WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chọn ai làm Tổng Bí thư?

Trong bài “Việc hệ trọng hàng đầu hiện nay” của ông Nguyễn Thanh Giang đã ghi lại bốn ý chính mà ông Lê Đức Anh trao đổi với ông Đặng Quốc Bảo:

1. Tình hình rất đáng quan ngại là hiện nước ngoài đang tích cực can thiệp vào vấn đề nhân sự đại hội XI của đảng ta.

2. Điều rất nguy hiểm là họ đang âm mưu dựng Nguyễn Phú Trọng lên làm tổng bí thư.

3. Người ngoan ngoãn vâng lời Trung Quốc đến mức vô nguyên tắc là Nông Đức Mạnh.

4. Dẫu chưa thỏa đáng lắm nhưng, trong tình hình này, có thể là nên chấp nhận Nguyễn Tấn Dũng làm tổng bí thư.

Theo ông Phan Bá Việt – trong bài “Tân Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam không thần phục Trung Quốc?” – thì những lời của ông Lê Đức Anh cho ta chúng ta thấy hai vấn nạn của Việt Nam, và một trong hai vấn nạn đó là “Trung Quốc đang là chỗ dựa vững chắc cho đảng cộng sản Việt Nam, giúp đảng có thể trụ được để bảo vệ quyền lực“. Ba ý đầu của ông Lê Đức Anh đã thừa nhận một sự thật đau lòng là:

• Đảng cộng sản Việt Nam tồn tại dựa trên sự đùm bọc và che chở của Trung Quốc.

• Trung Quốc đã can thiệp thô bạo và tích cực vào công việc nội bộ của Việt Nam.

• Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, người lãnh đạo tối cao của đảng cộng sản Việt Nam suốt hai nhiệm kỳ qua chỉ là con rối của Trung Quốc.

Xã luận của Hoàn Cầu Thời Báo (một tờ báo của chính quyền cộng sản Trung Quốc), với bài viết “Không thể để cho Mỹ xúc xiểm chia rẽ mối quan hệ Trung Việt”, đã “xác nhận” những lời nói trên của ông Lê Đức Anh rằng: “Trung Quốc lớn mạnh và phồn vinh là chỗ dựa quan trọng mang tính hợp pháp cho thể chế Việt Nam”, chứ không phải là sự tín nhiệm và ủy quyền của người dân Việt Nam. Xã luận này cũng cho chúng ta thấy được “bàn tay” của Trung Quốc đằng sau các vụ bắt bớ và đàn áp những người Việt Nam yêu nước: “Một số trí thức kích động “thù Hoa” ở Việt Nam đã bị áp chế”.

Như vậy những câu nói vẫn thường nghe như đảng là “của dân, do dân và vì dân” nên đổi thành “của Trung Quốc, do Trung Quốc và vì Trung Quốc”. Than ôi! Phũ phàng làm sao khi bao lâu nay vẫn có người ngây thơ cho rằng có sai lầm gì đi nữa thì đảng cộng sản Việt Nam cũng là người Việt Nam nên ít nhiều cũng vì đất nước Việt Nam.

Trong con mắt của nhà cầm quyền Trung Quốc thì Việt Nam chỉ là một tên đàn em, một kẻ chư hầu có nhiệm vụ làm phên dậu ở phía nam cho Trung Quốc. Vì vậy Trung Quốc phải làm tất cả để Việt Nam luôn nằm yên trong vòng tay mình. Trung Quốc đã nổi giận khi thấy Việt Nam xích lại với Hoa Kỳ. Hoàn Cầu Thời Báo cho rằng “Việc kéo Việt Nam lại, không để nước này rơi vào vòng tay Phương Tây mang ý nghĩa quan trọng đối với đại chiến lược ngoại vi của Trung Quốc”. Việt Nam được xem như là một quân cờ của Trung Quốc. Hai mươi năm nay Việt Nam vẫn ngoan ngoãn nghe lời Trung Quốc nhưng chính thái độ hung hăng, tham lam, hiếu chiến của Trung Quốc, nhất là thái độ ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông đã làm Việt Nam lo lắng và muốn thoát ra khỏi vòng cương tỏa đó.

Muốn chính quyền Việt Nam “yên tâm” để thần phục và không bị dân chúng phản đối gay gắt thì ít ra Trung Quốc cần có thái độ mềm mỏng, đúng mực với những vấn đề nhạy cảm như biên giới, lãnh thổ, lãnh hải… để đáng mặt đàn anh. Đằng này Trung Quốc, hoặc vì quá tin vào sự “trung thành tuyệt đối” của đảng cộng sản Việt Nam, hoặc là quá coi thường người Việt Nam, hoặc là cả hai, nên đã có cách hành xử vô cùng ngang ngược trên Biển Đông: bắt giữ, phạt tiền, đánh đập và thậm chí cả sát hại những ngư dân Việt Nam vô tội đang kiếm ăn trong lãnh hải nước mình. Người dân Trung Quốc có thể không biết, nhưng chính quyền Trung Quốc không thể không biết là họ đã cưỡng chiếm Hoàng Sa như thế nào. Trung Quốc phải tự hỏi: “Vì sao Việt Nam lại muốn làm bạn với Mỹ, một kẻ thù cũ ở xa, trong khi lại muốn quay lưng lại với Trung Quốc, một cường quốc láng giềng?”

Hoàn Cầu Thời Báo vẫn cố tình lên giọng kẻ cả, dọa dẫm Việt Nam khi cho rằng “áp lực giữa hai nước Trung Việt về tranh chấp quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) nhỏ hơn áp lực của thể chế Phương Tây về việc tạo dựng xã hội Việt Nam… Giữ gìn quan hệ với Trung Quốc là điều hết sức quan trọng đối với việc bảo đảm môi trường chính trị và lợi ích kinh tế lâu dài cho Việt Nam”.

Trung Quốc “hứa” đảm bảo môi trường chính trị (ngai vàng) cho đảng cộng sản Việt Nam thì có thể hiểu được, nhưng “lại hứa” “lợi ích kinh tế lâu dài cho Việt Nam” thì không thể nào hiểu được? Lợi ích đó phải chăng là Việt Nam mất đi hàng chục tỉ đô la mỗi năm do thâm thủng thương mại với Trung Quốc? Lợi ích đó phải chăng là hơn 90% các công trình đấu thầu quốc tế của Việt Nam đều lọt vào tay Trung Quốc và hầu hết các công trình đó đều chậm tiến độ với trang thiết bị cũ kỹ lạc hậu? Lợi ích đó phải chăng là việc khai thác bô-xít trên Tây Nguyên Việt Nam, một dự án đã tìm được sự đồng thuận phản đối chưa từng có trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam? Lợi ích đó phải chăng là sự khuất tất và không minh bạch trong việc “thuê” 300,000 ha rừng ở biên giới với Việt Nam?

Vấn đề rất quan trọng với Việt Nam mà ông Nguyễn Thanh Giang viết là nên “chọn” một Tổng Bí thư không thần phục Trung Quốc! Trong trường hợp này người đó (chỉ có thể) là Nguyễn Tấn Dũng. Liệu có thể có một tân tổng bí thư không thần phục Trung Quốc không? Câu trả lời của tác giả Phan Bá Việt là: “Không thể có được”. Bất cứ ông Tổng Bí thư nào của Việt Nam cũng phải phục tùng mệnh lệnh của Bộ Chính Trị, tức phục tùng đảng. Mà đảng thì “thà mất nước còn hơn mất quyền lực“.

Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể là người “khá nhất” trong hàng ngũ lãnh đạo đảng nhưng ông ta vẫn chưa vượt qua được sự chi phối của những người này và các nhóm lợi ích đứng đằng sau. Gần hết một nhiệm kỳ làm Thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam vẫn còn tiếp diễn cảnh: “Nhiều vấn đề hệ trọng cứ liên tiếp xảy ra và nổi cộm lên trong những năm gần đây. Đàn áp các tín đồ tôn giáo, dân oan, đình công. Quan chức hủ hoá với gái vị thành niên. Tụ tập quá khích của người dân để chống đối lại lực lượng công an vì những sai phạm nghiêm trọng của lực lượng này. Vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Dự án đường cao tốc Bắc-Nam. Vụ Tập đoàn Vinashin đổ vỡ với số nợ khổng lồ. Y tế, giáo dục xuống cấp trầm trọng. Tham nhũng, lạm quyền tràn lan điển hình là vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ mới được xét xử gần đây. Đại lễ Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội với biết bao tai tiếng. Miền Trung lũ lụt liên tiếp với những hậu quả hàng trăm người chết, hàng vạn gia đình phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Rồi thái độ hung hăng của Trung Quốc và phản ứng nhu nhược của chính quyền đối với các vấn đề tranh chấp biên giới và biển đảo” (xem: Phan Thanh Bình, “Đừng buộc tội thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, Thông Luận, ngày 03/12/2010).

Có thể ông Nguyễn Tấn Dũng là “sáng giá” nhất cho chiếc ghế Tổng Bí thư nên ông bị tấn công nhiều nhất trên mọi lãnh vực. Tuy nhiên dù là ông Nguyễn Tấn Dũng hay bất cứ ai lên ngồi chiếc ghế Tổng Bí thư thì mọi việc vẫn thế, nếu đảng cộng sản vẫn còn độc quyền lãnh đạo đất nước. Phải có cạnh tranh, tự do và công bằng trong môi trường chính trị như trong môi trường kinh tế thì đất nước mới khá lên được.

Bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trong buổi gặp Ngoại trưởng Việt nam Phạm Gia Khiêm ngày 30/10/2010, đã khẳng định điều này: “Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, và chúng tôi tin rằng cải cách chính trị và tôn trọng quyền con người là một phần thiết yếu trong việc nhận ra tiềm năng đó”.

Tất nhiên, chúng ta đều hiểu việc “chọn” ai làm Tổng Bí thư không phải là việc của nhân dân Việt Nam mà đây là công việc “nội bộ” của đảng cộng sản Việt Nam, chính xác hơn là của một số thế lực trong đảng. Đất nước này chưa bao giờ được đảng xem là của chung, của mọi người dân Việt Nam, mà chỉ là của riêng đảng vì đảng cho rằng đảng đã “cướp” được chính quyền từ tay người Pháp, người Nhật. Chính xác hơn là đảng cộng sản đã cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim (theo lời cụ Tô Hải). Cho nên giờ đây làm gì với đất nước này là việc riêng của đảng. Chính vì quan niệm đất nước Việt Nam là của riêng đảng nên bây giờ đất nước mới ra nông nổi này.

Một vấn đề cũng rất đáng quan tâm nữa là câu hỏi: “Trung Quốc có còn là niềm tin, là chỗ dựa cho chính quyền Việt Nam hay không?” Cứ theo như những gì ông Nguyễn Thanh Giang viết thì ngay cả ông Lê Đức Anh giờ cũng “chán” Trung Quốc và không muốn “dây dưa” với Trung Quốc nữa. Còn theo lời ông Nguyễn Gia Kiểng thì “sự phẫn nộ đối với Trung Quốc đã lên rất cao ngay trong môi trường đảng viên, cao đến nỗi không còn một lãnh tụ nào dám tỏ ra thân Trung Quốc”.

Việt Nam rất thiếu “viễn kiến chính trị” cho nên quan hệ đối với Trung Quốc hay các cường quốc khác đều “tiền hậu bất nhất”. Lúc đầu mới giành được chính quyền thì thân Trung Quốc, lúc sau vì chọn thân Liên Xô bỏ Trung Quốc nên bị Trung Quốc đánh, rồi khi Liên Xô sụp đổ lại quay về thân Trung Quốc. Sau mỗi lần “thay đổi chiến lược” đó, Việt Nam phải trả những giá rất đắt, nhất là việc “quay lại” với Trung Quốc năm 1991 ở Thành Đô. Việc Việt Nam công khai xích lại với Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ… và các cường quốc dân chủ khác trong thời gian qua chứng tỏ Việt Nam không còn niềm tin vào Trung Quốc nữa.

Khi Việt Nam mất chỗ dựa (hay mất niềm tin) vào Trung Quốc thì tình hình Việt Nam có thể thay đổi rất nhanh chóng như lời nhận định của ông Phan Bá Việt: “Các chế độ chư hầu không đợi mẫu quốc sụp đổ rồi mới sụp đổ. Chúng sống trong niềm tin là chế độ mẫu quốc sẽ bền vững. Ngay khi mẫu quốc chao đảo, chúng sụp đổ. Các chế độ Đông Âu đã sụp đổ trước Liên Xô. Đó cũng sẽ là điều chúng ta sắp chứng kiến tại Việt Nam“.

“Dù bằng cách này hay cách khác, đất nước sẽ sang trang“. Nhận định này của ông Nguyễn Gia Kiểng trong bài “Lịch sử sắp sang trang” được nhìn nhận như là một sự tất yếu của lịch sử.

Đến đây chúng ta sẽ phải đặt tiếp câu hỏi: “Nếu Việt Nam thay đổi thì sẽ thay đổi như thế nào?”. Có mấy kịch bản như sau:

1. Đảng cộng sản khôn ngoan chủ động dân chủ hóa đất nước (thật sự). Đây là một sự thay đổi “từ trên xuống dưới” sẽ tránh cho đất nước những xáo trộn và đổ vỡ không cần thiết. Người có khả năng làm việc này là một nhân vật cao cấp trong đảng hoặc quân đội, một người có bản lĩnh, ý chí, quyết tâm cũng như uy tín để có thể chủ động áp đặt được sự thay đổi, bắt đầu từ trong nội bộ đảng sau đó sẽ là toàn xã hội. Tuy nhiên đến bây giờ chúng ta vẫn chưa thấy nhân vật nào trong đảng có đủ uy tín và bản lĩnh như vậy. Nhà báo Trương Duy Nhất cũng cho rằng “việc hệ trọng bậc nhất của Việt Nam hiện nay là: không tìm ra được một nhân vật đủ tài năng và bản lĩnh để khuynh loát cái đám đông chuyên nhìn nhau gật gù”. Hy vọng là sự thay đổi dồn dập của thế giới và tình hình Việt Nam sẽ tạo ra được nhân vật này. Sự thay đổi trong điều kiện như vậy là tốt nhất cho đất nước và nhân dân. Sẽ không có sự đỗ vỡ và hỗn loạn.

2. Nếu trường hợp trên không xảy ra thì trường hợp Việt Nam chuyển hóa thành một nhà nước mafia hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó quyền lực nhà nước sẽ nằm trong tay một số các nhà tài phiệt, một vài nhóm lợi ích. Người đứng đầu nhà nước lúc đó chỉ là một công cụ của các thế lực trên. Nếu trường hợp này xảy ra thì hoàn cảnh Việt Nam cũng sẽ không khác bây giờ là mấy bởi vì quyền lợi của các tập đoàn kinh tế, những nhóm lợi ích, của các tỉ phú mới là chính chứ không phải quyền lợi của nhân dân là chính. Mô hình nước Nga và một số nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ là ví dụ sinh động cho trường hợp hậu cộng sản này.

Về lý thuyết, mô hình này cũng sẽ đầy đủ “nhân quyền” như các nước tư bản phát triển nhưng thực tế thì vẫn như cũ. Khuynh hướng chuyển từ độc tài đảng trị sang độc tài phe nhóm trị tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ vì có “bề dày truyền thống”. Từ thời ông Lê Đức Thọ đã diễn ra cảnh “đảng cầm quyền trong đảng“, một kiểu “ban trật tự trong đảng“. Ông Lê Đức Thọ dùng ban này để không chế nội bộ đảng và dùng đảng khống chế toàn bộ xã hội. Ngày xưa ông Lê Đức Thọ có thể làm việc đó vì ý thức hệ cộng sản, nhưng giờ này ý thức hệ cộng sản không còn mà thay vào đó là quyền lợi kinh tế cho các nhóm lợi ích và các nhà tài phiệt.

Một “kịch bản” phụ nữa mà tôi cho là xác suất gần như rất thấp, đó là chính quyền thối nát nên người dân không chịu nổi, đứng dậy làm cách mạng. Các cuộc “nổi dậy” nếu có chỉ mang tính bức xúc nhất thời, dễ tàn lụi nhanh chóng vì không có ai lãnh đạo. Các tổ chức đối lập có uy tín hầu như không được đa số người dân biết đến. Tuy nhiên chính quyền vẫn thổi phồng nguy cơ này bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như “diễn biến hòa bình” hay “lật đổ chính quyền”… để hù dọa và chụp mũ dân chúng.

Việt Nam có nguy cơ sẽ “thay đổi” theo kịch bản của Liên Xô (tức kịch bản 2), tuy nhiên để duy trì tình trạng “phe nhóm trị” cũng không dễ. Một là các phe nhóm phải cân bằng được quyền lực với nhau, thứ hai là kẻ được cử làm “nguyên thủ quốc gia” phải khờ khạo thì các phe nhóm mới yên tâm. Theo dư luận thì ông Nông Đức Mạnh được chọn làm Tổng Bí thư suốt 8 năm qua là nhờ năng lực “không biết gì mấy”.

Kinh nghiệm nước Nga cho thấy năm 1998, vào lúc Boris Yeltsin sắp nhường chỗ cho Vladimir Putin, có một nhóm 6 người nằm trong bóng tối thực sự chi phối quyền lực tại Nga. Đó là các ông: Alexander Smolensky, Yuri Luzhkov, Anatoly Chubais, Mikhail Khodorkovsky, Boris Berezovsky và Vladimir Gudzinsky. Nhóm tư bản đỏ này quyết định ủng hộ Vladimir Putin lên nắm chính quyền và sau đó, khi Vladimir Putin vững mạnh đã loại trừ tất cả những người này. Kẻ thì lưu vong, người thì tù tội.

Quan điểm của đảng coi đất nước Việt Nam là của riêng đã định hình thái độ của đảng trong mọi lĩnh vực từ đối nội lẫn đối ngoại. Đảng chỉ quan tâm đến quyền lợi riêng của đảng mà bất chấp phương pháp hành xử. Đúng như lời viên trung tướng Trung Quốc Lưu Á Châu nói: “Đối với bên ngoài thì chính quyền như là bầy cừu còn đối với dân chúng trong nước thì như loài lang sói“. Thực tế, thái độ đối xử, giao thiệp của chính quyền Việt Nam đối với Trung Quốc và các nước khác không phải là “chính sách ngoại giao của một quốc gia đối với một quốc gia“, mà là cách cư xử của một băng đảng. Đáng buồn hơn đó cũng không phải là thái độ của một băng đảng lớn. Một băng đảng lớn thường tự trọng, quan tâm đến uy tín của mình, chúng coi trọng lời nói, quan điểm của mình. Chính quyền Việt Nam chỉ sử dụng những thủ thuật nhỏ, của những băng đảng không quan tâm đến uy tín mà chỉ cốt được việc trước mắt.

Trong lĩnh vực kinh tế cũng vẫn tư duy đó. Chuyện khai thác bô-xít ở Tây Nguyên hay chuyện nhà máy lọc dầu Dung Quất, việc cho thuê rừng biên giới… đã chứng minh một điều là chính quyền không có một viễn kiến gì, không hề quan tâm đến tương lai của đất nước mà chỉ biết làm đến đâu hay đến đó. Bất cứ một “chủ trương lớn” hay “chủ trương nhỏ” nào của đảng cũng đều bị nhân dân cả nước phản đối. Với thế giới bên ngoài (nhất là đối với Trung Quốc) thì chuyện Việt Nam luôn bị coi thường là một điều đương nhiên. Điều này cũng không có gì lạ, làm sao có thể coi trọng một chính quyền vừa thiếu kiến thức, vừa thiếu phẩm cách. So sánh việc Việt Nam tổ chức đại lễ kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long-Hà Nội với cuộc giải cứu 33 thợ mỏ ở Chilê thì chúng ta cũng có thể biết được thế giới tôn trọng ai hơn?

Chúng ta sẽ chọn ai làm Tổng Bí thư? Chắc chắn là chúng ta sẽ không chọn ai làm Tổng Bí thư, dù đó là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng hay Trương Tấn Sang. Chúng ta kiên quyết chọn Dân Chủ. Một nền dân chủ thật sự chứ không phải là dân chủ giả hiệu. Trong lúc đất nước chưa có dân chủ thì nhiệm vụ của mỗi người Việt Nam có hiểu biết và tấm lòng là hãy làm cho mọi người dân hiểu được thế nào là dân chủ. Hãy giúp người dân Việt Nam nâng cao dân trí. Khi người dân Việt Nam có hiểu biết, có kiến thức họ sẽ biết phải làm gì, phải chọn ai, ủng hộ ai?…

Một đất nước dân chủ không đơn thuần chỉ có đa đảng, “tam quyền phân lập” và tự do bỏ phiếu mà còn phải có một nền báo chí tự do, một xã hội dân sự năng động. Quan trọng hơn tất cả là chúng ta phải biết rõ hoàn cảnh đất nước mình, thân phận mình và phải biết phải làm gì để thay đổi số phận dân tộc Việt Nam? Đâu là “tấm bản đồ” chỉ ra con đường chấn hưng đất nước? Những thành phần ưu tú và muốn dấn thân mạnh mẽ cho đất nước cần đoàn kết, tìm hiểu, và tham gia vào trong một vài tổ chức chính trị đối lập đứng đắn để khi lịch sử sang trang, có thể đóng góp được nhiều hơn cho đất nước và dân tộc.

Nguồn: Thongluan.org

15 Phản hồi cho “Chọn ai làm Tổng Bí thư?”

  1. nguyen tao says:

    Bọn phản động, ăn nói linh tinh, Đinh phá hai thời đại HCM hả!

  2. Nguyễn Hùng says:

    Nói có cơ sở thì nói còn không thì đừng nên xuyên tạc!

  3. Lang anh says:

    Toi chon bac Truc Ngon lam Tong Bi Thu. Nhung bac phai rua chan truoc da, vi bac dap cut qua nhieu. Sau do bac Truc Ngon lay nuoc rua chan de ma uong cho tinh than san khoai ma lam TBT chem gio.
    You are a bullsh….i….t man.

Leave a Reply to nguyen tao