Cheese Thụy Điển và mắm tôm Việt Nam
Dân Thụy Điển có món cheese (pho-mat) khá nổi tiếng. Người Việt nếu ăn lần đầu thấy bốc mùi khó chịu. Tương tự, nếu mời món đậu phụ chấm mắm tôm, người Bắc Âu phải bịt mũi. Tuy thế, cả cheese và mắm tôm đều là quốc hồn của mỗi nước.
Có người nói, Thụy Điển giúp Việt Nam về minh bạch và chống tham nhũng cũng khó như bắt dân ta ăn cheese. Có vị quan bên phía ta còn thách, đem mắm tôm cho dân Bắc Âu, liệu họ có dám ăn không?
Mỗi lần đi qua Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội), tôi không thể không ngước nhìn khu nhà của Đại sứ quán Thụy Điển lợp tôn mầu đỏ hồng. Sau bao năm, mái nhà ấy vẫn giữ được vẻ tươi tắn như hồi mới xây.
Những người bạn Thụy Điển luôn thủy chung bên cạnh chúng ta trong những năm tháng đen tối nhất của chiến tranh. Tôi chợt nghĩ, mầu đỏ hồng kia chẳng bao giờ phai nhạt như tình hữu nghị 40 năm giữa hai quốc gia này.
Sáng qua, một bạn đồng nghiệp gọi điện báo tin, tòa nhà này sẽ đóng cửa. Lý do chính thức đưa trên thông tin đại chúng như Đại sứ Herrström tại Hà Nội cho biết: “Cắt giảm ngân sách do Quốc hội quyết định đã dẫn tới việc Chính phủ chúng tôi phải đóng cửa các Đại sứ quán, trong đó có Đại sứ quán ở Hà Nội – trong vòng năm 2011”.
Đại sứ gọi là “ngày đen tối nhất trong năm” khi thông báo về thời hạn đóng cửa tòa Đại sứ.
Trong ngoại giao, ý tại ngôn ngoại (ý trong lời ngoài), nói ít hiểu nhiều, nói vậy mà không phải vậy. Ngoại đạo như HM thì càng không hiểu phía bên trong cánh cửa của tòa đại sứ Thụy Điển còn chứa đựng những bộ xương bí mật nào.
Chợt nhớ đến cựu Thủ tướng Olof Palme, người bạn lớn của Việt Nam. Ở châu Âu và đặc biệt là ở Thụy Điển, người ta nhắc đến thế hệ Việt Nam (Vietnam generation), những người lớn lên khi chiến tranh Việt-Mỹ đang ở giai đoạn quyết liệt những năm 1960. Hàng triệu người xuống đường biểu tình vì Việt Nam chính nghĩa, lên án Mỹ xâm lược Việt Nam.
Olof Palme là một trong những người thuộc thế hệ đó. Chính ông cũng xuống đường phản đối chiến tranh vào những năm 1960-1970 và bị CIA theo dõi từng bước.
Thời gian khó sau chiến tranh, người Thụy Điển đã đến với chúng ta đầu tiên. Hà Nội có bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, hiện đại vào loại bậc nhất nhì trong khu vực lúc khánh thành. Rồi bệnh viện khác ở Quảng Ninh, nhà máy giấy Bãi Bằng và nhiều dự án hữu ích khác.
Thời hội nhập, nhận thấy Việt Nam bị đánh giá có độ minh bạch thấp, tham nhũng cao, họ đã bỏ ra những khoản tiền lớn nhằm giúp ta xây dựng thể chế tốt hơn, mong muốn giúp Việt Nam vượt qua cái bẫy của nước thu nhập trung bình.
Cái tình của người Thụy Điển đối với Việt Nam kể mãi không hết.
Người bạn chat yahoo messeger với tôi đưa ra vài câu hỏi và anh tự trả lời.
* Quốc gia phương Tây nào thân nhất với Việt Nam: Thụy Điển
* Quốc gia phương Tây nào có sứ quán đầu tiên tại Việt Nam: Thụy Điển
* Dân tộc ở châu Âu nào chống Mỹ mạnh nhất trong chiến tranh Việt Nam: Thụy Điển
* Nước nào bỏ qua embargo của Mỹ để giúp Viêt Nam xây dựng sau chiến tranh: Thụy Điển.
* Vân vân và vân vân…
Người bạn có cô người yêu cũ – anh yêu cô ta thì đúng hơn – đang sống với chồng con bên Thụy Điển. Mẹ nàng sang thăm và kể bên đó sướng lắm, bà chưa từng thấy quốc gia nào hạnh phúc như thế. Chủ nghĩa cộng sản của ông Mác-Lê cũng đến vậy thôi.
Sống tại thiên đường mà người ta vẫn nghĩ đến Việt Nam nghèo khổ. Thật kỳ lạ.
Tâm sự với mẹ nàng, người bạn hối tiếc, ngày xưa sao cô bé lại rời bỏ mình. Bà mẹ cười, khi người yêu bỏ thì thường lỗi thuộc về người ra đi, ít ai nghĩ người ở lại cũng có vấn đề.
Ngẫm mà thấy bà nói đúng. Anh ấy già rồi, tầm suy nghĩ rất bảo thủ, không chịu thay đổi. Cô bé kia còn trẻ, anh hơn nàng tới 16 tuổi. Nàng ưa những gì hiện đại, thời cuộc, cell phone đời mới, không thích nghe những điều lão già lẩm cẩm kể lể về thời quá khứ hào hùng, từng đi bộ đội, từng đi tây, có bằng cấp, những chuyện xảy vào lúc nàng chưa sinh ra.
Bà mẹ còn đùa, nếu anh ta thay đổi cho kịp với thời đại thì may ra kiếp sau “em nó” sẽ quay về.
Bỗng nhiên tôi nhớ đến những người bạn Thụy Điển vừa đóng cửa sứ quán. Họ rời bỏ chúng ta như cô người yêu bé nhỏ của người bạn vì lý do…kinh tế.
Có lẽ chẳng có gì hệ trọng ở đây. Đôi khi nguyên nhân đơn giản chỉ là “chuyện nội bộ của Thụy Điển” như bà Phương Nga của Bộ Ngoại giao tuyên bố. Dẫu thế nào chăng nữa thì chúng ta đã mất một người bạn tốt nhất.
Mẹ cô bạn trên còn kể rằng, món cheese của Thụy Điển cũng khó ăn thật. Nhưng ăn lâu thấy ngon và bổ, chống được bệnh loãng xương.
Cheese được sản xuất theo một chuẩn rõ ràng về vệ sinh thực phẩm và có chứng chỉ quốc tế. Nó cũng giống truyền thống minh bạch, chế độ ít tham nhũng nhất thế giới của Thụy Điển có từ 300 năm nay.
Mắm tôm Việt Nam được sản xuất bằng một qui trình không rõ ràng, vì cách làm của nông dân ta, tiện cách nào pha chế cách đó. Chưa ai cấp pattent (bản quyền) cho mắm tôm Việt Nam. Vì thế, ăn mắm tôm hay bị đau bụng.
Nếu cứ khăng khăng mắm tôm của ta ngon hơn cheese của Thụy Điển, thì một lúc nào đó, người ta sẽ bịt mũi bỏ đi.
Rồi đây mái nhà hồng đỏ tại số 2 Núi Trúc sẽ bị phai mầu sau khi đóng cửa. Liệu rằng tình hữu nghị Việt Nam -Thụy Điển có phôi pha theo, dù đã từng thắm thiết trong suốt 40 năm qua.
Noel 2010.
Nguồn: Blog Hiệu Minh
Thụy Điển xem Bắc Việt là bạn trong thời chiến tranh vì nhiều trí thức Tây phương lúc đó phản đối Mỹ can thiệp vào VN vì họ nghĩ rằng Mỹ can thiệp vào để ngăn cản miền Nam đi theo XNCN và để thiết lập kinh tế thị trường tại miền Nam, nghĩa là Mỹ muốn đầu tư vào miền Nam lợi dụng nhân công miền Nam rẻ. Ngày nay thì chính đảng CSVN tự ý đi theo kinh tế thị trường, dùng yếu tố nhân công rẻ để tư bản ngoại quốc đầu tư vào, xuất khẩu nhân công rẻ mà không bênh vực cho họ để họ bị nước ngoài bóc lột. Người Thụy Điển vì lý do gì mà đóng cửa sứ quán thì chưa rõ nhưng rõ ràng là đường lối ngày nay của đảng CSVN không phải là đường lối xã hội mà Thụy Điển theo. Nó là đường lối mà ngày xưa Thụy Điển vì chống mà bênh Bắc Việt.
Việc đóng cửa, rút cầu không thèm chơi với cái thằng bạn côn đồ ác ôn, gian manh xảo quyệt, tham lam độc ác, tiểu nhân vô ơn nữa của Thuỵ Điển đối với cái nước bạn gọi là CHXHCNVN đâu có gì đáng để ngạc nhiên. Trước hay sau gì thì sự thật bỉ ổi cũng bị lòi ra thôi. Nhưng có điều hơi tiếc là mãi đến giờ này họ mới nhận ra thì bọn chúng nó cũng no cành hông, cứng bụng rồi. Còn người dân quèn thì vẫn gầy còm, ốm yếu trơ xương ra . Khốn nạn là ở chỗ ấy !
Chinh quyen Thuy Dien da kham pha nhung bi mat cua CSVN roi, nen ho khong muon giao thiep nua .
Người dân Thụy Điển nói chung và giới cầm quyền nói riêng rất ư là lương thiện, trong sáng. Hơn 40 năm họ bỏ công và của vào VN không ngoài mục đích làm cho đất nước này khá hơn. Và phải mất hơn 40 năm họ mới chào thua VC và chịu cuốn cờ về nước. Lỗi ở nơi họ không hiểu CS nhất là CS Việt Nam. Không biết còn có quốc gia nào chuẩn bị theo chân TĐ không? Những tay vào VN vì quyền lợi như Mỹ, Uc, Tàu….dĩ nhiên là không có trong số này,
Chắc làm gì Ông Đại sứ Thụy Điển KHÔNG BIẾT lũ công an tay chân cỗ máy chuyên chính VÔ HỌC của cái Đảng CS tồi bại ném PHÂN + mắm tôm Việt Nam vào Nhà Bà TRẦN KHẢI THANH THỦY …
Làm sao không đóng cửa ĐẠI SỨ QUÁN tại thủ đô mà chúng tự ngợi ca 1000 năm Văn hiến văn minh Thăng Long trước hành động MAN RỢ vô học đói với người con ưu tú của Đất Nước như Bà TRẦN KHẢI THANH THỦY …
Tôi nhớ năm xưa CÓ CỤ BÀ Thụy Điển ( có lẽ cụ cô độc tuổi già mà hóa hoang tưởng bệnh tưởng !!! ) MƠ SÁNG HÔM SAU THÀNH “Người Việt Nam” ….mà bọn vẹm cái vẹm đực trong Ban tuyên truyền HỒ HỞI thừa cơ TỰ SƯỚNG tự ngợi ca các chế độ dơ bẩn nhất Việt Sử …
Ngày nay Thụy Điển đóng cửa Đại Sứ Quán là đúng ! Tại sao Thụy Điển không đóng cửa tại Thái Lan ?? Singapore ?? mà Việt Nam với ông anh em khác mầu ANGOLA !!!
Vì dân tộc Văn minh Thụy Điển thấy rõ BỘ MẶT GHÊ TỞM của những thằng lọan ngôn tựn nhân danh ĐÀY TỚ NHĂN RĂNG …..của gần 100 triệu Lương Dân Việt đáng thương rồi !!!
Nếu ông Hiệu Minh dịch “ý tại ngôn ngoại” là “ý trong lời ngoài” thì không đúng.Dịch nghĩa như thế thì
hoá ra là “ý nội ngôn ngoại” hay sao ? “Ý tại ngôn ngoại” dịch chính xác là “ý nằm ở ngoài lời”.
Việc đóng cửa Toà Đại Sứ một nước từng ủng hộ miền Bắc VN.trong thời chiến lẫn thời bình đến nay qủa là một ngạc nhiên nhưng xem ra người ngoài cuộc khó biết sự thực bên trong là gì,ngoài ông đại sứ nhưng hình như ông chỉ nêu một lý do là do Quốc Hội.Cũng giống như QH.Mỹ từng cắt ngoại viện cho VNCH.,tôi nghĩ cũng có phần đúng vì QH.ở những nước này là cơ quan quyền lực
cao nhất,chứ không phải QH.hiện nay ở VN.”cao nhất” trên lý thuyết,còn thực tế thì chẳng có 1
quyền lực mảy may nào.Chủ tịch QH.mà lại được đảng CSVN.chỉ định thì “cao nhất” cái thá gì !
Phải chăng TĐ.đã lầm một thời gian quá dài và bây giờ họ phải chỉnh đốn lại ? Có lẽ họ nghĩ bang
giao với một nước như VN.chẳng những không ăn cái giải gì mà còn bị hao tiền tốn sức chăng ?
Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng nhà nước và người dân Thụy Điển họ cảm nhận và hiểu được rằng “vấn đề Việt Nam” là nằm trong bộ máy lãnh đạo độc đảng (CSVN) chứ không phải nằm trong bản chất dân tộc Việt Nam.
Vậy một ngày tươi sáng nào đó (gần đây thôi) khi VN có dân chủ, có nhân quyền thực sự. Lúc đó những người bạn tốt của dân tộc ta sẽ quay lại với chúng ta!
Còn bây giờ, hiện nay trong những ngày này, tôi thực sự cảm thấy xấu hổ là công dân mang quốc tịch VN.
Tôi không xấu hổ sao được. Khi mà bà Phương Nga, thay mặt cho bộ ngoại giao, thay mặt cho dân tộc tôi phát biểu một cách trịch thượng, đại khái là: ” rất tiếc phía Thụy Điển đã đóng cửa sư quóan mà tình hữu nghị, quan hệ song phương đã được xây dựng trong 40 năm…”
Hoàn toàn không mảy may nói 1 lời cám ơn chính phủ- nhân dân Thụy Điển từ bao năm qua đã giúp nhà nước- nhân dân Việt Nam qua khỏi bao nhiêu khó khăn, đói khổ…
Xưa- nay các cụ ta thường coi những trường hợp như vậy là: ĐỒ VÔ ƠN!
Ông Bạn 1/86 tr.con chim(Cứ cho là nam giới đi),
Từ ngày cái đảng Việt- cộng được khai sinh đến nay;cho dù có thay tên năm ba lần nhưng tuyệt-nhiên-TUYỆT-NHIÊN-,chưa bao giờ họ biết dùng đến hai chữ xin-lổi và cám ơn.
Đây cũng có thể gọi là bản tính bẫm-sinh của chủ nghĩa CS.
Xin vui-lòng đừng chờ tính lịch-sự cuả một bọn vô-giáo-dục mà lại ngang-bướng.