Thế giới nghĩ gì về chuyến đi sắp tới của ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ?
Đa số các nhà bình luận quốc tế và dư luận tại châu Á và Việt nam đang rất chú ý đến chuyến đi sắp tới đây của ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ ngày 19 tháng 1 2012 này và đều có những nhận định về chuyến đi này. Trước khi ông Cẩm Đào đi, Nguyễn Hoàng Hà có vài lời như sau:
Như tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng từ trong nước đã nhận định rằng đó là cuộc đại mặc cả Trung – Mỹnhư sau:
“Những ai quan tâm đến thời cuộc chắc đều mong WikiLeaks sớm công bố những cuộc thảo luận giữa các đoàn tiền trạm Trung Quốc và Mỹ đã/đang chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước của ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ vào 19/1 tới, đặc biệt là những đổi chác chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh.
Ít nhất có ba đoàn lớn đều được đánh giá là để chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước của chủ tịch Hồ Cẩm Đào sang Mỹ lần đầu tiên kể từ 2006, cho dù các lãnh đạo Trung – Mỹ vẫn thường gặp nhau bên lề các cuộc ngoại giao đa phương.
Đoàn liên ngành do phó ngoại trưởng James Steinberg dẫn đầu sang TQ hồi cuối năm, đoàn của ngoại trưởng Dương Khiết Trì vừa rời Mỹ những ngày này và đoàn của bộ trưởng quốc phòng Robert Gates hiện đang đàm phán tại Bắc Kinh.Không khí phấn khích của các hoạt động tiền trạm cho chuyến thăm cấp cao bao trùm giới quan sát quốc tế. Đây không chỉ là mối bang giao quan trọng nhất thế kỷ 21, mà còn là cặp quan hệ vừa cộng sinh vừa đối kháng đầy những nghịch lý.Và điều thiết yếu hơn, sự tương tác Trung-Mỹ lần này này không chỉ quyết định phương hướng quan hệ giữa hai cường quốc có trách nhiệm hàng đầu đối với hòa bình và thịnh vượng trong hàng thập kỷ tới mà còn thiết kế lên diện mạo của thế giới tương lai.
Ông Mariner David, nhà phân tích thời sự Anh thì có nhận định rằng: đó là một chút ôn cố tri tân của hai kẻ lợi dụng nhau có tính toán vì lợi ích cuả chính mình.
Theo ông thì trong chính trị quốc tế, khi các đại cường như Mỹ, Trung, Nga, Đức v.v…chỉ cần chuyển dịch một gót chân , hay một cuộc mặc cả bên lề hội nghị nào đó hay cuộc đàm thoại cũng đủ để các nước nhỏ phải chạy việt dã hàng chục năm trời mà nhiều khi còn dẫn đến cuộc chiến tranh vì nó thường là từ cuộc mặc cả đầy tính toán của hai bên.
Như theo ông lược lại lịch sử chuyến công du sang Mỹ của ông Đặng Tiểu Bình ba mươi năm về trước và chuyến đi của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon gặp gỡ Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh vào năm 1972 chính là việc mặc cả lịch sử để Mỹ-Trung bỏ thù oán tậm thời mà dẫn đến cuộc chiến mà Trung quốc đã phát động trên biên giới Trung Việt năm 1979 và đổi lại Trung quốc được quyền ưu tiên buôn bán vào Hoa kỳ miễn thuế.
Để có được chuyến thăm lịch sử đó, Mỹ và Trung Quốc đã trải qua gần 7 năm đàm phán và xây dựng quan hệ (từ 1972 đến 1979). Từ nền ngoại giao bóng bàn, thông qua các cuộc đàm phán bí mật giữa Kissinger và Chu Ân Lai, ký và triển khai Thông cáo chung Thượng Hải…Sự nỗ lực của các chiến lược gia và các nhà thương thuyết của cả hai bên được đền đáp. Trung Quốc ly khai hoàn toàn khỏi khối Xô-viết, vượt thoát sự kiềm tỏa của Liên Xô, bắt tay với Mỹ và phương Tây để đảm bảo an toàn cho bước ngoặt lịch sử của sự chuyển hướng chiến lược: kích hoạt sự nghiệp 4 hiện đại hóa và bước vào kỷ nguyên làm giầu kinh tế bằng cả mấy thế kỷ đã qua để có một Trung quốc đang vượt mặt Mỹ về kinh tế và là chủ nợ lớn nhất của Hoa kỳ và đang thách thức Mỹ về quân sự. Trung quốc để đổi giá này bằng 600000 thanh niên trẻ được huy động từ vùng thôn quê cho cuộc chiến tranh với Việt nam và về phía Việt Nam cũng đã phải chịu một số lượng sinh mạng gần như vậy.
Nhưng sau cùng thì Mỹ được gì? Với Thông cáo chung Thượng Hải Mỹ cùng với việc Trung quốc cam kết tấn công Việt nam thì họ càng gây sức ép mạnh hơn cho sự cấm vận để buộc đất nước này thắt lưng buộc bụng đến tận sương sườn, cột sống mà phải quỳ gối theo gậy của mình. Nhưng kết quả không như họ tưởng, Việt Nam sau khi thống nhất đất nước thóc gạo càng nhiều dân ăn thịt có bớt đi nhưng nồi cơm đầy nên, đời sống không khó khăn bằng những năm tháng chiến tranh với Mỹ. Như nhận định của các nhà báo Pháp thì cuộc mặc cả đó chỉ đem lợi cho Trung cộng hơn là cho Mỹ. Nhìn vào kết quả thì chẳng thu hái được gì ngoài chuyện được Trung quốc trả hận an ủi cho Mỹ bằng cuộc “tấn công dạy Việt nam một bài học ” mà không có kết quả là bao nhiêu, chẳng khác gì người giơ giả vờ đánh một kẻ mà vốn làm cho bạn tức muốn trả thù bằng cú tát rất nhẹ, không có lực. Trái lại, kẻ đánh lại chịu thêm cay đắng, họ lại giẫm chân như cha ông xưa thua một Việt nam nhỏ bé vốn là đàn em của mình, một cái gai trong mắt mà khó nhổ được. Sau cùng thì nay khi Trung quốc đã từ một người với bộ xương khẳng khiu do cuộc cách mạng văn hóa kéo dài dưới sự lãnh đạo tài tình của ông Mao Trạch Đông thì nhanh chóng có xương có thịt với bộ Com lê tây thay cho bộ tôn Trung Sơn truyền thống họ mỉm cười bắt tay khắp thế giới chào hàng bán đủ mội thứ và họ sẵn sàng ra trong túi đầy xếp tiền Đô-la để mua về tất cả những gì như máy bay, tầu chiến hiện đại nhất để trang bị cho quân đội của mình và nay cánh tay của tượng Mao Trạch Đông giơ ra biển Đông chứ không giơ lên trời như xưa. Tất cả những hòn đảo bằng san hô dù chỉ ngoi lên mặt nước chỉ một ngón tay cũng được họ phù phép thành tiền đồn lấn biển, tạo đường lưỡi bò chín khúc vào đến tận biển của Việt Nam và Philipine, thậm chí nó nuốt cả đường hàng hải quốc tế, đe dọa an ninh của cả Mỹ ra vào khu vực này. Đây là duyên cớ cho một cuộc gặp mặt mới hôm nay giữa hai kẻ tri ân một thời nhưng trong không khí hòan toàn khác.
Những gì Trung-Mỹ phải đọ gang hiện nay
Những người cơ hội ít khi vì tình nghĩa keo sơn mà chịu hy sinh quyền lợi của mình cho bạn khi mối tình ấy chỉ là mối tình lợi dụng nhau theo kiểu “bóc bánh trả tiền” mà thôi. Cuộc chiến tranh lạnh đã lùi xa mấy chục năm rồi và các mối quan hệ quốc tế hiện nay phức tạp hơn xưa rất nhiều và các vai diễn kịch trên sân khấu chính trị đã khác.
Trung quốc nay ngồi với tư thế là chủ nợ của ông bạn Mỹ và đang tự tay vẽ lại trật tự thế giới mà không cần hỏi ý Mỹ. Các tầu chiến của họ nay thay thế Mỹ có mặt trên biển Đông và cả Thái Bình dương đôi khi đuổi vây cả tầu của Mỹ khi thăm dò đại dương và máy bay phản lực đôi khi ép cả máy bay của bạn. Những ánh mắt của các nước trong khu vực Asian đang nhìn về phía Mỹ xem họ phản ứng ra sao và những gì xẩy ra hai năm gần đây ở ĐNÁ và châu Á-Thái Bình Dương cho thấy các mâu thuẫn địa-chiến lược trên Biển Đông và ở các khu vực Đông Hải, Hoàng Hải sẽ là điểm nóng trong nghị trình cấp cao mà Mỹ Trung sẽ gặp nhau tới đây. Trung-Mỹ tuy đã xây dựng được các mối bang giao trưởng thành, nhưng mấy năm trở lại đây lại đang lâm vào tình trạng ngày càng bất tín nhiệm nhau, nghi ngờ nhau và khả năng đối đầu gián tiếp sẽ có thể xẩy ra bất kỳ lúc nào.
Ngay đến cựu ngoại trưởng Kissinger cũng bày tỏ quan ngại về nguy cơ giới lãnh đạo Mỹ-Trung trong vòng thập niên tới đang gieo nền móng cho sự thù nghịch đáng ngại.Tờ “The Economist” trong số mới nhất còn cảnh báo thêm rằng, hiện không có nơi nào trên thế giới diễn ra sự kình địch manh nha nhưng gay gắt như giữa quân lực Hoa Kỳ và quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang được nhanh chóng hiện đại hóa.
Như phân tích của tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng thì: “một trong những mối quan ngại của thế giới và khu vực hiện nay là Trung Quốc dường như ngày càng ráo riết hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là tăng cường lực lượng hải quân ở Biển Đông và có các hành động mạnh bạo: từ uy hiếp, bắt bớ ngư dân đến các cuộc tập trận với quy mô lớn chưa từng có.Trong một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ có lưu ý rằng tư duy quân sự của Bắc Kinh hiện đã thay đổi cơ bản. Trước đây, TQ chú trọng đến chủ quyền trên đất liền và hàm ý rằng PLA chỉ bám theo vùng biên giới. Giờ đây, Trung Nam Hải nhấn mạnh phải bảo vệ điều mà Bắc Kinh cho là quyền lợi của TQ ở khắp hoàn cầu.
Ngoài các hồ sơ về kinh tế, thương mại, đặc biệt là vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ, vấn đề an ninh quốc phòng sẽ chiếm một thời lượng lớn trong các cuộc thương thuyết. Thật ra không chỉ Mỹ mà nhiều nước khác cũng quan tâm đến chương trình hiện đại hóa quân đội của PLA.Mỹ muốn TQ minh bạch hơn trong vấn đề này và cần đến sự hợp tác của TQ để giải quyết một số vấn đề lớn trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác Mỹ cũng lo rằng TQ là nước có thể thách thức vị thế lãnh đạo của Mỹ.Trong tư duy chiến lược, TQ xem Mỹ như một siêu cường đang đi xuống và ra sức ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Mỹ ngược lại lo ngại tinh thần dân tộc quá khích ở TQ, nhất là giờ đây TQ đã đạt được một vị thế đáng nể về kinh tế lẫn quân sự.”
Người ta cho rằng nếu một khi hai bên không giải quyết được bất đồng ngày càng gia tăng và cuộc đọ gang phải đến thì Trung quốc sẽ có một võ sỹ không biết sợ là gì ra chơi với Mỹ đó là người hung Bắc Triều tiên. Gặp một đối thủ như vậy quả là khó khăn cho Mỹ vô cùng nhưng Trung quốc lại để lên dây cót đất nước Thiên Lý Mã bằng khẩu hiệu giải phóng đất nước, giải phóng miền Nam. Lịch sử có thể lại diễn ra như vậy vì đó là tôn sách quyen thuộc của Trung quốc mất rồi. Như chơi bài người ta biết người bên đưa ra quân gì nhưng cái khó làm sao ngăn được nó?
Biển Đông và sự thỏa thuận chỉ có thể giải quyết khi Trung quốc phải từ bỏ tham vọng biến nó thành ao nhà mình.
Mỹ nay biết cuộc chiến ở Afganitan và cả I-rắc chẳng đem về cho họ chút lợi lộc gì mà chỉ làm cho nền kinh tế vốn đang khủng khoảng thêm đứt hơi hơn và chia rẽ trong đất nước càng lớn lên khó hàn gắn. Thị trường châu Âu không còn là của Mỹ vì các nước này trong khi Mỹ bận rộn trong cuộc chiến tranh thì họ công nghệ càng cao, chất lượng hơn hẳn hàng hóa Mỹ nên khó có chỗ đứng cho các doanh nghiệp Hoa kỳ tại đây. Ngay cả vũ khí vốn châu Âu xưa hay mua của Hoa kỳ nay họ tự sản xuất và công nghệ cũng tinh xảo không kém thậm chí có điểm ưu việt hơn như các tầu chiến của Pháp, Anh, máy bay và tăng của Đức v.v… đang bán ra trên thị trường thế giới cạnh tranh ngay cả với Hoa kỳ. Hiện nay kinh tế Mỹ chỉ còn trông vào thị trường Đông Nam Á và ví dụ cụ thể ntrong chuyến đi 9 ngày vừa qua của tổng thống Obama sang Indonexia đã bán được hơn 20 tỷ đô la báy bay hành khách và có thể còn lên cao gấp đôi con số này mang lại việc làm cho mấy chục ngàn công việc ở Hoa kỳ.
Nếu thị trường Đong Á thông suốt thì hàng năm chắc chắn Mỹ thu về tử khu vực này hàng trăm tỷ đô la đó là điều chắc chắn. Cho nên tổng thống Obama đã không giấu điều này khi nói rõ Châu Á là tương lai của Hoa kỳ và chúng tôi đến đây ra về nhưng nước Mỹ sẽ ở lại”. Vấn đề Mỹ ở lại có được lâu hay không? Người ở đây có quý khách này không còn phải phụ thuộc vào vai trò của Mỹ ra sao trước con Hổ sám Trung quốc đang giơ vuốt đe dọa họ. Mỹ có phải là người bạn đáng tin cậy cùng họ đối chọi với con hổ này không hay lại đến khi cần và lại đi khi gian khó? Ngày nay các công ty thăm dò dầu khí của Mỹ đang thành công trong việc tìm ra nguồn dầu tại biển của Việt nam mà Trung quốc đang hù dọa là lãnh hải của họ. Vậy Mỹ có né tránh chịu lùi bước trước Trung quốc hay không? Rõ ràng Mỹ không có lý do đứng ngoài cuộc như họ đã nói trước đây là nếu có tranh chấp lớn họ không đứng vào bên nào vì đây là công ty lớn thứ 7 của Hoa kỳ và là quyền lợi của chính mình. Các cặp mắt của các nước Asian đang nhìn vào Mỹ để tìm thấy câu trả lời là Mỹ ở hay Mỹ đến rồi lại ra đi trước tiêng gầm gừ của con hổ Trung quốc?
Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason (Mỹ) nhìn nhận mâu thuẫn Mỹ-Trung ảnh hưởng đến Biển Đông: Thứ nhất, mâu thuẫn đó làm cho tình hình trong toàn khu vực nóng lên; Thứ hai, do Mỹ can dự tích cực hơn vào khu vực nên các nước nhỏ ở ĐNÁ dám đề ra những chính sách để bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ ba, Trung Quốc tỏ thái độ hòa dịu, dù chỉ là tạm thời; Thứ tư, sự hợp tác giữa Mỹ và các quốc gia khác ở ĐNÁ và cả toàn bộ châu Á chặt chẽ hơn, nhất là với các quốc gia trước đây có thái độ nước đôi như Nhật Bản và Ấn Độ.
Theo báo chí Anh, một số giới tại TQ tin rằng “Obama là một tổng thống yếu” và đây là cơ hội để giành lợi thế. Phía Mỹ đáp lại, nếu TQ tin như vậy thì đó sẽ là một sai lầm lớn. Liệu chủ tịch Hồ Cẩm Đào có dùng chuyến thăm này để “nắn gân” bấm huyệt Mỹ hay không? Hai bên sẽ có đưa ra cách tiếp cận mới để xây dựng bộ khung cho quan hệ, trong đó có thỏa thuận về Biển Đông hay không vừa đảm bảo quyền lợi của Mỹ và vừa bảo vệ các quyền lợi của khối Asian mà Trung quốc cũng sẽ phải nín chịu?
Hãy chờ xem hiệp thứ ba của cuộc tao ngộ giữa hai cường quốc này trong khoẳng khắc lịch sử quan trọng hiện nay. Nước Mỹ có thể tiến lên trên vũ đài như cái dáng năm xưa hay lùi và ngồi xuống ghế thở nhịp ngắn như một võ sỹ đã mệt mỏi khó đứng dậy trước khi hồi còi trận đấu bắt đầu là phút giây này. Trung quốc chắc cũng vẫn ngại người võ sỹ chuyên nghiệp đầy kinh nghiệm này dù có mệt nhưng dồn cú nốc ao mạnh cuối cùng vẫn có thể đo ván đối thủ như thường.
Ngày 11 tháng 11 năm 2011.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt
Hồ cẩm Đào định “nắn gân bấm huyệt Obama” ư? Nếu qủa Obama yếu, dân Mỹ chẳng lẽ không biết bầu người khác. Vấn đề là tác giả chỉ tập trung sự đối đầu gĩưa Tàu và Mỹ. Nếu có chiến tranh thế giới xảy ra giữa Tàu và Mỹ, chẳng lẽ các nước khác đứng ngoài? Anh . Pháp, Đức, Úc, Canada, Nhật, Phi, Ắn, Hàn.v.v…không liên kết với Mỹ ư? Mỹ đang củng cố quan hệ đồng minh với các nước khác phòng hờ việc chiến tranh có xảy ra với Tàu. Còn nội bộ Tàu chắc gì ổn định mà kiếm chuyện với Mỹ, vả lại họ còn lo mất số tiền đầu tư mua bond của Mỹ nếu qủa thật có đánh nhau.