WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Có phải Trung Quốc muốn dẹp dư luận quá khích trong nước không?

Ngày 6 tháng 12 năm 2010, Đới Bỉnh Quốc, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc đã có bài viết dài: “Kiên trì đi con đường phát triển hoà bình”, bài báo đã được Nguyên Hải tổng hợp và được một tờ báo mạng thuộc loại lớn và có uy tín của nước ta đăng tải ngày 13 tháng 12 năm 2010 với nhan đề: “Trung Quốc dẹp dư luận quá khích trong nước” khiến nhiều bạn đọc chú ý tìm đọc. Tôi được đọc bài báo này ở trên mạng khá sớm, thấy có nhiều luận điệu “khôn ngoan” của người chuyên làm đối ngoại lâu năm, nhưng do bản chất đã thấm vào máu nên mặc dù ông ta muốn “giấu đầu” nhưng vẫn cứ bị “hở đuôi”. Tuy vậy khi đọc bài giới thiệu tiếng Việt, và nhất là cái đầu đề “dẹp dư luận quá khích trong nước”, tôi không thể không thốt lên: Thế mà vẫn có kẻ bị ăn “quả lừa”!

Dân Trung Quốc biểu tình chống Nhật. Hình AP

Bài viết của Đới Bỉnh Quốc khá dài, tính theo chữ như cách thường làm của người Trung Quốc là 9000 chữ, tức vào khoảng 13 trang tiêu chuẩn của ta, nếu dịch ra tiếng Việt sợ dài tới 15 trang. Bài viết gồm 10 phần:

I Vì sao Trung Quốc đề xuất đi con đường phát triển hoà bình?

II Con đường phát triển hòa bình là con đường dạng nào?

III Hướng đi phát triển và ý đồ chiến lược của Trung Quốc là gì?

IV Nhìn nhận sự phát triển mà Trung Quốc giành được như thế nào?

V Sau khi đã phát triển rồi, liệu Trung Quốc có xưng bá trên thế giới?

VI Xử lý quan hệ với các quốc gia khác như thế nào khi Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh?

VII Trung Quốc vận dụng như thế nào thực lực và ảnh hưởng ngày một tăng?

VIII Con đường phát triển hoà bình và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là quan hệ gì?

IX Đi con đường phát triển hoà bình và thúc đẩy xây dựng thế giới hài hoà là quan hệ gì?

X Con đường phát triển hoà bình Trung Quốc liệu có thể thông suốt không?

Trước khi nêu một vài nhận xét, tôi thấy cần nói rõ là phần giới thiệu của Nguyền Hải chủ yếu chỉ dựa vào phần V của bài viết chứ không phải là toàn bộ bài.

Những trình bày của tác giả về Trung Quốc không mưu cầu bá quyền, không tranh giành bá quyền, cần môi trường quốc tế hoà bình ổn định để phát triển, muốn mãi mãi là bạn bè tốt láng giềng tốt đối tác tốt của các nước Asean và các nước châu Á, không tranh giành bá quyền với Mỹ, v.v. đã được giới thiệu tương đối đầy đủ, tuy vậy tôi thấy cần bổ sung câu kết luận của phần này mà Nguyên Hải chưa đề cập tới: “Tóm lại Trung Quốc là một quốc gia có thiện ý, hành động có trách nhiệm, tôn trọng người khác trên thế giới nhưng không dung thứ người khác bắt nạt… Xã hội quốc tế nên hoan nghênh chứ không nên sợ hãi phát triển hoà bình của Trung Quốc, nên giúp đỡ chứ không nên cản trở, nên ủng hộ chứ không nên kiềm chế, nên lý giải và tôn trọng những lợi ích và sự quan tâm chính đáng và hợp lý của Trung Quốc trong tiến trình phát triển hoà bình.”

Nếu chỉ nghe thoáng qua sẽ thấy đó là những lời hoa mỹ dễ lọt tai. Nhưng thử hỏi những ai, những nước nào trong khu vực dám bắt nạt Trung Quốc, một nước có GDP lớn thứ hai trên thế giới, có lực lượng quân sự hùng hậu, là nước thứ ba trên thế giới tự đưa người của mình vào vũ trụ, có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, đang tung hoành làm ăn từ trong khu vực vươn tới châu Phi, châu Mỹ Latin, và thậm chí cả châu Âu nữa? Hay chính là Trung Quốc đang bắt nạt một số nước vừa và nhỏ? Xin hỏi, ai đang bắt nạt những ai ở Biển Đông khi ngang nhiên cử đoàn tàu Ngư Chính đi tuần tra, bắt bớ, đâm chìm thuyền ngư dân các nước trong khu vực đang làm ăn trên vùng biển của mình mà Trung Quốc tự nhận là của họ? Xin hỏi một vấn đề “nhỏ” nhưng với chúng ta không phải là nhỏ nữa: cái gọi là “đường luỡi bò” mà các vị tự ý vạch trên bản đồ Biển Đông là lợi ích và sự quan tâm chính đáng và hợp lý của các ngài chứ gì? Liệu có ai nghe nổi và chấp nhận cái ranh giới áp đặt ấy của các ngài không, khi mà theo đó, có nước chỉ còn mỗi 12 hải lý chủ quyền biển thôi?

Cũng tại phần V này, ngài Đới Bỉnh Quốc viết: “Xem xét từ lịch sử thấy, Trung Quốc không có văn hoá và truyền thống xưng bá.”

Đọc đến câu này tôi muốn hỏi: Thế “con trời” (thiên tử) là do ai đặt ra? Trung Quốc (nước ở giữa) là nước nào? Tại sao các nước ở bốn xung quanh Trung Quốc lại được gọi là man, di, nhung, địch, và bị tổ tiên của ngài Đới Bỉnh Quốc thể hiện sự coi thường, khinh bỉ bằng cách trên chữ Hán những tên này, nếu không có bộ thú (thú vật) đi kèm thì cũng có bộ trùng (sâu bọ) ở dưới?

Xin hỏi, hơn hai ngàn năm qua đã có bao nhiêu dân tộc thiểu số bị Đại Hán đồng hoá? Bao nhiêu nước có tên gọi, có truyền thống dân tộc trong thời Xuân Thu, Chiến Quốc đã bị xoá tên trên bản đồ Trung Quốc?

Chẳng lẽ những việc làm “cá lớn nuốt cá bé”, đồng hoá cả một dân tộc – một ví dụ do chính các ngài tự nói, hiện nay cả Trung Quốc chỉ còn chưa tới 100 người nói và viết được tiếng của dân tộc Mãn, dân tộc thiểu số đã vào thống trị Trung Nguyên – là không có văn hoá và truyền thống xưng bá à?

Trên đây là mấy ý kiến trong phần V bài viết của Đới Bỉnh Quốc. Sở dĩ phải nói rõ như vậy vì chỉ có phần này được giới thiệu bằng tiếng Việt mà thôi.

Thế còn toàn văn bài viết? Tôi không dám chủ quan nói rằng mình đã “lĩnh hội” được hết tinh thần bài viết khá dài này của một nhà ngoại giao kỳ cựu của “Trung Quốc vĩ đại”. Tuy nhiên ấn tượng của tôi sau khi đã đọc hai lần bài viết này là nó không thể hiện việc “Trung Quốc dẹp dư luận quá khích trong nước” như ai đó đã viết, mà là một bào chữa “khôn khéo”, một “lừa gạt tinh vi” cho những thất thố khá lớn trong chính sách đối ngoại gần đây của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Từ đầu năm 2010 đến nay, trước những thành tựu to lớn về nhiều mặt, sau khi vượt Nhật Bản về tổng giá trị GDP, trong ban lãnh đạo Trung Quốc có ý kiến cho rằng không cần đến những năm 50 của thế kỷ này, mà chỉ cần đến năm 2020 là có thể vượt được GDP của Mỹ. Trên cơ sở tính toán đó chủ trương “giấu mình chờ thời” bị cho là “quyền nghi chi kế”; Trung Quốc không thể im hơi lặng tiếng mãi: đã có rất nhiều “người Trung Quốc không vui” rồi (tên một cuốn sách tràn đầy “tinh thần dân tộc” xuất bản đầu năm 2010). Và đến tháng 3/2010, luận điểm “Biển Đông thuộc lợi ích cốt lõi của Trung Quốc” được ngầm báo cho Steinberg, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ; đến tháng 7 năm 2010 thì được Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai hoá. Đến lúc này, người ta không thể im lặng được nữa. Trung Quốc đã công khai thách thức thiên hạ mà mũi nhọn nhằm vào Mỹ, một số nước lớn khác và nhiều nước trong khu vực.

Thế là không ai bảo ai, người ta buộc phải tăng cường cảnh giác với Trung Quốc và có sự chuẩn bị cần thiết về nhiều mặt. Các nước Asean đã đoàn kết lại càng đoàn kết hơn. Đặc biệt tại cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao các nước Asean với các đối tác và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước Asean mở rộng sau đó, nước Mỹ đã có những tuyên bố rõ ràng về Biển Đông và quyết tâm trở lại khu vực, Mỹ còn một số bước đi mới với một số nước trong Asean.

Thế rồi, trước những việc làm của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc trong quan hệ với Hàn Quốc và Nhật Bản, mấy cuộc diễn tập quân sự lớn song phương và đa phương giữa Mỹ, Nhật, Hàn đã dồn dập xảy ra, hàng không mẫu hạm Mỹ sau mấy lần đắn đo đã đi vào Hoàng Hải ngay “trước mũi Trung Quốc mà Trung Quốc đành phải xơi quả đắng” (chữ dùng của mạng Trung Quốc). Người Trung Quốc cảm thấy bị “bao vây bốn bề” (chữ dùng của mạng Trung Quốc).

Thế rồi, người bất đồng chính kiến đang bị cầm tù ở trong nước được tặng giải thuởng hoà bình Nobel dù bị Trung Quốc không ngừng gây sức ép về mọi mặt.

Trước tình hình đó Trung Quốc buộc phải có sự cân nhắc tính toán lại.

Sau khi để cho một số học giả trong nước lên tiếng giải thích, phân tích lại, cho rằng “Biển Đông chỉ thuộc loại lợi ích quan trọng, chứ không thuộc lợi ích cốt lõi”, sau khi có một vài hành động để tỏ “thiện ý”… của mình, nhưng vẫn không xoa dịu được sự “nghi ngờ, lo ngại” và sự chuẩn bị ngày một tích cực hơn của nhiều nước nhằm đối phó với “những luận điệu hiếu chiến vầ hành động bá quyền” của người tự nhận là láng giềng thân thiện này, Trung Quốc đành phải xuất tướng, đưa chính Đới Bỉnh Quốc, một nhà ngoại giao hàng đầu, đứng trên cả Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, người mà dư luận Mỹ cho biết chính là người đã nói “Biển Đông thuộc lợi ích cốt lõi của Trung Quốc như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương” với Steinberg hồi nọ, đứng ra bào chữa, thanh minh và tô vẽ cho chính sách đối ngoại của mình.

Ông ta đâu cần dẹp dư luận quá khích trong nước, vì dư luận này được chính những người như ông ta khơi mào.

Tóm lại, cả bài viết của ông dù được che đậy, bằng những lời nói “đẹp như hoa”, nào là phát triển hoà bình, chung tay xây dựng thế giới hài hoà, cùng có lợi, không chạy đua vũ trang, không xưng bá… vẫn để lộ ra cái bản chất bất biến là Trung Quốc quyết trở thành bá quyền, nước lớn trong giai đoạn này bằng những thủ đoạn tinh vi, nham hiểm mang tính chất lừa gạt sâu nặng hơn.

Xin loài người hãy luôn cảnh giác!

Hà Nội 15/10/2010

Nguồn: Bauxite

2 Phản hồi cho “Có phải Trung Quốc muốn dẹp dư luận quá khích trong nước không?”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Trước khi nêu một vài nhận xét, tôi thấy cần nói rõ là phần giới thiệu của Nguyền Hải chủ yếu chỉ dựa vào phần V của bài viết chứ không phải là toàn bộ bài.”

    Bài viết nói rằng do Nguyên Hải tổng hợp được đăng trên tuanvietnam.vietnamnet.vn và cũng được đăng trên trang web của Viện Nghiên Cứu Phát Triển của trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh. Đó là bài viết trình bày bộ mặt hiền lành của Trung Quốc, chẳng có ý định làm bá quyền hay bá chủ. Đó là bài viết ru ngủ dân Việt, làm cho dân Việt có cái nhìn sai lầm về chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Hàng bao nhiêu người Việt trước đây đã bị ru ngủ về tình hữu nghị rộng lượng, quảng đại vô vị lợi của Trung Quốc, trong đó có ông Dương Danh Dy. Nay ông Dy đã thức tỉnh và ông cũng muốn người dân Việt và cả thế giới cảnh giác với ý đồ bành trướng của TQ. Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM muốn ru ngủ sinh viên, làm cho sinh viên mất cảnh giác với Trung Quốc à?

  2. Bài này chửi bới Tàu một cách thậm tệ mà không nhìn hình dáng nhơ nhuốc những tên VC tranh nhau ghế tổng bí thư chỉ vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích tập thể. Tất cả mọi tội lỗi là do VC gây ra chứ không phài Tàu gây ra. Muốn tìm một con đường đích thực cho VN thì trước tiên phải lên án bọn VC và hảy lật đổ chúng đi để đất nước VN vững tiến, đối đầu với tất cả các nước có ý đồ xâm lăng VN.

    Một đất nước hùng mạnh trước tiên nhân dân phải làm chủ thật sự đất nước, ngay VC mở miệng là nói thương dân, thương nước nhưng chúng không thương tiếc khi tấn công người mẹ già dân tộc, cướp mảnh đất mỏng manh bán cho Tàu. Tàu có quyền mua, chứ Tàu không có mang gươm giáo đi từng nhà VN cướp đất cướp tài sản của dân. VC bán đất bán biển thì người ta có quyền mua.Chuyán mua bán như thế là lẽ thường.

    Nhìn những cuộc họp phân định biên giới trên đất liền và trên biển, người dân không được thông tin gì cả, VC ký cho Tàu hay bán đất biển, chúng ta cũng chẳng biết ất giáp gì. Tại sao mọi người cứ dí Tàu chửi bới họ, một đất nước đang lên, trong khi đó bọn VC tỏ ra yếu hèn trước anh khổng lồ thì có nhiều người nâng khăn sửa túi cho chúng một cách đê tiện.

    Vừa rồi BBC đưa tin về bổ nhiệm thành phần bán nước VC trong đó những khuôn mặt củ vẫn ngồi chẩm chệ trên ngôi vua và chúng tự dân nộp trói tay xin Tàu tha thứ tội chết. Khi chúng có những cử chỉ thân thiện ấy thì Tàu có quyền đòi yêu sách phải bán đất bán biển cho Tàu. Nếu các bạn muốn bình đảng giữa hai dân tộc thì phải lật đổ bọn VC, lên nắm quyền để giải quyết những vấn đề tranh chấp còn tồn đọng. Bản tính của người VN là sợ VC và bọn lãnh đạo VClại sợ Tàu cho nên Tàu có quyền làm eo làm xách với VC, đó là chuyện đương nhiên.

    Có những tên VC bảo tôi là hán gian, nhưng chúng không dám chỉ trích 15 tên trong bộ chính trị là hán gian. Tôi đứng trước người Tàu tôi thẳng thắn nói, còn những tên trong bộ chính trị đứng trước những nhà lãnh đạo Tàu thì cúi đầu quỳ lạy như muốn xin ân huệ tha tội chết.Tôi lớn lên trong chiến tranh một người sinh viên khốn khó chạy ăn từng bửa để sống chưa bao giờ làm khổ chém giết một tên VC như tướng Kỳ. Thế mà năm 1975, VC vào miềm nam đấu tố tôi làm tội làm tình gia đình tôi đuổi tôi ra khỏi đại học vì thế tôi quyết tử tranh đấu đạp đổ cái chế độ thối nát này. Tôi còn sống thì tôi không bao giờ tha thứ bọn VC như người Tàu không bao giờ tha thứ bọn phản VC.

    May mắn trên đường vượt biên được nước Pháp cho quy chế tỵ nạn, công ơn này tôi không bao giờ quên được kẻ nào bảo tôi Pháp gian thì tôi sẳn sàng chấp nhận và rất hảnh diện về danh từ này.

    Những tên VC theo Tàu mà không dám nhận danh từ hán gian lại gán cho tôi, thật là bọn bỉ ổi trong khi đó tôi dám nhận hai từ pháp gian một cách hạnh phúc. Tinh thần tôi là tinh thần bất lập văn tự cho nên tôi gian hay VC gian, dân tộc VN đã hiểu quá rồi.

    Trong khi người dân đánh cá mà VC còn gọi là tàu lạ bắt, không dám nói là tàu Trung Cộng, như vậy là biết ai gian rồi vì thế nước Trung Hoa vĩ đại có thẩm quyền đòi VC dâng biển, dân đảo mà bọn hán gian VC phải nhận lấy trách nhiệm.Mới đây Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc vừa cho Việt Nam vay 300 triệu USD dùng vào dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Nợ Vinashin chưa trả xong, bây giờ mượn nợ tiếp, mượn của tây phương có thể khất nợ nhưng muợn của Tàu mà chơi trò quỵt nợ thì không thể được. Đương nhiên phải bán biển, bán rừng để trẳ nợ. Ngày xưa VC muốn trả nợ cho nước ngoài nên sản xuất lao động qua các nước xã hội để trả nợ, nay Tàu dám nhận mấy tên phản qua Tàu làm việc không?. Đưa bọn chúng sang đó, chúng sẽ gây hư thối xã hội Trung Hoa bằng những trò như buôn lậu, lập băng đảng, trồng cần sa như chúng từng làm ở nước Balan và Anh Quốc. VC đi đến đâu thì làm hư thối xã hội ấy.

    Tôi có quyền ca tụng nước Trung Hoa vĩ đại vì người dân Trung Hoa cần cù làm việc để sống, họ không giống như những tên VC chuyên sống bằng nghề lưu mạnh, lọc lừa, ngồi mát ăn bát vàng và có những nhân vật quá ư anh hùng như Đặng Tiểu Bình, Lưu Hiểu Ba, những người ấy là những người thương nước Trung Hoa một cách chân thành.

    Ở VN cũng có những nhân vật như thế như luật sư Cù Huy Hà Vũ, thầy Thích Quãng Độ, đại tá Trần Kim Anh, cô Trần Khải Thanh Thuỷ V…V…nhưng VC đã giết chết tâm hồn yêu nước của họ trong trứng nước cho nên nếu Tàu biết thời mà đánh thì đánh trong lúc này thì VC đầu hàng. Hoàn cảnh xã hội VN trong lúc này nếu đánh..sẽ thắng, chẳng có con ma nào cầm súng tự tử cho mục đích phi dân chủ của VC. Ngày xưa Tàu đánh VC để chiếm hai cao điểm Núi Đất (1509) và Núi Bạc (1250) nằm trên biên giới giữa hai nước được phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn đã thắng, mặc dù lúc đó VC sau lưng chúng có Nga và các nước XHCN đông Âu hổ trợ. Bây giờ đánh chiếm một hòn đảo như Bạch Long Vĩ không khó so với thời đó. Nghiên cứu cho kỷ đánh từng cao điểm quan trọng. Hoả lực máy bay và trọng pháo Tàu lúc này rất tiến bộ. Lính VC nghe súng nỗ thì tự nhiên chúng bỏ chạy. Đánh toàn diện thì gây bất ổn về kinh tế nhưng đánh từng cao điểm thì không sao đối với kinh tế Tàu.

    Ước mong mỗi người dân VN thật sự là chủ nhân của đất nước, được như thế dân tộc VN sẽ trường tồn, không bao giờ bị họa xâm lăng.

Leave a Reply to Nguyễn Hiền