Năm 2010: Ngắn đã thông nhưng dài còn tắc
TS Cao Sĩ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
Rút kinh nghiệm chỉ đạo điều hành
Phải nói năm 2010 là năm khó khăn. Tình hình thế giới bắt đầu ổn định khôi phục nhưng chưa đều và không như mong muốn, dự kiến của ta. Tình trạng thất nghiệp, lạm phát, thiếu việc làm một số quốc gia căng thẳng hơn. Đặc biệt suy giảm như thế nên xung đột tiền tệ qua tỉ giá, nhất là những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc và một số nước khác căng thẳng hơn, có thể đe dọa dẫn đến
xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ. Trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra thường xuyên, một số vùng thiệt hại nặng.
Thứ hai là những khuyết điểm tồn tại trong cơ cấu kinh tế, điều hành những năm trước đọng lại buộc Việt Nam phải đối mặt trong năm 2010. Nhất là những vấn đề dài hạn như ổn định kinh tế vĩ mô, nhập siêu, bội chi ngân sách, hệ số ICOR, những nút thắt trong nền kinh tế như thiếu điện, tắc nghẽn giao thông, thủ tục hành chính….
Sau một năm nhìn lại, có thể thấy, với kinh nghiệm điều hành trước đó, kể từ việc chống lạm phát năm 2008 đến chống suy giảm năm 2009, chúng ta đã có những chỉ đạo sát hơn, toàn diện và đầy đủ hơn cho năm 2010.
Nhờ vậy, Việt Nam đã thu về những kết quả tương đối rõ nét, tích cực như trong 21 chỉ tiêu chủ yếu thì có 16 chỉ tiêu đạt được. Tăng trưởng của Việt Nam không những đạt mức đề ra là 6,5 mà còn tăng lên 2% tức là 6,7. Bội chi ngân sách, nhập siêu tuy vẫn còn cao nhưng đã giảm hơn so với năm trước. Chúng ta chặn được đà suy giảm nhưng đồng thời khôi phục nền kinh tế với tốc độ tương đối hợp lí và nhanh, cao so với khu vực và thế giới.
An sinh xã hội cũng đã có giải quyết tốt hơn. Trong điều kiện khó khăn như thế, phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, vấn đề đời sống của những tầng lớp nghèo vùng sâu vùng xa, những nơi bão lũ giải quyết tương đối tích cực. Chúng ta cũng tạo nên yếu tố mới để cho sự giúp đỡ cộng đồng, hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn.
Đó là những nét cơ bản về kết quả 2010.
Ba tồn tại lớn
Tuy nhiên, năm 2010 cũng đang bộc lộ những tồn tại, với ba vấn đề lớn:
Nếu nói về mặt giải quyết tình thế, chúng ta đã khá thành công: chống lạm phát thành công 2008, chống suy giảm thành công 2009, và 2010 là khôi phục kinh tế chặn được đà suy giảm, khôi phục kinh tế tương đối nhanh, cân đối được hai mục tiêu tăng trưởng và ổn định vĩ mô. Nhưng những mặt liên quan đến phát triển lâu dài, đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế thì chưa tạo được nhiều chuyển biến.
Cơ cấu kinh tế chưa chuyển được bao nhiêu. Nông nghiệp vẫn xuất hàng thô là chủ yếu; chế biến bảo quản phân phối lưu thông chưa giải quyết được; thị trường chưa tổ chức tốt; đầu tư cũng tăng lên chưa tương ứng… công nghiệp mũi nhọn, hỗ trợ, đầu đàn, có giá trị gia tăng cao chưa phát triển nhanh, phần gia công còn nhiều…
Ta đã đẩy được xuất khẩu lên rất nhanh, đạt mức gần 20% trong khi kế hoạch đặt ra chỉ là 6%. Tuy nhiên, xuất khẩu của ta vẫn nặng yếu tố gia công. Nhập khẩu nhiều mới xuất được nhiều. Đó là những cái yếu kém trong cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế chậm cải thiện còn thể hiện rõ trong hệ số ICOR cao trong khu vực kinh tế quốc doanh. Trong khi đó, việc phát huy sức mạnh tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa làm được bao nhiêu.
Hơn nữa, bên cạnh việc cơ cấu, sắp xếp lại DNNN, việc bổ sung hoàn chỉnh hệ thống thể chế, nâng cao chất lượng nguồn lực, tác nghiệp của người lao động cũng như khả năng quản trị quản lí của người lãnh đạo doanh nghiệp – những yếu tố đảm bảo bền vững lâu dài lại chưa tạo được kết quả cân xứng.
Trong điều hành nổi lên sự phối hợp, phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn chưa rõ ràng. Quản lí kinh tế, con người, nhân sự có những vấn đề xảy ra nhiều tiêu cực tham nhũng, mất mát thất thoát tài sản, cán bộ.
2011: Lấy ổn định vĩ mô là chủ yếu
Bước sang năm 2011, nhìn chung, kinh tế thế giới vẫn khó chuyển nhanh. Những tiềm ẩn rủi ro phức tạp vẫn còn nhiều. Khả năng giải quyết những vấn đề lớn của nền kinh tế thế giới cũng còn đang chưa rõ.
Ví dụ hiện nay xung đột tiền tệ giữa các nước, giải quyết thị trường giữa các nước vẫn chậm chạp. Nhiều cuộc họp quốc tế kể cả môi trường, kinh tế… ít đạt được đồng thuận.
Có thể nói, kinh tế thế giới sang năm sẽ có những biến động theo chiều hướng tích cực, tuy chỉ có mức độ. Những khó khăn, tồn tại vẫn còn, thậm chí có thể diễn biến phức tạp hơn.
Trong nước, chúng ta phải đối mặt với những khó khăn do tác động của các yếu tố bên ngoài cũng như những tồn tại trong nội tại nền kinh tế, trong cơ cấu, điều hành quản lý, đồng thời cũng phải xử lý những khó khăn mới.
Vì thế, mục tiêu của năm 2011 đã được Quốc hội đặt ra vẫn phải lấy ổn định kinh tế vĩ mô là chủ yếu, chú ý khai thác chiều sâu, tạo dựng yếu tố bền vững.
Tất nhiên chúng ta cũng phải tranh thủ tối đa khi điều kiện xuất hiện thì tăng trưởng phù hợp. Tuy nhiên, tăng trưởng phải có chất lượng, tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết được vấn đề an sinh xã hội, vấn đề môi trường để đảm bảo chất lượng cho phát triển, cho cuộc sống.
Từ những chỉ tiêu đó, ta chú trọng khai thác chiều sâu, hiệu quả hơn là khai thác tốc độ. Có như thế ta mới đối phó những tác động kinh tế thế giới, và những tác động thiên nhiên cũng như đảm bảo kinh tế phát triển bền vững.
Điều kiện của năm 2011 tốt hơn năm 2010 này, nên mục tiêu là phải đạt mức phát triển cao hơn. Năm 2011 sẽ là năm bắt đầu ổn định và phát triển với tốc độ cao hơn.
Như vậy, mục tiêu năm sau của chúng ta là cố gắng làm hai nhiệm vụ chủ yếu: tăng trưởng mạnh 7%, lạm phát phải dưới 7%, tức là tăng trưởng cao hơn lạm phát để đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững. Hướng theo mục tiêu đó, chúng ta cần đặc biệt chú ý mục tiêu xã hội, môi trường là 2 điểm yếu của nền kinh tế.
Về địa bàn phát triển, chúng ta tập trung ưu tiên nông nghiệp, nông thôn, nông dân và lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tháo ngòi nổ lạm phát
Muốn thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch 2011, phải có 2 giải pháp cơ bản:
Giải pháp trước mắt, cũng là xuyên suốt cho năm 2010 và 2011 là giải quyết vấn đề lạm phát. Đây là ngòi nổ có thể gây bất ổn định, chúng ta phải tìm mọi cách để ép giảm dần.
Đồng thời, phải giải quyết cơ bản những điểm nghẽn kinh tế: điện, tắc nghẽn giao thông, thủ tục hành chính… Những vấn đề này không chỉ là ảnh hưởng đến sản xuất mà còn tác động trực tiếp đến đời sống người dân.
Trong đó, việc xử lý vấn đề lạm phát là cơ bản. Đó vừa là vấn đề trước mắt, nhưng cũng là yếu tố đảm bảo phát triển bền vững lâu dài.
Về dài hạn, ta phải làm mấy việc: Một là, cấu trúc lại nền kinh tế; đổi mới lại cơ cấu nông – công nghiệp – dịch vụ, cơ cấu đầu tư, sử dụng nhiều lao động, sản xuất nhiều hàng chất lượng cao… sắp xếp lại doanh nghiệp quốc doanh, sắp xếp lại đầu tư công.
Thứ hai là đổi mới hệ thống thể chế, hoàn chỉnh hệ thống luật tạo động lực mới xóa bỏ những bao cấp, gây rối phá hoại thị trường buông lỏng…
Thứ ba là đào tạo lại chất lượng nguồn lực, kể cả người lao động tác nghiệp tại khu vực nông thôn.
Thứ tư là đổi mới mạnh mẽ cách điều hành bằng cách phân công trách nhiệm cụ thể, gắn trách nhiệm với quyền hạn, gắn vị trí xã hội với kinh tế, gắn nghị quyết với hành động, việc làm với lời nói, và tôn vinh nhanh những người làm tốt, xử lí nghiêm những sai phạm. Phải rõ ràng minh bạch công khai.
Nguồn: Lan Anh (ghi), tuanvn
Uiz,
Nói thì hay lắm, đưa ra chỉ thị, chỉ tiêu, kế hoạch, chính sách.v.v. Thì vấn đề nào nghe cũng có vẻ hợp lý, kịp thời.
Nhưng vấn đề ở đây là thực hiện các chỉ tiêu mà các ông đề ra như thế nào, lần nào cũng hô khẩu hiệu là phải minh bạch, phải dân chủ… Nhưng trên thực tế thì ngược lại, tham nhũng, lạm quyền ngày càng nặng, ngày càng tinh vi như ông An đã nói!
Vậy bây giờ người dân họ chờ đợi cái gì ở nơi nhà cầm quyền sau đại hội đảng?
- Chờ những cán bộ tham nhũng hoàn lương?
- Chờ những cán bộ vô trách nhiệm chuyển thành có thách nhiệm?
- Chờ những quan chức vô liêm sỉ đi ngủ với học sinh rồi xám hối cắt tóc đi tu?
- Chờ những… viển vông!
Tất cả những tệ nạn trong chính quyền dù ở đâu, xã hội nào đi chăng nữa sẽ không bao giờ gải quyết được nếu như không có thay đổi hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng và tự do dân chủ.
Làm ví dụ để so sánh sự khác biệt của độc đảng và đa đảng thì tôi xin mạm muội thế nay:
- Ở chợ nọ có 1 anh chàng (đội mũ cối) bán bánh mỳ, 1 đồng/ chiếc
- Ngày mai anh này bán với giá 2 đồng/ chiếc vẫn hết hàng (vì chẳng có ai cạnh tranh giá cả)
- Ngày kia trộn đất vào bột, bánh mỳ bán vẫn tốt (vì chẳng có ai kiểm tra chất lượng, không ai giám kêu ca vì công an, bảo vệ chợ.. đều giưới sự chỉ đạo của anh ta)
Mà anh chàng này quen thói làm ăn như vậy 30 năm nay rồi, nhưng dân tôi vẫn hy vọng-chờ đợi là anh ta sẽ thay đổi và trở thành người tốt để phục vụ dân. Nhưng chắc là vào lúc anh ta…hấp hối!
TRONG LÃNH VỰC TÀI CHÁNH, NGÂN SÁCH HAY KINH TÊ TẾ VĨ MÔ, VI MÔ…TÔI LÀ KẺ NGOẠI ĐẠO NHƯNG TÔI RẤT ĐỒNG Ý VỚI CÂU KẾT LUẬN CỦA BÀI VIẾT NÀY”PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ,GẮN TRÁCH NHIỆM VỚI QUYỀN HẠN, XỬ LÝ NGHIÊM NHỮNG SAI PHẠM VÀ CÔNG KHAI MINH BẠCH”.