Báo VN bàn về công hàm 1958
LTS: Gần đây công hàm năm 1958 do thủ tướng Bắc Việt lúc đó, ông Phạm Văn Đồng ký kết với Trung Quốc được cộng đồng mạng, qua các trang web lề trái, sôi nổi bàn bạc, mổ xẻ, phân tích dưới các góc độ khác nhau. Công hàm này, ông Đồng đã thừa nhận lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý và nhiều ý kiến cho rằng, một cách gián tiếp Bắc Việt đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc với Hoàng Sa. Nặng nề hơn nữa, nhiều người còn gọi đây là “Công hàm bán nước”.
Gần đây khi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng, báo chí Trung Quốc cũng úp mở lôi công hàm này ra như một bằng chứng. Việt Nam, cho tới nay chưa chính thức nói năng gì về công hàm này.
Hôm nay, lần đầu tiên một tời báo ‘lề phải’, tờ Đại Đoàn Kết (báo giấy) có bài viết đề cập trực diện tới công hàm 1958. Chúng tôi xin chuyển lại nguyên văn bài viết này.
Bản điện tử của Tuần Việt Nam.
———————————————–
Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
“Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan.
Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.
Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra.
Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược “lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.
Ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.
Ngày 11/8/1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ “giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ.
Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.
Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.
Ngoài bối cảnh “phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH -Trung Quốc lúc đó “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích “sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã “lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố.
Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.
Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.
Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.
Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu.
Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực.
Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.
Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế.
Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.
Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết “estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.
Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”…
Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.
Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ “nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu “miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.
Tác giả: Báo giấy Đại Đoàn Kết
Tôi không nhắc lại nội-dung của bức công-hàm 1958 do PVĐ ký, cũng không đi vào chi-tiết phân-tích nội-dung bài viết này của tác-giả là …hoặc do báo ĐĐK sao chép lại, là điều mà các bạn khác đã nói nhiều rồi, cùng với tài-liệu cũng đã rõ-ràng, có thể tìm-hiểu bằng nhiều cách. Các bạn Trúc Bạch, Timthat đã có nhiều ý-kiến xác-đáng.. Tôi cho rằng báo ĐĐK hay tác-giả bài viết này, cùng một số phản-hồi của CAM hay những người muốn nói lên tiếng nói của chính-quyền VN hiện-tại + CSVN , muốn lấp-liếm cho rằng bức công-hàm vốn là vô-giá-trị, để chạy tội bán đất và biển Tổ-quốc VN của bọn Việt-gian HCM, PVĐ, v.v… nói riêng và CSVN nói chung..
(1) Bài viết giải-thích sai bức công-hàm, nhằm bào-chữa tôi bán dất, nước.
(2) Bài viết viện những yếu-tố không cần-thiết cho sự bào-chữa đó, ví dụ, chủ-quyền các đảo HS+TS của VN từ lịch-sử, hội-nghị San Francisco 1051, v.v… Vì ở đây không phải là chuyện chủ-quyền của các đảo trên (là chủ-quyền của VNCH vào thời-điểm công-hàm được ký-kết), mà là sự đồng tình của VNDCCH với tất cả những điều-khoản mà Trung-quốc công-bố.
(3) Đây không phải là phiên-tòa (ở Mỹ), mà bài viết phải nại ra những yếu-tố tâm-lý, bối-cảnh khi ký-kết bức công-hàm. Tòa án quốc-tế chỉ xử trên lý-lẽ, chứ không dựa trên hoàn-cảnh, tình-cảm.
(4) Bài viết nhằm rêu-rao cho đại-đa-số dân-chúng VN it học, thiếu phương-tiện thông-tin, thiếu tài-liệu truy-cập, v.v…nhằm trấn-an dân chúng hơn là lý-luận.
Tóm lại, bài viết vô-giá-trị. Càng cố-ý phủ-nhận giá-trị của bức công-hàm 1958, thì chính-quyền VN+CSVN càng chứng tỏ chúng sợ-hãi vì ý-thức được giá-trị của bức công-hàm này. Trung-Cộng biết rõ điều đó. Hệ-quả là thái-độ của bọn Việt-gian bán nước (CSVN) đang được thấy rõ đối với TC như hiện nay.
Việt Nam có sợ TQ?
Tôi thấy lâu nay nhiều vị CCCĐ cứ hay tuyên truyền rằng VN là tay sai TQ, VN hèn sợ TQ, Vn không dám đưa kiện TQ ra tòa án QT. VN đàn áp những người biểu tính chống TQ là bênh TQ. Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng là bán nước…?
Các sự việc này xin lý giải như sau:
1/ Việc đưa ra tòa án QT không phải chuyện đơn giản, VN chờ xem tình hình Philipine đi đến đâu trong vụ kiện để chon đúng thời cơ thích hợp sau đó mới quyết định hành động. “Ăn cơm đi trước lội nước theo sau” không nhất thiết coi là hèn được mà là khôn ngoan chứ?.
2/ VN đàn áp người biểu tình chống TQ là vì VN lo ngại để cho biểu tình tự do thì lúc này chống TQ, nhưng lúc khác có thể quay ra chống chính quyền VN. Đơn giản thế thôi. Tôi xin ví dụ sốt dẻo vừa qua ở Thổ Nhĩ Kì, Lúc đầu đoàn biểu tình chỉ phản đối chính phủ phá công viên để xây nhà thương mại mà thôi, Tuy nhiên ngay sau đó lại diễn biến thành chống chính phủ, đòi thủ tướng phải từ nhiệm? Đối với những nước mà dân trí còn thấp thì thường hay như vậy. Theo quan điềm của VN là lo trước hậu họa còn hơn để sự việc sảy ra. Thế thôi.
3/ Công Hàm Phạm Văn Đồng
Tôi xin hỏi nếu giả sử hồi 1958 đó, ông Đồng ra công văn phản đối TQ về vấn đề biển đảo thì sẽ sảy ra chuyện gì?
Xin thưa là TQ sẽ bao vây phong tỏa VN, sẽ ngăn cản VN giải phóng Miền Nam (thậm trí có thể gây hấn xâm chiếm cả Miền Bắc VN nữa). Vậy giữa mấy cái đảo ngoài khơi to hay cả một nửa nước to? Cái nào cần hơn? Tạm hy sinh cái nhỏ để được cái lớn thế là đúng hay sai?
Ông Đồng gửi cái công văn lấp lửng đó là để lừa TQ, để TQ yên tâm mà giúp VN giải phóng Miền Nam. Nay giải phóng xong rồi sẽ dựa vào luật QT mà từ từ đòi lại. Thế là khôn ngoan, là tương kế tựu kế, là quái thủ, là tuyệt vời chứ?
Vậy luật QT là gì? Xin thưa:
- Vấn đề chủ quyền phải phân xử bằng hiệp định được ký kết giữa 2 nhà nước và phải được Quốc Hội thông qua mới là hợp pháp. Đây chỉ là cái công văn suông, mỗi chữ kí của thủ tướng thì đâu có giả trị gì?
- Lúc đó Hoàng sa, Trường Sa là do VNCH chiếm giữ theo hiệp đinh Giơ ne vơ, Ông Đồng không có quyền phán xử cái mà ông không có. Thế cũng là bất hợp pháp.
- Xét chủ quyền thì phải căn cứ vào các bằng chứng lịch sử chiếm giữ lâu dài của nhà nước. Các đời chúa Nguyễn của VN đã chiếm giữ quản lý hàng mấy trăm năm (Điều này TQ hoàn toàn không có).
Vậy ông Đồng đưa một cái công văn bất hợp pháp cho TQ để đổi lấy sự ủng hộ Bắc VN tiên hàng giải phóng Miền Nam thì không phải là bán nước.
Vậy xét cả lý lẫn tình VN đúng hơn TQ cả nghìn lần.
Ngày nay , thế giới đã khác xưa, VN còn cả thế giới ủng hộ, thế nào rồi cũng đòi lại được Hoàng sa, và 6 cái bãi đá ở Trường Sa cho mà xem. Hãy đợi đấy.
– Nói VN sợ TQ thì tại sao VN luôn phản đối và tố cáo TQ trên phương diện ngoại giao chính thống trên trường QT? Sợ sao dám tố cáo TQ xâm phạm chủ quyền VN?
- Nói VN sợ TQ tại sao VN vẫn quan hệ với Nga, Ấn, Mỹ…để có hàng vài chục dàn khoan dầu khí ở vùng biển mà TQ coi là của TQ (trong đường lưỡi bò)? TQ đã dám làm gì đâu ngoài mỗi việc cho tàu cá cắt cáp năm nào và sau đấy VN tuyên bố tổng động viên quân sự sẵn sàng bảo về tổ quốc thì TQ tit ngòi liền?
- Nói TQ không sợ VN tại sao khi TQ tuyên bố đấu thầu 9 lô dầu ở vùng biển VN nhưng đã hơn 2 năm nay TQ có dám khởi công cái nào đâu? Đố thằng TQ dám vào vùng biển VN mà khoan dầu đấy! (Nếu TQ không ngán VN thì nó đã thẳng thừng xông vào đất VN mà khoan dầu từ lâu rồi. Đúng không nào?)
- Nói VN sợ TQ thì tại sao VN đã và đang ra sức củng cố quốc phòng, liên kết với Nga, Ấn Độ, Nhật, Mỹ để kìm chế TQ? Điều này thế giới người ta đã và đang nói đầy ra trên báo chí đài phát thanh, và các phương tiện đại chúng của thế giới? Chỉ có ai mù và điếc mới không nhận ra mà thôi
TQ mạnh hơn VN thật nhưng khi từ xa đến cướp nước người ta, đánh nhau trên đất người ta thì lại hoàn toàn khác. VN với địa thế vô cùng lợi hại và có truyền thống kinh nghiệm chống toàn những kẻ ngoại xâm cỡ bự. VN quyết không sợ bất cứ thằng to đầu nào kể cả TQ! Tuy nhiên “còn nước còn tát” để cứu vãn hòa bình, VN có thể tạm nhịn TQ một vài lĩnh vực nhưng đó không phải là lĩnh vực căn bản và chỉ có giới hạn mà thôi.
Thế giới ngày nay là một tổ hợp đầy mối quan hệ chằng chịt. Mỹ muốn kìm chế TQ, Mỹ lo TQ sẽ chiếm dần vai trò quyền lợi của Mỹ trên thế giới. Tuy nhiên Mỹ vãn không bỏ việc quan hệ với TQ để đem lại lợi ích KT cho mình. Nhật bản cũng tranh chấp với TQ nhưng 2 nước vẫn không từ mặt nhau mà vẫn quan hệ khai thác những mối lợi chung về KT…
Cùng với trào lưu thế giới, chuyện đấu tranh với TQ ngoài biển Đông, VN quyết không khoan nhượng nhưng việc quan hệ ở các lĩnh vực khác như lĩnh vực KT thì VN vẫn tiến hành. Đó là xu hướng chung của thế giới ngày nay chứ không phải riêng VN!
Ngày xưa vì thế giới chia làm 2 phe đối chọi nhau rõ ràng, có chiến tuyến hẳn hoi nên mới có chuyện người ở phe này thì cạch mặt không quan hệ gì với phe kia. Ngày nay đâu có chia ra phe phái rõ ràng nào đâu. Nếu có phe phái thì chỉ là phe phái về mổt vài lĩnh vực riêng biệt nào đó mà thôi, còn các lĩnh vực khác thì vẫn cùng nhau quan hệ hợp tác. Nói vậy các vị có hiểu đươc không?
Cuối cùng tôi xin ví dụ về mối quan hệ Mỹ Trung vừa mới đây trong cuộc gặp nhau giữa Obama và Tập Cận Bình. Mỹ Trung “đối chọi” không khoan nhượng nhau về vấn đề Biển Hoa Đông (Nhật Bản), và vấn đề Biển Đông (Đường lưỡi bò,VN và mấy nước Asean) Nhưng Mỹ Trung “thỏa ước” với nhau về vấn đề không VK hạt nhân ở Bán đảoTriều Tiên và về vấn đề quan hệ thương mại. Hai lĩnh vực đấu tranh và hợp tác cùng song song tồn tại, cùng tiếp diễn hầu như không liên quan đến nhau. Chỗ nào đấu tranh thì cứ đấu tranh, chỗ nào hợp tac thì cứ hợp tác. Thế giới ngày nay là thế đấy, Quan hệ VN và TQ cũng không phải là ngoại lệ?./.
Ôi ! Tổ quốc thiêng liêng. Cộng sản bắc việt đã dâng hiến biển đảo cho ngoại bang , để được giúp đỡ đi đánh chiếm người anh em miền nam.Đày đọa dân tình khốn khổ !
Không phải chiếm miền Nam mà là giải phóng miền nam, hiểu không?
Thật tội nghiệp cho VN với lý luận của tác giả bài này!
Nếu dựa trên luật quốc tế, VNDCCH (do ĐCSVN lãnh đạo) đã thừa hưởng HS, TS, và vùng biển Đông năm 1975 khi VNCH sụp đổ qua chiến tranh mà Bắc VN đã gây ra. Trên mọi chứng cớ – trong lịch sử ghi chép lại cũng như thực thể – HS và TS thuộc chủ quyền của VNCH từ sau hiệp định Geneve 54.
Công hàm năm 58 của PVĐ đối với tuyên bố của TQ có thể được hiểu như sau:
- Theo đoạn văn 1, chính thể VNDCCH coi như đã công nhận (implicit confirmation) chủ quyền của những phần đất và biển mà TQ công bố (dù nó thuộc về VNCH), tuy không rõ ràng điểm tên các phần đất và biển này vì đã tán thành công bố 4/9/58 của TQ.
- Theo đoạn văn 2, VNDCCH công nhận chính xác giới hạn 12 hải lý của các vùng biển quanh đất của TQ.
Tuyên bố của PVĐ, dù chỉ là thủ tướng của VNDCCH, cũng vẫn mang tính cách chính thống và có hiệu ứng pháp lý quốc tế vì ông là đại diện cho chính phủ và nhân dân VNDCCH – trừ khi có công bố ngược lại của lãnh đạo trên ông (HCM).
Điểm thứ 2 không phải là vấn đề tranh chấp; không những thế, cả hai nước đã công nhận hiệp ước QT UNCLOS mà trong đó có điều khoản này.
Điểm thứ 1 là vấn đề tranh chấp ở đây. Vấn đề là: TQ đã có thực sự điểm ra rõ ràng các phần đất và biển này trong tuyên bố 4/9/58 không? Các chi tiết tên và địa lý của các đảo này có đúng là HS và TS như trong văn kiện địa lý VN hay không?
Nếu TQ đã có những chi tiết quan trọng này và đó chính là đảo HS và TS thì họ có quyền hiểu công hàm này theo ích lợi của họ: VN đã công nhận chủ quyền của TQ trên vùng biển đất nêu ra.
Và VN thì đang tìm cách luồn lách, chỉ xác định là điểm giới hạn 12 hải lý là điều họ công nhận (vì đã không nói tới các điểm kia). Đây là cách hành xử mà người Á Châu thường làm: tránh nói tới các khác biệt có thể gây bất bình với đối tác, nhất là đối với hữu nghị.
Nhưng trên phương diện luật lệ quốc tế, ngôn ngữ dùng trong các ký ước, tuyên bố rất quan trọng. Trong điểm này, công hàm dù không phải là hiệp ước (treaty) có chữ ký của hai bên, nó vẫn không thể biện minh để VN chối cãi về chủ quyền của các vùng tranh chấp – dù có dùng lý do là do văn hóa ngôn ngữ đặc thù của VN, hoặc với ngụy biện về liên hệ chính trị như tác giả viết trong bài này.
Tuy vậy, TQ nếu mang ra tòa án quốc tế cũng yếu thế và không có sức thuyết phục vì đã tước đoạt HS và TS qua võ lực và các văn kiện lịch sử khác trong quá khứ. (Công bố “lưỡi bò” thì khỏi nói – không thể bào chữa được trên căn bản UNCLOS.)
Vì thế, TQ vẫn chỉ còn phương cách duy nhất là đàm phán song phương dựa trên công hàm của PVĐ (và các mật ước khác với VN?) để ép VN mà dành đất và biển. Đây là chiến thuật “cá lớn hiếp cá bé” mà họ vẫn dùng từ xưa đến nay. Nếu không có thế lực quốc tế hỗ trợ cho VN, TQ sẽ đạt được mục tiêu của họ.
Để vô hiệu hóa các công hàm và mật ước hoặc hiệp ước tai hại mà CSVN đã thực hiện với TQ, chỉ có một cách thoát duy nhất cho VN là cách mạng toàn diện để lật đổ chính thể VNDCCH do đảng CSVN nắm, lập một chính thể dân chủ và chính phủ mới, rồi công bố xác nhận tất cả những gì đã thuộc về hai miền Bắc và Nam sau 54. Quốc tế do đó sẽ hậu thuẫn cho VN để chống lại bành trướng của TQ. Đất đã mất về TQ khó có thể lấy lại được, nhưng VN sẽ thoát khỏi những áp lực từ TQ qua lịch sử thực thi chủ nghĩa CS và sự lệ thuộc vào TQ sau khi chủ nghĩa này bị vứt vào sọt rác. Những đảo HS và TS mà TQ đã chiếm đoạt trong 74 và 88 thì VN sẽ có thể mang ra tòa án quốc tế để đòi lại.
Đề nghị này này của tôi là “radical”, nhưng đã đến lúc phải đi vào lối chết để tìm đường sống còn!
Để giải cứu VN khỏi nguy cơ này, quân đội cần phải chủ động. Vì trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ nhân dân, quân đội hoàn toàn có quyền ly khai khỏi đảng CSVN và ủng hộ cuộc cách mạng của nhân dân VN để giữ nước. Nếu QĐ không làm điều này thì chắc chắn QĐ sẽ trở thành lính tiền phong cho TQ trong tương lai khi TQ đã khống chế được VN hoàn toàn về chính trị và kinh tế – một chính sách họ vẫn đang theo đuổi, không cần chiến tranh; vấn đề Hán hóa là vấn đề xã hội sẽ tự nhiên thành chỉ trong vài thập kỷ. Đây là “diễn biến hòa bình” mà VN mới nên thực sự lo lắng!
“Kẻ nào đem một thước đất, một tấc biển làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”. Ải Nam Quan, cái ải mà chính “bác Hồ kính yêu” đặt tên lại là “Hữu Nghị Quan” nay đã nằm vào tay giặc, không biết kẻ nào phải tội tru di??????
Mot cong ham ban nuoc , lo ro bo mat tay sai cua Tau cong cua bon CSVN.
Lich su se ghi lai ta ca , tat ca moi bao chua deu vo nghia ly.
“ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam)” rồi 10 ngày sau đó ông PV Đồng gởi công hàm “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc”. Như thế là đã quá rõ ràng hành vi bán nước rồi, xin đừng ngụy biện nữa.
Nhớ hồi 1974 khi Trung Cộng đánh chiếm Hoang Sa, CS Bắc Việt đã câm như hến. Theo nhà báo Bùi Tín thì quan điểm của bộ chính trị lúc ấy là :”Trung Quốc là bạn còn chính quyền Sài Gòn là kẻ thù, thà để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa hơn là để ‘ngụy’ giữ” .
Bài Công hàm PVD trên báo DDK luộc gần như nguyên văn tham luận của tiến sĩ Từ Đặng Minh Thu đọc tại New York năm 1998 nhưng sao không ghi nguồn cho rõ ràng. Ăn cắp như thế là không tốt, ngay với cả trong trường hợp VN đang cần đánh động dư luận về tính chính đáng của vấn đề chủ quyền.
“Ăn cắp” là BẢN CHẤT của đảng CSVN kể cả luôn ông Hồ chí minh. Chôm nguyên bài đọc của người khác, viết lại đăng báo và vờ luôn nguồn gốc là chuyện xảy ra thường ngày tại VN, từ trong học đường cho đến các báo cáo về Khoa Học và các ngành nghiên cứu.
Nhân đây xin cám ơn bạn tienthanh đã lột mặt nạ bọn chúng và xin bạn tienthanh cung cấp thêm cái link lưu trữ bài tham luận của ông/bà TS Đặng Minh Thu gì đó.
Dan^ Giao Chi chung’ con mong cac’ bac hieu^? rang`, quan Giao Chi? dang song^’ duoc. tap^. the^? lanh? dao. Neu^’ khong^ co’ khau^? lenh^. cua? chu’ Ho^` va su*. nhat^’ tri’ cua? bo^. chinh’ tri. tho^? ta? gi` do’ , thi` tien^ su* bo^’ chu’ Dong^` cung? khong^ dam’ ky’ cai’ cong^ ham` ngoai giao tho^? ta? do’ dau^.Lam o*n dung trach 1 minh` chu’ Dong^` nha` con. Xin ta. o*n
Thế là hai năm rõ mười cai ten Tàu cộng này thâm đôc quá gian xảo quá tham lam đất biển (của Vietnam ) quá thì sao còn bắt nhân dân uống nước đường 16 đại tự vàng , dung túng bao che cho chúng bắn giết ngư dân ta bấy lâu nay,đạp vào mặt người yêu nươc….Ai giải thích gium cái tư cách, cái bản chất của nhà cầm quyền CSVN. Đúng là hèn với giặc ác với dân quá sá cỡ rồi còn gì ?(có tài liệu nói Càng Long vì sợ nể Vua QUANG TRUNG mà tặng chiếc áo bào có mấy đại tự “…XA TRUNG CHIẾT TRUC…” để yểm vua chết sớm.Ghê thật(?!)
“ Chính quyền VNCH lien tục hành xử có chủ quyền…. trận quyết chiến Hoàng sa 1974…” phải chăng là” đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn đánh để còn tóc dài răng đen” như vua Quang TRung đã làm mùa xuân KỈ DẬU 1789… VNCH , Hải quân VNCH Hải quân trung tá NGỤY VĂN THÀ và MẤY CHỤC CHIẾN SĨ HQVNCH anh hung quá quá sá cỡ. Nếu mà anh hung Ngụy Văn Thà không hy sinh lúc đó 1975 không thoát kịp chăc sẽ phải tụng 16 chữ vàng đến chết mới hòa nhập được với hải quân CSVN hiệ n nay.
Thật sự theo dõi trận hải chiến oanh liệt của các anh từ năm 1974 đến nay mỗi lần đoc báo mạng thấy có ai nhăc đến các anh tôi luôn xúc động ngậm ngùi lẫn phấn chấn như có một luồng khí thieng đang trào dâng trong khắp than thể mình dù ngắn ngủi chua xot những cung chan chứa trong tôi một hy vọng về giong máu yêu nước chí quật cường luôn luôn không ngừng chảy trong huyết quản của hầu hết con dân Việt để một ngày không xa nó sẽ kết lien lại thành một khối đủ sức đập tan moi bon Trần ích tăc , Le chiêu thống thời nay để dành quyền bảo vệ giang sơn gấm vóc của ông cha bao đời để lại. Xin tất cả chúng ta hảy cùng mặc niệm và luôn luôn nhắc nhở con cháu về tấm gương anh dũng của các anh.
Còn hãy nhìn cái logic hành xử của chính quyền CSVN hiện nay và sắp tới ròi mỗi chúng ta suy nghĩ và phán xét tư cách của cái chính quyenf “ của dân do dân vì dân” này chứ đừng nghe người Việt hải ngoại đế quôc hay ai tuyên truyền đầu doc gi ca.