WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tai họa từ sở hữu ruộng đất không giống ai

Vấn đề sở hữu ruộng đất là vấn đề gay go nan giải từ hơn nửa thế kỷ nay trên đất nước ta, hiện trở thành chuyện thời sự rất bức bách.

Ảnh minh họa. Nguồn: Guy DALMAZZO

Cải cách ruộng đất, sai lầm rồi sửa sai, rồi hợp tác hóa nông nghiệp, thủ tiêu quyền sở hữu ruộng đất, công bố ruộng đất khắp nơi là thuộc “quyền sở hữu của tòan dân” – nghĩa là thực tế không một ai có ruộng đất riêng cả. Luật Đất đai công bố năm 2003, bổ sung, sửa đổi bao lần, năm nay đã đặt trong chương trình làm luật của Quốc hội, nhằm sửa đổi lớn một lần nữa. Thế rồi lại hụt. Vì sao vậy? Vì sao 2 đạo luật hệ trọng bậc nhất là Luật Đất đai và Luật Báo chí lại bị rớt trong chương trình? Vì Bộ Chính trị nát óc, vò đầu, không tìm ra lối ra, vì các chuyên viên trợ lý xoay xở không xong, đành chơi con bài trì hoãn. Hoãn đến bao giờ? Không ai biết! Kẹt cứng chỉ vì “sở hữu toàn dân” là mơ hồ, không giống ai.

Đành xoay quanh các luật lẻ tẻ, về thuế, về thuốc men, về chăm sóc sức khỏe, về giao thông, hàng hóa, về người cao tuổi, để mọi người yên trí, Quốc hội vẫn cần mẫn làm luật.

Luật Báo chí rất gay go, ở thời đại truyền thông bén nhạy, quyền được thông tin tự do, đầy đủ là quyền của mọi công dân thế giới, ngăn chặn thông tin tư do minh bạch là một tội lỗi, bỏ tù người công dân nói lên sự thật là chuyện cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận. Nhưng chế độ độc quyền đảng trị mâu thuẫn với tự do báo chí như nước với lửa. Bế tắc là tất nhiên.

Còn về ruộng đất. Bộ Chính trị cũng bế tắc nốt, vì yêu cầu trả lại cho nông dân quyền tư hữu ruộng đất đang trở nên rộng khắp, quyết liệt. Ăn nói làm sao khi các trí thức uyên bác nhất, các chuyên gia thượng thặng, không phải nhà nông, không sống về ruộng đất, lại lên tiếng yêu cầu đảng và nhà nước hãy cấp bách trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nhà nông, coi như điều kiện không thể thiếu để phát triển nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, đưa nông dân vào con đường làm ăn chiều sâu kiểu nông trại quy mô lớn bền vững.

Từ hơn 2 năm trước, một nữ sinh viên ngành luật, chưa đến tuổi 20, đã để tâm nghiên cứu kỹ vấn đề ruộng đất ở nước ta, từ thời xa xưa đến thời hiện đại, từ thời phong kiến qua thời Pháp thuộc đến thời kỳ gọi là XHCN, và chỉ ra rằng đã đến lúc phải từ bỏ ngay quan điểm “ruộng đất là thuộc quyền sở hữu của toàn dân» mà em cho là “phản động” nghĩa là tai hại cho đất nước, vì nó không giống ai, nó kỳ quặc, không giống nước nào khác cả (Bài: Tôi tìm hiểu Luật Đất Đai của em Đỗ Thúy Hường, hiện có trên mạng, vào Luật Đất Đai). Thuộc “quyền sở hữu của toàn dân” là thế nào? là cả 84 triệu con người đều có quyền sở hữu tất cả các thửa ruộng, miếng đất trên lãnh thổ Việt Nam hay sao? Và khi cần mua hay bán thì trên văn tự, giấy tờ, phải có sự đồng ý, thỏa thuận, chữ ký của cả 84 triệu con người hay sao?

Em Đỗ Thúy Hường chỉ ra dã tâm của lãnh đạo đảng CS, vì tự nhận là đảng cầm quyền, nên đảng cũng tự nhận “toàn dân” là ta đây, là đảng làm đại diện, “toàn dân” là chính quyền nhân dân (thật ra là chính quyền độc đảng) chứ còn ai vào đó nữa. Thế là nghiễm nhiên những người không hề bỏ ra chút mồ hôi, xương máu nào để khai phá,vun trồng, bảo vệ ruộng đất bỗng nhiên – chỉ bằng một câu do họ ép phải ghi vào Hiến pháp – được làm chủ, tha hồ xử lý toàn bộ đất đai của đất nước, ngang nhiên tước đoạt quyền sở hữu hợp pháp từ bao đời trước của những người chủ chân chính. Lạnh lùng, ngang ngược! Thà rằng nói toạc ra là tất cả ruộng đất đều là đất công hết!

Em Đỗ Thúy Hường chỉ ra những thuật ngữ từ kỳ lạ xuất hiện trong Luật Đất đai sửa đổi hiện đang được áp dụng, đó là các cụm từ “thu hồi” và “đền bù”. Sao lại “thu hồi”? Ruộng đất vốn của tôi, tôi đang lao động trên cánh đồng của tôi, nay bỗng nhiên có người đến chiếm và nói rằng bị “thu hồi”. Móc túí lấy tiền của người ta bỏ vào túi mình, rồi nói là có quyền “thu hồi”, thế có lạ không! Anh kêu ca thắc mắc thì đây, tôi thí cho anh ít tiền “đền bù”, tiền đền bù do tôi quyết định, anh không nhận kệ anh. Tiền gọi là “đền bù” thường chỉ bằng 1/2, 1/3, có khi 1/4, cũng có khi chỉ 1/6, hay 1/10 của giá trị thị trường, nhất là ở những nơi có vị trí chiến lược then chốt, đất quý như vàng. Hoặc đền bù bằng một mảnh đất khác, ở xa, xấu hơn, giá trị kém nhiều.

Đó, đảng CS thực hiện liên minh công nông như thế đó. Đảng tự nhận là giai cấp công nhân, coi giai cấp nông dân là đồng minh chiến lược lâu dài như vậy đó! Đảng đền ơn đáp nghĩa cho nông dân từng hy sinh người và của lớn nhất cho chiến tranh như vậy đó ! Để như có phép lạ, hàng loạt cán bộ đảng trong đảng ủy xã, trong huyện ủy, quận ủy, tỉnh ủy trong nháy mắt trở thành địa chủ, đại địa chủ, phú nông, làm chủ đất mới, nhà mới,cho phát canh thu tô, được nhân dân tặng cho danh hiệu “đảng ăn đất”, “cướp đất”, “cò đất”, “sâu đất”, “mafia đất».

Đáng chú ý trong đợt góp ý kiến với các văn kiện Đại Hội XI vừa qua, nhiều trí thức, nhà nghiên cứu như tiến sỹ Nguyễn Quang A, hay như nguyên Thứ trưởng Tài nguyên – Môi trường Đặng Hùng Võ đều yêu cầu nhà nước, đảng phải trả lại dứt khoát, sòng phẳng quyền tư hữu ruộng đất cho từng hộ nông dân, cho những nhà nông chân chính.

Tại sao đảng và chính quyền đã trả lại quyền sở hữu tư nhân cho nhà kinh doanh thương nghiệp, cho nhà công nghiệp, thủ công nghiệp, cho các nhà kinh doanh dịch vụ, mà lại chỉ cấm không cho nông dân quyền tư hữu ruộng đất vốn có từ xa xưa, được tôn trọng suốt trong thời phong kiến, cả trong thời Pháp thuộc? Không có câu trả lời.

Nông dân vẫn chiếm số đông áp đảo trong dân số nước ta. Hãy quan sát nông thôn Thái Lan, Nhật Bản, hay Ấn Độ, người nông dân làm chủ triệt để ruộng đất của mình, chăm sóc từng thửa ruộng, từng luống rau, từng mảnh ao của mình như chăm nom đứa con cưng, tích lũy nhanh, tậu máy móc to lớn, hiện đại, chung sức lập trang trại ngày càng lớn, kinh doanh tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp, buôn bán, làm cho nông thôn phồn vinh, giáo dục, y tế, văn hóa nông thôn khởi sắc. Chìa khóa của thành đạt là quyền sở hữu tư nhân được triệt để tôn trọng. Ở các nước ấy, không ai biết đến các biện pháp “thu hồi” và “đền bù” lạ hoắc!

Lại xin nhắc đến “Mười lời cảnh báo” của nhà quân sư Đặng Tiểu Bình cho đảng CS Trung Quốc hơn 12 năm trước. Trong đó, lời cảnh báo rất nghiêm khắc là “bỏ quên liên minh công nông, coi nhẹ nông thôn và nông nghiệp, sẽ là nguy cơ lâu dài tệ hại nhất, là thất bại hiển nhiên của sự nghiệp cải cách”.

Đã có nhiều trí thức, nhà văn, nhà báo nước ta báo động về đại nạn ly nông, ly hương ở nước ta, nông thôn biến thành bãi rác đầy ô nhiễm của thành thị, của các vùng công nghiệp, nước sạch ngày càng hiếm, nạn cường hào mới lan tràn, các thủ tục khôi phục nhanh, an ninh càng nguy khốn, cờ bạc, hút xách, buôn người, đĩ điếm, trộm cắp lan tràn không gì ngăn nổi.

Một nguyên nhân gốc rễ là người nông dân bị tước quyền tư hữu vốn có từ ngàn xưa, mất tình nghĩa với ruộng đất, coi ruộng đất là con nuôi, con ghẻ không phải là con ruột, con đẻ, mất hứng thú kinh doanh, mất động lực thúc đẩy.

Vì ai nên nỗi? Vì đâu nên nỗi? Mời cả bộ chính trị, mời các đại biểu Đại hội XI tìm đọc bài viết của sinh viên Đỗ Thúy Hường “Tôi tìm hiểu về Luật Đất Đai», từng được nhiều lần đăng trên các mạng internet, sẽ vỡ lẽ ra nhiều điều bổ ích. Một sinh viên biết nghiên cứu sâu, lập luận chặt, so sánh ta với quanh ta, kết luận chắc nịch, thật đáng quý.

Biết bao góp ý tâm huyết, thiết tha về nông thôn, nông nghiệp, nông dân vẫn sẽ bị bỏ ngoài tai của các vị tai to mặt lớn. Việc gì sẽ xảy ra khi triệu triệu nông dân bị o ép, cùng ngàn vạn dân oan bị mất đất kéo nhau ồ ạt xuống đường hô lớn: “Trả con tôi đây!”, “Trả quyền tư hữu ruộng đất đầy đủ cho nông dân!”. Họ không đòi một điều gì hơn là được sống bình thường, được làm ăn như nông dân Thái Lan, Nhật Bản hay Ấn Độ…

Nguồn: Blog Bùi Tín (VOA)

3 Phản hồi cho “Tai họa từ sở hữu ruộng đất không giống ai”

  1. Dân tộc says:

    Chào bác Bùi Tín!
    Sở hửu toàn dân là dễ giải tỏa cướp đất của dân.
    Cháu ở trong nước nên quá rành chuyện này rồi.
    Phải loại bỏ ĐCS thì mới có tương lai cho dân tộc thôi.
    Lâu lâu đọc bài của bác thấy vui. Những đảng viên , sỹ quan trong nước mà được 100 người như bác thì cũng có thể vận hội dân tộc sáng lên rồi.
    Chúc bác sức khỏe !
    Đức Hoàng -Đà nẵng.

  2. Một người bạn tôi bị mất đất ở VN, ông ta ngồi buồn nuốt hận, tìm mọi cách để trả thù VC. Tôi hỏi anh, anh có súng đạn bắn vào đầu bọn chúng không? khi chúng đem công an vào nhà anh, đuổi mẹ con anh một cách tàn bạo. Anh ta bảo rằng, anh không có súng bắn vào tim VC nhưng anh có thơ bắn vào tim chúng. Tôi rất hài lòng với câu trả lời này và tôi khuyên anh làm thơ như cây súng bắn vào tim óc VC đã dùng quyền lực cướp mất mái tranh nghèo mà người mẹ đã bao năm dày công tạo dựng. Anh bảo rằng nhà anh vốn nghèo, không có tiền đi học, suốt đời mẹ làm thuê tạo dựng mái tranh nghèo nhưng anh buồn và uất ức khi thấy mái tranh nghèo mất vào tay lũ quỷ hung tàn bạo ngược.

    Tôi hỏi anh có bài thơ nào anh vừa làm, anh đọc cho tôi nghe. Anh không phải nhà thơ như Võ Thị Hảo hay nhà văn Trần khải Thanh Thuỷ, nhưng trước hoàn cảnh ăn cướp có giấy tờ của bọn VC nên anh cố gắng làm thơ để trút nỗi uất hận trong câu thơ khi đứng nhìn mái nhà tranh xiêu vẹo mất vào tay bọn vô sản giàu có VC. Anh đọc cho tôi hai câu thơ rất xúc động:
    Ai đặt tên hai chữ Việt Nam
    để hôm nay VC nhuộm toàn màu đỏ.
    Tôi nói thơ anh chứa đựng nhiều tình cảm thương nước, thương nhà, thương mái nhà tranh xiêu vẹo, anh cố gắng làm tiếp bài thơ để tố cáo bọn VC chuyện chơi trò cướp của, cướp nhà của dân nghèo để xây lâu đài tráng lệ, anh làm hai câu thơ tiếp:
    Mái tranh gầy một thời mẹ khổ
    Hôm nay bị quy hoạch sạch rồi
    Tôi nói tiếp,anh rất có tâm hồn nên tiếp tục làm thơ, giòng thơ anh chính là tiếng súng có sức công phá gấp ngàn lần khẩu súng. Anh cảm động làm tiếp:
    Nước mắt mẹ rơi trước loài quỷ đỏ
    Tôi đau lòng chỉ biết khổ, khó vơi
    Tôi nói nếu anh tiếp tục làm thơ, anh sẽ trở thành Trần khải Thanh Thuỷ trong tương lai. Đánh VC anh không có súng thì anh đánh bằng thơ. Cuối cùng anh ngâm bài thơ mà anh làm cho tôi nghe. Tôi lắng lòng theo giọng ngâm của anh một cách tha thiết, lòng không ngăn nỗi giòng nước mắt
    Ai đặt tên hai chữ Việt Nam
    để hôm nay VC nhuộm toàn màu đỏ.
    Mái tranh gầy một thời mẹ khổ
    Hôm nay bị quy hoạch sạch rồi
    Nước mắt mẹ rơi trước loài quỷ đỏ
    Tôi đau lòng chỉ biết khổ, khó vơi
    Tôi nói anh có tài làm thơ đấy, nếu anh không tiếp tục làm thơ thì VN sẽ mất đi một thiên tài vĩ đại. VN lúc này rất cần thơ chống VC, anh làm thơ như thế sẽ là chất xúc tác để bao tâm hồn bị mất đất mất nhà như anh có cơ hội vùng lên tranh đấu lật đổ VC.
    Quê hương ơi còn bao lâu nữa
    được hòa bình trong ánh nắng quang vinh
    Ngóng đợi từng giờ lòng quặng thắc
    mong ngày mai, ngày giải phóng quê hương.

  3. Nguyễn Mãi Quốc says:

    Trích: “ruộng đất là thuộc quyền sở hữu của toàn dân» …”Và khi cần mua hay bán thì trên văn tự, giấy tờ, phải có sự đồng ý, thỏa thuận, chữ ký của cả 84 triệu con người hay sao?…”

    Ủa, ải Nam Quan, thác Bản Giốc, đảo TS, HS, v.v. tui hổng có ký dzô, sao bọn mafia CSVN chúng cũng đem “bán” tỉnh bơ dzậy cà ???? Đúng là bọn cướp và tay sai bán nước cho ngoại bang chính là tụi CSVN chứ không phải ai khác!!!

Leave a Reply to Nguyễn Mãi Quốc