WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lấy tro tàn An Lộc… viết chiến sử Bình Long

Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã từng để lại những danh ngôn bất hủ:

Đừng nghe những gì cộng sản nói…

Đồng thời ông cũng đã đặt tên cho các chiến thắng lừng lẫy của quân dân miền Nam năm 1972. Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng và Trị Thiên Vùng Dậy.

Bây giờ sắp đến năm 2012, bốn mươi năm sau cuộc chiến mùa hè 72 xin quý vị cùng chúng tôi, lấy tro tàn An Lộc để viết chiến sử Bình Long. Món quà Xuân của người Việt hải ngoại năm Nhâm Thìn sẽ là bộ DVD Bình Long Anh Dũng.

Trong chiến tranh Việt Nam chúng ta có 4 bộ phim tài liệu cần thực hiện. Mậu Thân 68, Quảng Trị mùa hè 72, Bình Long Anh Dũng và Giọt nước mắt 75. Chúng tôi đã hoàn tất cuốn Quảng Trị mùa hè 72.

Bây giờ đến cuốn Bình Long. DVD Quảng Trị là bản hùng ca của miền Nam về trận tấn công lấy lại Cổ thành và khúc khải hoàn ca là bài Cờ bay. Rất tiếc không có bài ca nào cho trận Bình Long nhưng đây chính là một trận phòng thủ thắng lợi oai hùng nhất của miền Nam. Các đơn vị lớn nhỏ gồm mọi binh chủng của địch là 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 lữ đoàn đặc công tổng cộng 40 ngàn quân. Phía ta có 2 sư đoàn và các đơn vị tăng cường với quân số trên 20 ngàn chiến sĩ.

Trận đánh vây quanh thị xã An Lộc vỏn vẹn có 3 cây số vuông với khoảng 25 ngàn dân kéo dài 67 ngày khốc liệt hoàn toàn cô lập. Thị trấn chịu pháo chục ngàn trái mỗi ngày và không thể tải thương, không có tiếp tế suốt 2 tháng.

Tất cả tiếp liệu đều phải thả dù cho đến khi được giải tỏa. Trước cuộc vây hãm, Bình Long đã mất một trong 3 quận là thị trấn Lộc Ninh. Khi bắt đầu bị bao vây Bình Long bị cắt đứt với quận Chân Thành. Riêng con đường huyết mạch là quốc lộ 13 bị chiếm giữ bởi 9.000 địch quân thuộc sư đoàn công trường 7 và trung đoàn pháo toàn lính Bắc Việt.

Thế giới coi An Lộc là một thử thách tương đương với trận Điện Biên Phủ khi Pháp bị vây hãm tại biên giới Lào năm 1954. Sự tương đồng là cộng sản đem toàn lực vây hãm Điện Biên Phủ 1954 như đã vây hãm An Lộc 1972.

Mở đầu trận địa pháo rồi tiền pháo hậu xung. Sự khác biệt là Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc. Trong khi quân đội Liên Hiệp Pháp phải treo cờ trắng đầu hàng.

Thu lượm tro tàn:

Tro tàn lịch sử thực ra là những di sản hết sức quý giá.Tài liệu đầu tiên tìm được là câu chuyện của cô gái Bình Long trải qua gần 40 năm đi tìm xác chồng tại chiến trường An Lộc. Đại Úy Việt thuộc trung đoàn 7 của Sư đoàn 5 Bộ binh đã hy sinh ngay tại mặt trận sau khi cô vợ có bầu chạy thoát về Chân Thành. Khi thiếu tá Việt được truy thăng, con gái mới ra đời và người cha tử sĩ mất xác.Vợ con của người anh hùng hiện nay cư ngụ tại San Jose. Qua câu chuyện cô gái Bình Long chúng tôi tìm ra biết bao nhiêu là di sản lịch sử gần gũi và hết sức tình cờ. Một tiểu đoàn trưởng Trần Lương Tín can trường của Sư đoàn 5 Bộ Binh ngày xưa lại là anh sinh viên ở nhà bên cạnh trong cư xá sĩ quan tại Saigon. Và ngay tại khu mobilhome San Jose, hàng xóm là một cựu chiến binh 2 lần tù cộng sản. Đó là anh Bảo Ngọc. Lần tù binh thứ nhất bị bắt trong trận Lộc Ninh. Lần thứ hai là tù lao cải.

Sách viết về Bình Long thực là một kho tàng vô giá. Anh em bên Texas xuất bản sách về An Lộc. Tướng Trần Văn Nhật viết hồi ký bằng Việt Ngữ, tác phẩm “Cuộc chiến dở dang” mới có ấn bản Anh ngữ.

Trung tướng Lâm Quang Thi có tác phẩm viết bằng Anh ngữ. Hiện nay trung tá Bùi Quyền, nhẩy dù cũng đang nghiên cứu để hoàn tất một tác phẩm công phu về An Lộc.

Trên báo chí và Internet cũng có nhiều tài liệu về Bình Long kể cả tiếng Anh và tiếng Việt. Nhiều đoạn phim tài liệu cũng đã được phổ biến. Tuy nhiên chúng tôi vẫn tiếp tục tìm cách sưu tầm, khai thác những chi tiết, những dữ kiện, những nhận định quý giá và mới mẻ để dựng lại thiên anh hùng ca An Lộc.

Cơ duyên hiếm có.

Tháng 8 vừa qua chúng tôi xuôi Nam và tổ chức một buổi họp mặt tham khảo tin tức. Trong buổi sinh hoạt do chị Hồng Phượng Lê Xuân Định tổ chức, chúng tôi hết sức may mắn gặp được các thân hữu. Anh chị Trần Văn Nhật, anh chị Vũ Đình Đào (Hải quân) anh Lê Khắc Lý, anh chị Phạm Cao Dương, anh chị Đỗ Tiến Đức, anh Phạm Văn Chung (TQLC) anh Trần Quốc Lịch (nhẩy dù) và anh chị Nguyễn Thế Phương (KQ). Sau cùng phải kể đến y sĩ thiếu tá Nguyễn Văn Quý. Hết sức tình cờ giáo sư Phạm Cao Dương đem tặng 3 bộ phim 16 ly trong đó có cuốn thời sự chiến trường Bình Long. Tài liệu của nha quốc gia điện ảnh Việt Nam do các sinh viên lấy được 1975 từ tòa lãnh sự VNCH tại San Francisco. Cũng hết sức tình cờ, ông Đỗ Tiến Đức nguyên là giám đốc nha quốc gia điện ảnh là nơi phát hành các bộ phim này hiện diện. Mặc dù đại tá Lý (QĐ II) đại tá Chung (TQLC) và chuẩn tướng Lịch (nhẩy dù) không trực tiếp tham dự trận An Lộc, cũng như hải quân đề đốc Vũ Đình Đào, nhưng quý vị đã góp rất nhiều ý kiến.

Phần quan trọng nhất là sự hiện diện của các nhân chứng là tướng Nhật nguyên đại tá tỉnh trưởng Bình Long và bác sĩ Nguyễn Văn Quý. Bác sĩ Quý là y sĩ giải phẫu của tiểu khu đã mổ liên tiếp suốt 3 tháng gần 300 ca. Ông đã viết hồi ký ngay tại chiến trường và sau đó sách đã phát hành tại Saigon.

Những điều ghi nhận từ các nhân chứng như tướng Nhật và y sĩ thiếu tá Nguyễn Văn Quý sẽ là tài liệu hết sức quý giá và xác thực cho chiến sử Bình Long. Một tháng sau, anh Phạm Phú Nam giám đốc Dân Sinh Media đã trở lại và có cuộc phỏng vấn tại đài Sài Gòn bằng máy thu hình với tướng Nhật và bác sĩ Quý. Thêm một trường hợp đặc biệt khác là ngay sau khi trận Bình Long được giải tỏa, phái đoàn quân sử phòng 5 bộ TTM đã lên thăm chiến trường. Trung tá Nguyễn Văn Dương là biên tập chính bỏ ra ngày đêm để viết xong cuốn chiến sử Bình Long xuất bản năm 1973. Cuốn sách này gần như không ai có ngay tại Việt Nam chứ không nói gì đến ngày nay tại hải ngoại. Phòng quân sử tổng tham mưu có tặng cho bà chuẩn tướng thiết giáp Trương Hữu Đức một cuốn.  Đại tá Đức là thiết đoàn trưởng thiết đoàn 5 kỵ binh tử trận tại Chân Thành vào tháng 4-72 lúc trận Bình Long mở màn. Ông được truy thăng chuẩn tướng. Bà Đức và con gái đầu lòng cùng gia đình di tản qua Hoa Kỳ và cư ngụ tại Bắc Cali. Khi bà Đức qua đời để lại cuốn Chiến sử Bình Long cho con gái Trương Cẩm Tú, trưởng phòng điện toán của Ebay, cô đã trao tặng lại cho Viện bảo tàng Việt Nam. Trong tài liệu này có đầy đủ hình ảnh của các cấp chỉ huy từ trung tá Hồ ngọc Cẩn, đại tá Lê nguyên Vỹ, đại tá Trần văn Nhựt..v..v… Về chi tiết trận liệt đầy đủ với những con số tổn thất hết sức chính xác. Cuốn sách quý giá này được đưa cho tướng Nhựt để ký tên kỷ niệm. Ông Nhật nói rằng ngay sau trận Bình Long ông ra chỉ huy Sư đoàn 2 và chưa hề biết đến tài liệu này, cho đến ngày hôm nay, 39 năm sau ngày khói lửa Bình Long. Ngoài ra chúng tôi cũng có câu chuyện của vợ chồng thiếu tá Luân Hữu Đức. Chị Đức hiếu tá chỉ huy nữ quân nhân quân đoàn III, người được chọn dẫn đầu đoàn diễn hành nữ binh trong ngày quân lực. Đại úy Đức nhờ tham dự trận An Lộc, may mắn còn sống được thăng một cấp nên danh tính vợ chồng mới thuận buồm uôi gió. Ông thiếu tá, bà cũng thiếu tá. Sau 75 cả hai đều vào tù…

Ngay tại San Jose, ai cũng biết chuyên viên quay phim Nguyễn Cầu 76 tuổi, nhưng nhiều người không biết phóng viên chiến trường Nguyễn Cầu đã sống chết với An Lộc trên 70 ngày không tắm. Ngày nay ông là một trong những người cuối cùng còn lại trong số các phóng viên chiến tranh Việt Nam. Ngay từ 1973 đồng nghiệp gửi vào An Lộc để thay Nguyễn Cầu đều bị tử nạn trên bãi đáp. Để lọt vào An Lộc, Nguyễn Cầu đã nằm trong thùng gỗ tiếp tế được đẩy vội xuống sân bay.

Cũng chính anh phóng viên truyền hình gan dạ này dám liều mạng cùi nhẩy vào An Lộc nên đêm đầu tiên đã được tướng Hưng nhường cho chiếc ghế bố duy nhất trong hầm. Nguyễn Cầu nghe chính ông Hưng nói đi nói lại, địch vào đây ông sẽ tự sát.

Những mẩu chuyện anh hùng về ông Lê Văn Hưng đã gây xúc động cho nhiều người. Nhân dịp cuối năm 2011 , một thành viên gia đình quốc gia nghĩa tử tại San Jose mới gửi $1,300 us về yểm trợ cho gia đình cô con gái lớn của tướng Hưng tại Sài Gòn. Cô Lê Ánh Tuyết sinh tháng 4-1954 là con gái của ông Hưng với bà Nguyễn Xuân Mai là người vợ trước đã ly dị. Bây giờ chỉ còn mình cô Tuyết 56 tuổi nuôi mẹ già đau yếu ngoài 80 tại Sài Gòn. Phu nhân của tướng Hưng sau này hiện định cư tại Hoa Kỳ cùng với các con.

Ngoài ra, chúng tôi cũng có cơ duyên tìm ra được người phụ nữ tác giả hai câu thơ bất hủ dành cho nghĩa trang biệt kích dù tại Bình Long.

An Lộc địa, mộ ghi chiến tích.

Biệt kích dù, vị quốc vong thân.

Sau cùng, nếu Đông Hà, Quảng Trị có tiếng hát của Như Quỳnh thì An Lộc, Bình Long cũng là nơi sinh trưởng của Mai lệ Huyền và Minh Hiếu. Với những cơ duyên kỳ lạ, với những chứng tích kỳ diệu chúng tôi xin dùng tro tàn An Lộc để viết lại chiến sử Bình Long bằng DVD, bằng hình ảnh và làm món quà lịch sử gửi đến đồng hương hải ngoại năm mới 2012.

© Giao Chỉ, San Jose

© Đàn Chim Việt

———————————————————–

Ghi Chú: Sẽ còn phỏng vấn Biệt kích dù, biệt động quân v.v.

105 Phản hồi cho “Lấy tro tàn An Lộc… viết chiến sử Bình Long”

  1. Đoàn Cận Huy says:

    Sau câu Trị Thiên vùng dậy còn có câu “Bình Định quyết chiến quết thắng” nữa mới đủ bộ.
    Nhưng năm 75, “Phú Bổn tiêu tùng” làm nát quân, sụp đổ tinh thần, Nam quân bị gậy vào tù.

  2. Son Anh Nguyen says:

    Toi rat muon mua cuon DVD Binh Long Anh Dung nhan ngay 19/6/2014 nam nay. Xin cho biet toi phai lam sao de co the mua duoc cuon DVD quy gia nay. Xin cam on.

  3. quang phan says:

    Tháng 12 năm 2010- Trung tướng Lâm Quang Thi với tác phẩm: ”Hell in An Lộc” của ông.

    Để tìm hiểu về tác phẩm nầy,nhà báo Nguyễn Vạn Bình chủ nhiệm bán nguyệt san Ý Dân đã có cuộc phỏng vấn trung tướng Lâm Quang Thi.
    Và sau đây là trích đoạn vài câu hỏi và trả lời trong cuộc phỏng vấn:

    Hỏi: Xin Trung Tướng cho biết sơ qua về hình thức quyển sách HELL IN AN LOC và lý do nào Trung Tướng được trường đạị học Mỹ đứng ra cho xuất bản quyển sách nầy?

    Trả lời: Thiết tưởng cũng nên biết rằng trận đánh An Lộc là một trận đánh lớn nhất trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam và cuộc Chiến Tranh Đông Dương trước đó. Tuy nhiên cơ quan truyền thông Mỹ, nói chung, đã không dề cập đến trận đánh này. Và một số rất ít sử liệu Mỹ tuy nói đến trận đánh này, nhưng lại đề cao vai trò của Không Lực và cố vấn Hoa Kỳ và hạ thấp sự đóng góp của QLVNCH. Lý do chánh là vì tường thuật một cách trung thực chiến thắng này sẽ đi ngược lại tiền đề căn bản của các cơ quan truyền thông Mỹ: đó là cuộc chiến tranh không thể thắng được vì QĐVNCH kém khả năng. Quyển HELL IN AN LOC được viết ra để nói lên tinh thần chiến đấu vượt bực của quân đội Miền Nam Việt Nam và phản bác lại sự bóp méo sự thật của cơ quan truyền thông Mỹ, một cơ quan truyền thông phần lớn thiên tả và phản chiến.

    Trường Đại Học University of North Texas, sau khi điều nghiên sự sưu tầm của tôi và các sử liệu tôi dùng để viết quyển HELL IN AN LOC, đã đồng ý với quan điểm của tôi và đã cho xuất bản quyển sách này.

    Hỏi: Đại tá hồi hưu Edward P. Metznez đã so sánh trận chiến tại An Lộc cũng khốc liệt không kém gì trận chiến tại Điện Biên Phủ và Khe Sanh, theo Trung Tướng điều nhận xét nầy có đúng không?

    Trả lời: Đại Tá Edward P. Metzner, tác giả quyển “More Than a Soldier’s War”cho rằng sự so sánh An Lộc với các trân chiến Điện Biên Phủ và Khe Sanh sẽ cho phép đưa ra “một nhãn quan đứng đắn về ý nghĩa lịch sử của sự phòng thủ An Lộc và sự anh dũng và can trường của binh sĩ trú phòng.”. Khi tuyên bố điều này, Đại Tá Metzner chỉ muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa lịch sử của trận chiến An Lộc và sự can trường của quân nhân QLVNCH . Các nhà phân tích gia quân sự cho rằng trận An Lộc lớn hơn các trận Điện Biên Phủ và Khe Sanh. Trận công hãm Điện Biên Phủ chẳng hạn kéo dài hai tháng trong lúc chiến sĩ phòng thủ An Lộc phải chiến đấu suốt ba tháng và phải gánh chịu 80,000 quả đạn pháo binh, hỏa tiển hoặc sung cối, tức là ba lần số đạn pháo binh bắn vào Điện Biên Phủ. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất giữa ba cuộc công hãm đó là người Pháp thua Điện Biên Phủ, người Mỹ rút bỏ Khe Sanh vì sợ nó trở thành một Điên Biên Phủ thứ hai, còn chúng ta thắng lợi tại An Lộc.
    ( Trích)

  4. quang phan says:

    Dưới đây là một đoạn trích đăng trong bài viết cũ Qua Cơn Bão Lửa của nữ ký giả chiến trường Kiều Mỹ Duyên:

    ” Ký giả Joseph Alson của báo Los Angeles Times, người đã theo dõi trận An Lộc từ ngày khởi đầu, đã tuyên bố:

    So với trận Khe Sanh năm 1968, An Lộc còn ghê gớm hơn nhiều, ngay như thiếu tướng Hollingsworth, cố vấn trưởng Quân Đoàn III, một vị cố vấn quân sự nổi tiếng gan dạ như thế mà vẫn chưa dám đặt chân xuống An Lộc. Không như Khe Sanh hồi đó, ngày nào cũng có vài vị khách đến thăm. Báo này cũng viết:” Cường độ pháo kích tại Khe Sanh còn quá nhẹ so với An Lộc. Khi lực lượng phòng thủ ở Khe Sanh năm 1968 là thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ thì chúng ta đau khổ gọi nơi đây là ” Địa Ngục Khe Sanh”. Nhưng khi chúng ta biết đang có một cuộc tử thủ tại An Lộc còn ghê gớm hơn cả Khe Sanh, thì chúng ta lại thờ ơ, lãnh đạm, nói đến với một giọng điệu kẻ cả. Giả sử như quân đội Hoa Kỳ đang tử thủ tại đây, chắc cả nước Mỹ khóc nức nở chứ không phải thờ ơ lãnh đạm như đối với những chiến sĩ của Việt Nam Cộng Hoà đang chiến đấu tại An Lộc bây giờ”.

  5. quang phan says:

    Cổ Nhân đã nhiều lần bị đánh te tua bởi những người chống Cộng bên diễn đàn DCV.online, nay lại thấy chuồn sang bên DCV.info.

  6. Trung Kiên says:

    Tôi có nghe về trận đánh An Lộc và đã xem hình ảnh của TT Nguyễn Văn Thiệu được binh lính quý trọng “cồng kềnh” ông khi vượt khó khăn đến thăm và ủy lạo chiến sĩ An Lộc trên TV năm 1972!

    HÌNH ẢN…AN LOC CHIEN 1972

    An Lộc địa, mộ ghi chiến tích.
    Biệt kích dù, vị quốc vong thân.

    Dư lệ đặt câu hỏi…”Không biết tác giả có cảm thấy cái đau cho số phận bỏ chạy , lưu vong ?

    Quá dễ hiểu:

    Khi đại bàng gẫy cánh,
    Sức mạnh sẽ mất đi
    Khi con người sa cơ
    Thắng bại cũng chuyện thường…

    Dư lệ thừa nước mắt
    Chó đuổi chạy vắt chân
    Khiến em mất tinh thần
    Nói năng chẳng suy nghĩ!

  7. Cố Nhân - USA says:

    Khai mào bằng lời mượn của Thiệu – một TT thất trận vì NHÁT GAN , LỪA ĐẢO và NGU NGỐC
    – Nhát ,vì không dám Tử Thủ
    – Lừa đảo , vì hùn hét lính quan ở lại chết ,còn gia đình và bộ sậu TT thì quơ của cải lẻn cửa sau chạy trốn
    – Ngu ,vì bịt tai không nghe thì làm sao biết người biết ta , nên trăm trận …cuối cùng không thắng !
    Giao Chỉ cố hít hơi tàn , dựa vào danh của 1 kẻ như vậy để quảng cáo cho bộ Video trong đống tro tàn cuộc chiến , thì e rằng chẳng mấy người Việt ta còn ham hố , hàng Ế mất thôi .
    Ở hải ngoại này còn vậy , huống chi nói người trong nước .

    • Trung Kiên says:

      Đã lâu rồi không gặp “Cố Nhân”…Xin gởi lời chào thân mến.

      Lúc này ông bạn đã di cư từ Canada qua Mỹ hay sao mà …mang nick Cố Nhân – USA?

      Nhưng dù cho có đổi tên thay họ thì cũng vẫn dễ nhận ra, vì ngôn ngữ…đã nói ra “bản chất” của người rồi!

      Cái gì làm cho ông bạn bức xúc và hận thù ông Thiệu đến thế?

      Dù sao thì ông Thiệu cũng đã ra nhị tì từ lâu rồi, có thù hằn chửi rủa thì cũng chẳng ích lợi gì. Nếu muốn chửi thì hãy chửi lãnh đạo csvn, tập đoàn tay sai TQ, lũ hán gian… bán nước hại dân. Hèn với Tầu khựa, nhưng lại hung hãn, tàn ác với nhân dân…

      Chúc Bạn sức khoẻ, kiên cường và nhiều nghị lực…

    • Thái Sơn says:

      Thưa Cố Nhân ,
      + Ông nói quá đúng . Bởi tiếp theo các lộn xộn của chế độ ,liên tiếp đảo chánh và biểu tình , sau cái chết thảm của nhà độc tài gia đình trị Diệm Nhu – thì Tổng Thiệu tỏ ra quá kém cỏi – muốn thắng đối phương ,người cầm quân phải có đủ Nhân -Trí – Dũng . Lãnh đạo VNCH thiếu nhân tố ấy , nên đã thua tan tác trước ” 7 ông CSVN đu 1 cành đu đủ không gãy “.
      + Cả thiên hạ không chỉ nghe rõ ông Thiệu NÓI và HÒ HÉT , mà còn NHÌN THẤY RÕ HÀNH ĐỘNG HÈN NHÁT của Tổng Thống là : Tử Thủ Sài gòn …ở ngoại quốc .
      Vết nhơ này , cả ngàn năm sau -chắc khó gột sạch. Lấy gì mà tự hào vênh váo nữa kia chứ ?
      + VNCH thua xa CSVN đã đành , mà bây giờ đem so với cái Dũng của TT Libye Kadhafi thì cũng thua nốt . bởi Kadhafi và những chiến binh trung thành ,đã dám chết vì Tử thủ đến cùng trên quê hương . Chứ đâu như cái chết lãng xẹt nơi xó trời lưu vong của ” TT oai hùng VNCH Nguyễn văn Thiệu ” ??? !!!
      + Chắc Trung Kiên và mọi người đều nhận thấy sự thật hiển nhiên như vậy , nên đã thực lòng cùng chúng tôi , kính chúc Cố Nhân – Người đã dũng cảm nói thẳng sự thật dù là cay đắng , nhưng cũng hơn vạn lời tụng ca hoa mỹ mà giả tạo vinh danh nào kia ở hải ngoại này .
      Kính chúc Cố Nhân , luôn Bình an – Sức khỏe – nhiều nghị lực và Kiên cường – nói thẳng ra sự thật .

      • Trung Kiên says:

        Bạn “Thái Sơn” thích bơm Kố Nhân bằng ống đu đủ… như Trần Dân Tiên “bơm” bác Hồ qua cuốn…”Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”…thì cứ việc!

        TK không có ý kiến gì đâu…cứ việc tự nhiên, đừng ngượng nghịu hay mắc cở (xấu hổ), chúc vui vẻ và thoải mái!

      • ONG NOI cua Nghich Nhi Thuong says:

        Trung Kiên sử Việt Nam cũng không biết .
        + Chính Vị Anh Hùng Dân tộc Lê Lợi , cũng đã cho quân dùng mỡ viết tên mình lên lá cây rừng kiến ăn thành chữ , để gió thổi bay khắp , khiến dân chúng được khích lệ – nghĩ đó là mệnh Trời ,mà càng hăng hái đánh giặc ngoại xâm . Quả nhiên , giặc M. thua .

  8. Dư lệ says:

    Không biết tác giả có cảm thấy cái đau cho số phận bỏ chạy , lưu vong ? Càng nhắc lại , càng đau , càng tủi hổ . Ngày xưa , chỉ Cần không tham nhũng , bè phái , lính ma ,lính kiểng ..v.v …Để cho anh em binh sĩ mất niềm tin với cấp chỉ huy, xuống tinh thần chiến đấu , thì đâu có cảnh 75 !!!!

    Đã là quá khứ thương đau , thảm bại , xin hãy để cho lịch sử hậu thế soi xét thì tốt hơn , giờ đây bản thân những người trong cuộc kể lể , không khéo mang tiếng mèo khen mèo dài đuôi , phản tuyên truyền , thực sự không có tác động ích lợi gì cho công cuộc đấu tranh với CS .

  9. Lữ Út says:

    Trong khi chờ đợi DVD này, xin đọc The battle of An Loc của GS Sử học James H. Willbanks cựu cố vấn Trung Đoàn 52 SĐ 18 có mặt trong An Lộc bị vây hãm. Sách xuất bản năm 2005.

  10. Quốc nội muốn có và xem DVD này phải làm sao hả Tiên sinh Giao Chỉ?

Leave a Reply to Đoàn Cận Huy