Mỹ mở rộng quan hệ quân sự với Australia khiến Trung Quốc tức giận
Tin từ CANBERRA, Úc – Hôm thứ Tư, Tổng thống Obama tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã lên kế hoạch điều động 2.500 binh sĩ thủy quân lục chiến đến Úc để củng cố các đồng minh ở châu Á, nhưng động thái này lập tức dẫn đến một phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh, cáo buộc ông Obama leo thang căng thẳng quân sự trong khu vực.
Thỏa thuận với Úc đưa đến sự mở rộng về sự tiên hiện diện dài hạn đầu tiên của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Sự kiện này đã diễn ra bất chấp những cắt giảm ngân sách mà Ngũ giác đài đang phải đối mặt và một phản ứng lo lắng ngày càng tăng từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người đã lập luận rằng Hoa Kỳ đang tìm cách bao vây Trung Quốc về quân sự và kinh tế.
“Thật là không được thích hợp lắm để tăng cường và mở rộng liên minh quân sự và có thể không phải vì lợi ích của các nước trong khu vực này”, Liu Weimin, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, cho biết trong phản ứng trước thông báo của ông Obama và Thủ tướng Úc Julia Gillard.
Trong một bài nói chuyện trước Quốc hội Úc vào sáng thứ Năm, ông Obama cho biết mình đã “thực hiện một quyết định thận trọng và có tính chiến lược – là một quốc gia trong vùng Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và dài hạn trong việc định hình khu vực này và tương lai của nó”.
Tổng thống cho biết động thái này không nhằm mục đích cô lập Trung Quốc, nhưng là một dấu hiệu không thể nhầm lẫn rằng Hoa Kỳ đã phát triển thận trọng hơn với các ý định của mình.
Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào hiện đại hóa quân sự và bắt đầu triển khai máy bay tầm xa và các lực lượng hải quân có khả năng sâu, xa hơn trên đại dương, và đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong khu vực quần đảo tranh chấp vốn sẽ mang lại cho mình một ảnh hưởng rộng rãi hơn về các quyền dầu khí ở phía Đông và Nam biển Nam Trung Hoa.
Trong khi các cam kết quân sự mới còn tương đối khiêm tốn, ông Obama đã khích lệ cam kệt này như nền tảng của một chiến lược nhằm đối đầu trực tiếp với thách thức đặt ra trước sự tiến triển nhanh chóng của Trung Quốc như là một sức mạnh về kinh tế và quân sự. Ông cũng đã thực hiện một số tiến bộ trong việc tạo ra một khu vực tự do mậu dịch Thái Bình Dương, cung cấp cho các đồng minh thị trường tự do của Hoa Kỳ trong khu vực một số đặc quyền kinh doanh mà không lập tức mở rộng đến Trung Quốc.
Ông Obama mô tả việc triển khai là nhằm đáp ứng với những mong muốn của các đồng minh dân chủ trong khu vực, từ Nhật Bản đến Ấn Độ. Một số đồng minh đã bày tỏ nỗi lo lắng rằng Hoa Kỳ, vì phải đối diện với sự mệt mỏi của chiến tranh và một nền kinh tế đình trệ, có thể nhường vai trò lãnh đạo của mình sang cho Trung Quốc.
Tổng thống nói rằng việc cắt giảm ngân sách ở Washington – và sức ép không thể tránh khỏi về chi tiêu quân sự – sẽ không hạn chế được khả năng của ông. Cắt giảm quốc phòng “sẽ không – tôi xin lặp lại – sẽ không đến bằng tổn phí của khu vực châu Á-Thái Bình Dương” ông tuyên bố.
Một số nhà phân tích ở Trung Quốc và các nơi khác nói rằng họ lo sợ động thái này có thể bị phản tác dụng, đưa đến nguy cơ bế tắc kiểu chiến tranh lạnh với Trung Quốc.
“Tôi không nghĩ rằng họ sẽ vui vẻ”, ông Mark Valencia, nhà nghiên cứu cao cấp tại Văn phòng Quốc gia Nghiên cứu châu Á ở Hawaì nói, cho biết chính sách mới được đưa ra vài tháng, “Về lâu dài, tôi không lạc quan với việc điều này sẽ tác động đến thê nào”.
Tổng thống sẽ bay ngang lục địa Úc để đến Darwin, một hải cảng quân sự tiền phương bên kia biển Timor từ Indonesia, sẽ là trung tâm hành động cho việc điều quân sắp tới. 200 đến 250 quân nhân thủy quân lục chiến đầu tiên sẽ được đưa đến vào năm tới, với các lực lượng đi và đến thay phiên để cuối cùng sẽ lên đến 2.500 quân nhân, hai nhà lãnh đạo cho biết.
Hoa Kỳ không xây dựng căn cứ mới trên lục địa, thay vì thế, sẽ sử dụng các cơ sở của Úc. Ông Obama nói rằng lực lượng Thủy quân lục chiến sẽ xoay chuyển thông qua việc liên kết huấn luyện và tập trận với quân nhân Úc, và Không quân Mỹ sẽ gia tăng các khả năng truy cập đến các sân bay trong vùng lãnh thổ phía Bắc của đất nước này.
“Chúng tôi sẽ ở được trong một vị trí có hiệu quả hơn dể tăng cường an ninh của cả hai quốc gia chúng ta và khu vực” ông nói.
Kể từ khi kết thúc Đệ Nhị thế chiến, Hoa Kỳ đã từng có căn cứ quân sự và các lực lượng lớn ở Nhật Bản và Nam Hàn phía bắc Thái Bình Dương, nhưng hiện diện của họ trong khu vực Đông Nam Á đã bị giảm bớt rất nhiều vào đầu những năm 1990 với việc đóng cửa các căn cứ quan trọng ở Philippines, tại Clark Field và Subic Bay. Việc bố trí mới với Australia sẽ khôi phục lại một dấu ấn đáng kể của Mỹ gần khu vực Biển Đông, một tuyến đường thương mại lớn – bao gồm cả các xuất khẩu của Mỹ – từng bị khuấy đục bởi những tuyên bố đòi kiểm soát của Trung Quốc.
Hoa Kỳ và các quốc gia ven Thái Bình Dương cũng đang đàm phán để tạo nên khối Quan hệ đối tác Xuyên Thái bình dương, một khối mâu dịch tự do, từ đầu đã không bao gồm Trung Quốc, một nước xuất khẩu, nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới.
Hiệp định thương mại dự kiến này là một chủ đề trong cuối tuần qua ở Honolulu, nơi ông Obama đã chủa tọa Diễn đàn Họp tác Kinh tế Khu vực châu Á-Thái Bình Dương hàng năm, và chủ đề này sẽ được thảo luận một lần nữa vào cuối tuần này khi ông là vị tổng thống Mỹ đầu tiên tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, trên đảo Bali của Indonesia.
Đối với Trung Quốc, sự phát triển trong tuần này có thể cho thấy một cuộc bao vây cả về kinh tế và quân sự. Giới lãnh đạo hàng đầu không bình luận ngay về bài phát biểu của ông Obama, nhưng ông Liu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, đã nhấn mạnh rằng chính là Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc, đang tìm cách sử dụng sức mạnh quân sự để ảnh hưởng đến các sự kiện ở châu Á.
Toàn cầu Thời báo, một tổ chức thông tin quốc doanh từng được biết đến với những bài bình luận aó tính dân tộc và hiếu chiến, đã đưa ra một phản ứng mạnh mẽ hơn trong một bài xã luận, nói rằng Úc cần phải thận trọng về việc cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ ở đó để “gây tổn hại cho Trung Quốc” và rằng, Úc có nguy cơ bị “vướng kẹt giữa hai lằn đạn”.
Các nhà phân tích nói rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã mất cảnh giác bởi những gì họ từng xem chỉ như một chiến dịch nhằm khuấy động bất mãn trong khu vực của Mỹ. Họ nói rằng Trung Quốc có thể đã tính toán sai trong những năm gần đây qua việc tái khẳng định các tuyên bố lãnh thổ lâu đời, vốn sẽ mang lại cho họ một ảnh hưởng rộng rãi về quyền phát triển trong vùng biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, họ lập luận rằng Bắc Kinh đã không tìm cách phóng tỏa sức mạnh quân sự của mình xa khỏi bờ biển, và đã nhiều lần đề nghị nên giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua thương lượng.
Hoa Kỳ tự miêu tả mình như một sự đáp ứng với tính sự quyết đoán mới của Trung Quốc trong khu vực khiến đã báo động đến các đồng minh cốt lõi của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã viết một bài báo gần đây trong tờ Foreign Policy trình bày một trường hợp mở rộng về sự tham gia của Mỹ ở châu Á, và Bộ trưởng Quốc phòng Leon E. Panetta đã đặc trưng sự phát triển quân sự của Trung Quốc là thiếu minh bạch và chỉ trích tính quyết đoán của họ trong các vùng biển trong khu vực.
Ngay cả khi công bố việc điều động quân đội, tổng thống Obama đã trải lòng ra với Trung Quốc, “Quan điểm cho rằng chúng tôi sợ hãi Trung Quốc là sai lầm, quan điểm cho rằng chúng tôi đang tìm cách loại trừ Trung Quốc là sai lầm” ông nói.
Tổng thống Obama nói rằng Trung Quốc sẽ được chào đón vào các hiệp ước thương mại mới nếu Bắc Kinh sẵn sàng đáp ứng với các tiêu chuẩn về tự do mậu dịch cho thành viên. Nhưng tiêu chuẩn này sẽ yêu cầu Trung Quốc phải tăng giá đồng tiền của họ, phải bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ của các nhà sản xuất nước ngoài và giới hạn hoặc chấm dứt trợ cấp cho các công ty quốc doanh, tất cả những điều này sẽ đòi hỏi một cuộc cải tổ quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Tổng thống Obama đã hủy bỏ hai chuyến từng định trước đến Úc vì các nhu cầu trong nước, ông nhắc lại tại bữa quốc yến rằng ông đã đến thăm đất nước hai lần khi còn là một cậu bé, lúc mẹ của ông làm việc tại Indonesia trong các chương trình phát triển.
Lần này, với tư cách là một tổng thống, ông Obama vào Tòa nhà Quốc hội giữa tiếng súng chào của 21 khẩu đại bác, và một khi vào bên trong, với lời chào mừng nồng nhiệt của những ngưòi Úc tràn ngập các phòng trưng bày của một sảnh đường rộng lớn bằng cẩm thạch.
Hai nước đã từng là đồng minh trong nhiều thập kỷ, hợp tác chặt chẽ trong Thế chiến II, khi có vài chục căn cứ không, hải quân Mỹ cùng doanh trại quân đội trong nước (Úc) và các lực lượng chiến đấu Úc phục vụ dưới quyền chỉ huy của Mỹ.
Một mục đích của chuyến thăm của ông Obama là để kỷ niệm những mối quan hệ. “Hoa Kỳ không có đồng minh nào mạnh mẽ hơn”, ông Obama nói.
Úc đã chiến đấu bên cạnh người Mỹ trong mọi cuộc chiến tranh của thế kỷ 20, và gần đây đã phục vụ ở Iraq và Afghanistan. Mặc dù cuộc chiến ở Afghanistan đã trở nên ngày càng không được lòng dân ở đây, vì hầu hết người Úc đều muốn quân nhân của mình trở về nước ngay lập tức.
Nguồn: The New York Times
Bản tiếng Việt: X-cafe
Nước Mỹ ngông cuồng và ngã mạn nhưng bao giờ cùng là kẻ chiến bại. Chuyện Mỹ hay đưa ra nhiều loại hỏa tiễn vũ khí để dọa người yếu bóng vía nhưng thủ hỏi đánh một Taliban nghèo khổ và lạc hậu vậy mà còn thua thì nói chuyện gì đây? Tôi tin là Trung quốc sẽ dạy cho Mỹ một bài học qua bàn tay của Bắc Triều tiên là chắc chắn rồi. Ngày xưa sách này họ hẩy Việt nam chơi Mỹ, sau đó họ đi đêm với Mỹ để đánh Việt nam nhưng bắng cách gián tiếp hẩy Pôn-Pốt quấy phá Việt nam, khi không thành công thì mới ra tay. Nhưng người Việt nam khôn đã tránh được cái cú chơi binh pháp này và nay họ đang dùng Bắc Triều tiên chơi Mỹ. Nhưng quả nếu Bắc Triều tiên mà có Hỏa tiễn tầm xa bắn tới Mỹ thì ngày đó nước Mỹ sẽ không còn. Vì đúng như ông Nguyễn Hoàng Hà nhận định, Bắc Triều tiên là người không biết sợ không như người Mỹ đã nhìn về họ với con mắt hiện nay. Còn ngược lại Trung quốc thì nham hiểm và bành trướng. Như vậy Trung quốc và Mỹ là kẻ cắp và bà già gặp nhau. Chắc chắn sẽ có một con ngắc ngoải . Mỹ thật không không khôn ngoan, họ không biết kế tách dời Bắc Triều tiên ra khỏi Trung quốc và như vậy sẽ nhận đòn gián tiếp của Trung quốc qua Bắc Triều tiên.