WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ý kiến về Thư Ngỏ của 36 nhà trí thức hải ngoại

Bức thư ngỏ của 36 nhà trí thức Việt Nam sống tại hải ngoại gởi nhà cầm quyền Hà Nội hôm 21 tháng 8 liên quan đến nguy cơ của đất nước đã tạo được sự chú ý của dư luận.

Nhưng đồng thời cũng bị một số nhà trí thức khác phê bình một cách nghiêm khắc.  Đa số nặng lời với người chủ trương là giáo sư Lê Xuân Khoa và một số người khác nhắm vào giáo sư Vũ Quốc Thúc chỉ trích ông sao lại ký tên trong Thư  Ngỏ.

Lập luận chỉ trích chung chung cho rằng khi gởi Thư Ngỏ cho chính quyền Hà Nội, 36 nhà trí thức ký tên:

(1) đã chấp nhận tính chính danh của các người cầm quyền tại Hà Nội.

(2) và chính quyền Hà Nội sẽ không thèm đếm xỉa đến ý kiến của chúng ta nên gởi thư cho họ là một hành động ngây thơ.

Tranh luận và bày tỏ khác biệt ý kiến là một sinh hoạt dân chủ. Rất tiếc có nhiều nhà trí thức  đã bày tỏ ý kiến với 36 vị ký tên bằng một số lời lẽ nặng nề một cách không được trí thức lắm. Đặc biệt tôi thấy một thư thật dài của một cựu quân nhân phê bình giáo sư Vũ Quốc Thúc lời lẽ thật hùng biện, nhưng đặt vấn đề không đúng chỗ, nhạt như một bát phở nhiều nước không có thịt, chỉ để chứng minh rằng giáo sư Thúc đã không hiểu thế nào là chính danh!  Trong khi viết cho đã và nói cho thỏa thích, chúng ta đã không thấy ý nghĩa chính trị của sự việc và vô tình đập phá luôn những giá trị Việt Nam. Tôi muốn nói giáo sư Vũ Quốc Thúc với những gì ông đã đóng góp cho đất nước là một giá trị Việt

Bàn về Thư Ngỏ, trước hết tôi thấy giáo sư Lê Xuân Khoa  (tôi không là đồng nghiệp và chưa có hân hạnh quen biết giáo sư Lê Xuân Khoa) có sáng kiến viết Thư Ngỏ và 35 vị trí thức còn lại đồng ý ký tên là một hành động can đảm. Can đảm vì, như một thông lệ,  ở hải ngoại này 36 năm qua không có một việc làm gì của một nhóm người mà không bị nhóm khác chỉ trích. Chỉ trích xây dựng thì ít, chỉ trích để có tiếng nói thì nhiều. Thói quen này làm cho những người có suy nghĩ dè dặt không muốn đóng góp ý kiến về bất cứ vấn đề gì, và đó là một thiệt thòi lớn cho cuộc đấu tranh vãn hồi tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Về hai điểm bị chỉ trích tôi nêu trên thì qua giải thích của giáo sư Vũ Quốc Thúc và đặc biệt qua thư của giáo sư Lê Xuân Khoa trả lời ý kiến của nhà báo Trần Phong Vũ đã quá chặt chẽ,  đầy đủ và thuyết phục.

Nói về tính chính thống của chính quyền tại Hà Nội thì dứt khoát đa số người Việt tại hải ngọai không công nhận sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam vì sự cai trị đó được áp đặt bằng vũ lực và sau đó bằng những cuộc bầu cử gian trá, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng chính quyền Hà Nội là một chính quyền được thừa nhận theo công pháp quốc tế.

Chúng ta đang thấy gì trước mắt? Ông Kadafi từng bị nhân dân Libya oán ghét, và đang bị phe nổi dậy với sự trợ lực của khối NATO (trong đó có Hoa Kỳ và Anh quốc) lùng bắt để đưa ra tòa. Nhưng khi ông ta đang còn cầm quyền thì bà ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza  Rice đã đến gặp ông ta tại Tripoli, và bản thân ông Kadafi đã được thủ tướng Anh Tony Blair đón tiếp một cách đúng nghi lễ tại dinh thủ tướng tại số 10 Downing, London.
Hơn nữa lá Thư Ngỏ của 36 vị trí thức Việt Nam hải ngoại gởi đi như gởi cho một thực thể, chứ không minh danh công nhận hay không công nhận gì tính chính danh của nó. Ngoại trừ chúng ta cùng với nhân dân lật nó xuống rồi xử lý công việc quốc gia theo chương trình của mình. Còn nếu chưa, và chúng ta sốt ruột muốn cứu nước thì chúng ta phải góp ý với cái chính quyền chúng ta không công nhận đó thôi.

Thư Ngỏ yêu cầu chính quyền Hà Nội cần làm điều này điều khác khi đất nước đang trong cảnh “chỉ mành treo chuông” không có tính “hòa hợp hòa giải”.  Nói đến hòa hợp hòa giải còn phải có một số điều kiện tiên quyết, tối thiểu đảng cộng sản Việt Nam phải bỏ Điều 4 Hiến  Pháp tạo một cái khung pháp lý để dần dân chủ hóa đất nước qua sự trọng tài của dân. Các nhà trí  thức ký Thư Ngỏ biết rõ rằng chưa thể nói chuyện hòa hợp hòa gỉải với những người cộng sản trong lúc này. Nhưng chuyện cứu nước như cứu hỏa không thể trì hoãn được.

Còn cho rằng nói với  người cộng sản như  “nói với kẻ điếc” thì nếu đảng cộng sản Việt Nam bịt tai bịt mắt không thèm nghe, thì còn đồng bào hải ngoại, còn nhân dân trong nước, còn cộng đồng thế giới nghe và tạo áp lực ngược lại lên đảng cộng sản Việt Nam.

Tóm lại lá Thư Ngỏ của 36 vị trí thức hải ngọai nếu không làm thay đổi thái độ của người cầm quyền cộng sản Việt Nam, nó cũng không làm gì thiệt hại cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền của nhân dân trong và ngoài nước nếu không muốn nói (cho đến giờ này) nó có một tác dụng tích cực.

Tôi ước mong rằng những sự chỉ trích phê bình nặng nề có, nhẹ nhàng có đối với Thư Ngỏ ngày 21/8/2011 sẽ không làm chùn lòng thành phần trầm lặng trong và ngòai nước.

Chúng ta hãy mường tượng, nếu một bức Thư Ngỏ 36 người ký không đáng gì, nhưng một Thư Ngỏ có 3600 người hay lạc quan hơn có 36 ngàn người trong và ngoài nước ký thì sức mạnh của nó sẽ như thế nào? Nó có thể làm bật dậy sức phản kháng của nhân dân làm cho người cộng sản không thể  ù lì bịt tai che mắt mãi được.

Họ phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hay họ phải ra đi.
Sept. 12, 2011

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

119 Phản hồi cho “Ý kiến về Thư Ngỏ của 36 nhà trí thức hải ngoại”

  1. Võ Nam Quảng says:

    PHÊ PHÁN VÀO CHÍNH ĐIỂM CỐT LÕI NHẤT TRONG HỌC THUYẾT CỦA MÁC

    Học thuyết của Mác có nhiều điểm cần phê phán, nhưng có một điểm cốt lõi nhất cần đặt lên hàng đầu. Điều này không phải mọi người mác xít đều biết, mà dẫu có biết, họ cũng khó có tinh thẩn phê phán, nhận định ra. Trong khi ấy, những hàng cán bộ lãnh đạo từ xưa đến nay, cũng chưa chắc đã chú ý, hay dù có chú ý, cũng chỉ lờ đi, vì nguyên tắc lãnh đạo luôn nhất thiết phải tuân thủ theo cái gì đã có, không được quyền đặt ra vấn đề nào. Đặt ra vấn đề nào, là đương nhiên đã xét lại, và tất yếu sẽ phải đi tới việc bị loại bỏ, mất chức.
    Điểm cốt lõi này, là Mác cho rằng sau khi hình thái xã hội cộng sản nguyên thủy bị tan rã, quyền tư hữu do đó đã hình thành, đó là đầu mối của mọi sự bóc lột trong xã hội, của mọi sự đấu tranh giai cấp, của mọi hình thái ý thức hệ khác nhau, cho tới khi thiết lập nên được hình thái xã hội cộng sản khoa học như Mác dự liệu. Đây quả là một điều lý luận khủng khiếp. Xã hội con người nguyên thủy, là xã hội chưa từng có ý niệm về tài sản, về tư hữu hay công hữu, Mác lại cho đó là xã hội cộng sản nguyên thủy, quả là điều hoàn toàn gượng ép, giả tạo. Nguyên tắc tài sản, hay quyền sở hữu, chỉ là nguyên tắc về công cụ, nhằm phục vụ cho sự tiện ích của đời sống, Mác lại coi nó như một mục đích tối hậu nhất của đời sống con người, quả thật là hoàn toàn phi lý.
    Mác quả thật gần như là một con người có quan điểm điên loạn, bị ám ảnh khắt khe về quyền tư hữu. Ông luôn coi quyền tư hữu xuất hiện trong xã hội nhân loại, là đầu mối của mọi đấu tranh giai cấp, của mọi sự bóc lột. Chỉ phải dẹp đi quyền tư hữu, tiêu diệt quyền tư hữu, thì xã hội mới trở thành vô sản, hết còn đấu tranh giai cấp, và xã hội không còn giai cấp thì mới là xã hội đại đồng thần tiên nhất. Một ý tưởng phi cấu trúc về các sự vật quả là điều ngốc nghếch nhất trong quan niệm của Mác. Ông quên rằng, quyền tư hữu hay tài sản, chỉ là yếu tố bên ngoài; nó luôn luôn chuyển biến, thay đổi, chuyển tiếp đi từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cá nhân này sang cá nhân khác. Một xã hội mà mọi người đều vô sản, là điều cực kỳ phi lý. Bởi vì khi ấy mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau, phụ thuộc vào những người quản lý chung, trở thành mất phương tiện riêng, cũng có nghĩa là sự mất tự do, tự chủ, và đó trở thành một xã hội phi nhân nhất, nhưng Mác lại coi đó là xã hội lý tưởng nhất. Thật là kiểu tư tưởng phản thực tế, và hoàn toàn hư ảo, bệnh hoạn.
    Mác không hiểu rằng, tài sản là do lao động xã hội cũng như cá nhân, đồng thời phần lớn cũng là do mọi thành quả của khoa học kỹ thuật tạo ra. Tài sản chỉ có ý nghĩa của từng giai đoạn xã hội. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sở dĩ phát triển, là do hiệu quả của sự kinh doanh, của dây chuyền sản xuất và phân phối mọi loại, như một cơ chế khách quan, chính xác, cộng thêm với hiệu quả của nền công nghệ. Trong khi đó, kinh tế tập thể, hay kinh tế kế hoạch hóa, phần lớn chỉ là máy móc, giả tạo, là báo cáo láo, phản tâm lý chung, nên luôn phi hiệu suất, và phản hiệu quả. Sự phân phối không do nhu cầu, mà do đặc quyền, và cũng do lòng tham lam, đó là cả một sự bất công xã hội khủng khiếp nhất, khiến cho phản tác dụng, phản kết quả.
    Bởi vậy, những cuộc vận động chính trị như giành đất ruộng cho dân cày, chia đất ruộng cho nông dân, bó buộc vào hợp tác xã, thật sự chỉ mang tính cách giai đoạn tạm thời, đề cuối cùng, vẫn đi đến mọi sự xung công, mọi hoạt động hợp tác xã nhằm làm công chia điểm như, là nguyên tắc của xã hội cộng sản công xã, mà ai cũng biết. Thật ra, nguyên tắc sở hữu riêng tư, luôn là nguyên tắc tự nhiên của mọi loài sinh vật, để nhằm đáp ứng cho các nhu cầu đời sống cá thể của mỗi loài. Chỉ có loài vật sống trong thiên nhiên hoang dã, thì việc đi săn mồi mới là sự săn bắt từ thiên nhiên chung. Nhưng đã là xã hội loài người, không thể có tài sản nào là chung theo kiểu tự nhiên cả, mà chỉ có tài sản riêng, phục vụ riêng; hoặc tài sản không do ai sản xuất ra cả, nhằm phục vụ chung cho mọi người, như không khí, đất, nước; hay tài sản do xã hội đặt thành quy chế chung vì cần thiết, như các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ công ích mà thôi.
    Nên nói chung lại, nguyên tắc về công hữu và nguyên tắc về tư hữu của Mác, đã có chỗ nhầm lẫn một cách bệnh hoạn. Đó chỉ là do bởi sự nhầm lẫn, hay sự đánh đồng giữa tính mục đích và tính phương tiện của sự tư hữu hay tài sản. Mác vẫn như là người có ác cảm với quyền tư hữu trong thực tế, một cách vu vơ. Thực tế, không một ai có thể sở hữu chung được mọi tài sản trên thế gian; mà mỗi người chỉ có thể sở hữu một thành phần rất nhỏ nào đó về các tài sản cho riêng mình trước xã hội. Đó là điều hoàn toàn chính đáng, cần thiết và hợp lý. Trong khi đó, Mác cho rằng xã hội phải tiến tới kiểu hoàn toàn vô sản, thật là quả hết sức xuẩn ngốc, bởi vì như vậy, cũng sẽ chẳng còn gì là cơ chế phải có của xã hội, nhưng mỗi con người chỉ thành như một cái bóng mờ ảo, trong thực tế mờ ảo của những người đồng loại với mình. Một quan điểm hoàn toàn bệnh hoạn, ảo giác, phi lý như vậy, mà từng có thời kỳ đã được một số tay trí thức gà mờ, điếu đóm, cho là trí tuệ đỉnh cao của nhân loại, hay là lương tâm của thời đại, hoặc là lý tưởng vô song, bách chiến bách thắng của loài người, thì thật quả là sự u mê, gạt gẫm, phi nhân, và hoàn toàn phản nhân cách, phản thực tế, cũng như phản con người, phản xã hội.
    Tục ngữ VN có câu, ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi. Có nghĩa, mọi tư hữu cũng chỉ là tương đối, chẳng phải là ý nghĩa tuyệt đối gì ở đời. Như lúc còn cha mẹ, tài sản là của chung anh em. Nhưng tới khi cha mẹ qua đời, ai cũng chia phần riêng cho mình là thông thường nhất, kể cả có khi còn đố kỵ, tranh giành nhau nữa. Nguyên lý phát tán, chính là nguyên lý chung của mọi loài, như một cái cây, vốn đi từ hạt mầm chung, mà về sau chia ra thành bao nhánh nhóc, rồi bao nhiêu trái chín, hạt mới, để phát tán đi khắp mọi nơi. Nguyên lý đi từ chung đến riêng, là nguyên lý khách quan của mọi sự vật. Vậy mà Mác lại chủ trương ngược lại, giải thích giả tạo quy trình ngược lại. Đó là do ông ta bị mắc bẫy, bị mê lầm vào trong nguyên lý biện chứng của Hegel, nhưng chẳng là gì khác. Sự mê lầm ấy đã dẫn tới nhiều sự nông cạn, phi lý trong lý thuyết của Mác, mà đây chỉ là một luận cứ quan trọng được nêu ra. Ngay như mỗi loài thực vật, hay con người, còn có cả các cơ quan dự trữ năng lượng để còn dùng cho những khi cần thiết, huống gì là từng cá nhân mỗi người trong xã hội. Tục ngữ VN vẫn nói, cha chung không ai khóc, chùa chung không ai quét sân, đó là tâm lý tư hữu, ý thức tự nhiên của con người. Vả chăng, tư hữu tài sản, ngoài ý nghĩa như một phương tiện thiết yếu cho đời sống, vẫn không thể là mục đích sau cùng của cá nhân. Ý nghĩa của cá nhân con người là văn hóa, ý thức, nhận thức, tinh thần, và sự sáng tạo. Vậy mà Mác vì nhầm lẫn ý nghĩa của tài sản tư hữu, lại chủ trương xã hội và cá nhân vô sản, là điều hoàn toàn phi thực tế, phản khoa học, phản nhân văn, phản tự do, dân chủ đích thực, giống như mọi điều cụ thể trên kia chúng ta đã phân tích.
    Ở VN trong quá khứ, vào năm 1945, đã từng có những người thanh niên miền Bắc, đi tàu hỏa vào Nam để làm vô sản. Thật là một thời kỳ ấu trĩ, ngây thơ của một giai đoạn lịch sử tội nghiệp đã qua. Trong thời kỳ bao cấp tiếp đó, để tiến lên xã hội vô sản, quả cũng đã làm giật lùi lại lịch sử và đời sống con người một cách thê thảm. Có lẽ không ai lại không biết việc này là hoàn toàn vô lý, nhưng những con người cụ thể nắm quyền hành trong các giai đoạn âm u đó của đất nước, như Trường Chinh hay Lê Duẫn, thì cũng có biết chi đâu là lý thuyết đích thực của Mác, mà thực chất chỉ có biết làm theo các mô hình lý thuyết và thực tế đã có của Liên Xô và Trung Quốc một cách đơn giản, thế thôi. Bây giờ, đã là thời kỳ đổi mới, thời kỳ xét lại thực tế hoàn toàn, một số con của các cán bộ lớn, không những được sống như những ông hoàng, hoặc đi nước ngoài học tập để nhằm tiêu tiền, đồng thời tràn lan tình trạng tham nhũng thuộc mọi hình thức, trong xã hội, thì đó cũng chỉ là một sự trả lời hiển nhiên cho quan điểm ngu ngơ về xã hội vô sản, mà trong suốt cuộc đời mê lầm của mình, Mác đã từng đề xướng. Ngày nay, nói ra điều này, chắc chắn sẽ có người vẫn còn cho là nói xấu chủ thuyết Mác, hay lại có người khác, càng cho là vô ích, vì Nghị quyết châu Âu gần đây, đã từng phủ nhận tất cả nội dsung học thuyết Mác rồi. Nhưng cả hai khuynh hướng này, đều cho thấy người là VN thật chỉ có thói quen đi theo sau người ngoài, mà không bao giờ biết tự nhận thức độc lập, để hầu tìm ra được một con đường riêng của mình một cách độc lập, tự do, tự chủ và hoàn toàn sáng tạo.

    Võ Hưng Thanh
    (15/9/11)

    • VO VY says:

      “…Có con tu hú bên đường
      Hót toàn chất giọng nhiễu nhương ở đời
      Thôi đành cũng thế mà thôi
      Đời mà, đâu phải khắp nơi phượng hoàng !”
      VHT

      “NOÍ VỀ CHẤT GIỌNG TRẠNG BỌ HUNG”

      Bên đường gặp TRẠNG BO HUNG
      “MAC LE, CỐT LÕI” lùng bùng lỗ tai
      “CHẤT GIONG”- thanh “NGAN” âm “DAI”
      “Đĩnh cao trí tuệ” thiên tài VÕ HƯNG
      PHƯỢNG HOÀNG ” vê đất” thối um !
      “HỌC THUYẾT CUẢ MÁC” – vừa khùng vừa điên
      “BẢN GỐC TIẾNG ĐỨC” mới thiêng !
      BỊP toàn chất giọng nhiễu nhương ở đời
      Thôi đành cũng thế mà thôi
      BỌ HUNG “vê đất” Ngàn khơi NƯỚC TRÀO !
      Chào anh TÉ GIẾNG, NGÃ AO
      Biết TU HÚ ở nơi nào hay không ?
      Lời khuyên ; XIN CHỚ LỘNG NGÔN
      Con ma Giác Ngộ nhớ hồn Ngô Công !

      • NON NGÀN says:

        CON ẾCH NHỎ

        Con ếch nhỏ biết chi trời cao rộng
        Chỉ mơ màng đáy giếng tối sâu om
        Thôi cứ vậy hẵn chờ mưa trút nước
        Được cao lên tí chút sự đèo bòng
        Cao chút nữa nào thấy chi trời rộng
        Chỉ phượng hoàng luôn sãi cánh ung dung !

        VHT
        (18/9/11)

      • Builan says:

        CON ẾCH NHỎ

        Con ếch nhỏ biết chi trời cao rộng
        Chỉ mơ màng đáy giếng tối sâu om
        Thôi cứ vậy hẵn chờ mưa trút nước
        Được cao lên tí chút sự đèo bòng
        Cao chút nữa nào thấy chi trời rộng
        Chỉ phượng hoàng luôn sãi cánh ung dung !
        Thuơng cho Trạng Bọ Hung cao ngạọ
        Hết phước rồi quên mất lão VO VY !!!
        Nhiễm Mac Le, lậm vô thần vô đạo
        Té giếng lâu ngày mất trí mất tri
        Quen RỖI CÁ nơi chợ Cầu ông Lảnh
        CON ẾCH NHỎ buồn_ Tội nghiệp VO VY
        Nước đầy giếng ẾCH lên bờ cao rông
        PHƯƠNG HOÀNG- mưa ướt cánh rớt âm ty
        Không hiểu lẻ vô thường, e khó sống !
        VO VY hóa thành CON ẾCH NHỎ _ Vo Vy
        Hết nhịn rồi ! Hình như ta mất trí !!!!
        Tương kính, nhượng nhìn, thận trong NGHĨ SUY

      • Non Ngàn says:

        CON ẾCH VÀ CON BÒ

        Vô Vy khoe kiểu đại ngôn
        Đã thành vô vị, hết còn chua ngoa
        Thế mới biết, mệnh ễnh ương là chính
        Lại phồng to, để cho giống con bò
        Cứ phồng, nghe tiếng ro ro
        Chưa bằng con cẩu, đã lo vỡ ùm !

        VHT
        (20/9/11)

  2. Bần-Nông says:

    Nếu ko đươc sự đáp trã của ĐCSVN, thì cũng đâu có sao (vì đó là bản chất của CS mà). Nhưng đây là bước thắng lợi chính trị rất rõ ràng, vì nó làm cho người dân trong nước biết rằng, lúc nào bên họ cũng có tiếng nói và sự ủng hỗ của đống bào hải ngoại, và từ đó họ mới vững tinh thấn đấu tranh dành lại tự do & dân chủ cho đất nước. Mà việc đấu tranh tự do & dân chủ cho VN chắc chắn ko phải do người Việt hải ngoại, mà do chính nhân dân trong nước tác động để đi đến thành công.

    Mong các bạn nếu có comment, nên suy nghỉ cho kỹ trước khi mính post comment của mình. Rất cám ơn.

  3. Sigma says:

    Lam an khong ra hon thi cut di cho khac choi , de nguoi khac lam chu ai ma gop y !!!!!
    chi co bon day to moi gop y cho chu thoi .
    Y cua Ta la de lanh dao chu dau fai cua chua ma di gop.(Dan chu)
    Cong phap la cai gi??? cung chi co gia tri gai doan.
    Hiep dinh Paris 1973 ket qua cua hoa hoi Paris co hop phap .
    co cong phap khong???? Uy ban lien hop va kiem soat 4 ben
    dau roi??? cong phap mat tieu !!!!
    Tin vao tap doan toi pham nay ,tin vao lu quy nay chi nhung nguoi L…U…` ..N.

  4. tran huu dinh says:

    muon tim doc buc thu ngo o dau?
    cam on

    (BBT:Bức thư ngỏ đã được chúng tôi cài link sẵn trong bài viết)

  5. Tiendaoduy says:

    Để sớm có nền dân chủ tại VN, mọi í kiến cho mục đích này chúng ta cần khuyến khích. Chúng tôi ở quốc nội cần lắm những hỗ trợ của qúy vị về mọi mặt…xin đừng chửi rủa nhau, mà hãy nhằm vào mục tiêu chính cho thế nào đạt được “dân chủ” cho dân tộc.

  6. 9luoilam says:

    Tui dong y voi NGUYEN DUY AN ” HO CHANG THEM DAP UNG NGUYEN VONG CUA NHAN DAN ” MA CUNG CHANG CAN RA DI ” VI HO TON THO HOCHO MINH MUON NAM !!! CO MA ! !Tui nay no co MY UNG HO CHUNG NO MA LAM SAO MA BO DI CHO DANH RANG MA VO VET CHO DAY TUI CHO DI DAU ????CON CHAU CHUNG NO BEN NAY NHIEU LAM ROI CAC ONG OI ??? CHI TOI CHO NHUNG NGUOI YEU NUOC O TAI VIET NAM THOI ! !

  7. Thất học says:

    Hoàn toàn ủng hộ 36 chử ký trong thư ngỏ . Một việc làm Cần thiết để nêu cao tinh thần Dân tộc rất Cần thiết cho VN hiện nay . Thà rằng đốt lên một đóm lửa ,còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối cuộc đời ….!!!

  8. Thày Chùa says:

    Trong danh sách 36 “vị trí thức (không phải trí ngủ)” có tên Vũ Khánh Thành, thành phố Hackney London. Lạ nhỉ, ở London mà lại có thành phố Hackney?

    Đúng là đại bịp, thành phố London có quận Hackney chứ làm gì có thành phố Hackney. Vũ Khánh Thành ghi “nguyên nghi viên thành phố Hackney”, để cho oai vì “nghị viên thành phố” hơn đứt nghị viên quận huyện”. Đúng là loại khoe danh hão, đồ dở hơi!

    Vũ Khánh Thành là ai? Tư cách như thế nào người Việt tỵ nạn Việt nam ờ quận Hackney, London, England đâu có lạ hắn ta.

  9. Tào Lao says:

    Gần đây Trần Bình Nam viết khá nhiều bài (lý luận), nhưng toàn “ný nuận củ cải”.
    Đừng hạ thấp uy tín mình bằng những bài viết Tào lao, hỡi Trần Bình Nam.

  10. Thích Sự Thật says:

    Tôi có mấy ý kiến sau:

    1- Ba mươi sáu vị chứ 3 ngản 6 trăm vị trí thức hải ngoại (phải trong diện xin vào hội Việt Kiều Yêu Tinh) viết kiến nghị, thỉnh cầu, nhưng xin báo để các vị biết, chính phủ cộng sản nó “đéo” thèm đọc và “đéo” thèm nghe những gì mà các ông muốn. Người đọc là độc gỉa ĐC.V, Bauxute Vn… Bởi ở Vn hiện nay nó có trên 10 vạn tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư (thật và giả), vậy chính phủ nó coi các ông chỉ là 1 nhúm (lông) chả thèm để ý.

    2-Người Việt hải ngoại không chấp nhận chính quyền cộng sản và không tuân thủ luật pháp . Bây giờ “tự nhiên viết kiến nghị” có nghĩa Chấp Nhận Chính Quyền Cộng Sản ấy là chính phủ hợp pháp của người Việt hải ngoại. Vậy tại sao các ông không về mẹ (VN) để mà đấu tranh, mà kiến nghị, mà phản đối chính phủ, việc gì phải ở hải ngoại cho nó rách việc.

    Xin nói để các ông “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” biết, đến Võ Nguyên Giáp, vị đại công thần, một trong những người Khai Quốc Công Thần của chế độ cộng sản còn sống, cũng từng viết kliến nghị mà bọn Nguyễn Tấn Dũng, Nộng Đứt Mạch, Nguễn Minh Triết cũng đéo them nghe, huống chi mấy ông gìa lẩm cẩm, tỷ phú thời gian ở hải ngoại

    Tôi khuyên ông, nếu các ông thừa thới gian, không biết làm gì thì xin “ngồi gãi háng cho dái nó lăn tăn” còn hơn ký tên vào kiến nghị gửi lãnh đạo cộng sản Vn.

    Thế mới biết, các ông “đéo hiểu thế nào là chủ nghĩa cộng sản và con người cộng sản” nhất là bọn cộng sản Việt nam ma giáo nhất thế giới.

    Đối với cộng sản Vn chỉ có “súng” mới nói chuyện phải quấy với chúng được.Bởi chúng từng áp dụng lý luận “Súng đẻ ra nhà nước”.

    Dẹp chuyện đơn từ khiếu nại, hỡi các tỷ phú thời gian.

    • Trung Kiên says:

      Thiển nghĩ, một “THƯ NGỎ” hoặc “TUYÊN CÁO” của trí thức quốc nội hay hải ngoại RẤT QUAN TRỌNG và cần nên CÓ. Nhưng không phải chỉ gởi cho lãnh đảo đảng csvn, mà đối tượng phải là nhân dân Việt Nam, tất cả mọi thành phần dân tộc mà “đại diện” có thể là những trí thức, nhân sĩ, lãnh đạo tôn giáo, đảng phái (trong đó đảng csvn cũng chỉ là một thành phần) !

Leave a Reply to Trung Kiên