WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thơ: cái họa của người Việt

Trước khi nói chuyện quốc hội bàn luật nhà thơ, xin kể chuyện vì sao tôi ly dị thơ:

Hồi học khoa văn Tổng hợp Huế, tôi cũng có tập tềnh mần thơ. Thậm chí còn là gã khởi xướng cho các phong trào in thơ và làm MC cho các đêm thơ cư xá. Là thấy đứa nào cũng thơ hết nên chả nhẽ mình không? Nhưng được bài nào thì… xé bài đó! Nhưng tôi đã ly dị thơ hơn 24 năm rồi. Chuyện xảy ra từ một tờ giấy trong nhà vệ sinh.

Một hôm, thằng bạn cùng lớp xồng xộc chạy từ khu nhà xí cư xá về phòng:

- Nhất ơi Nhất ơi, bài thơ hay quá, tuyệt vời quá, thần quá mày ơi!

Hắn cầm cái tờ giấy… gớm giếc trên tay mà nhảy cỡn lên, như thể Ạc-si-mét trần truồng lao lên giữa biển nước khi phát hiện ra lực đẩy kỳ bí.

Tôi tái mặt khi biết tờ giấy có bài thơ mình đã… dùng hôm qua.

Kể từ hôm đó tôi quyết định… ly dị thơ! Còn nó có thói quen vào nhà xí luôn xách theo gàu nước, không bao giờ dám chùi bằng giấy.

Chuyện xảy ra đúng thời nhà thơ Phó Thủ tướng Tố Hữu đang làm giá lương tiền. 24 năm rồi, lại nhớ chuyện tờ giấy chùi đít và thơ này khi nghe quốc hội đang bàn luật nhà thơ.

Dự kiến chương trình xây dựng pháp luật của quốc hội khóa XIII sẽ có luật nhà thơ. Nếu không đọc bản tin này trên báo Pháp Luật TP HCM, tôi sẽ mắng ngay bất kỳ ai nói chuyện “luật nhà thơ” là thằng điên!

Vậy mà chuyện điên khùng đó đã được đưa vào nghị trình quốc hội. Bao nhiêu luật về quốc kế dân sinh không được bàn đến, lại đi bàn chuyện luật nhà thơ. Chẳng lẽ thơ lại là thứ cần kíp và bức xúc đến vậy? Hay việc phải ban hành luật thơ vì cái nước Việt này là “nước thơ”, bởi đất nước này ai ai cũng là nhà thơ, từ người mù chữ, từ bác hưu trí, gã thợ giầy đến ngài Tổng bí thư cũng làm thơ.

Đã có hẳn một ngày riêng dành cho thơ, gọi là “ngày thơ”. Rồi còn có cả “đại lễ thơ”, và mô Phật có cả… cờ thơ! Không biết trên thế gian này có đất nước nào, dân tộc nào mà ai ai cũng làm thơ, toàn dân làm thơ, toàn dân thành nhà thơ và quốc hội soạn bàn cả luật nhà thơ như cái nước Việt này? Hay đây chính là một biểu hiện bất thường trong tâm sinh lý và tư duy của người Việt?

Nói thật, nếu là một nhà tổ chức, khi làm công tác nhân sự có hai loại tôi cương quyết lắc đầu, đó là cán bộ đoàn và nhà thơ. Tư duy phong trào kiểu đoàn hội “sáng thể dục chiều thể thao tối cất cao lời ca tiếng hát” mà đưa làm kinh tế thì chỉ có… thủ dâm tinh thần mà thôi! Còn tư duy thơ, nhà thơ đem làm kinh tế thì… hãy nhìn vào tấm gương Tố Hữu.

Thơ là loại tư duy mộng mị, siêu thực và hoang tưởng. Nhiều sinh viên văn khoa nuôi ước vọng trở thành nhà thơ hay hỏi tôi câu vầy: nhà thơ là gì và làm thế nào để thành nhà thơ? Tôi hay cười trêu rằng: phải bân bẩn một tí, không quá sạch, tư duy thì phải khờ khạo, dài dại một tí, mộng mị một tí, bay bổng một tí và… tâm thần một tí!

Tôi nhớ lâu rồi, có lần trên tờ Văn nghệ Trẻ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có nói rằng: nhà thơ là phải biết uống rượu, biết say. Nếu nhà thơ nào không biết uống rượu, không biết say thì phải xem lại cái thứ anh ta viết ra ấy có phải là thơ không?

Tôi tin lời anh Tạo như tin chính thơ anh vậy!

Vì thế, khi nghe quan chức nào làm thơ là tôi hoảng. Không hiểu vì sao một nhà thơ như ông Tố Hữu lại được giao làm Phó Thủ tướng (hồi đó gọi là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Suốt đời tôi không bao giờ quên được cảnh nhai sắn lát và bo bo đến trẹo quai hàm khi ông Tố Hữu làm giá lương tiền. Đem áp tư duy thơ để điều hành kinh tế thì cái kết cuộc sắn lát bo bo là hệ quả đương nhiên, làm sao ra gạo mà ăn?

Cứ tưởng bài học Tố Hữu đã qua. Ai dè đến ông Nguyễn Phú Trọng cũng hứng khởi lẩy Kiều từ diễn đàn quốc hội đến bài tuyên thệ nhậm chức Tổng Bí thư. Rồi đến hôm nay quốc hội cũng bàn chuyện ra luật… nhà thơ!

Tôi rất dị ứng thơ, và không tin cái loại tư duy thơ lại có thể điều hành đất nước. Quốc hội bàn luật thơ- không phải tin mừng, mà là mối hiểm nguy, không chỉ nguy cho chính các nhà thơ, mà nguy cho đất nước, cho dân tộc. Hay có phải cái nước này không ngửa mặt lên được vì thơ? Phải chăng thơ chính là một biểu hiện bất thường trong tâm sinh lý và tư duy của người Việt, và nó chính là cái họa của người Việt?

Sẽ có người bảo: Ồ thôi kệ, ai thích thì cứ mần, thơ thẩn cho vui chứ chết chóc ai. Và trong hàng triệu triệu những nhà thơ từ các câu lạc bộ thơ làng- xóm- thôn- xã đến hội… nhà thơ Việt Nam kia cũng sẽ như cái làng Vũ Đại ấy, ai cũng tự nhủ rằng “thằng Nhất nói vậy nhưng chắc nó chừa mình ra”. Xã hội Việt sẽ ra sao, đất nước và dân tộc Việt sẽ bơi ngóc thế nào trong một khung cảnh làng Vũ Đại làm thơ như thế?

Nguồn: Blog Truongduynhat

———————————-

Phụ lục: Luật cần không có, lại thò ra luật nhà thơ

 

12 Phản hồi cho “Thơ: cái họa của người Việt”

  1. Nhàn Cư Di Mất Nước says:

    Đại Biểu Quốc Hội Việt Nam ngồi không tán ngẩu, không có chuyện gì làm nên đưa ra luật thơ chơi vậy mà…

  2. D.Nhật Lệ says:

    Đúng ra,tựa đề bài viết trên phải viết khác đi một chút thì hợp lý hơn vì nó chưa trình bày rõ nhiều cái họa mà người VN.ta gặp phải từ lâu hay mới đây,chứ đâu có ít như thế này !
    Hoạ do thơ gây ra cho dân ta hình như bắt đầu từ thời Gia Long khi con của tổng trấn Gia Định thành là quan Nguyễn Văn Thành đã viết một bài thơ,chẳng nhằm mục đích chính trị gì cả nhưng đã khiến cho quan cha bị buộc phải tự sát,do lời tố cáo của những tên vô tài bất tướng dòm ngó chiếc ghế tổng trấn NVT.Đó
    là họ tố cáo con ông là Nguyễn Văn Thuyên âm mưu lật đổ… chế độ kiểu như VC.bây giờ hay lu loa với lý
    do bài thơ đã ám chỉ việc đó qua mấy chữ …vu vơ vớ vẩn cho vần vè với vần “ay” ở mấy hàng trên :
    Mong cho thay đổi vận hội này !
    Chỉ mấy chữ này thôi mà cả triều đình hung hăng kết án nặng nề khiến cha con đều phải tự tận !
    Tưởng thời phong kiến như thế là đã chấm dứt từ… khuya nhưng ai ngờ còn sinh ra một lũ khốn kiếp là
    VC.khiến nhà thơ Trần Dần phải chịu đòn trừng phạt mấy chục năm đến…tận đáy bùn đen,chỉ vì mấy
    chữ Người viết hoa nhằm ám chỉ Hồ chủ tiệm :
    Ôi xưa nay Người vẫn chẳng tin Người
    Người vẫn còn hoảng hốt.trước tương lai !
    Đó là thơ gây họa cho người làm thơ nhưng chưa gây họa cho xã hội đến…tanh bành nát bét như ông thợ thơ Tố Hữu.Có điều TDN.không được công bình cho lắm vì lẽ ra quy tôi cho đảng VC.ngăn sông cấm chợ
    thì ông lại đổ hết lên đầu ông thợ thơ này !
    Xem ra,TDN.cũng lấy cớ chưởi TH.để nâng bi đảng chăng ? Mánh nhất nước đó Nhất ơi ! Khôn cho mình
    và hại người thì không nên mà phải tránh vì làm thế không quân tử cho lắm.

  3. Lão ngơ says:

    Thật kinh wa sá cho cái ông duy nhất này. Đúng chỉ có ông “là một” cái thứ dị hợm nhất trên đời. Văn thơ là văn học, là một phần của văn hóa đấy. Người ta ngồi xổm lên văn hóa đã là vô học rồi. Còn ông mang tiếng học khoa văn tổng hợp lại đem thơ đi chùi… cái chỗ đùn ra chất thải thì không biết gọi ông là cái loại gì!? Loại thất kinh hay thần kinh nặng?!!!
    Đúng là cái thời đó dùng hố xí ngăn, chùi chỗ ấy bằng giấy viết thật, nhưng người ta chỉ đơn thuần dùng giấy để chùi thôi, còn thứ gì viết trên giấy có lẽ người ta không quan tâm lắm. Người bạn của ông thì quan tâm đến giá trị bài thơ trên cái tờ giấy dơ đó nên mới đem về chép lại chứ không như ông đem đánh đồng tờ giấy chùi với thơ thì thật là đồ vô… mọi thứ! Hê hê!
    Ông phơi cái vô … mọi thứ của ông ra mà lại dương dương tự đắc lấy làm vinh dự tự hào lắm đây! Hàng ngàn vạn nhà thơ trong nước và trên thế giới chắc sẽ coi ông là kẻ vô văn hóa hoặc tâm thần nặng mà không thèm đếm xỉa đến lời láo toét của ông. Còn tớ, tớ đếch là nhà thơ nhưng đọc cái lý sự thúi hoắc của ông lại thấy buồn lòng.
    Buồn vì đồng loại của mình, kẻ vẫn ra oai ta đây là người yêu nước, yêu dân tộc, kẻ giơ tấm bằng vốn đã học khoa văn tổng hợp Huế lại có thể thải chất thải lên giá trị tinh thần do chính hắn đã “cũng có tập tềnh mần thơ. Thậm chí còn là gã khởi xướng cho các phong trào in thơ và làm MC cho các đêm thơ…”
    Ông bảo “Thơ là loại tư duy mộng mị, siêu thực và hoang tưởng. Nhiều sinh viên văn khoa nuôi ước vọng trở thành nhà thơ hay hỏi tôi câu vầy: nhà thơ là gì và làm thế nào để thành nhà thơ? Tôi hay cười trêu rằng: phải bân bẩn một tí, không quá sạch, tư duy thì phải khờ khạo, dài dại một tí, mộng mị một tí, bay bổng một tí và… tâm thần một tí!”, chắc đây chính là một biểu hiện bất thường trong tâm sinh lý và tư duy của một người Việt bị thoái hóa như ông! Hớ hớ! Làm nhà thơ thì mỗi thứ ông kể chỉ cần một tí, còn ông! ông bị tích nhiều quá vượt qua cái ngưỡng ông đưa ra minh chứng cho mọi người khiến ông giờ thành ra thế vầy đây! Than ôi! Bi kịch wa!???
    Có Luật thơ ra đời, tớ nghĩ chắc một phần nào đó cũng nhằm điều chỉnh sao cho những cái “một tí” kia đừng bị tích nhiều vượt ngưỡng như ông, để khỏi đưa ra cái loại triết lý bốc mùi như sản phẩm của ông! Vậy thì phải có Luật thơ là chính xác rồi.
    Nhắc nhỏ ông câu này: Từ nay không nên ra đường nhiều nhé. Nếu có ra đường thì nên bịt mặt, trùm đầu cho kỹ. Tốt nhất là sắm áo giáp mà mặc kín người vào. Nếu hở chỗ nào là “Thơ chùi đít” sẽ văng đầy người đấy nhớ!
    Khoa văn Đại học tổng hợp Huế (ngày xưa) ơi! Hãy coi đó là lời của kẻ tâm thần mà đại xá cho hắn nhé. Nếu có giận thì chỉ nên vấy cho hắn ít mùi thum thủm, đừng nên dìm hắn vào bề chứa thải mà thúi inh suốt cả từ Nam chí Bắc đó nhe!
    Mọc ra cái thứ ngợm này thì đúng là cái đại họa của người Việt rồi còn gì!!!

  4. Ong bầu says:

    Nếu có luật nhà thơ thì cũng nên có luật kiến trúc,luật họa sĩ,luật ca sĩ,luật xe ôm(đi xe phải ôm nhau cho đúng luật),luật nhà hòm,luật đi toilet(phải giữ đít sạch,thơm sau khi đi toilet bằng cách xịt nước,xịt xà bông rồi lại xịt nước và lau khô cho khỏi bị chê là “đít Việt Nam”),luật rừng( mỗi khi ra luật là phải vô rừng làm mới đúng),…và sau cùng là luật thăm lăng Bác quy định khi đi thăm phải biết khọt khẹt, vừa cười vừa khóc lâu lâu lại nhảy đồn đột rú lên cho đúng hoàn cảnh sinh thời của Bác và hoàn cảnh Bác gây ra cho con người và đất nước Việt !

  5. vohoan says:

    Luật thơ ? Chỉ ở VN cái gì củng có luật hết, cà” luật thơ ” sè được quốc hội bàn thảo. Thơ mà củng có ” luật ” mà ngoài thậtt tế xả hội thì không có pháp luật. Xả hội VN cần nhiều thứ luật cấp bách để ổn định xả hội hơn là “một luật thơ “.

  6. Lão ngơ says:

    Thật kinh wa sá cho cái ông duy nhất này. Đúng chỉ có ông “là một” cái thứ dị hợm nhất trên đời. Văn thơ là văn học, là một phần của văn hóa đấy. Người ta ngồi xổm lên văn hóa đã là vô học rồi. Còn ông mang tiếng học khoa văn tổng hợp lại đem thơ đi chùi… cái chỗ đùn ra chất thải thì không biết gọi ông là cái loại gì!? Loại thất kinh hay thần kinh nặng?!!!
    Đúng là cái thời đó dùng hố xí ngăn, chùi chỗ ấy bằng giấy viết thật, nhưng người ta chỉ đơn thuần dùng giấy để chùi thôi, còn thứ gì viết trên giấy có lẽ người ta không quan tâm lắm. Người bạn của ông thì quan tâm đến giá trị bài thơ trên cái tờ giấy dơ đó nên mới đem về chép lại chứ không như ông đem đánh đồng tờ giấy chùi với thơ thì thật là đồ vô… mọi thứ! Hê hê!
    Ông phơi cái vô … mọi thứ của ông ra mà lại dương dương tự đắc lấy làm vinh dự tự hào lắm đây! Hàng ngàn vạn nhà thơ trong nước và trên thế giới chắc sẽ coi ông là kẻ vô văn hóa hoặc tâm thần nặng mà không thèm đếm xỉa đến lời láo toét của ông. Còn tớ, tớ đếch là nhà thơ nhưng đọc cái lý sự thúi hoắc của ông lại thấy buồn lòng.

  7. Người San Jose says:

    Ông Trương-duy-nhất viết :
    Tôi ly-dị thơ hơn 24 năm rồi. (Thơ bõ chạy khõi ông và ngòi bút của ông thì đúng hơn).
    Tôi tái mặt khi biết tờ giấy có bài thơ mình đã dùng…hôm qua.
    (Dùng thơ của mình đễ chùi đít, quã là thế-gian có một).
    Tôi rất dị-ứng thơ (Thơ còn dị-ứng với ông nhiều lần hơn)
    Những ngày thơ-ấu,ông Trương-duy-Nhất đã được nuôi-dưỡng như thế nào ?
    Vì ” Thơ : cái họa của người Việt”, cho nên từ khi ông Nhất còn nằm ngữa đỏ như cục thịt lợn,
    thì mẹ của ông đã không ru ông ngũ bằng những bài có vần,có điệu thơ lục-bát như :cái cò,cái bống,
    hay lẫy Kiều. Thay vào đó là văn xuôi. Ở bài này tác-giả có nhắc đến làng Vủ Đại, như vậy có thễ tin chắc rằng bà mẹ ông ấy đã kễ chuyện Chí Phèo và Bá Kiến đễ ru ông ngũ.
    Phạm Quỳnh nói rằng :Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước Nam còn.
    Truyện Kiều được Nguyển Du viết bằng thơ lục-bát,như vậy tr.Kiều là cái họa rất lớn của người Việt.
    Những bài thơ của những nhà thơ tiền-bối nỗi tiếng như Bà Huyện Thanh Quan bà Hồ-xuân-Hương,
    các ông như Nguyển Khuyến, Nguyển-công-Trứ, Tản Đà và rất nhiều vị khác nữa mà ta đã được học ở nhà trường đều gây họa cho người Việt. Thậm chí bài thơ Nam-quốc sơn-hà của Lý-thường-Kiệt
    còn gây họa lớn hơn các bài thơ khác.
    Mượn cớ chĩ-trích nhà thơ Tố Hửu, Trương-duy-Nhất đã dùng cái tựa bài để sĩ-nhục cả một nền văn-
    hóa thơ truyền-thống của dân-tộc. Cái ý bẫn-thĩu này thấy rất rõ. Tôi tự nhũ rằng:”Thằng Nhất nói vậy, nhưng chắc nó chẵng chừa tao ra”. Và tao phãi lên tiếng.
    Người San Jose

    nhà trường

    • Thien Di says:

      Tào lao, qúa tào lao ông ạ.
      Đây là một cách nói móc, nói ám chỉ, mỉa mai, một dụng ý, một ngụ ý của người viết.
      Thiên Di

  8. Thiến Heo says:

    Thơ là một bộ môn văn hóa. Ca dao là thơ, truyện Kiều cũng là thơ. Không thể nói thơ là cái họa được. Cái họa của VN hiện tại là đảng Vi xi tay sai Tàu hèn với giặc ác với dân.

    Cũng ví như 1000 năm Thăng Long là lịch sử của VN. Còn tổ chức 1000 năm Thăng Long trùng ngày quốc khánh Tàu, mặc đồ Tàu, phim Lý Công Uẩn Tàu v.v… thì là đại họa. Phải biết phân biệt rạch ròi chứ không thể nói đánh đồng một cách kém cỏi như vậy được.

  9. thơ thâñ says:

    nhà câ`m quâ`n VN càng ngày càng lô. rõ ca’i thơì da.i nguyên thu~y , ba’n khai (tư’c là chưa co’ văn minh ) qua ca’c ca’ch dô’i xu~vo’i dân chu’ng. Giô’ng như trươñ g giã hoc làm sang, ngươì dô’t hay no’i chư~, ho. lâp ra hôi nhà thơ, luât thơ… vây mà CHIÊ’C NO’N BÀI THơ cuã chi Bi’ch Hă`ng thì lai cươ’p và xe’ tan na’t di là thê’ nào ??.

  10. Vinh sử says:

    Các nhà thơ thường ngông và các nhà thơ Việt Nam là những người ngông nhất trong các nhà thơ.Điều này có thể do hoàn cảnh trồi sụp của đất nước và thân phận hay bị khinh chê của người Việt.Có nhà thơ chưa từng đoạt giải thưởng nào hay thực sự đoạt được giải cho ra hồn cho dù đã làm thơ (con cóc) ào ạt nhưng lúc nào cũng tự cho mình đứng trên thiên hạ mặc dù thơ chỉ là một trong vô vàn khía cạnh của cuộc sống.Có nhà thơ cố dùng tài sản của mình để bơm phồng danh tiếng không nổi của mình lên và sau đó dùng” danh tiếng” để kinh doanh kiếm tiền.Ngay cả nhà thơ cho dù có hay,nổi tiếng nhưng cũng không có giá trị thực tế bằng một ông bác sĩ,dược sĩ,kỹ sư.Người bị bệnh không có thuốc,bác sĩ thì có thể chết trong khi thơ không thể làm họ hết bệnh được.Những gì dính dáng đến Việt Nam thường trông có vẻ quái quái thì “luật nhà thơ”(chắc chỉ Việt Nam mới có luật này!) cũng nằm trong quy luật này.Nói cho cùng phải có luật ngông cho xứng với các nhà thơ ngông cho hợp với cái thế giới Ta Bà của Việt Nam !

Leave a Reply to D.Nhật Lệ