu Quốc Hội . Bài viết năm 2006 lúc đó Nguyễn Khải 76 tuổi .
    Chương 1 :
    “Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có, cả hay lẫn dở, dở nhiều hơn hay.”
    Sở dỉ mà Nguyễn Khải còn sống và sống thoải mái đến ngày gần chết là vì biết viết và biết lách.Trong phê bình thì giả vờ khen rồi sau đó thì nêu vài sự kiện ,có phê bình mà không chỉ cái gốc cuả sai trái ,không nêu cái trách nhiệm của Đảng thì đảng cho qua phà,viết như thế gọi là “viết lách”.Xả hội Việt Nam ngày nay phải nói là sa đoạ tận cùng,tệ nạn xả hội tràn lan từ thành thị đến nông thôn.Phụ nử bị bán ra nhiều nước để làm vật mua vui ,thanh niên thì xì ke ma tuý ,rượu chè be bét.Bệnh sida tăng 200%,Xả hội đen thì đầy rẩy,ai mướn cũng làm .Giáo dục thì tràn lan bằng giả,thi dùm.Chánh án toà án cũng xài bằng giả! Tham nhũng thì từ chủ tich nước xuống đến xả, ấp .Thực là 1 xả hội hết thuốc chửa ,một nổi nhục cuả dân Việt Nam mà Nguyễn Khải phê phán còn nhẹ quá, chưa đúng sự thực.
    Chương 2:
    “Tôi là một đứa trẻ khi bước vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời thế mà leo dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng”
    Nguyễn Khải nhờ biết nắm bắt cơ hội nên leo lên dần từ lính đến đại tá.Trong giới viết văn của XHCN anh nào khôn khéo thì an toàn ,có khi nịnh bợ đúng nơi , đúng lúc thì sẽ thăng tiến trong xã hội. Đừng dại dột mà chê đảng,chê Cách mạng mang vạ vào thân !
    …”Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao ? Là vì họ còn thiếu một yếu tố nữa, thiếu cái đó dầu họ có được bước trên thảm đỏ, kẻ nâng người dắt một đời vẫn không ra con người tử tế. Mà tôi thì có, có dư thừa. Ấy là cái tính hài hước bẩm sinh, trước hết là biết giễu mình, theo dõi từng bước đi, từng câu nói của chính mình bằng cái nhìn của người khác vừa nghiêm khắc vừa bỡn cợt. Sau mình đến người, tôi cũng hay nhìn ra cái khía cạnh buồn cười ở người khác dầu họ xuất hiện dưới cái vỏ trang trọng đến thế nào”
    Nhưng Nguyễn Khải biết tìm và vạch ra những cái sai cuả con người trong XHCN để làm cho họ phải đi đúng đường , đúng hướng theo XHCN bằng lối viết châm biếm ,khôi hài góp công cho đảng nên được trọng dụng là phải.Còn chuyện nhờ đó mà thành còn người tử tế hay không thì chưa chắc (tùy theo quan điểm,lập trường và góc nhìn của mỗi người).
    “Chả có học thuyết nào dự đoán đúng những gì sẽ xảy ra trong tương lai và cũng chẳng thể dự đoán được cái kết cuộc của nhiều sự việc đang xảy ra trong hiện tại. Mọi lời tiên tri đều có tính mê sảng, đồng cốt. Dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy, về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì.”
    Cũng đáng thương xót cho Nguyễn Khải và những người đã trót một đời tin tưởng và phục vụ cho chủ thuyết Cộng Sản (mà họ được tuyên truyền là sẽ đem công bằng ,không có người bóc lột người và đem no ấm cho mọi người) sau mấy chục năm sống trong chế độ XHCN khi gần đất xa trời thì họ mới nhận thấy lời tiên tri ấy là không tưởng và vô giá trị !!! Tại sao gọi chủ nghiả Xả Hội là tiên tri vì từ trước đến nay chưa có quốc gia nào, kể cả “anh cả đỏ” là Liên Xô cũng chưa đạt đến thành công sau khi mày mò thử nghiệm gần 70 năm và tiêu tốn 50 triệu dân Nga!!! Hoá ra là công cóc.
    Chương 3:
    “Học thuyết xã hội(chủ nghiả Cộng sản) đã phải đội lốt tôn giáo để tồn tại thì mọi thứ thuộc về nó đều là thiêng liêng. Lãnh tụ thành thần thánh, lời nói bài viết của họ thành kinh bổn, cuộc sống cá nhân và xã hội của họ đầy ắp những chuyện phi thường. Hình ảnh của Lenin và Stalin, của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành và lời nói của các vị ấy bao trùm lên toàn bộ cuộc sống tinh thần của các quốc gia họ cầm quyền, làm gì, nói gì, nghĩ gì đều không thoát ra khỏi cái bóng che ấy.”
    Cái hay của Nguyễn Khải là phê phán gì thì phê ,nhưng không đụng đến cha già Dân Tộc (cuả Khải )nên không phạm húy,phạm những điều cấm kỵ.Thực tế là Hồ Chí Minh đã là học trò xuất sắc của những tên đại đồ tể Lênin,Stalin và Mao là kẻ đã thực hiện nhiều vụ giết người hàng loạt trong các biến cố lịch sử như: Cải cách Ruộng Đất (172.000 người),Nhân Văn Giai Phẩm , sát hại các tôn giáo,tiêu diệt các đảng phái quốc gia (700.000 người),ra lệnh tấn công Miền Nam bằng mọi giá khiến trên 3 triệu người Việt chết thảm thương.Nhờ không nói đến Hồ nên Khải được yên thân.Thấy điều tàn ác mà không nói đến ,có thể coi đó là “người Tử tế ?”
    Chương 4:
    “Trong suốt ba chục năm chiến tranh, mỗi người Việt Nam đã quên hẳn những nhu cầu vật chất và tinh thần của riêng mình để được cùng sống như mọi người, cùng cảm nghĩ như mọi người, sống cùng sống chết cùng chết. Học thuyết Mác và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản được tôn vinh đến tuyệt đối. Vì số phận cá nhân gắn liền với tập thể với dân tộc, trùng hợp khít khao với các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền và những tham vọng của người lãnh đạo. Nhưng cả mấy thế hệ cùng tham gia chiến tranh, sống trong một môi trường xã hội, chính trị của một đất nước đang có chiến tranh cũng là một tai hoạ khôn lường. Trong chiến tranh tập thể gạt phắt cá thể sang một bên, có thể giẫm đạp lên nó cũng chả mất mát gì, vì chiến tranh đòi hỏi sự nhất trí, cần sự ra lệnh đúng lúc của nhiều cái đầu chứ không có thời gian bàn luận, sai đúng có sự tham gia của nhiều cái đầu .”
    Nguyễn Khải chỉ nói cái sai nhỏ ,cái sai ai cũng biết ,còn cái cốt lỏi là chủ thuyết Cộng sản Quốc Tế được Hồ đem vào áp dụng và làm cho cả nước khổ sở suốt 45 năm huynh đệ tương tàn (1930-1975) và gieo thù hận trong lòng dân tộc sau 1975 như biện pháp tù cải tạo,tịch thu tài sản dân Miền Nam,trả thù hèn hạ cuả Cộng sản thì Khải không dám nói đến. Đồng thời luận điệu nầy cũng để bênh vực cho những hành động diệt chủng ,giết người khác chính kiến của Việt Gian Cộng sản (là vì cần nhất trí khi có chiến tranh).
    … “Độc lập có rồi, tự do có rồi, vậy cái hạnh phúc của mỗi chúng tôi nhà nước định quên sao ? Nhưng người dân phải tìm ra cơ hội nào để nói, đến chỗ nào để nói, dùng phương tiện gì để nói. Nói với tổ chức, với các đoàn thể mình là một hội viên, không ai nghe cả. Nói trên báo chí không báo nào dám đăng. Viết kế sách, thỉnh nguyện gửi lên các cấp có thẩm quyền thì chả bao giờ nhận được trả lời. Vậy phải làm gì nhỉ ? Làm loạn không dám, biểu tình đúng pháp luật cũng chưa có tiền lệ. Người đứng đắn bộc lộ sự không bằng lòng của mình tại các cuộc họp lập tức bị những kẻ cơ hội trấn áp tức thì, bị cơ quan an ninh ghi vào sổ đen, thăng chức nên lương từ nay không thể, chỉ còn đợi ngày về hưu thôi. Nhưng dân chúng vẫn có cách xả nỗi bất bình của họ bằng cách sáng tạo ra nhiều chuyện tiếu lâm chính trị.”
    Xem ra cái lập luận cuả Khải là đòi hỏi hạnh phúc cho toàn dân bằng cách kể chuyện tiếu lâm thì còn lâu mới cải thiện những cái đầu cứng ngắc của bọn Tư bản Đỏ. Tại sao không hô hào toàn dân giật sập cái chính phủ,cái chế độ đó xuống để mọi người có toàn quyền lập 1 chính phủ lo cho dân có hạnh phúc.
    Còn Độc Lập mà Khải nói có rồi thì có hồi nào vậy?
    Từ năm 1945 tại VN mọi kế hoạch, đường lối thảy đều theo lệnh Nga ,Tàu. Ông Mao thì thèm Đài Loan mà không dám chiếm vì sợ Mỹ bỏ bom,xuí Hồ tấn công Miền Nam thì Hồ lại nghe lời. Đau là ở chổ nầy!
    Dân ta bị Trung Cộng bắn giết ngoài biển Đông 3 lần mà có được kiện cáo gì đâu,hải đảo Hoàng sa ,Trường Sa,bị chiếm gần hết mà bọn Việt Gian không dám hé răng.Biên giới phiá Bắc bị lấn gần 700 km2 mà thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng nói đâu có ai lấn đất đâu!
    Bầu chọn lảnh đạo cả nước thì cán bộ Trung Cộng sang chỉ thị phải bầu Nguyễn tấn Dũng làm thủ tướng .Cả Đảng và Quốc Hội tuân hành râm rấp theo ông chủ.
    Tự Do thì từ hồi mồ ma già Hồ còn nói phét đến nay dân Việt có Tự Do hồi nào đâu : Dân không có quyền tư hữu ruộng đất ,nhà nước tự do trưng dụng nhà, đất trả tiền bồi thường rẻ mạt.Cán bộ lớn nhỏ dựa vào “luật rừng”cướp đất công khai.Dân khiếu kiện thì cho công an,xả hội đen đánh đập.Tôn giáo thì lập tôn giáo quốc doanh để đánh phá các giáo hội chính thống ,báo chí trên 600 tờ thì thảy đều là của đảng,không hề có tự do báo chí,công nhân đình công 300 vụ từ đầu năm 2008 đến nay thảy đều bị chính quyền cho là đình công bất hợp pháp.Nhân dân lập hội chống tham nhũng thì bị bỏ tù.Một xả hội như thế mà Khải cho là có Độc Lập ,Tự do thì quả là nói lấy được!
    Chương 5:
    …” Lúc nào cũng có kẻ thù rình rập đâu đó để tìm cớ lật đổ chế dộ bằng vũ trang, hay bằng diễn biến hoà bình. Lúc nào cũng được đồng chí trong chi bộ, bàn bè cơ quan giám sát mọi tư tưởng và hành vi để ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân của mỗi thành viên. Lúc nào cũng phải đề phòng, phải đề cao cảnh giác cách mạng, không tin cậy bất cứ ai, kể cả bạn bè
    Chỉ có một điều lạ, là trong hoàn cảnh sống không có một tí tự do nào cho cá nhân mà chúng tôi vẫn sống được, lại còn viết văn làm thơ được !”
    Trước một xả hội mà người dân bị khủng bố tinh thần,ngay cả cán bộ cũng bị theo dỏi mà chưa hề thấy Khải làm 1 hành động phản đối thì cũng lạ thật!!!
    Nhưng xét cho kỷ lối sống và viết văn theo lối lập lờ,hai mặt như Nguyễn Khải thì đảng cho sống, đôi khi còn được đảng thưởng công ,cho đi chu du nước nầy nước nọ để ca ngợi đảng và để làm cho người ta lầm tưởng là trong nước vẫn có tự do .

    Chương 6:
    …” Cách tổ chức xã hội của giai cấp tư sản dẫu có xấu xa tới tận đâu cũng vẫn tạo được những môi trường tự do và dân chủ hơn, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển tài năng của mọi cá nhân và của cả cộng động. Lại lấy thêm một ví dụ về nước Nga trong non một thế kỷ qua. Dưới chế độ Xô Viết, người dân Nga được nhà nước chăm lo hoàn toàn từ khi sinh đến khi chết, nhưng họ vẫn không thích, vẫn thấy ngột ngạt vì đó là cuộc sống không phải lo nghĩ của một trại tập trung, con người bị đánh số, bị xếp theo khuôn, theo hàng, chỉ nhìn thấy đám đông chứ không thể nhìn ra từng con người riêng biệt, kể cả trong triết học và văn chương. Còn thời bây giờ là một xã hội mạnh ai nấy lo, người người lấn chen nhau, tranh cướp nhau vì những tham vọng không được kìm nén, kỷ cương cũ bị xoá bỏ, kỷ cương mới chưa kịp hình thành, mọi sự đều phải làm lại”
    Nguyễn Khải so sánh giửa 2 chế độ xã hội ,thấy được cái hay và cái dở cuả mỗi chế độ ,nhưng chưa nói hết,nói chưa “tới” cái xấu xa tột cùng của XHCN là nó cướp đi cai quyền Tự Do sinh sống cuả Con Người. Đồng thời Khải cũng không đưa ra được biện pháp tháo gở cái gông cùm đó cho toàn dân VN.(tức là nói chung chung,chuyện ai cũng biết,khổ lắm nói mãi nghe cũng chán.Phải đạp đổ nó đi)
    Chương 7:
    “ Bất cứ một thiết kế xã hội nào nhắm tới dân chủ và tự do, xây một xã hội mở, một liên minh mở sẽ có may mắn tồn tại được lâu dài với sự đồng thuận của mọi người và sự hài lòng của mỗi cá nhân.”
    Nguyễn Khải dù sống trong XHCN nhưng qua tiếp xúc với Miền Nam sau 1975 đã thấu đáo phần nào mô hình Dân Chủ Tự Do ,nhưng bản thân Khải chưa dám dứt khoát đả phá cái xã hội Cộng sản mà anh ta đã sống quá lâu với nó , có nhiều quyền lợi và ràng buộc với nó.
    Chân dơ, lấy nước mà rửa.Nước dơ lấy gì rửa?.”Cách mạng”.Vâng ,chỉ có 1 cuộc Cách Mạng đạp đổ cái xấu xa đó để tạo một xã hội công bằng hơn,hạnh phúc hơn,tư do hơn và dỉ nhiên sẽ có Độc Lập hơn đó là mong mỏi của toàn dân Việt hiện nay.Muốn thực hiện phải do toàn dân cùng “đứng lên”,cùng ngẩng cao đầu không còn sợ hải chế độ bạo tàn xây dựng bằng nòng súng.

    “Viết đúng luật lệ thì chỉ có hai chủ đề: căm thù và hy sinh. Cũng chỉ có ba loại người được tôn vinh: công, nông, binh. Cái thế giới mênh mông, nhiều mầu sắc ngày một thu hẹp và chỉ có hai mầu: đỏ là quân ta, đen là quân địch.”
    Viết theo đúng luật lệ có nghiả là viết theo “Hiện Thực XHCN”mà bất cứ nhà văn nào của XHCN cũng phải thuộc lòng.Văn chương hay bất cứ sáng tác nào cũng đều phải phục vụ cho đảng,viết thì phải viết 1 chiều , đại khái như: quân ta thì can đảm, đánh đâu thắng đó,quân địch thì hèn nhát, đánh đâu thua đó.Công nhân XHCN siêng năng ,cần cù làm việc ban ngày không đủ; tranh thủ làm đêm!
    Lối viết theo công thức định sẳn thì làm gì có sáng tạo,làm gì có tôn trọng sự thật, đôi khi còn phiạ ra các anh hùng tưởng tượng như “Lê Văn Tám” tẩm xăng lao vào kho đạn là sản phẩm hư cấu của chính Trần Huy Liệu bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền và cổ động của Việt Minh sáng chế nhân vật ảo mà thôi. Nguyễn Khải thì cũng phải theo khuôn khổ đó và nói dối lâu ngày cũng thành thói quen không còn biết ngượng!
    “Chính chúng tôi cũng tự chán mình. Tài đã kém lại bị bó chặt từ đầu tới chân, xoay tới xoay lui cũng chỉ có một vòng quay, ú ớ một cách nói, càng viết càng nhảm cũng là phải. Một nền văn nghệ phải phục vụ chính trị (mà chính trị thì sớm nắng chiều mưa) là đã mất một nửa tự do rồi, lại phải phục chính trị theo nghĩa các chủ trương, chính sách của từng thời kỳ thì còn gì là tự do nữa.”
    Đây là lời tự thú của Khải trong những lúc không thể dối lòng.Thật đáng buồn và cũng đáng xấu hổ cho những văn sĩ XHCN.Nguyễn Khải cũng đã nhiều phen ca tụng chế độ 1 cách giả dối ,trơ trẻn.Văn học nghệ thuật bao nhiên năm trong chế độ XHCN chỉ tạo ra những quái thai của thời đại.Nhưng ngày nào dân ta lập một chế đô mới, việc làm đầu tiên là phải xoá bỏ cái nền “Văn Học Hiện Thực Chủ Nghiã” đó đi.Nó là vết nhơ của văn học Việt Nam!
    Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả còn ai nhớ tới mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân. Buồn nhỉ!
    Đúng vậy ,cái thứ văn chương xu thời nịnh thế thì đâu có tồn tại trong lòng dân tộc.Nó chỉ nhất thời trong lúc đảng còn cầm quyền mà thôi !Không biết lời tiên đoán của ông Khải về một xã hội Tư Do Dân Chủ có đến sớm hay không theo như sư mong đợi của toàn dân nhưng dó là 1 hiện thực không gì lay chuyển được.
    “Tất nhiên vẫn có nhiều công trình của trí tuệ thuộc về cõi bất tử nhưng là của các thiên tài. Với bộ não con sâu cái kiến, ngước nhìn những cái đầu khổng lồ ấy làm gì cho thêm buồn ra.”
    Chỉ có nhũng nhà văn chân chính thì mới có những tác phẩm “ngang tầm thời đại “lưu danh trong văn học sử,còn văn chương nô dịch cho đảng thì sẽ sớm bị đào thải. Đó là lẻ tất yếu.
    Ch ư ơng 8 :
    “Trong những năm 90 của thế kỷ 20 nhiều vị lão thành cách mạng Việt Nam lấy làm kinh ngạc và đau đớn trước sự tiêu vong quá nhanh của một siêu cường mà chân móng của nó đã ăn sâu trong mảnh đất Nga non một thế kỷ. Thật ra toà lâu đài kiểu mẫu của tương lai ấy không hề có chân móng. Nó được xây trên cát”.
    Cái chế độ mà Khải và các nhà văn XHCN xem như là thần tượng,mẩu mực là Liên Xô thành trì cuả Cộng sản Chủ Nghiả đã bị lịch sử đào thải một cách thảm hại.Lúc đó Nguyễn Khải đã sáng mắt sáng lòng .Nhưng đã trót một đời làm tôi mọi cho chế độ thì đâu thể lui ngay được,leo xuống lưng cọp thì sợ cọp vồ,nên đành nhắm mắt đưa chân để hưởng bổng lộc cuả đảng và tiếp tục cuộc sống nô lệ chứ không hề có phản kháng gì lúc đó.
    “Lúc giận nhau thì nghĩ nông cạn thế, còn bình tĩnh lại thì giữa các nước cộng hoà trong liên bang Xô Viết (cũ) vẫn có sự ràng buộc tự nhiên và máu thịt trong lịch sử vì họ đã là người một nhà non một thế kỷ, đã cùng nhau sống chết chống hiểm hoạ phát xít để bảo vệ sự tồn tại của Liên bang cũng như của các nước cộng hoà. Lại đã cùng nhau sinh con đẻ cái, đã pha trộn ngôn ngữ, văn hoá và kỷ niệm. Bây giờ mỗi quốc gia vừa được trở lại là chính mình, vừa có phần đóng góp thêm của các nền văn hoá lân cận, bạn bè, giàu có hơn trước, văn minh hơn trước. Rồi họ cũng sẽ sống với nhau như một cồng đồng của khu vực, nhưng lần này là tự nguyện, là do họ tự chọn một hình thức liên minh bình đẳng, dân chủ và hoàn toàn tự do. Bất cứ một thiết chế xã hội nào nhắm tới dân chủ và tự do, xây một xã hội mở, một liên minh mở sẽ có may mắn tồn tại được lâu dài với sự đồng thuận của mọi người và sự hài lòng của mỗi cá nhân.”
    Liên Xô thành lập từ 1922, gồm 15 nước cộng hoà liên bang, 20 nước cộng hoà tự trị, 8 tỉnh tự trị, 10 khu tự trị Sau Thế Chiến thứ 2 là một chuổi dài cuả xâm luợc và thôn tính,sáp nhập các nuớc nhỏ vào Liên Xô. Không có quốc gia nào tự nguyện sáp nhập.
    Nhiều người quá ngạc nhiên và đặt câu hỏi: tại sao Đế Quốc Cộng Sản Liên Xô đã sụp đổ một cách nhanh chóng như vậy, nhưng thực ra, các người hiểu biết phải thắc mắc rằng, tại sao một chế độ “phản dân, hại nước” như chế độ Cộng Sản Liên Xô lại có thể tồn tại quá lâu, tới 74 năm mới sụp đổ?
    http://www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=7528 ĐẾ QUỐC CỘNG SẢN LIÊN XÔ SỤP ĐỔ.
    Chương 9 :
    “Có thực mới vực được đạo, đã đói ăn thì ngay đến cái tư cách làm người cũng không thế có nói gì đến đạo. Thành thử cái chủ trương rất quyến rũ, rất “văn nghệ”, nhất là với giới tri thức, của chủ nghĩa Mác “cải tạo thế giới, cải tạo con người” hoá ra chuyện không đâu, nói cho vui, bây giờ người ta cũng hay nhắc đến để chế giễu một học thuyết xã hội chứa đầy những hoang tưởng.”
    Càng về cuối bài Nguyễn Khải càng nhận định chính chắn hơn. Ông đã thấy được cái chủ thuyết mà ông hằng đeo đuổi chỉ là hoang tưởng .Ngay từ thời mồ ma Hồ còn sống cho đến ngày nay ,những khẩu hiệu kêu thật to,thật quyến rủ như cải tạo thế giới,cải tạo con người,thế giới đại đồng v.v…một thời đã mê hoặc những người nhẹ dạ,thật ra nó chỉ là rổng tuếch. Đau nhất là khi hiểu ra ,muốn lui cũng không còn đường trở lui! Vì cả đời mình đã trót cống hiến cho loài quỷ dử.Con chim sắp chết tiếng kêu sao mà buồn thảm thế! Đó là tâm trạng chán chường của Nguyễn Khải lúc đã 76 tuổi đời, 50 tuổi đảng!
    Chương 11
    “Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghiả”
    Dân ở trong nước có kể chuyện khôi hài:Trong cuộc chiến Iraq người Mỹ nói đánh là đánh. Trân châu Cảng thì Nhật đánh rồi mới nói.Trong chuyện thảm sát Thiên An Môn thì Trung Cộng làm mà không cần nói.Còn Việt Cộng tàn sát dân vụ Mậu Thân thì nói 1 đàng làm 1 nẻo !
    CSVN kêu gọi đoàn kết nhưng luôn giết ai khác chính kiến với mình.Kêu gọi dân yêu nước nhưng cán bộ thì bán nước.Thủ tướng hôm trước nói không có đổi tiền thì hôm sau đổi tiền,toàn là những chuyện nói láo,gạt dân.Thành thử hôm nay người dân Việt Nam thảy đều hiểu Cộng sản khinh thường dân và nói 1 đàng làm 1 nẻo. Chúng nên nhớ “ sức mạnh quần chúng có thừa sức để làm thay đổi dòng chảy của lịch sử”.
    “Người cộng sản rất kiên quyết (ngoài miệng)chống chủ nghĩa cá nhân, nhưng lại chính từ các nước xã hội chủ nghĩa mà cái tệ sùng bái cá nhân đã nảy sinh. Vì lãnh tụ của học thuyết cũng là lãnh tụ của quốc gia. Họ lên cầm quyền không do phiếu bầu mà do tín nhiệm sẵn có của các tín đồ với giáo chủ. Giáo chủ là nhân vật tối linh, thuộc về thiêng liêng nên những gì của thế gian không thể ràng buộc ông ta được. Ông ta cầm quyền không có niên hạn vì ông phải phục vụ nhân dân cho tới lúc chết. Ông không phải tự phê bình và cũng không ai dám phê bình ông vì ông là biểu tượng của quốc gia, của Đảng cầm quyền, đứng trên hiến pháp và mọi luật pháp”
    Đây là những lời buộc tội đanh thép của Nguyễn Khải với bọn cầm quyền.Lời phê phán châm biếm những cây đa ,cây đề trong đảng từ Hồ Chí Minh đến Duẫn , Thọ,Đồng ,Chinh và bây giờ là Mạnh,Dũng,Triết.Nhưng lối đánh của Khải là chặt cành chớ không chặt gốc,nhờ vậy mà Khải tồn tại đến tuổi già “không nệ dao phai” thì mới dám viết .
    “ Các cấp dưới từ trung ương tới địa phương cũng là những người có nhiều tự do nhất ở các ngành, các bộ và các địa phương họ cầm quyền. Là các lãnh chúa trong các lãnh địa của họ. Chả ai dám xâm phạm nếu còn muốn giữ cho mình một chút tự do cỏn con. Một xã hội có hàng triệu cá nhân không được đếm xỉa, không được tôn trọng nhưng một nhúm cá nhân lại được tôn vinh hết mức và được được hoàn toàn thoả mãn trong mọi nhu cầu là cái xã hội gì đây, là xã hội kiểu mẫu cho nhân loài tương lai ư?!”
    Nguyễn Khải đã vạch trần sự thật trong nội bộ đảng,từ trên xuống dưới .Người nghèo không ai lo,nông dân bị cướp trắng đất đai không ai xét xử ,công nhân bị bóc lột đến xương tuỷ ,mà từ đầu năm đến giờ 330 vụ đình công vì lương khộng đủ sống thì đảng cho là toàn bộ đình công “Bất Hợp Pháp”! Kẻ cai trị và người bị trị, mức giàu nghèo cách biệt cả trăm lần.Người dân bị tai nạn không tiền đóng lệ phí bệnh viện đành nằm nhà chờ chết ,còn cán bộ thì cá độ đá banh 7 triệu đô la.Tại sao xã hội gì mà bất công đến như vậy,có lẻ bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng bên Tàu sống lại cũng phải chào thua!
    Chương 12:
    “Bởi vậy khi ông tổng bí thư của Đảng mới được bầu, trong cơn phấn khích đổi mới sinh hoạt đảng, đã phát động một phong trào tự phê bình và phê bình rộng khắp toàn đảng, các đảng bộ trong cả nước đều nhiệt liệt hưởng ứng, đều nhắc lại với lòng nhiệt thành hiếm có trong các bài diễn văn có đảng tính cao của họ. Đó là một màn diễn khổng lồ, rất tốn kém, chả đem lại bất cứ kết quả nào. Vì chỉ là diễn thôi, người cũ kẻ mới đều vào vai rất thành thạo. Rút cuộc kẻ có tội vẫn ngày càng hung hãn, càng tự tin, còn người tố tội càng lúc càng dè dặt, hãi sợ. Kỳ quái nhỉ ??”
    Chống tham nhũng ư? Chọn người tài ra gánh vác công việc quốc gia? Công bằng xã hội ư? Cái đó để đảng no (lo) càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng mạnh vì người đi đánh tham nhũng lại là tham nhũng gộc! Bởi vì cán bộ CS nói :chống tham nhũng là chống đảng kia mà!Tố cáo tham nhũng thì có phen đi tù như 2 ký giả Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến .Thủ phạm tham ô thì thăng cấp,ban khen! Xã hội Việt Nam ngày nay là như thế!!!Kẻ có tài không có phe cánh thì ngồi chơi xơi nước,kẻ nịnh bợ ,bất lương thì được nâng đở làm vây cánh.Mạnh được yếu thua,không có sự công bằng cho ai cả,luật giang hồ được áp dụng cho cả nước!!!Muốn biết sự thật cứ đọc báo hàng ngày thì sẽ rỏ,hàng trăm vụ bất công xảy ra mỗi ngày ,nói cho dân xả xú báp chớ không ai xét xử đâu mà hòng! Ông Nguyễn Khải biết quá rỏ mà cứ giả vờ!
    Chương 13:
    “Đảng đối lập không có, dư luận đối lập qua báo chí và các cuộc biểu tình quần chúng cũng không có, vậy làm cách nào để biết và điều chỉnh mọi sự rắc rối, thậm chí cả bạo loạn nữa nếu nó xảy ra ? Vẫn có cách, là phải tạo ra một tình hình chính trị luôn căng thẳng (một cuộc chiến tranh có thể xảy ra, một cuộc bạo loạn có thể xảy ra) để buộc các công dân phải sống trong những quy chế nghiêm ngặt của thời chiến, ở các chế độ toàn trị chỉ có hai cơ quan mà quyền uy bao trùm cả xã hội. Đó là cơ quan tư tưởng, tuyên truyền và cơ quan công an. Một để chặn, một để chống. Còn khi đã có chuyện bất thường xảy ra thì chỉ có một biện pháp: đàn áp, bắt giữ, lập toà án xét xử những kẻ cầm đầu.”
    Nguyễn Khải đưa ra thực trạng của một thể chế độc đảng và kiêm luôn độc tài tức là không có báo chí tư nhân,600 tờ báo trong nước thảy đều là báo của đảng ,chỉ biết nói theo đảng và làm theo đảng . Đình công ,biểu tình là điều cấm kỵ trong xã hội độc tài chuyên chính mặc dù trong Hiến Pháp CS có công nhận đình công,biểu tình,ai lở tin vào bản hiến pháp làm kiểng nầy thì có ngày sẽ ân hận!Luật gia nào mà dựa vào bản hiến pháp thổ tả nầy để biện hộ cho thân chủ thì chỉ từ chết tới bị thương! Việt Nam có câu nói bình dân mà ai cũng thuộc : “Nói vậy mà không phải vậy”.Nếu có ai thắc mắc hỏi tại sao chính phủ làm sai pháp luật quá vậy ,luật đâu? Tổng bí Thư đảng chỉ vào miệng : “Miệng tao là luật nè!!!”.
    “Cách giải quyết vừa nhanh gọn lại mau ổn định, không dây dưa, phiền toái vì có quá nhiều luật lệ, quá nhiều lý lẽ như ở các nước tư bản. Những rối loạn vặt vãnh thật ra là nước là không khí của các nhà cầm quyền độc tài. Họ đâu có sợ loạn! Họ còn bày ra những cuộc chiến cung đình như ở Liên Xô và các nước Đông Âu, hay một cuộc chiến giữa nhân dân với nhau như đã làm ở Trung Quốc. Không có mùi vị của thuốc súng, của máu người và những tiếng la hét cuồng nộ của đám đông thì người cầm quyền biết thở bằng gì ?”
    Phần nầy Nguyễn Khải đã nhìn thấy cốt lỏi của thể chế độc tài hiện đang đè đầu cởi cổ dân ta. Đồng thời ông cũng thấy được sự khát máu và hiếu sát cuả đảng Cộng sản VN.Thật ghê rợn cho loài dã thú sống bằng sinh mạng đồng loại cuả mình,của đồng bào mình.Cuộc sát hại dã man 45 năm (từ 1930-1975)khi chủ nghiả CS được Hồ mang vào VN đã khiến bao nhiêu triệu dân Việt chết oan ức và cho đến ngay nay 85 triệu dân Việt đang mãi rên siết dưới gót giày bạo tàn cuả chính quyền độc tài CS.Không phải bây giờ nhờ Nguyễn Khải mà người ta mới biết thực chất của chủ nghiả Cộng sản khi chúng gây nội chiến tương tàn để giành chính quyền . 70 năm trước nhà ái quốc Phan Bội Châu đã nhận định về đảng Cộng Sản nầy trong cuộc phỏng vấn cuả Maurice Detour,báo L’Effort ngày 7 tháng 10 năm 1938 như sau :”Hô hào giai cấp đấu tranh ở xứ nầy là một việc cực ngu.Những người thức thời không bao giờ làm như thế…Cùng một tai nạn đã không chung sức để tuỳ theo cảnh ngộ mà lần hồi thu phục lại những quyền đã mất , để gầy dựng lại nền tảng Quốc Gia,lại còn kiếm cách tương tàn ,tương phân ,làm giảm mất lực lương tranh đấu ,thật là một điều thất sách.”
    Chương 14
    “ Bây giờ tôi đã ngoài bảy chục tuổi, đã có đầy đủ những gì tôi khao khát, có thể nói còn hơn cả khao khát. Tôi đã sống đầy đủ, sang trọng nữa, hơn nhiều nhà văn tôi được biết ở các nước Đông Âu. Và tôi đã nghĩ nếu chủ nghĩa cộng sản thành công ở Việt Nam thì cũng chỉ cho được tôi đến thế. Khốn nỗi, lúc này tôi đâu còn năng lực làm việc bằng trí tuệ nữa mà cũng chả có nhu cầu nào phải đòi hỏi.
    Cuộc sống được vỗ béo của một kẻ ăn không ngồi rồi đã giết chết mọi tư tưởng ở trong tôi, rồi giết luôn đến đội quân chữ nghĩa, chúng đã hoá ra rỗng tuếch, vô hồn. Nhà văn mà hết chữ thì chỉ là cái xác chết. Xác chết con người với xác chết con dòi có gì là khác mà phải phân biệt !”
    Nguyễn Khải viết văn thu nhập không nhiều để trở nên giàu có vậy ta có thể đoán sở dỉ Khải sống đầy đủ,sang trọng là nhờ ở chức vụ Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn VN và chức vụ Đại Biểu quốc hội bù nhìn.Những chức vụ hái ra tiền nầy không phải nhà văn nào cũng có. Đôi khi ông còn hảnh diện nhiều về những cái đó.Cái mà người viết văn “tử tế” không thèm!
    Chương 15
    Tôi tự nhận tôi là người có một con mắt bên trong và một cái tai bên trong từ nhỏ. Để quan sát, nghe ngóng những người khác họ yêu mình hay ghét mình. Càng lớn tuổi cái khả năng tự xét mình của tôi càng sắc nhọn. Và tôi đã nhận ra cái lợi của phép giấu mình. Trang Tử đã nói: Con chim bay cao thì tránh được tên, được bẫy, con chuột đào hang sâu thì tránh được cái hoạ bị khói hun.
    Nguyễn Khải chưa có khả năng tự nhìn mình và nghe chính mình vì có nhiều điều người ta nhận xét về Khải mà Khải chưa biết hay làm như không biết . Đó là cuộc sống 2 mặt,con người 2 mặt.Còn về khả năng lặn sâu giấu mình thi Khải xuất sắc trong văn giới XHCN.
    Dương Tường nói, trong Nguyễn Khải có hai con người. “Một Nguyễn Khải khôn khéo giả dối và một Nguyễn Khải thành thật trắng trợn. Một Nguyễn Khải hèn nhát và một Nguyễn Khải khinh ghét tay Nguyễn Khải hèn nhát kia. Và sự tranh chấp giữa hai con người ấy không bao giờ ngã ngũ.”
    Vương Trí Nhàn một nhà văn trong nước góp ý thêm :”Sự tranh chấp ở đây thực ra chỉ là bề ngoài, trên sàn diễn, trước mặt bàn dân thiên hạ. Chứ ở hậu trường Nguyễn Khải yêu cả hai con người đó ở mình. Ông sống hòa hợp với cả hai. Tùy trường hợp mà ông đưa con người này hay con người kia ra để làm hàng. Lối nghĩ này đã giúp ông thành công chói lọi trong suốt đường đời, và cho đến giai đoạn chung cục của đời sống, ông vẫn giữ, không tự khác mình đi đến một mi-li -mét!”
    Ch ư ơng 16:
    “Một nửa nước đã được độc lập nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu của họ đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành những người vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn, vì từ nay họ chỉ được nghĩ được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, của một đường lối nếu họ không muốn giẫm vào vết chân của nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm”. Một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng long rom như một kẻ bại trận. Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy.”
    Trong giai đoạn 9 năm kháng chiến (1945-1954) , giai đoạn 1954-1975 và giai đoạn 1975-2008 Nguyễn Khải đã viết gì ,làm gì ngoài những bài ca ngợi đảng,gật đầu biểu quyết trong chức vụ Đại Biểu quốc hội (Bù nhìn).Chúng ta không ghi nhận đươc gì cả.Trong khi đó phong trào đấu tranh cho Tư Do ,Dân Chủ đầy chông gai, đầy máu và nước mắt cuả bao công dân ưu tú luật sư Lê Thị Công Nhân,Nguyễn văn Đài bị tù đày ,đâu có đươc Khải nói đến! Những thời điểm đó Khải ở đâu ?Khải đã tự bịt mắt ,bịt tai để khỏi làm phật lòng đảng!Khôn đến thế là cùng! Khen ông ở chổ đó.
    Chương 17:
    “Nó đã kết thúc cái phần nghệ thuật để bắt đầu sang phần tụng ca là cái thế giới của mãn nguyện của buồn chán, là cái phần phi nghệ thuật. Nhưng người lãnh đạo lại chỉ thích cái phần không phải là nghệ thuật, tặng giải thưởng, trao huân chương cho các tác giả chỉ để tưởng thưởng cái phần nhạt nhẽo vô vị ấy mà thôi.”
    Tội nghiệp cho Nguyễn Khải ông đi “Tìm Cái Tôi Đã Mất” trong khi ông không biết ông đang đứng ở đâu trong một đất nước đau thương thì ông tìm sao ra!Huân chương,giải thưởng mà ông nhận được đâu có giúp cho ông tìm ra con người thật của ông.
    Chương 18
    Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.
    Chúng ta không kết tội oan cho Nguyễn Khải mà chính lời của Khải tự nói ra.Tôi không chê Nguyễn Khải mà còn khen cái khôn (lỏi) của Khải nếu ông đừng nói là ông đang cố đi tìm con người thật cuả ông.Người như Khải thì ở Việt Nam hạng trí thức (dân VN gọi là Trí ngủ) nhiều lắm, ông nào cũng học khóa người nhái lặn sâu,lặn kỷ,không cần biết đến dân đen đang ta thán,rên siết .Các ông trí thức VN thuộc môn phái MACKENO. Vị nào cũng bằng cấp đầy mình(khi chưa ai khui bằng giả),huân chương đầy ngực,bằng khen treo đầy tường còn dân đen khổ sở cở nào thì mặc kệ nó!!!
    Chương 19 :
    “ Nhưng đọc hồi ký của các nhà văn cũng nhạt nhẽo lắm, họ chỉ phô diễn cái tôi trong các cuộc gặp những bậc đàn anh và bạn bè trong nghề, nói toàn chuyện tào lao, vụn vặt, chuyện sinh hoạt và chả đả động chút nào tới thời thế, tới những bức xúc về thời thế và cái nghề của mình trong thời thế. Tính hiện thực và tính lịch sử của một thời rất mờ nhạt, đơn giản, thành thử cái ý nghĩa truyền đạt những giá trị đích thực của một thời tới các thế hệ đến sau hầu như không có. Đó là điều rất đáng tiếc, vì nếu các chứng nhân không nói gì cả thì lịch sử cũng không thể cất lên tiếng nói chân thực của nó, thời gian qua đi, bóng tối phủ lên, quên lãng phủ lên, cái thời mở nước, giữ nước chỉ còn lưu lại những cột mốc của các chiến công, còn cuộc chiến thầm lặng đã làm tan nát nhiều con người để con người được là chính mình, được là một thực thể thiêng liêng, đền đài lưu giữ muôn thuở cái tài sản tinh thần của một dân tộc, một dòng họ mãi mãi được vun xới, được phát triển tương ứng với sự phát triển của dân tộc, của thời đại thì chưa được văn thơ nói đến, triết học nói đến, các ngành khoa học nhân văn nói đến.”
    Để kết thúc phần nhận định về Nguyễn Khải ở đây qua 19 chương tuỳ bút qua lời trần tình “Một nửa sự thật “của ông .Chúng ta thấy văn học trong nước hiện nay rất mờ nhạt vì đa số văn thi sĩ ai nấy lo trùm chăn và lặn sâu .Nguyễn Khải là một nhà văn,một sĩ quan cấp đại tá , đi lính thời 1947 ,viết văn từ 1950 , ông chính là chứng nhân lịch sử , ông không dám nêu các sự kiện lịch sử ,không dám chỉ mặt đạt tên bọn cầm quyền thói nát thì còn ai đủ tư cách nêu ra. Ông muốn bán cái,muốn đẩy người khác làm cho mình chuyện khó đó,nhưng ông quên 1 điều là Tự Do phải do chính mình giành lấy ,không ai làm giùm! Thôi ,giờ ông đã nằm xuống , đáng lý ra tôi cũng sẽ không viết phê bình người quá cố ,nhưng vì có 1 số ông trí thức VN ca ngợi ông quá mức nên phải viết bài nầy .Trong bài viết có phần khôi hài,cay đắng, lối viết mà tôi ít xài xin quý bạn lượng thứ cho.

    Long Điền tháng 7.2008

  2. Phạm Đức Nhì says:

    Ông Nguyễn Khải “đánh mất cái tôi” vì hèn, vì mắc chứng bệnh “teo hòn dái”, Hơn nữa ông đã Phạm Tội Ác – vì miếng cơm manh áo, vì uy tín cá nhân, đưa ngòi bút của mình quá đà, làm hại người khác. Nếu những người cầm bút ở VN tiếp tục hèn như Nguyễn Khải thì chúng ta còn phải đọc tâm sự “Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất” dài dài nhưng ở những dạng khác, dưới những cái tên khác.
    Cũng với cái ý đó, xin góp một bài thơ.

    BỆNH NAN Y

    Khám tổng quát
    cho nhân viên một công ty
    bác sĩ thấy hầu hết
    mắc một chứng bệnh lạ kỳ
    bệnh Teo Hòn Dái

    Người bệnh ăn ngủ, ỉa đái
    vẫn bình thường
    không nhiễm trùng
    không sốt
    không nhức xương
    không đau bắp thịt
    đi đứng nằm ngồi
    cũng giống như bao người khác
    chỉ trong lúc làm ra và giới thiệu sản phẩm
    mặt tái xanh
    tim đập nhanh
    mắt nhìn quanh lấm lét

    Lúc ấy hòn dái teo đét
    chỉ bằng hạt tiêu
    trên người
    mồ hôi vã ra như tắm

    Công ty ấy
    không sản xuất hàng công nghệ
    không kinh doanh hàng ăn
    mà chỉ làm ra tượng tranh
    và nhiều mặt hàng
    liên quan đến chữ viết

    Đó chính là Hội Nhà Văn
    Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

    Trên đường giao lưu thơ văn
    gặp các cây bút đến từ Việt Nam
    các bạn tôi
    bắt tay người này
    khen chữ dùng sang cả
    vỗ vai bác kia
    khen tứ hay ý lạ
    có sáng kiến làm mới thể thơ

    Riêng tôi
    gặp họ
    chỉ thích nắn sờ
    hai hòn dái

    Phạm Đức Nhì

  3. thằng khờ says:

    Tôi thấy ông Vương Trí Nhàn nói cũng chẳng sai, Nguyễn Khải không những khôn mà còn quá khôn là khác. Lúc sống cúi đầu nhận bả công danh để vinh thân, tới khi chết … mong xét lại, mong xí phần trong ngôi nhà mới. Lúc đầu tôi cứ nghĩ “hồi quang phản chiếu” nhưng nghĩ kỹ mới biết ông Khải muốn …. “sống dai”.

  4. thằng khờ says:

    Cái này gọi là hồi quang phản chiếu đây. Con chim sắp chết kêu tiếng bi ai…..

Phản hồi