Đại ca Vũ Thư Hiên
Bộ áo vét mặc vừa khít người này cũng tự nhiên có được. Số là mình đi mang toàn quần áo cũ kỹ, đề phòng lúc đi đến cửa khẩu lỡ có chuyện gì cũng đỡ lăn tăn. Lúc sang Pháp đến luôn nhà đại ca Vũ Thư Hiên ở nhờ. Đai Ca thấy thằng em út bộ dạng thảm thương quá nên mới lôi tủ ra bộ vét bảo mặc thử, mặc xong đại ca ngắm bảo đẹp quá vừa in, thôi anh với chú mày cũng từng ở ” chiến khu” ( tiếng lóng chỉ nhà tù) khỏi câu nệ, chú dùng luôn đi.
Nhưng có bộ vét chả lẽ đi đôi giày ba ta Thượng Đình, trót thì phải trét, Đại Ca Vũ Thư Hiên moi nốt đôi giày Italia mà người ta biếu năm nọ cho mình đi thử, thế nào lại vừa nốt. Còn gì mà lăn tăn nữa, đủ bộ luôn cho rồi.
Nhưng mà trời Paris lạnh lắm, bộ vét thôi nàysợ thằng em ốm mất, thương thì thương cho trọn, và dĩ nhiên, dĩ nhiên là vậy, đại ca tấp thêm một cái áo khoác cũng của Italia cho thằng em út để đi dạo sông Sen khỏi lạnh.
Cảm thấy chưa đủ, đại ca còn đi lục lấy máy ảnh, máy quay phim cùng dây rợ, đĩa cài đặt, xạc pin để cho mình. Máy ảnh mình có rồi, còn máy quay phim chưa có thì xin đại ca. Nói chung đại ca mình cho thứ mình không có thì mình nhận, ai bảo mình tham lam cũng được. Thật ra người khác thì hơi ngại, nhưng anh em cùng ” chiến khu” thì có lệ là không văn vở, khách sáo hay lòng vòng gi hết, nhận luôn.
Đại ca ở trong một căn hộ gần khu trung tâm, trị giá khoảng nửa triệu USD hay EURO gì đó, căn hộ được nhà nước Pháp cấp cùng với trợ cấp, cho nên đại ca sống ung dung, viết sách báo khỏi quan tâm đến nhuận bút. Hàng ngày rảnh rỗi thong dong dạo phố, à ơi các em hoặc tán chuyện với bạn bè qua mạng. Hứng thì nấu phở, bún bò rủ ai đến chén,hôm mình đến đại ca đưa đi ăn tiệm sang hết gần 100 đồng Âu ( híc quy ra Việt Nam Đồng cũng chóng cả mặt ). Hàng ngày đại ca đưa đi dạo quanh Pari chơi, qua cái máy bán nước tự động mình tò mò xem thử nó hoạt động thế nào, đút tiền vào lớ ngớ không biết chọn đồ gì tí nữa mất toi tiền. Đại Ca bảo:
- Có lần anh thử xem lừa được cái máy này không, anh lấy đồng tiền khác bằng kích thước cho vào nhưng không được, chắc nó có mắt điện tử nhận dạng tiền.
Đi trên những con đường ở Paris, đại ca nói thấy đôi khi như ở Hà Nội vì những cái nắp cống ở đây và ở Hà Nội là cùng hãng sản xuất, hoặc thảng khi kiến trúc của nhiều ngôi nhà ở Paris cũng giống như ở Hà Nội, chính vì vậy mà đại ca chọn ở đây để sống cho thấy gần gũi với quê hương. Hai mươi năm ở đây đại ca không hề nhập quốc tịch Pháp, vẫn mang quốc tịch Việt nhưng ở dạng tị nạn. Hỏi sao không nhập quốc tịch Pháp để hưởng nhiều chế độ khác, đại ca lắc đầu
- Anh già rồi, tha thiết gì nữa, để thế này khi chết vẫn là người Việt em à.
Đêm đại ca hỏi về những con phố ở Hà Nội, có lẽ đại ca nhớ Hà Nội lắm, rồi hai anh em lại quay sang chuyện về cuộc sống trong tù, nghe kể lại những năm tháng đại ca từng ở mới thấy nghiệt ngã làm sao. Nhìn đại ca gần 80, tóc bạc trắng nhưng vẫn quắc thước, minh mẫn thấy cũng vui, để qua được những năm tháng đó mà giờ được thế này không phải là chuyện dễ dàng cho nhiều người.
Sống âm thầm trong căn hộ ở Pari. Vũ Thư Hiên đang nghiền ngẫm và viết về cuộc đời mà ông đã trải qua. Một điều toát lên ở ông là sự vị tha, bao dung, dễ tính với mọi người. Ông nhìn cuộc sống không khắt khe như nhiều người khác. Đó là điểm thường có thể gặp ở những nhân cách lớn đã trải qua khắc nghiệt của cuộc đời. Chia tay ông nói:
- Ai cũng là anh em cả, Hiếu nên nhớ mình không nên coi ai là kẻ thù, ai cũng có mặt tốt, mình phải khoan dung mà sống. Cần gì cứ nói với anh nhé, chúng mình là anh em, nhất là từng qua ”chiến khu”, khỏi ngại ngùng gì, chúc em bình an.
Blog Người Buôn Gió
Tri’ch Kinh-dien?n Vie.t Co^.ng
Muo^’n trie^.t `du’a tho^’i mo^`m (cho’ng che^’ do^.) na`o cu’ vie^.c de? no’ xo^?ng chuo^`ng ra nu’o'c ngoa`i Bo.n chu’ng no’ se~ ca’n nhau ba`ng thi’ch thi` tho^i que^n me. di vie^.c cho^’ng vo*’i chu?i ru?a DA?NG TA ngay tho^i
TÔI CÓ CẢM TƯỞNG TẤT CẢ NHỮNG LỜI QUA TIÊNG LẠI CHỈ BIỂU HIỆN SỰ MẤT ĐOÀN KẾT TRONG CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH ĐÒI TƯ DO DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM. HY VỌNG TẤT CẢ NHỮNG AI CÒN CÓ LÒNG VỚI ĐẤT NƯỚC, VỚI TỔ QUỐC HÃY ĐOÀN KẾT LẠI VÌ SƯ TỒN VONG CỦA ĐẤT NỨOC. MONG LẮM THAY.
“Hoài nghi” là 1 điều kiện cần có nơi 1 nhà khoa học và có thể nói chắc như đinh đóng cột rằng không
ai trở thành nhà khoa học mà không hoài nghi về bất cứ vấn đề gì mình quan tâm và nghiên cứu.
Mặt khác,thật là hồ đồ nếu không có bằng chứng đưa ra mà vẫn nghi ngờ thì rất không nên vì gây hại
nhiều hơn lợi cho công việc chung.Người ta có thể suy luận dựa trên những sự việc biêủ kiến để đi tới
kết luận một cách dè dặt trong lãnh vực tình báo,gián điệp mà đối phương muốn che giấu nhưng trong việc này thì có lẽ càng phải dè dặt hơn gấp bội.đối với những người đấu tranh khác ở trong nước.
Tôi thiển nghĩ trong nhóm được đi này còn có nhà văn nữ Võ Thị Hảo,nhà thơ Bùi Chát mà tác phẩm
và bài viết của họ đủ để chứng tỏ họ là những người yêu nước thực sự.Tại sao họ được đi ? Có lẽ
nưóc ngoài (bảo trợ) đã vận động cho họ được đi.Đa nghi như Tào Tháo nên để ở trường hợp khác.