Các vũ khí chiến lược của Trung Quốc
Nhiều chuyên viên quốc phòng đánh giá quân đội Trung Quốc sẽ là một thách thức lớn cho hải quân Hoa Kỳ và khu vực Đông Á vào khoảng năm 2020, nghĩa là chỉ trong vòng 9 năm tới đây! Thời gian trôi qua khoảng khắc và không lâu nửa Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan cùng các nước vùng Đông Nam Á phải tìm ra một chiến lược chung để đối đầu với sức mạnh quân sự của Hoa Lục.
Nếu lấy một chọi một thì ngay trong 10 năm tới các vũ khí của Trung Quốc cũng vẫn không sánh kịp với những trang thiết bị của Hoa Kỳ. Tuy nhiên giá trị của các vũ khí chiến lược nằm ở chổ răng đe chớ không phải đến khi xử dụng. Việc chọn lựa triển khai hoả tiển diệt hạm Đông Phong DF-21D, máy bay tàng hình J-20 và chiếc tàu sân bay Thi Lang hiện đã tác động đến những quyết định chiến lược và ngoại giao trong toàn khu vực.
Khả năng Hoa Lục tấn công và đánh chìm một hạm đội Mỹ rất khó xảy ra về cả phương diện chính trị lẫn quân sự. Thứ nhất điều này sẽ dẫn đến một cuộc chiến toàn diện; thứ nhì Hoa Kỳ có hệ thống phòng thủ vô cùng hiện đại. Tuy nhiên tầm hoạt động 1500 km của loại hoả tiển DF-21D sẽ khiến tàu sân bay Mỹ phải hoạt động ngoài xa hơn so với Nhật Bản, Đài Loan và Nam Hàn. Điều này khiến khả năng chống trả và tấn công của các phi cơ tiêm kích hải quân Mỹ sẽ giảm hiệu năng vì phải bay xa hơn, tốn thêm nhiên liệu và dễ bị phát hiện.
Giả sử tình hình đột trở nên căng thẳng, trước đây các nước Đông Á có thể trông chờ hạm đội Hoa Kỳ bảo vệ ngay ven biển; nhưng trong vài năm tới tàu chiến Mỹ phải nằm xa ngoài khơi Thái Bình Dương. Chỉ sự kiện này cũng làm thay đổi các tính toán chiến lược của Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan.
Một nhận xét đáng quan tâm trên báo Aviation Week là hành trình của loại DF-21D giống như các loại hoả tiển liên lục địa. Đây là một lời trấn an ngầm của Mỹ đối với các nước đồng minh, vì nếu phát hiện hoả tiển liên lục địa thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng tức thời chớ không chờ để biết đây là loại đầu đạn chống hạm đội hay mang vũ khí hạch nhân. Nói cách khác Hoa Kỳ cảnh giác Trung Quốc rằng việc xử dụng loại DF-21D sẽ mang đến những hậu quả không lường.
Máy bay tiêm kích J-20 không phải là tàng hình mà chỉ khó bị phát hiện hơn. Giả sử một dàn radar có thể tìm thấy các máy bay chiến đầu bình thường ở khoảng cách 300km, nay chỉ phát hiện chiếc J-20 khi cách xa 50km. Điều này có nghĩa là hệ thống phòng thủ trước đây có 7 phút để chuẩn bị, nay chỉ còn 1 phút! Để đối phó các nước Đông Á phải nâng cấp hệ thống radar vô cùng tốn kém trong hoàn cảnh kinh tế trì trệ và chi phí quốc phòng bị cắt giảm. Vì thế giá trị của chiếc J-20 không chỉ nằm trong quân sự mà còn là một bài toán đố kinh tế.
Sự hiện diện của tàu sân bay Thi Lang bắt đầu từ năm 2012 sẽ là một thách thức lớn cho các nước ở biển Đông. Chiếc tàu sân bay đầu tiên không có khả năng đe doạ các nước quốc phòng hùng mạnh như Nhật Bản Nam Hàn Đài Loan, nhưng nếu xử dụng để cho phi cơ tuần tra trên biển Đông hay tiến chiếm Trường Sa thì lại đưa ra một vấn nạn cho các quốc gia Đông Nam Á. Ngay cả khi nhiều nước có loại tàu ngầm Kilo chạy bằng điện rất khó phát hiện, thì trên mặt chính trị và ngoại giao liệu có dám dùng đó để tấn công chiến hạm lớn nhất của Trung Quốc hay không?
Mỹ-Trung đều đang dò xét: trong khi Hoa Lục xử dụng tàu Thi Lang là đồ thiệt, còn các nước Đông Nam Á triển khai tàu Kilo liệu là đồ để chưng hay đồ thiệt?
Binh pháp Tôn Tử đã dạy: không đánh mà thắng mới là bậc đại tướng. Việc triển khai 3 loại vũ khi chiến lược dù trong 2-5 năm tới đây chưa có giá trị thực tiển về quân sự nhưng cũng đã làm thay đổi bàn cân chiến lược trong khu vực.
© Đoàn Hưng Quốc
Trung Cộng dương đông kích tây thực ra là chỉ muốn nhắm hù dọa mấy nước nhỏ
trong khu vực Đông Nam Á để được chia phần tại biển Đông mà thôi. Nhu cầu về
năng lượng mỗi ngày một tăng do phát triển kinh tế và nguồn năng lượng thiên nhiên
vô cùng to lớn tại biển Đông đã khơi dậy lòng tham vô đáy của NCQ Trung Cộng.
Trung Cộng không thể và không bao giờ là đối thủ về quân sự của Mỹ bây giờ và mãi
mãi về sau ! Trung Cộng chắc chắn cũng chẳng bao giờ dám mơ màng trở thành một
cường quốc về quân sự sánh ngang với Liên Sô, chứ đừng nói chi với Mỹ ! Nhìn vào
những hàng hoá, kỹ thuật, kỹ nghệ, điện tử … sản xuất tại Trung Cộng được bán ra
thị trường thế giới, cũng như được xử dụng ngay tại nội địa chúng ta đã đánh gía
được chất lượng cũng như kỹ thuật của chúng như thế nào ???!!! Những đoàn xe lửa
tốc hành “chạy nhanh nhất” thế giới, nhưng có “kỹ thuật tồi tệ nhất” thế giới, chưa xử
dụng được bao lâu mà đã có “nhiều vấn đề” cần phải được chỉnh sửa … !!!
Hai mươi năm sau, chưa chắc Trung Cộng đã đạt được những khoa học, kỹ thuật mà
người Mỹ đang áp dụng vào công nghệ quốc phòng của họ bây giờ. Trong khi đó Hoa
Kỳ họ sẽ không dậm chân tại chỗ, và họ sẽ tiến tới mức tinh vi, hiện đại như thế nào
thì chỉ có họ và ông Trời mới biết được.
TQ càng phô trương , càng diệu võ giương oai , càng tốt cho mọi người . Phình to quá có ngày nó nổ cái bụp . TQ có nhiều khuyết điểm nội tại trầm trọng . Xã hội LUÔN LUÔN ở tình trạng bất ổn ( vì mới giàu Nổi trong khoảng 30 năm nay ) hố sâu ngăn cách thành thị / nông thôn , người giàu / người nghèo quá lớn ( do quàn trị kém , do chính sách bắt cá hai tay đầu cs mình tư bản , do các quan to cs tham nhũng chiếm của công làm của riêng …..) , không có dân chủ thực sự . Có cả một lực lựơng công an khổng lồ sẵn sàng đàn áp những tiếng nói khác biệt của người dân . Bên cạnh đó , các sắc tộc ở biên cương rộng bao la Tân Cương , Tây tạng … bị kìm chế chỉ chờ cơ hội nổi dậy .Để đối phó với nội tình 1,2 tỷ dân , TQ đã phải duy trì một lực lượng công an , quân đội rất lớn . Nếu TQ bắt đầu chạy đua vũ trang với khối Đông Nam Á , Úc , Ấn Độ và Mỹ , TQ sẽ lọt vào thế nội công ngoại kích , tứ bề thọ địch . Nhân lực và tiền của sẽ rất là tốn kém . Có người nói TQ sẽ bị chia làm năm làm ba .
bien dong bac thi cac nuoc co kha nang bao ve ,con phia nam thi rat yeu ho se dung nhung vu khi hien dai de nam tien,cac nuoc nho nen ket noi nhung quoc gia co loi ich chung de bao ve lan nhau
can su dot pha ve mat ngoai giao de ran de su banh truong.
RĂN ĐE HAY QUAN NGẠI.
Không riêng gì Hoa Kỳ và các nước trong khu vực Đông Á, mà cả đến các nước trên toàn thế giới luôn quan tâm chú ý nhiều đến sự gia tăng quốc phòng không ngừng cuả Trung Quốc. Sự thách thức từ nhà cầm quyền Bắc Kinh với cả thế giới, nhất là đối với các nước trong khối tự do dân chủ, đang trên con đường phát triển mở rộng trên mọi lảnh vực.
Sách lược bá quyền bành trướng Đại Hán qua Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn tự biên diễn và quyết định, đã đưa Trung Quốc vào thế tự cô lập mình trước thế giới, cho dù có được sự hổ trợ cuả cái gọi là “quyền lực mền”, bằng vào đường cưả hậu vốn là ngón sở trường từ xưa đến nay cuả đấng Đại Hán. Trong khi đó, sự trưng bày phô diễn và đề cao thổi phồng các loại vũ khí có tầm vóc chiến lược, nhà cầm quyền Bắc Kinh hẵn nhiên không nhằm vào việc răn đe Hoa Kỳ là chính, mà thực ra là nhắm vào các nước chung quanh khu vực Đông Á, mục tiêu chính yếu là các nước đang có sự tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Nhân tài đào luyện và vật lực có giới hạn cuả Trung Quốc về mặt khoa học kỹ thuật, so với một số nước khác trên thế giới và cả trong vùng Châu Á, Trung Quốc chưa có được sự vượt trội thì chưa thể nào so sánh với một Hoa Kỳ. Tất nhiên với nền giáo dục đồ sộ qua các trường Đại Học nổi tiếng trên thế giới, cộng với phải gánh nặng một chi phí quốc phòng khổng lồ, mà Hoa Kỳ bắt buộc phải đáp ứng được cho lực lượng hải quân lớn lao nhất thế giới; nhưng hướng về lâu về dài, tiềm năng tiềm lực nhân sự khoa học kỹ thuật cuả Hoa Kỳ chắc chắn không một nước nào trên thế giới nầy có thể sánh theo kịp. Bề dầy nhân lực hùng hậu đó, gần như là toàn bộ tinh hoa cuả mọi sắc dân trên quả địa cầu.
Nếu cho rằng các loại vũ khí chiến lược cuả Trung Quốc đang phô diễn thổi phồng hiện nay, là một thách thức thật sự đối với Hoa Kỳ thì e rằng không hoàn toàn đúng hẵn như thế. Dưới góc độ nhìn nào đó, sự nhận định nầy gần như mang một dáng dấp có tính chính trị cục bộ, nhiều hơn là cái nhìn trung thực cuả nhà nghiên cứu có tầm vóc toàn cục trên thế giới. Không thể phủ nhận hoàn toàn về sự lo lắng phải có từ phiá Hoa Kỳ trong thời gian qua, sự lo lắng không phải có từ các loại vũ khí chiến lược mà Trung Quốc trưng diễn, mà chính yếu là từ sự lộng hành hung hăng ngang ngược cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh trong thời gian gần đây. Chính các hành động tự biên diễn tự quyết định, cũng như luôn phá rối quấy nhiễu trên khắp khu vực biển Đông Á, đó mới là sự thách thức đáng quan ngại hơn cả đối với Hoa Kỳ.
Với hoạ tiễn diệt hạm Đông Phong DF-21D, máy bay tàng hình J-20, tàu sân bay Thi Lang, Trung Quốc không thể gọi là răn đe được Hoa Kỳ và một số nước khác trong vùng Đông Á, nhưng đối với các nước có tranh chấp như Việt Nam và Philippinnes, thì đó lại là một thực tế phải đối mặt. Trong khi sự tranh chấp thực sự trên vùng đảo Trường Sa, thì Philippinnes lại là nước có quyền sở hữu rất nhỏ trước Cái Lưỡi Bò Trung Quốc, Việt Nam là nước gần như mới thực sự là chủ nhơn ông cuả khu vực nầy từ xưa đến nay. Chính đó mới là điều đáng để cho tất cả dân Việt yêu nước trong ngoài cần phải hiểu tường tận, quan tâm chú ý vào cuộc nhiều hơn nưã.
Trước tình thế hiện nay, Việt Nam cần đặt nặng hiện đại hoá Hải Quân trên mặt PHÒNG THỦ. Trung Quốc luôn luôn có dã tâm chiếm cả vùng lảnh hải thuộc quyền sở hữu Việt Nam, cho dù có sự công nhận trước Luật Biển Quốc Tế, nhưng chính quyền Hà Nội lúc nào cũng có quá nhiều sự nhân nhượng trước Bắc Kinh, khiến cho CSTQ rất tự tin với sách lược lấn chiếm, theo thế tầm ăn dâu và vết dầu loang không ngừng lại bao giờ. Bao sự kiện non mòn biển lấn đến từ Phương Bắc là Trung Quốc, mà tất cả không ngoài cái nguyên nhân là chính đảng CSVN là kẻ dẫn lối đưa đường.
Việc phòng thủ cuả Việt Nam có hiệu quả hay không trước các loại vũ khí chiến lược cuả Trung Quốc, vẫn phải còn tuỳ thuộc vào sự chuyển hoá từ bên trong, nhanh hay chậm cuả chính ĐCSVN. Bởi vì nếu ĐCSVN vẫn còn tồn tại, sự thống thuộc vào ĐCSTQ không ít thì nhiều, sẽ là điều rất bất lợi cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Xin trân trọng.
Hang made in China, chi la cai vo boc, cho ben trong la hang gia. Mot cai vo boc sat nhu the ai cha co, “so what”.