WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thương tiếc Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu (1927 – 2011)

Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu vừa ra đi tại Texas vào đầu tháng 11 năm 2011. Ông bị bệnh nặng đã nhiều năm nay, thường xuyên phải lọc máu, nên sức khỏe mỗi ngày một sa sút. Và cuối cùng, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại thành phố Amarillo ở về phía tây bắc tiểu bang Texas là nơi ông và gia đình đã cư ngụ từ nhiều năm nay.

Dù được biết trước về tình trạng của ông thật khó lòng mà thóat khỏi lưỡi hái tử thần, nhưng nhiều bạn hữu đã không khỏi sững sờ bùi ngùi thương tiếc trước cái hung tín này.

Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu được nhiều người biết đến và quý trọng từ ngày ông giữ nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Xã hội vào khỏang đầu thập niên 1970 thời Đệ nhị Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam. Với sự phụ tá của các bác sĩ như Tôn Thất Niệm, Cao Xuân An, Vũ Ngọc Oánh, Bộ Xã hội do Bác sĩ Phiêu điều khiển đã tận tình lo lắng chăm sóc cho các nạn nhân chiến cuộc, đặc biệt cho những nạn nhân của những cuộc tấn công dữ dội của quân đội cộng sản từ phía Bắc tràn xuống các tỉnh ở miền Trung và miền Cao nguyên trong chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972.

Ra hải ngoại từ năm 1975, Bác sĩ Phiêu đã tham gia tích cực vào việc huy động giới y sĩ dấn thân vào công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ của Việt Nam. Đặc biệt, ông bỏ rất nhiều công sức để sưu tầm tài liệu và tìm cách gặp gỡ những nhân chứng còn sống sót để tường thuật lại về cuộc tàn sát của cán bộ cộng sản theo khuynh hướng Đệ tam Quốc tế đối với những nhà ái quốc theo khuynh hướng Đệ tứ Quốc tế tại miền Nam Việt Nam vào thời kỳ sau năm 1945. Điển hình là cuốn sách do ông biên sọan, mô tả chi tiết về trường hợp nhà ái quốc Phan Văn Hùm và rất đông chiến hữu đã bị Việt minh sát hại rất tàn bạo dã man tại vùng phía bắc Saigon vào các năm 1946 – 47.

Ông bà sống một cuộc đời thật bình dị lặng lẽ tại một thành phố nhỏ và góp công rất lớn trong công cuộc xây dựng nếp sinh họat về Phật sự cho các Phật tử ở địa phương, bắt đầu bằng việc xây cất được một ngôi chùa cho các thiện nam, tín nữ đến cầu kinh lễ bái hằng tuần và vào các ngày lễ lớn.  Ông bà lại còn phát động việc học tập về giáo lý Phật pháp do các vị tu sĩ được cung thỉnh tới giảng dậy, hoặc khi không có các vị giảng sư này, thì chính bà phải đích thân bỏ công sức ra nghiên cứu nghiền ngẫm, để mà có thể truyền giảng lại cho bà con Phật tử trong vùng.

Trong nhiệm vụ chuyên chữa trị cho gia đình giới nông dân ở địa phương vốn thường nghèo túng, bác sĩ Phiêu đã tận tâm giúp đỡ cho mấy thế hệ trong một gia đình, nên đã gây được cảm tình quý mến rất sâu đậm của giới bình dân ở trong vùng chuyên về việc trồng bông vải chung quanh thành phố Amarillo.

Ngòai ra, bác sĩ Phiêu còn tham gia rất tích cực vào việc điều hành Trung tâm Nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam trong khuôn viên của Đại học Texas Tech tại thành phố Lubbock, Texas. Mặc dầu sức khỏe yếu kém vào những năm cuối đời, ông vẫn cố gắng giữ vững vai trò của một thành viên trong Hội đồng Quản trị (Board Member) của Trung tâm này trong một thời gian dài. Ông thường tâm sự với các bạn rằng: “Mình phải có mặt tại Trung tâm Nghiên cứu này, vì nếu không như vậy, thì Hà Nội họ sẽ có độc quyền thao túng tại đây…”

Nay bác sĩ Trần Ngươn Phiêu vừa mới thanh thản ra đi. Chắc chắn ông đã gặp lại đông đảo các người thân trong gia tộc, cũng như các bạn đồng nghiệp của ông như bác sĩ Văn Văn Của, Trần Minh Tùng, Cao Xuân An… cũng mới ra đi trong mấy năm gần đây.

Xin được gửi lời chia sẻ nỗi mất mát to lớn này với Bà Bác sĩ và Tang quyến.

Và xin cầu chúc Hương linh Bác sĩ luôn thanh thản an bình nơi cõi Vĩnh Hằng.

California, tháng 11 năm 2011

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Thương tiếc Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu (1927 – 2011)”

  1. tt says:

    Trích: “Nay bác sĩ Trần Ngươn Phiêu vừa mới thanh thản ra đi. Chắc chắn ông đã gặp lại đông đảo các người thân trong gia tộc, cũng như các bạn đồng nghiệp của ông như bác sĩ Văn Văn Của, Trần Minh Tùng, Cao Xuân An… cũng mới ra đi trong mấy năm gần đây…”
    gs Cao Xuân An trẻ và vẫn còn sống tại Paris, người cùng thời với bác sĩ Trần Ngươn Phiêu là gs Cao Xuân Chuân đã mất tại Pháp vào ngày 18 tháng 5 năm 2009.

  2. Tracy says:

    Có phải người vừa tạ thế cụ Phùng Tường Vân là người từng tham gia viết bài cho Talawas không? Vô cùng thương tiếc một người “quen thuộc” trên Net. Xin chia buồn cùng tang quyến của 2 vị Tran Ngươn Phiêu và Phùng Tường Vân.

    • Lâm Hoàng Mạnh says:

      Vâng, chính bác Phùng Tường Vân, một “phản hồi gia” cự phách trên diễn đàn Talawas, người anh khả kính của Lâm gia.

  3. Lâm Hoàng Mạnh says:

    Ngày 6 tháng 11 hiền hữu Tưởng Năng Tiến “meo” cho tôi báo tin bác sĩ Trần Ngươn Phiêu tạ thế ngày 04-11-2012, tôi thật bất ngờ và bàng hoàng bởi chỉ trong vòng hai tháng tôi đã nhận được 2 tin thật buồn, bởi hai người anh đáng kính đã về cõi vĩnh hằng.

    Ngày 3-9-2011, tiến sĩ luật Lại Tình Xuyên, bút danh Phùng Tường Vân, tạ thế sau một cơn bạo bệnh và ngày 04-11 bác Phiêu lại về cõi vỉĩnh hằng.

    Tôi mới biết hai bác trong một thời gian ngắn, nhưng hai bác đã dành cho tôi rất nhiều ưu ái.

    Xin được gửi lời chia xẻ với bác Phiêu gái và gia đình sự mất mát to lớn này và xin được thắp nén hương lòng tại London để cầu nguyện hương linh bác sĩ Trần Phương Phiêu thanh thản, an lành cõi vĩnh hằng.

    Kính viếng.

    Lâm Hoàng Mạnh.

Leave a Reply to tt