WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoa Kỳ trở lại tây Thái Bình Dương

Tổng thống Obama khẳng định quyết tâm trở lại Á châu. Hình EastAsiaForum

Tổng thống Obama trong chuyến đi 9 ngày qua Hawai, sinh quán của ông, Canberra và Indonesia, đã công bố một chính sách mới tại Á châu Thái Bình Dương. Trong một cuộc họp báo với thủ tướng Úc, bà Julia Gillard, và một ngày sau đó trước quốc hội Úc, tổng thống Obama công bố kế hoạch “Hoa Kỳ trở lại tây Thái Bình Dương”. Kế hoạch là trong nhiều năm tới Hoa Kỳ sẽ chuyển 2500 quân đến trú đóng tại Darwin, một thành phố ở cực bắc Úc châu.

Darwin nhìn ra một vùng biển theo chiều kim đồng hồ gồm Indonesia, Singapore (với hai eo biển chiến lược Sunda, Malacca), Cam Ranh, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản, vòng xuống qua đảo Guam, trở về Papua New Guinea. Trung tâm vùng biển là Phi Luật Tân và quần đảo Spratlys nằm trên con đường huyết mạch từ Ấn Độ Dương vào tây Thái Bình Dương. Vùng biển Darwin, Guinea, Bornea là nơi từng chứng kiến những cuộc tranh hùng đẫm máu đầu thập niên 1940 giữa Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Nhật trước khi Hoa Kỳ chiếm lại Thái Bình Dương dẫn đến sự kết thúc chiến tranh và đầu hàng của Nhật Bản.

Tổng thống Obama có nhắc đến Hiệp ước ANZUS (Australia – New Zeland – USA) ký năm 1951 tại San Francisco liên kết 3 nước Úc, Tân Tây Lan và Hoa Kỳ trong một hiệp ước phòng thủ chung để hàm ý đây không phải là một cái gì mới và do đó không có tính de doạ ai. Và điểm nhấn tế nhị này cũng đã được Úc thông báo cho Thứ trưởng Bộ quốc phòng Trung quốc biết trước đó. Nhưng năm 1984 khi Tân Tây Lan từ chối không cho chiến hạm nguyên tử của Hoa Kỳ cập bến thì xem như Tân Tây Lan rút ra khỏi ANZUS và sau đó hiệp ước ANZUS cũng không được nhắc nhỡ tới nhiều vì không có nhu cầu. Lần này liên minh quân sự giữ Hoa Kỳ và Úc châu là một quyết định có tính chiến lược do tình hình mới đòi hỏi.

Thập niên 1970 khi Hoa Kỳ ra khỏi tây Thái Bình Dương Hoa Kỳ nghĩ rằng sự hiện diện của Hạm đội 7 trên Thái Bình Dương là đủ duy trì thế lực và bảo vệ  quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng. Điều này đúng lúc đó, khi Trung quốc còn lúng túng với “bước nhảy vọt” và với cuộc “cách mạng văn hóa” và là một lực lượng kinh tế và quân sự không đáng kể, hơn nữa lại là một đồng minh lỏng lẻo với Hoa Kỳ trong một mục tiêu chung là chận sự bành trướng của Liên bang Xô viết xuống nam Thái Bình Dương. Nhưng từ thập niên 1970 sau khi ông Đặng Tiểu Bình trở lại chính quyền, Trung quốc đã tiến vượt bực về cả hai mặt kinh tế và quân sự với quyết tâm trở thành siêu cường thế giới, và Trung quốc trở thành một mối đe dọa cho quyền lợi của Hoa Kỳ vùng tây Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ không thể ngồi yên nhìn tư thế cường quốc của mình lu mờ dần trong vùng trời đó nên trong nhiều năm qua, với sự ủy thác của tổng thống Obama ông bộ trưởng quốc phòng Robert Gates đã để thì giờ và tâm trí, và qua nhiều chuyến đi Á châu, nhắc nhở các quốc gia Đông Nam Á  rằng Hoa Kỳ không bỏ quên vùng tây Thái Bình Dương. Ông Robert Gates thực hiện công tác này trong những điều kiện không thuận lợi khi Hoa Kỳ còn đang bận tay (thì giờ, quân lính, tiền bạc) với Trung đông nên ảnh hưởng tâm lý đối với các nước Đông Á, nhất là các nước trong khối Asean rất hạn chế. Các quốc gia này chờ đợi một chính sách mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ .

Và cái gì tới sẽ phải tới. Trung quốc càng lúc càng xây dựng và củng cố tư thế của mình trong vùng tây Thái Bình Dương như công bố chủ quyền trên Biển Đông (kho dầu hỏa tương lai và là con đường lưu thông trên biển từ Ấn Độ Dương vào), thiết lập căn cứ tàu ngầm tại đảo Hải Nam, tạo khó khăn cho các công ty ký giao kèo khai thác dầu hỏa với Việt Nam, ngang nhiên bắt nạt Việt Nam, Phi luật tân bằng cách thỉnh thỏang ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trên Biển Đông trong vùng Việt Nam có đặc quyền kinh tế, bắt giữ ngư dân và tịch thu thuyền bè, và nhất là ngang nhiên chận tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đang hoạt động thăm dò đáy biển trong hải phận quốc tế.

Mặt khác Hoa Kỳ bắt đầu rảnh tay tại Trung đông (rảnh tay một chút nhưng chưa hết chuyện nhức đầu với tình hình Pakistan, tương lai của Afghanistan và Iran sắp có bom nguyên tử) và với cuộc chạy đua vào Bạch ốc năm tới, tổng thống Obama có nhu cầu công bố một chính sách mạnh để làm yên tâm dân chúng Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh đó sự cam kết mới của Hoa Kỳ tại Á châu ra đời.

Đọc diễn văn trước Quốc hội Úc, tổng thống Obama đưa ra những lời lẽ khá mạnh mẽ để cảnh báo Trung quốc về quyết tâm của Hoa Kỳ, là dù có khó khăn cũng sẽ làm tròn nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh tại Á châu. Tổng thống Obama nói: “Hoa Kỳ là một thế lực Thái Bình Dương, và chúng tôi sẽ duy trì tư thế đó” (nguyên văn: The United States is a Pacific power, and we are here to stay). Bằng lời lẽ không úp mở tổng thống Obama tuyên bố: “sau một thập niên bận rộn với hai cuộc chiến đẫm máu hao tiền tốn của, lúc này Hoa Kỳ sẽ quan tâm đến Á châu, một địa lý có nhiều tiềm năng” (nguyên văn : After a decade in which we fought two wars that cost us dearly in blood and treasure, the United States is turning our attention to the vast potential of the Asia Pacific). Không dấu diếm quan điểm rằng Á châu sẽ xác định hòa bình hay chiến tranh trong thế kỷ này, tổng thống Obama nói: “Với vũ khí nguyên tử và một nửa nhân loại, người ta tự hỏi trong thế kỷ này Á châu sẽ là nơi tranh chấp mang đến thống khổ hay hợp tác đem lại tiến bộ cho thế giới”(nguyên văn:  With most of the world’s nuclear power and some half of humanity, Asia will largely define whether the century ahead will be marked by conflict or cooperation, needless suffering or human progress).

Với những ai nghĩ rằng Hoa Kỳ đang gặp khó khăn tài chánh và trong tương lai sẽ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, tổng thống Hoa Kỳ trấn an rằng “Sự cắt giảm ngân sách quốc phòng để giải quyết sự thiếu hụt ngân sách sẽ không – tôi lặp lại, sẽ không, làm giảm cam kết của Hoa Kỳ tại Á châu” (nguyên văn: cut in US defense spending to help rein in huge budget deficit will not – I repeat, will not – come to the expense of the Asia-Pacific). Trước đó một ngày, trong cuộc họp báo với bà thủ tướng Úc tổng thống Obama cảnh cáo Trung quốc rằng Hoa Kỳ không lo sợ vì Trung quốc đang lớn mạnh, nhưng Trung quốc phải chơi theo luật quốc tế và “chừng nào Trung quốc chơi theo luật chơi chung, chừng nào Trung quốc biết vị trí của mình, chừng đó chúng ta cùng có lợi”. Còn nếu Trung quốc chơi luật giang hồ, “chúng ta sẽ cho Trung quốc biết rằng không chơi theo luật quốc tế thì Trung quốc không xứng đáng là một siêu cường” (nguyên văn: So where China is playing by these rules, recognizing its new role, I think this is a win-win situation”, if not “we will send a clear message … that they need to be on track in terms of accepting the rules and responsabilities that come with being a world power).

Đưa quân đến đóng tại nước ngoài luôn là một vấn đề tế nhị, đối với một số thành phần nhân dân của nước sở tại và các thế lực mà cuộc chuyển quân nhắm tới – trong trường hợp này là Trung quốc-  nên Hoa Kỳ đã cân nhắc thận trọng đưa ra một con số rất khiêm nhường là 2500 quân, và số quân này cũng chỉ được đưa vào một cách tiệm tiến, mỗi năm một đại đội từ 200 đến 250 quân, và đại đội đầu tiên sẽ đến căn cứ Darwin vào năm 2012. Một chương trình chuyển quân như vậy sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự nên có thể xem như một nước bài để rộng cửa còn thương thuyết với nhau.

Vì cuộc điều quân đến Úc châu có tính hình thức, nên thành phần tả khuynh tại Úc châu không ồn ào lên tiếng phản đối, ngoại trừ ông Hugh White một cựu viên chức quốc phòng Úc nay là giáo sư đại học Úc châu (Australian National University) cảnh giác rằng chính sách “bắp thịt” của Hoa Kỳ trước sự lớn mạnh của Trung quốc có thể tạo một cái khung tranh chấp hơn là tương nhượng (*). Trong khi đó Trung quốc phản ứng một cách rất ngoại giao. Trong ngày 17/11, sau bài diễn văn của tổng thống Obama ở Canberra, một phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Trung quốc lên tiếng bằng cách đặt câu hỏi: “Trong tình hình kinh tế khó khăn trên thế giới, Hoa Kỳ đưa ra những chính sách quân sự mạnh mẽ như vậy không biết có lợi ích gì không?

Phản ứng này có thể xem là nhẹ nhàng trước những lời tuyên bố mạnh mẽ đối với Trung quốc của tổng thống Obama như khi yêu cầu Trung quốc vào khuôn phép quốc tế. Nhưng khi nói tới kinh tế khó khăn, Trung quốc không khỏi hàm ý nhắc Hoa Kỳ còn nợ nần Trung quốc nhiều và Trung quốc có nhiều cách để tạo khó khăn cho Hoa Kỳ .

Ngoài việc đồn trú quân tại Darwin, Úc còn đồng ý để Hoa Kỳ dùng các căn cứ Không quân trong vùng bắc Úc châu và Không quân hai nước sẽ cùng tham dự các chương trình huấn luyện, thao dượt và hành quân chung.

Mục tiêu trước mắt của Hoa Kỳ là tạo điều kiện để thực hiện chính sách bảo vệ sự lưu thông trên Biển Đông. Năm trước ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố đó là quyền lợi thiết yếu của Hoa Kỳ. Thiết yếu chẳng phải chỉ là nguyên tắc của Luật Biển mà còn là một thực tế vì mỗi năm số lượng hàng hóa mậu dịch giữa Hoa Kỳ và các nước tây Á châu đi qua Biển Đông lên đến 1.200 tỉ (một ngàn hai trăm tỉ) mỹ kim.

Đứng từ Darwin, trong tầm nhìn chiến lược, trước mắt là 3 cứ điểm quan trọng liên quan đến sự lưu thông trong vùng tây Thái Bình Dương. Hai eo biển Malacca, và Sunda từ Ấn Độ Duươg vào tây Thái Bình Dương và quần đảo Trường Sa. Cả 3 đều nằm trong khoảng cách kềm chế được từ căn cứ Darwin. Darwin- Malacca 3500 km, Darwin – Sunda 2600 km và Darwin Trường Sa 4500 km. Căn cứ Darwin là nơi tốt nhất xuất phát các cuộc hành quân trong trường hợp cần bảo vệ 3 cứ điểm trên.

Đó là việc trước mắt. Xa hơn là con đường lấn chiếm của Trung quốc ra biển rộng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hiện Hoa Kỳ có 28.500 quân đồn trú tại Nam Hàn, hơn 40.000 đồn trú tại Nhật,  gần 13.000 trên các chiến hạm ngoài khơi Thái Bình Dương, nhưng phía Nam còn trống. Những gì Hoa Kỳ và Úc vừa thỏa thuận với nhau là bịt kín lỗ hổng phía nam.

Có thể vì Spratlys nằm trong tầm nhìn của thỏa thuận Darwin nên Việt Nam đã phấn khởi và ngầm ý khuyến khích. Khoảng 10 ngày trước, một đoạn phim ngắn cho thấy tàu cảnh sát biển Việt Nam rượt tàu hải giám Trung quốc ngoài khơi. Nhiều nghi vấn đưa ra về nguồn gốc đoạn phim và mục đích của nó. Nay người ta có thể nghĩ sự tiết lộ đoạn phim trên có liên quan đến chính sách mới của Hoa Kỳ. Sự thật (theo mạng BBC) những ai theo sát tin tức ngoài biển Việt Nam trong năm qua đều biết rằng những cuộc rượt đuổi căng thẳng như vậy thường diễn ra khi tàu Trung quốc bắt nạt và hành hung ngư dân Việt Nam. Nhưng cả hai, Trung quốc cũng như Việt Nam đều ém nhẹm vì mỗi bên đều tính toán rằng làm vậy có lợi hơn.

Còn đối với các nước Đông Nam Á khác, một phần ngán đòn phép kinh tế của Trung quốc, phần khác chưa hoàn toàn tin vào sự nhập cuộc của Hoa Kỳ nên chọn thái độ thượng sách là chờ đợi. Nhưng tuy giữ thái độ im lặng, các nước Đông Á và khối Asean không khỏi phấn khỏi trước động thái mới của Hoa Kỳ.

Câu hỏi căn bản đối với người Việt trong và ngoài nước là: Chính quyền Việt Nam phải hành xử như thế nào trước tình hình mới? Phấn khởi cũng không có gì sai trái. Tuy nhiên trong bối cảnh tế nhị hiện nay thái độ tốt nhất của Việt Nam là bình tĩnh và dè dặt quan sát.

Tôi không tin người cộng sản Việt Nam đã chọn con đương đầu hàng Trung quốc cho yên thân và cứu đảng. Nhưng nếu chọn con đường ngả hẳn vào Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi của đảng cũng chưa phải là cách an toàn nhất.

Cần khai thác yếu tố quốc tế. Cần biết cân nhắc lợi hại và trên hết phải khai thác cho được nội lực của toàn dân bằng một chương trình tiệm tiến dân chủ hóa đất nước thì đó mới là sách lược cứu quốc hữu hiệu nhất lúc này cũng như bất cứ lúc nào khác. Bài học cứu quốc của tiền nhân còn đó.

Nov. 20. 2011

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt
———————————–

(*) xem “America reaches a pivot point in Asia”, The Economist 19 – 25th, Nov. 2011

12 Phản hồi cho “Hoa Kỳ trở lại tây Thái Bình Dương”

  1. Huong Nguyen says:

    Nếu muốn trực tiếp kiểm soát biển Đông tại sao Hoa Kỳ không thiết lập những căn cứ tại Phi Luật Tân như họ đã từng có và có thể?
    CSVN trông chờ gì ở Mỹ nếu họ không phải là 1 liên minh của quốc gia này? – bởi vì Hoa Kỳ không bao giờ đối chọi với Trung Cộng vì Việt-Nam cả. Nếu có thì họ sẽ dùng Việt-Nam như là 1 con chốt để thử nghiệm sức mạnh và quyết tâm của Trung Cộng mà thôi! Và chỉ có trường hợp này CSVN mới đu dây được giữa 2 thế lực. Nếu không thì Việt-Nam phải đối diện với 1 hiện thực là bằng mọi giá Trung Cộng phải tiến về phương Nam và thanh toán biển Đông trong 1 tương lai rất gần, sau khi ảnh hưởng của họ đã bị đánh bật ra khỏi Trung Đông và Châu Phi. Nhưng biển Đông cũng chỉ là 1 cái túi cùng khi người ta nhìn lại 1 liên minh mới của Hoa Kỳ từ Thái Lan sang Mã Lai, Indonesia, Phi luật Tân , Úc và xa lên nữa là Đại Hàn và Nhật Bản.
    Trong bàn cờ của biển Đông hôm nay chỉ còn lại Việt-Nam quê hương ngạo nghễ như 1 đỉnh cao cô đơn – là hậu quả của những lãnh đạo cuồng tín đã xữ dụng người dân Việt-Nam như phân bón trong chiến tranh và người hùng lao động trong hoà bình để phục vụ cho 1 giai cấp gọi là vô sản ăn trên ngồi trước và làm giàu truyền kiếp.
    Lãnh đạo Việt-Nam có can tâm đầu hàng Trung Cộng hay không không phải là quan tâm hàng đầu cho 1 Việt-Nam dân chủ, tự do, thịnh vượng mà chính sự hiện hữu của CSVN là nguyên nhân của mọi vấn đề. Ông Trần Bình Nam đã cố tình đặt sai trọng tâm để lèo lái dư luận đến 1 điễm mà ông dù không nói rõ người ta cũng thấy đó là hãy đoàn kết dân tộc sau lưng của đảng CSVN!

  2. Phan BA says:

    Việt cộng và tàu cộng kỳ này sẽ chết dưới tay Obama.. Vì cả đời chịu đàn áp, nên ông ta cực kỳ ghét kẻ đàn áp.

    Nếu không khôn như mấy tên quân phiệt Burma thì đám việt cộng sẽ chết thảm như cha con Gaddafi.

  3. Phạm Im. says:

    Sư Tổ của Việt Cọng là Trung Cọng, vì thế cho nên VC khó lòng ứng xử theo trào lưu tiến hóa của thế giới trong khi các thế lực kinh tế đều nằm hết trong tay bọn Tư bản đỏ, chúng đang bảo hộ hầu hết khắp các thị trường để thao túng bóc lọt sức lao động của nông dân và công nhân mà không gặp phải chống đối hay kháng cự, chia nhau lợi nhuận ăn chặn cắt xắn cổ phần như tập đoàn Vinashing đồng thời trấn lột đất ruộng của các hộ nông dân bán cho tư bản đỏ, không phải bỏ Đảng sang giàu mà nhằm củng cố quyền lực lâu hơn, biến người dân chỉ biết tập trung lo cho cái ăn cái đói mà không còn đòi hỏi gì hơn khác nữa! Tạo nên một đám người chỉ biết cúi đầu phục dịch cho nhóm quyền thế giàu có như Trung Cọng hiện nay. Có quyền lực thì tất nhiên phải có nhà cao cửa rộng xe hơi đắt giá lại có thêm vợ bé. Đó là mô hình XHCN ngày nay của TC và VC đã và đang diễn tiến.

  4. Trúc Bạch says:

    Vừa thôi chứ !

    Ông Trần Bình Nam “không tin người cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đầu hàng Trung quốc cho yên thân và cứu đảng” .

    - Căn cứ vào các tài liệu đã được các quan chức ngoại giao cs như Trần Quang Cơ, Nguyễn Cơ Thạch..v.v…tiết lộ sau hội nghị Thành Đô 1990 – Thì tôi tin rằng đảng csVN đã “chọn con đường đầu hàng Trung quốc cho yên thân và cứu đảng” đấy !!!!

    Trong “Hồi Ức Và Suy Nghĩ” , Trần Qung Cơ thú nhận :

    “Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ Chủ nghĩa xã hội, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm họa “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu.”

    - Ông Trần Binh Nam có biết cái hội nghị mang tên “Thành Đô’ không, mà dám nói ngược lại những điều đảng csVN đã làm để “cứu đảng”…..(Có người gọi là “Giải Pháp Đỏ”) ?

    Trắng trợn hay “vô trì” mà ông Trần Bình Nam lại bỏ “quên” mục đích chính của cái hội nghị Thành Đô “lịch sử” mà lãnh đạo đảng csVN đã “gặt hái nhiều thành quả” ???.

    Ông Trần Bình Nam “không tin” vào những gì đã có thật trong lịch sử và đã được chính các nhân chứng sống kể lại là quyền của ông, nhưng xin đừng viết ra trắng trợn quá để những người “cs gộc” như Trần Quang Cơ, Nguyễn Cơ Thạch phải …đỏ mặt vì thua kém một người chưa có tuổi đảng nào như ông .

  5. Trung Hoàng says:

    ĐÁP ỨNG ĐÚNG LÚC.

    Hoa Kỳ trở lại Tây Thái Bình Dương, thiết lập thêm căn cứ Darwin phiá Bắc Australia, với số lượng binh sĩ ít ỏi rất khiêm nhường. Nhưng việc làm đó đã làm cho Trung Quốc phải suy nghĩ, và cho đó là hành động mà Hoa Kỳ có ý muốn bao vây Trung Quốc trong một thế trận mới. Trong khi Hoa Kỳ thấy đó là một việc rất cần thiết phải làm, để có thể tạo sự an long cho các nước đồng minh lâu đời với Hoa Kỳ trong khu vực biển Châu Á-Thái Bình Dương.

    Cũng như việc an toàn giao thông hàng hải ở khu vực biển Đông Nam Á là mối quan tâm hàng đầu , nơi mà quyền lợi thiết yếu cuả quốc gia Hoa Kỳ cần phải được bảo vệ. Nhất là trong khu vực Châu Á đang có rất nhiều sự phát triển kinh tế mạnh mẻ cuả số đông các nước, có ảnh hưởng và gắng chặt với quyền lợi kinh tế cuả Hoa Kỳ. Những cuộc gây hấn quấy rối, từ các tàu chiến và tàu tuần tra Trung Quốc đã vượt qua khỏi sự giới hạn cuả luật pháp quốc tế, thao túng các ngư dân cuả các nước khác trong vùng, làm quan ngại rất nhiều đến sự an toàn giao thông trong khu vực nầy. Không riêng gì Hoa Kỳ, mà còn đối với cả các nước khác trên thế giới cũng phải e sợ, sự bất chấp và xem thường luật pháp quốc tế cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh hiện nay.

    Không ít người cho rằng sự trở lại cuả Hoa Kỳ trên khu vực biển Châu Á-Thái Bình Dương, không ít thì nhiều được nhắm vào sự bao vây Trung Quốc từ xa, một luận điểm gần như đúng theo sự nhận định phiếm diện cuả các nhà cầm quyền Bắc Kinh hiện nay. Trong lúc nầy, Darwin vẫn chỉ là một cứ điểm dự phòng, nó chưa thể là một căn cứ thật sự đúng nghiã cuả nó. Nhưng trong tương lai, không ai có thể tiên đoán được những gì sẽ phải có được ở cứ điểm nầy; hẵn nhiên, đó mới chính là điều mà Trung Quốc phải lo ngại nhiều, bởi vì Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc chắc chắn là phải vấp phải một trở lực khó vượt qua được. Khi mà Darwin trở thành một căn cứ thật sự, cũng không thể cho là có sự bao vây Trung Quốc, mà ở đó chỉ đơn giản là một sự ngăn chận cần thiết phải có, trước làn sóng bá quyền bành trướng quá mạnh mẻ, hung hăng rất đáng quan ngại cuả Trung Quốc.

    Không ai có thể phủ nhận được là hiện nay, Trung Quốc đã tiến gần đến đỉnh điểm là một siêu cường thế giới thực sự, một sự trổi dậy mạnh mẻ đã khiến cho cả thế giới và Hoa Kỳ phải có sự quan ngại e sợ. Sự bành trướng rộng ra trên mọi mặt, dẫn đến việc phân chia quyền lực trong vùng biển Thái Bình Dương đã luôn được Bắc Kinh đặt ra, một đòi hỏi mà xem như Hoa Kỳ khó lòng thoả mãn cho tham vọng không ngừng lại đó bao giờ. Ai ai cũng có thể thấy, nhà cầm quyền Bắc Kinh luôn luôn theo một mưu sách thâm hiểm, được đằng chân sẽ lấn tới lên đầu. Lịch sử bá quyền bành trướng Đại Hán tự ngàn xưa mà các nước trong khu vực đã từng gánh chịu bao đau khổ, qua đó thì dân Việt Nam là phiá hiểu rất rõ mộng Đại Hán đó hơn ai hết.

    Đối với Hoa Kỳ, thì đó chẳng qua là việc cần làm để ngăn chận từ xa, nhưng đối với các nước nhỏ trong khu vực như Việt Nam, thì đó quả là một đáp ứng rất đúng lúc.

    Xin trân trọng.

  6. Trần Quân says:

    Ai bảo ông Obama thuộc phe “bồ câu” ? Tôi thấy ông ta “diều hâu” còn hơn cả ba con diều hâu Cộng Hòa: Nixon, Reagan, Bush (con), cộng lại. Có điều là tôi thấy ông làm việc tương đối âm thầm, chứ không ầm ĩ như mấy ông kia.

    Lịch sử nên gọi ông Obama là “con diều hâu trầm lặng” cho đúng với cá tính của ông chăng?

    • thùy says:

      Obama tuyên bó với Hồ cẩm Đào rất mạnh ,rất có vẻ bề trên,nghỉ là không ngại ,không sợ (mà nói theo ngôn ngử ngoại giao đả có.Obama khẳng đinh Mỷ không sợ TC,và cảnh cáoTC nên hành xử như một người lớn,nghỉ là không còn kiểu trẻ con (chưa phát triển) như trước đây nửa. Và điều này ,cá nhân người góp ý rất lấy làmhứng thú. Vì lẻ đơn giản là ai có thể hạ TC trong sự hảnh tiến kiêu căng,ngạo mạn của chúng ,một bọn cướp hung hăng và du đảng ,đang ngốn dần mảnh đất của cha ông đẻ lại . Hanh xử ngang ngược ,vô thiên vô địa đên nổi Obam-Mỷ không còn chịu đựng được nửa,không muốn nghe lải nhải,cớ này cớ nọ trì hoản phép tắc trong cuộc chơi chung với các nưóc khắp năm châu.đả nới là enough is enough Nói đủ rối,anh TRC ạ,hày hành đông thưc tế tỏ thiên chi với CĐ Quốc Tế nhiều hơn nửa. Ôi đất nước có biết “giờlịch sử đả điểm” rồi không vậy.? Nghe nói các nước gần TC không ai lên tiếng ,nhưng chác chắn họ sẻ mừng thầm.. VC sẻ phản ứng thế nào?
      Hảy hi vọng ….

  7. Thiên Phúc says:

    Kinh nghiệm xương máu và nước mắt tin Mỹ để có ngày 30 tháng tư đen. Tài phiệt Do Thái luôn trong thế mạnh trong chính quyền Mỹ. Quyền lợi tối thượng đất nước Mỹ là trên hết. Mỹ bảo vệ ” xương xườn” chính Mỹ khi Trung Cộng tỏ “ngu xuẩn” biểu lộ sự gian tham trong biển đông, . Nếu Tàu cộng đừng bước sớm xâm chiếm biển đông như bây giờ chừng 5-10 năm nửa nước VN sẽ không chối cải phụ thuộc 95% vào từ A—-Z vào Tàu cộng ; chừng ấy đâu còn thằng CSVN nào cựa quậy chóng lại. Tàu Cộng Tham mà dạy là vậy.
    Đặt vấn đề ở đây CSVN làm sao chạy khỏi bàn tay lông lá (Tàu Cộng và Mỹ) nếu Tàu và Mỹ chia đôi đặt quyền kinh tế biển đông có nghỉa là Tàu cộng được chiếm biển đông mà chia cho Mỹ hợp đồng khai thác 90%…thì dạy gì Mỹ theo tiếp VN..???.thế thì xin các chiến lược gia cho ý kiến ?????!!!!! có phải VN mất nước chẳng những CSVN bán mà chúng tạo cho Tàu cộng thé lực gian lận cộng tác với Mỹ tài phiệt ??!!!!!

  8. Nguyen V N says:

    Bác Trần bình Nam thân mến
    Tôi vô cùng xúc động và hoàn toàn biểu đồng tình với bác trong câu kết:

    Tôi không tin người cộng sản Việt Nam đã chọn con đương đầu hàng Trung quốc cho yên thân và cứu đảng. Nhưng nếu chọn con đường ngả hẳn vào Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi của đảng cũng chưa phải là cách an toàn nhất.
    Cần khai thác yếu tố quốc tế. Cần biết cân nhắc lợi hại và trên hết phải khai thác cho được nội lực của toàn dân bằng một chương trình tiệm tiến dân chủ hóa đất nước thì đó mới là sách lược cứu quốc hữu hiệu nhất lúc này cũng như bất cứ lúc nào khác. Bài học cứu quốc của tiền nhân còn đó.

    Chỉ có nội lực của toàn dân mới khắc phục được bọn xâm lăng từ phương Bắc.
    Chúng ta đừng quên các đế quốc chỉ lo cho quyền lợi họ và sẵn sàng hi sinh chúng ta không thương tiếc mà còn bắt ta với CSVN đễ đè bẹp PTDC VN từ hơn 36 năm nay. Ỉ lại vào Sức mạnh quân sự đễ chống lại Tàu là mau quên bài học Lịch sủ của VNCH đồng minh quan trọng nhất ĐNA của Mỹ.

    Chúng ta phải tự cứu và nung đúc nội lực dân tộc là Điều kiện tiên quyết và ĐỘC NHẤT đễ cứu nước.

    Muốn thành công chỉ còn con đường duy nhất là Đoàn kết dân tộc vào một khối thuần nhất, Chung một Màu cờ (không có Cờ Tàu) cùng biểu hiêu Tự Do Dân Chủ Đa Nguyên,
    Thương yêủ tha thử xoá bỏ hận thủ đập nát lằn ranh QC, Hoà hợp hoà giải nhưng cùng mô;t Ý Chí Đánh đuổi giặc Tàu và bè lũ bán nước CSVN.
    Xin hảy phân biệt người CS cấp tiến với bảo thủ thân Tàu.

    Chúng ta là mô;t như LT tương lai Cù huy Hà Vũ nói.
    MÔ;t mặt trận chung Đoàn kết DT là vô cùng cần thiết như ANC Nam Phỉ CNT Lybie..Nhưng chúng ta phải có Mô;t hay hai lãnh tụ điều khiên PTDC. Xin hảy chọn CHHV hay BS NGuyễn đan Quế hay cả hai.
    MỘt lá cờ chung thống nhất dân tộc là THượng KHẩn xin hảy TRưng cầu dân Ý. CSVN bán nước không làm được thì Đàn chim Việt và các Bloggers phải làm

    Xin đừng chờ đợi.

    Xin cảm tạ BBT
    NGuyen V N

    http://lacotinhthuongvadoanketdantoc.weebly.com

  9. vuvan says:

    Một bài viết có nhiều tin tức rất hửu ích.Hầu hết các chính quyền Châu Á rất phấn khởi ,còn VN chọn con đường nào đây ?

  10. Ngụy Quân Tử - Hồ Bất Quần says:

    Theo dõi tình hình Biển Đông sau chuyến đi Asia của TT Obama và bà Hillary Clinton, chúng ta thấy một sự phối hợp rất ăn ý nhịp nhàng tuyệt diệu. Có người cho là Obama chỉ làm việc “lên gân” với Tàu là lấy điểm cho cuộc bầu cử sắp tới, nhưng tôi không nghĩ vậy.

    Khi mới nhậm chức TT, ông Obama còn phải lo chuyện nội bộ, nâng mức nợ cho phép, rút quân từ Trung Đông về, Health care reform, v.v. Sau đó, bà Hillary còn phải chu du vòng quanh thế giới để liên kết, thuyết phục các nước Ấn, Úc, Singapore, Phi, và sắp tới là Miến Điện vào một khối. Tổ chức khối kinh tế TPP để loại bỏ Tàu ra khỏi cuộc chơi về kinh tế……Khi mọi việc đã chuẩn bị xong thì vừa kịp cuộc họp thuợng đỉnh Đông Á, thời gian kỷ lục cho thấy sức làm việc phi thuờng của TT Obama và bà Hillary Clinton. Chiến thắng vẻ vang vừa qua của TT Obama đã tung quả đấm thẳng vào mặt bọn Tàu, tuyên bố nhiều câu thẳng thừng không cần ngoại giao hay giữ kẽ như trước về chính sách biển Đông, tiền tệ, bảo vệ tài sản trí tuệ, v.v. Boeing ký được hợp đồng lớn nhất từ xưa đến nay, vận động thành công các quốc gia có nền kinh tế mạnh như Nhật, Canada, Mexico tham gia khối TPP, liên minh quân sự với Úc, và nay là Singapore….. Có thể nói là ông Obama đã không dở về vấn đề đối ngoại như nhiều người đã lo lắng trước đây khi ông mới ra tranh cử. Quyết tâm của ông Obama đối phó với Tàu cộng chưa có TT Mỹ nào làm được. Chúng ta những người Việt ở Mỹ nên dồn phiếu bầu cho ông Obama thêm một nhiệm kỳ nữa sẽ rất có lợi cho VN chúng ta. So với chính quyền Bush chỉ nói miệng xuông, hứa lèo vì phải tập trung vào Trung Đông cho quyền lợi dầu mỏ của các công ty của gia đình ông và bọn Do Thái, bỏ VC ra khỏi bảng đen, ra lệnh cho các Đại sứ Mỹ ở VN nương tay với bọn VC mặc dù bọn chúng đàn áp dân chủ mãnh liệt. Đảng Cộng Hòa rõ ràng là tay sai cho bọn nhà giàu tài phiệt ở Mỹ quên cả quyền lợi của dân Mỹ. Cũng chính Nixon và Kisinger gây ra thảm họa 30/4 cho miền Nam VN. Bất kể đảng phái nào, CH hay DC, vị TT Mỹ nào chống Tàu, chú tâm về Á Châu, là chúng ta nên bỏ phiếu bầu, vì tương lai của VN.

Phản hồi