WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lê Hiếu Đằng và đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992

Tin từ BBC cho biết: ngày 30/11/2011, tại Saigon trong cuộc hội thảo về “Tổng kết việc thực hiện và kiến nghị sửa đổi hiến pháp”, ông Lê Hiếu Đằng đã đọc một bài tham luận có tựa đề: “Góp ý về sửa đổi hiến pháp 1992”. Mở đầu bài tham luận vừa kể là phần “Cách đặt vấn đề”, Lê Hiếu Đằng viết:

“Muốn sửa đổi hiến pháp một cách triệt để và toàn diện thì trước hết cần phải xác định Việt Nam đang ở trong giai đoạn nào, thực trạng kinh tế-xã hội ra sao, trên cơ sở đó xem xét lại các điều khoản trong hiến pháp 1992 cho phù hợp.

Thực chất là Việt Nam chúng ta chưa có chủ nghĩa xã hội. Vừa qua chúng ta mới hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc còn nhiệm vụ dân chủ thì chưa thực hiện được bao nhiêu do chiến tranh liên miên và khi hết chiến tranh thì do những sai lầm trong chính sách cải tạo và một số chính sách khác đã không tạo được những nền tảng cơ bản để đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó hiện nay thực chất chúng ta đang làm nhiệm vụ dân chủ trong cách mạng DTDC mà chúng ta chưa thực hiện được.

Vì vậy cần nghiên cứu để giữ lại, khôi phục những điều khoản trong hiến pháp 1946. Hiến pháp của nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước dân chủ mới”

Nhận định đối với “cách đặt vấn đề”:

Tuy không minh thị nói ra nhưng rõ ràng là Lê Hiếu Đằng đã vận dụng duy vật sử quan để trình bày “Cách đặt vấn đề”.

Xây dựng hiến pháp không có sử quan (Sử quan duy vật không là sử quan duy nhất trong lịch sử triết học) chẳng khác nào thực hiện một cuộc hải hành không có la bàn. Thế nhưng nhân danh sự ủy nhiệm nào (ngoại trừ những cuộc bầu cử man trá) của nhân dân để đảng CSVN từ nhiều thập niên qua vẫn khăng khăng đòi đưa dân tộc tiến lên xã hội chủ nghĩa? Mặt khác làm thế nào để lý giải, theo phép biện chứng, rằng vài năm nữa, vài chục năm nữa, đảng CSVN sẽ đưa Việt Nam, từ một xã hội thị trường tự do (vĩnh viễn từ giã kinh-tế-độc-quyền-xã-hội-chủ-nghĩa), tiến lên xã hội chủ nghĩa? Thế nào là xã hội chủ nghĩa? Đạt đến bao nhiêu thành tố thì một xã hội sẽ đươc gọi là xã-hội xã-hội-chủ-nghĩa? Đây là những câu hỏi hiển nhiên không có câu trả lời. Rõ ràng “cách đặt vấn đề” của Lê Hiếu Đằng chính là cách đẩy câu chuyện “sửa đổi hiến pháp 1992” rơi vào thế giới mơ hồ, huyễn hoặc.

Sau phần “Cách đặt vấn đề”, Lê Hiếu Đằng nêu lên 12 đề nghị nhằm sửa đổi hiến pháp 1992. Bài viết này xin trích dẫn nguyên văn từng đề nghị một, kế đó là lời nhận định của người cầm bút.

Đề nghị (1):

“Cần trở lại hình thức nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước đây để thiết chế bộ máy nhà nước phù hợp với thể chế cộng hòa như ở một số nước trên cơ sở những điều khoản trong hiến pháp 1946, một hiến pháp mà tôi cho là cho đến nay là tiến bộ nhất…”

Nhận định (1):

Bất kỳ chế độ chính trị nào cũng có khả năng “vẽ ra” một hiến pháp rất đẹp. Điều quan trọng không là hiến pháp 1946 tiến bộ nhất hay tiến bộ nhì. Điều quan trọng nằm ở dấu hỏi rằng chế độ cai trị có nghiêm chỉnh thực thi hiến pháp do chính họ “sáng tác” ra hay không? Đừng quên rằng chế độ Hà Nội vừa là tác giả tài ba của hiến pháp 1946 vừa là can phạm cực độc của hai tội đại ác vào giữa thập niên 1950: cải cách ruộng đất và Nhân Văn Giai Phẩm.

Nếu hiến pháp 1946 là hiến pháp tiến bộ nhất thì hiến pháp 1992 phải là hiến pháp tinh vi nhất. Tinh vi ở điểm: mọi quyền lợi của công dân đều được hiến pháp 1992 long trọng minh xác là quyền hành kia sẽ được nhà nước thượng tôn. Thế nhưng ngay sau mỗi điều khoản gọi là được thượng tôn vừa nêu, hiến pháp 1992 bao giờ cũng cẩn thận ghi chú thêm: quyền này sẽ thực thi “theo qui định của pháp luật”. Chúng ta hãy khảo sát điều 69 của hiến pháp 1992 như một thí dụ điển hình để tìm hiểu thế nào là “theo qui định của pháp luật”.

Điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật

Câu hỏi là: pháp luật của CSVN đã qui định như thế nào về quyền tự do ngôn luân và tự do báo chí? Xin thưa:

1) Thông báo ngày 11/10/2008 của bộ chính trị và chỉ thị số 37 ngày 29/11/2008 của thủ tướng CSVN đều ra lệnh cấm tư nhân làm báo.

2) Quyết định số 97 ngày 24/07/2009 của thủ tướng CSVN qui định: các nhà khoa học Việt Nam không được phép công bố ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.

Hai văn bản pháp luật nêu trên cho thấy “theo qui định của pháp luật” có nghĩa là đảng Cộng Sản đã dùng pháp luật ngăn cấm quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Điều 69 chỉ là một trường hợp trong vô số trường hợp khác đã minh chứng: tại Việt Nam, dưới chế độ CS, pháp luật cao hơn hiến pháp. Pháp luật có quyền ngang nhiên tước bỏ mọi quyền sống của người dân kể cả những quyền đã được hiến pháp mạnh mẽ tuyên xưng và cam kết bảo vệ.

Vấn đề không là đi tìm một hiến pháp tiến bộ nhất, vấn đề chính là đi tìm một giải pháp có năng lực triệt tiêu vĩnh viễn tệ nạn hiến pháp bị đè bẹp bởi pháp luật. Giải pháp kia không là gì khác hơn là thể chế dân chủ đa nguyên chân chính.

Đề nghị (2):

“Trong hiến pháp sửa đổi cần có qui định cụ thể về sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản với một số điều khoản cụ thể, có thể có một chương riêng, trong đó có điều khoản giám sát và chế tài của nhân dân đối với đảng Cộng Sản, nếu không đảng Cộng Sản sẽ trở thành một siêu quyền lực, đứng ngoài và trên luật pháp sau đó có thể có một luật về sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Không thể duy trì một điều khoản quá chung về sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản như điều 4 trong hiến pháp hiện nay. Nếu không luật hóa sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản thì đảng không phải lãnh đạo nữa mà đảng cai trị trực tiếp.”

Nhận đinh (2):

Có thể nói được rằng không người Việt Nam nào không cảm thấy “mát gan, mát ruột” khi nghe Lê Hiếu Đằng kêu gọi “luật hóa sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản”, kêu gọi cần “có điều khoản giám sát và chế tài của nhân dân đối với đảng Cộng Sản”

Nhân dân chỉ có đầy đủ quyền lực để giám sát và chế tài đảng Cộng Sản chừng nào đảng Cộng Sản biết sợ lá phiếu của người dân, chừng nào nhân dân có thực quyền sử dụng lá phiếu để bầu đảng Cộng Sản lên nếu đảng quả thực anh minh hoặc truất phế đảng Cộng Sản xuống nếu đảng đúng là tham ô, thối nát, tay sai của ngoại bang. Luật hóa sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản phải có nghĩa là mang sinh mệnh chính trị của đảng CSVN đặt dưới quyền sinh sát của lá phiếu công dân trong pháp chế tự do dân chủ đích thực. Ngoài phương pháp luật hóa vừa trình bày, mọi mưu tính đi tìm con đường luật hóa nào khác chỉ là nỗ lực sử dụng chuồng gà để nhốt con cọp.

Đề nghị (3):

“Nếu chúng ta chưa chấp nhận đa nguyên, đa đảng thì phải nâng cao vai trò MTTQVN trong vai trò giám sát phản biện xã hội với những điều khoản cụ thể, trong đó có những qui định về quyền hạn thực sự của một tổ chức độc lập như một kiểu thượng nghị viện như ở một số nước. Hiện nay MTTQVN và các đoàn thể còn rất hình thức, chẳng có quyền hạn gì, hoạt động không hiệu quả, dân mất lòng tin. Thậm chí cả quốc hội cũng vậy. Cần có một chương riêng về vai trò MTTQVN.”

Nhận định (3):

Điều 69 hiến pháp 1992 xác định công dân có quyền tự do hội họp, lập hội. Hội ở đây là hội nói chung. Vì vậy hội có thể là một công ty thương mãi, môt câu lạc bộ thể dục, một đảng chính trị. Mỗi hội mỗi đảng là một nguyên. Nhiều hội, nhiều đảng là đa nguyên, đa đảng. Phục vụ luật pháp có nghĩa là giải thích luật pháp, làm cho luật pháp trở nên thông thoáng. Thay vì đấu tranh đòi hỏi thực thi điều 69 để hình thành xã hội đa nguyên đa đảng, Lê Hiếu Đằng lại đề nghị biến MTTQVN thành một loại thượng viện để thượng viện này đóng vai trò giám sát phản biện xã hội. Ngày nay không ai không biết đảng CSVN và MTTQVN gắn bó với nhau như tay phải và tay trái. Người Việt Nam nổi tiếng thông minh, dân số Việt Nam là 87 triệu người. Không lẽ quốc gia Việt Nam thiếu người và thiếu tim óc đến độ phải nhờ tay trái “giám sát phản biện” tay phải?

Đề nghị (4):

“Hiến pháp sửa đổi cần tăng cường quyền lực của chủ tịch nước, không thể vai trò tượng trưng như hiện nay. Muốn vậy cần hợp nhất vai trò tổng bí thư đảng Cộng Sản với chủ tịch nước là một. Hay nói cách khác tổng bí thư đảng Cộng Sản nên là chủ tịch nước. Hiện nay vấn đề này đã chín mùi, không nên vì việc “chia ghế” mà ảnh hưởng đến sự nghiệp chung.”

Nhận định (4):

Vấn đề “chia ghế” (chữ dùng của Lê Hiếu Đằng) hiển nhiên là những “chia chác” tối mật trong nôi bộ của đảng, người dân không quan tâm. Người dân chỉ nhận biết công lý rằng: guồng máy cầm quyền mạnh hay yếu không nằm ở sự việc hai chức vụ hợp lại thành một ghế hay một chức vụ được chia ra thành ba ghế nhằm hóa giải căn bệnh “trâu buộc ghét trân ăn”. Guồng máy cầm quyền chỉ mạnh, chính phủ chỉ có uy tín quốc tế chừng nào nhân dân hợp tác chặt chẽ với nhà nước thông qua hình thức người dân dùng lá phiếu hoàn toàn tự do dân chủ để tuyển chọn cấp lãnh đạo quốc gia.

Đề nghị (5):

“Nếu chưa chấp nhận nguyên tắc “Tam quyền phân lập” (Thực ra đây là thành quả đấu tranh của con người trong việc thực hiện quyền dân chủ của người dân chứ chẳng phải là sản phẩm của dân chủ tư sản như đảng Cộng Sản quan niệm) thì cũng cần những điều khoản qui định vai trò độc lập của lập pháp, hành pháp và tư pháp. Không thể để nhập nhằng như hiện nay. Nên cần có một chương riêng với những điều khoản cụ thể.”

Nhận định (5)

Đúng như Lê Hiếu Đằng nhận định: tam quyền phân lập là công lý hằng cửu của loài người. Tuy nhiên làm thế nào có được phân lập nếu cả ba quyền kia đều nằm gọn trong tay của đảng viên đảng Cộng Sản, dưới sự lãnh đạo duy nhất và chặt chẽ của bộ chính trị? Không có tam quyền phân lập thật sự, dân chủ chỉ là chiếc bánh vẽ thô thiển và kệch cỡm. Không có tam quyền phân lập quan hệ giữa nhà cầm quyền và người dân chỉ là quan hệ thống trị – bị trị.

Đề nghị (6):

“Cần trở lại những điều khoản nói về các quyền công dân trong hiến pháp 1946. Đây là những điều khoản còn phù hợp trong tình hình hiện nay và phù hợp với xu thế hội nhập, tiến bộ hiện nay của thế giới, bảo đảm các quyền con người theo công ước quốc tế, tạo được niềm tin, sự tin cậy và thống nhất rộng rãi với các nước trong khu vực và thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời đại”.

Nhận định (6):

Như đã trình bày ở Nhận đinh (1): vấn đề không là trở lại hiến pháp 1946 hay đi sao chép hiến pháp của các quốc gia dân chủ tiến bộ để cống hiến cho Việt Nam “một hiến pháp đẹp”. Vấn đề chính là làm thế nào để các điều khoản trong hiến pháp Việt Nam không bị gục chết trên con đường âm u “theo qui định của pháp luật”. Vả lại, tổ chức nào đưa Việt Nam trở lại hiến pháp 1946? Quốc hội hiện nay ư ? Quốc hội giả làm sao tạo ra được hiến pháp thật, hiến pháp chính thống, chính danh?

Đề nghị (7):

“Cần có những điều khoản minh bạch, rõ ràng về quyền tự do bầu cử và ứng cử của công dân mà không có bất cứ tổ chức nào, kể cả đảng Cộng Sản đi ngược lại hoặc vi phạm”

Nhận định (7):

Hiển nhiên là bằng vào Đề nghị (7) Lê Hiếu Đằng đang biểu lộ quyết tâm đạp đổ tệ nạn “đảng cử, dân bầu, công an canh chừng”. Nói rõ hơn Lê Hiếu Đằng đang đòi hỏi đảng Cộng Sản hãy để cho nhân dân Việt Nam có được những cuộc bầu cử tuyệt đối tự do và công bằng theo đúng pháp chế dân chủ đa nguyên của thế giới văn minh. Nhận định (7) xin chấm dứt bằng lời cầu chúc Lê Hiếu Đằng nhanh chóng thành công.

Đề nghị (8):

“Thực hiện nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” nên có điều khoản qui định việc tổ chức hình thức “tối cao pháp lệnh”, “tòa án hiến pháp” để xử các vi phạm của các chức danh cao của nhà nước như chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng…”

Nhận định (8):

Chỉ trong trường hợp đảng Cộng Sản khuất bóng, đề nghị (8) mới có thể trở thành hiện thực. Ở vào hoàn cảnh mới và tốt đẹp này Việt Nam cần gì phải cặm cụi sửa đổi hiến pháp 1992? Việt Nam sẽ có ngay quốc hội lập hiến, có ngay hiến pháp mới: hiến pháp đích thực của công lý dân chủ đa nguyên.

Đề nghị (9):

“Hiến pháp sửa đổi cần có những điều khoản qui định cụ thể, thể hiện những phương châm tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, nhất là trong hai lãnh vực giáo dục và y tế. Nếu không có những điều khoản qui định những phúc lợi xã hội trong hai lãnh vực thiết yếu nói trên thì không có gì là ưu việt của chế độ chúng ta, thậm chí còn tệ hơn các chế độ khác.”

Nhận định (9):

Ngày 29/11/2011, tại Hà Nội, Đại sứ Anh, tiến sĩ Antony Stokes, phát biểu: “Tham nhũng đe dọa sự phát triển và ổn định của đất nước cũng như uy tín của Việt Nam. Đồng thời tham nhũng làm tổn thương người nghèo, và những người dễ bị tổn thương”. Đây là kiểu nói của giới ngoại giao. Trong thực tế, tham nhũng tại Việt Nam ghê gớm và độc hại gấp nhiều lần so với lời phát biểu của đại sứ Anh. Với tệ nạn tham nhũng trầm trọng như vậy, nhà nước CSVN làm gì có tiền để phân bổ phúc lợi xã hội đến với người dân? Đề nghị (9) chỉ có tác dụng của một loại hoa giấy nhằm “làm dáng” cho công việc sửa đổi hiến pháp 1992.

Đề nghị (10):

“Hiến pháp sửa đổi cần xác định quyền sở hữu ruộng đất của người dân, bãi bỏ chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước về ruộng đất hiện nay, phù hợp với nghị quyết đại hội đảng CSVN lần thứ 11 về vấn đề quyền sở hữu.”

Nhận định (10):

Xác định quyền sở hữu có thể là một hình thức “luật hóa” những tài sản của quốc gia hay của tư nhân bị cưỡng chiếm sau biến cố 20/07/1954 và 30/04/1975. Vì vậy quyền sở hữu của công dân ở đây cần được nhấn mạnh là quyền sở hữu phải chân chính. Và cũng vì vậy, tài sản của Nhà Chùa xin trả lại cho Nhà Chùa, của Nhà Thờ xin trả lại cho Nhà Thờ, của Thánh Địa nào xin trả lại cho Thánh Địa đó, của quốc gia xin trả lại cho quốc gia… Thêm vào đó, xin đừng quên: những người trước đây bị gọi là những tên vượt biên phản quốc, ngày nay những tên phản quốc kia gửi về nước hàng năm trên tám tỉ Mỹ Kim và được thân thương gọi là “Khúc ruột ngàn dặm”. Bên cạnh lời tôn xưng đậm đà tình tự dân tộc này, liệu chừng tài sản của “khúc ruột ngàn dặm” năm xưa có được nhà nước CSVN trả lại hay không?

Đề nghị (11):

“Qui định rõ vấn đề chủ quyền biển đảo, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”

Nhận định (11):

Phải chăng đảng Cộng Sản dự tính chống ngoại xâm bằng cách ghi vào hiến pháp vấn đề chủ quyền biển đảo? Muốn chống ngoại xâm hữu hiệu, người Viêt Nam cần có nội lực dân tộc. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nội lực dân tộc chính là mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa quần chúng và nhà cầm quyền. Sự hợp tác chặt chẽ vừa nói chỉ hiện thực trong bối cảnh người dân có quyền tuyển chọn cấp lãnh đạo thông qua những cuộc bầu cử hoàn toàn tự do và công bằng.

Đề nghị (12):

“Cần có điều khoản qui định lực lượng vũ trang (Quân Đội Nhân Dân Việt Nam), Công an không được làm kinh tế bao gồm làm kinh doanh thương mãi, cho thuê mặt bằng…”

Nhận định (12):

Rõ ràng là đề nghị (12) có chủ đích trói tay giới tham ô, nhũng lạm. Thế nhưng, thực tế cho thấy không phải tất cả đại gia đỏ đều là thành viên của quân đội hay công an. Như vậy cội nguồn của tham ô nhũng lạm không là quân đội hay công an mà chính là đảng CSVN. Vì vậy muốn diệt trừ tham nhũng tận gốc rễ tất cả người Việt Nam phải tích cực đấu tranh nhằm buộc đảng CSVN phải nằm dưới quyền sinh sát của lá phiếu tự do từ trong tay người dân.

Kết luận:

Ngôn ngữ là ngôn ngữ chung, quan điểm là quan điểm riêng của mỗi cá nhân. Dùng ngôn ngữ chung để thuyết phục khối quan điểm riêng chấp nhận một chân lý chung là việc làm rất khó khăn, rất dễ bị kết án là võ đoán, từ đó cuộc thuyết phục bị thất bại. Nhằm vượt thắng thất bại vừa nêu, ông Lê Hiếu Đằng đã sáng tạo ra một phương pháp thuyết phục mới. Phương pháp này được phô diễn dưới hình thức “12 đề nghị sửa đổi hiến pháp 1992”. Thực vậy, mỗi đề nghị trong 12 đề nghị kia là một mô đất trên dòng lịch sử. Phân tích từng mô đất một người phân tích nhận thấy phương pháp luận của dân chủ đa nguyên là giải pháp duy nhất hợp lý giúp san bằng mô đất. Mười hai lần phân tích là 12 lần chân lý dân chủ đa nguyên ngời sáng. Dân chủ đa nguyên là chân lý hằng cửu, là cao điểm của văn minh nhân lọai. Chỉ cần một lần giới thiệu là dân chủ đa nguyên lập tức được nghinh đón. Đặc biệt, Lê Hiếu Đằng trong một tiểu luận góp ý đã kiên nhẫn giới thiệu và đề cao dân chủ đa nguyên đến 12 lần. Đó là lý do thầm kín và là nội dung cốt lõi mà, theo dòng suy nghĩ của người đọc, tác giả Lê Hiếu Đằng muốn ký gửi trong bài viết “Góp ý về sửa đổi hiến pháp 1992”. Nếu dòng suy nghĩ của người đọc là đúng thì phương cách dễ hiểu và nhanh gọn nhất là Lê Hiếu Đằng hãy cùng toàn dân đấu tranh trực tiếp đòi hỏi dân chủ đa nguyên thay vì đề nghị sửa đổi hiến pháp 1992, hiến pháp của một chế độ mà ông Gorbachov, cựu lãnh tụ của Cộng Sản Liên Xô, đã phê phán là “không thể sửa đổi được”.

© Đỗ Thái Nhiên

dothainhien@yahoo.com

© Đàn Chim Việt

41 Phản hồi cho “Lê Hiếu Đằng và đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992”

  1. MÁ NUÔI CỦ CHI says:

    Xã hội nào , đất nuớc nào cũng có kẻ Thiện nguời Ác. Nhưng Việt nam thì thời nào , kẻ Ác cũng đông hơn , mạnh hơn nguời Thiện. Vì đó mà đất nuớc VN luôn bị kẻ Ác ngự trị.
    Hơn nưã ,thật không đơn giãn để phân biệt cái Ác , kẻ Ác. Tuỳ theo thời đại, theo mỗi lúc , mỗi nơi : Ác nằm sau cái mặt nạ cuả Thiện; Thiện bị che khuất , làm tiêu tan bỡi cái Ác. Đôi khi, vì hoàn cãnh , vì thời thế , mình vô tình đưa đẩy mình làm công cụ cho kẻ Ác mà vẫn tuỡng mình theo đuổi điều Thiện.
    Phân biệt đuợc Thiện , Ác và kiên cuờng giữ đuợc luơng tri ,giữ đuợc lòng trung thành huớng về điều Thiện cuả mình cho tới cuối đời để dám chống trả lại cái Ác , kẻ Ác là điều đáng nguỡng mộ…
    Nghĩ như thế mà tôi vẫn trân trọng ,nguỡng mộ anh Lê Hiếu Đàng , Huỳnh Tấn Mẫm cùng các bạn khác vẫn đang kiên trì đứng lên chống lại cái Ác, kẻ Ác…
    Các anh đã vẫn tiếp tục quên mình để nghĩ tới tuơng lai cuả con cháu…

  2. Lê Chí Ngu says:

    Lê Hiếu Đằng, ( cũng như đám Đỗ Trung Hiếu, Đào Hiếu..) nếu không ngu và vô liêm sĩ thì đã không “Lạc Đường” để bây giờ theo mấy thằng Tây ngu mà hô hào, biểu tình chống đám ngu “bề trên” và nhi nhô chuyện đi lên cái chủ nghĩa xã hội trời ơi đất hởi! Không biết bây giờ với cái mác luật gia, tay Lê Hiếu Đằng này làm cái trò trống gì ở Sài gòn? Và khi nhìn cái đám cộng sản gộc giàu có tận trời xanh và hèn mạt trước ông anh “đồng chí” ba Tàu, hắn ta nghĩ gì…

    Lê Chí Ngu

  3. Xóm Mới says:

    Cũng may cho các đồng chí Ba Đình là bây giờ anh Lê Hiếu Đằng của tớ… hiền rồi. Chứ như hồi thời Thiệu, hồi ảnh còn học đại học Luật khoa Sài Gòn, thì ảnh đã biểu tình quậy cho các đồng chí khốn nạn rồi.

    Theo cách mạng chống Mỹ xâm lược và ngụy quyền bán nước, ảnh còn chưa ngán, nữa là ba cái chuyện lẻ tẻ này.

    (Lần sau ảnh đi coi phim của anh Hồ Cương Quyết mà thằng nào dám ra cản, đuổi ảnh, đuổi bạn ảnh, rồi cắt điện tối thui cả khu phố, coi chừng ảnh đó, nghe mậy!)

  4. Phạm Hà Châu says:

    Bắt mạch CSVN cái chơi!

    Sửa đổi Hiến Pháp, có gì lạ đâu; là làm cái vòng tròn ngày xưa
    chập lại, two ends meet.
    Thằng cu Lê Duẫn nó bỏ Tàu Cộng,đi THỜ Liên Sô, nên nó cho thay
    đổi Hén Fáp, tên nước cho giống thằng cha Liên Sô của nó.

    Nay Liên Sô chết mẹ nó rồi, thằng CSVN lại kỵ, dị ứng Tàu, trừ
    cái phe Mạnh, Thảo,Nghị (Bắc Kỳ) vưỡn cầm Q cho Tàu cộng đái!

    Thì, cánh đổi mới CS hôm nay phải lấy lại cái tên cũ là VN Dân
    Chủ Cộng Hòa thời ông Hố, và hiến Pháp cũ…theo HP Mỹ thôi.

    Rồi sẽ như răng như ri. VN nhứt định là …tay sai cho Mỹ. Là bạn
    Mỹ thì lại phải xin lỗi cô Việt Nam Cộng hòa cũng là bạn Mỹ thôi!

    Và hòa giải theo LHQ… V1n bài xem ra rắc rối, mà hóa ra rất
    là giản dị, theo đúng dòng chính mà đi: Cộng Hòa + Cộng Sản=
    VN MỚI. ( Nên mấy ông PTDC, Cù Vũ, Cô Nhân, an Đài…sẽ
    có cơ hội phuc vũ VN, SAU hi Cộng Hòa+ Cộng Sản OK với nhau!

    • Trung Kiên says:

      Ý kiến của ông Hà-Châu nghe cũng “mát” nhĩ đấy!

      Tuy nhiên, đề nghị Ông nên góp ý nghiêm túc (đừng bỡn cợt) thì mới có giá trị và mới đưọc bạn đọc quan tâm!

      Tôi không đồng quan điểm với Ông khi viết rằng…”Rồi sẽ như răng như ri. VN nhứt định là …tay sai cho Mỹ“…Viết lách như thế là ông đang xỉ nhục người Việt Nam của mình rồi đấy!

      Chúng ta phải rút kinh nghiệm quá khứ để xây dựng VN tương lai. Đất nước VN là của người VN…Người VN phải làm chủ đất nước mình…không làm tay sai cho ai cả!

      Mỹ, Tầu, Nga, Pháp hay Ấn Độ hay Trung Quốc bang giao với VN thì phải hỗ trợ lẫn nhau trong tinh thần tương kính và tôn trọng chủ quyền của nhau.

      Người VN phải biết ngẩng cao đầu như cụ Diệm, quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập của mình, không thể để cho bất cứ kẻ nào xen vào nội bộ và lèo lái VN chúng ta.

      Không lẽ đã gần 50 năm qua rồi mà “dân trí” VN vẫn không lớn lên được, vẫn mang não trạng vọng ngoại hả ông Hà-Châu?

      • PHC says:

        Trước những phi lý, mâu thuẫn của cuộc chiến bị bán đứng
        của Việt Nam Cộng Hòa, thì triết gia Tô Mã Ý, tự Hà Châu,
        xử dụng lối văn ” bỡn cợt ” là hợp lý, a a. Có cái nội quy hay
        hiến pháp nào cấm chỉ văn chương ” bỡn cợt” của ngài Tô
        Mã Ý không? — Ngàn lần không?

        Ấy ơi, từ sau khi thằng Mỹ nó hy sinh Việt Nam Cộng Hòa,
        thì thử hỏi nó [ Mỹ] có hỗ trợ bất cứ một đảng chống CS
        VN, một lực lượng chống CSVN, hay một Phong trào, hay
        một cá nhân nào chống CSVN không, nào? Trung Kiên
        ơi ới ời, Trung Kiên trình khán cho Tô Mã Ý một ai từng
        được chú Sam hỗ trợ uýnh CSVN đi, nào? Hà hà…chú
        mày thua chưa, bí chưa nào…

        Ừ, thí cứ ngẩng đẩu lên, cứ tự do độic lập…cứ mang dao
        găm mà uýnh CSVN coi. Mất đầu như chơi.Trung Kiên ơi.

        Vậy, đó là cái gì? Là cái này : chống Cộng Quốc tế, hay
        Cộng lô-can..đều phải theo cái gậy của nhạc trưởng Sam!
        Cụ Ngô của Trung Kiên tự ý chống CSVN theo cách riêng,
        nên đi đoong.
        Lý Thừa Vãn đi đoong. Magsayday đi đoong…

      • Trung Kiên says:

        Ấy chết!

        Ông Ý lại quên béng câu: “Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về” mất rồi?

        Nếu Mỹ “không bán đứng” VNCH (1975) thì đâu có thể giật đổ được cây cổ thụ CS-Nga và khối CS-Đông Âu được khoảng 15 năm sau đó, đúng không?

        Nguyễn đi vì mất Cộng Hoà
        Ngày Nguyễn trở về ôm cả Việt Nam

        Chú Sam hỗ trợ chống cộng thì OK salem, thank you very much…

        Nhưng phải có tinh thần tương kính và tôn trọng chủ quyền của VN, đừng chen chân sâu quá và phá hoại nội bô của VN như những năm 1963 đến 1975…

        Lý Thừa Vãn đi đoong. Magsayday đi đoong…Ngô Đình Diệm đi đoong là vì đám “loạn tướng” và những chính khách salon ngu xuẩn, trí đần, trí đụn…không hiểu biết gì về CS và mang tính vọng ngoại, ham Dollar…vì thế mà TK dị ứng với câu của ông Hà-Châu…”Rồi sẽ như răng như ri. VN nhứt định là …tay sai cho Mỹ!

        Theo TK thì không nên có những câu “bỡn cợt” và tự coi thường người VN mình như thế! Cần phải rút kinh nghiệm đã qua để thăng tiến “tri thức và nhận thức…”

  5. Trung Kiên says:

    Một người với danh nghĩa là “Luật gia” như ông Lê Hiếu Đằng mà lại “lủng củng” như thế này sao?

    Trích phát biểu của ông Đằng..”“Thực chất là Việt Nam chúng ta chưa có chủ nghĩa xã hội. Vừa qua chúng ta mới hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc còn nhiệm vụ dân chủ thì chưa thực hiện được bao nhiêu do chiến tranh liên miên và khi hết chiến tranh thì do những sai lầm trong chính sách cải tạo và một số chính sách khác đã không tạo được những nền tảng cơ bản để đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó hiện nay thực chất chúng ta đang làm nhiệm vụ dân chủ trong cách mạng DTDC mà chúng ta chưa thực hiện được“.

    Ông mong muốn và đòi hỏi DÂN CHỦ, nhưng lại muốn có điều luật qui định về quyền lãnh đạo của đảng csvn là thế nào?

    Trích “Đề nghị (2): “Trong hiến pháp sửa đổi cần có qui định cụ thể về sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản với một số điều khoản cụ thể, có thể có một chương riêng, trong đó có điều khoản giám sát và chế tài của nhân dân đối với đảng Cộng Sản, nếu không đảng Cộng Sản sẽ trở thành một siêu quyền lực, đứng ngoài và trên luật pháp sau đó có thể có một luật về sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản.

    Thiển nghĩ, đã là “Dân Chủ” thì không còn “độc quyền lãnh đạo” của bất cứ đảng phái nào…

    Mà chỉ nên có qui định cho “đảng cầm quyền“, quyền phản biện và chất vấn của các “đảng đối lập” (Đối lập ở đây phải hiểu là = Chống lại những sai trái của đảng cầm quyền qua báo chí, truyền thông, hoặc trên diễn đàn Quốc Hội), và “biện pháp chế tài” khi đảng cầm quyền không thực hiện, hoặc đi sai đường hướng đã cam kết thực hiện!

    • PHC says:

      Ông Đàng nói rằng …đoảng ta đã hoàn thành sự nghiệp
      “giải phóng dân tộc.” Ố là là, thế thì CS không phải là
      cái đảng một thời ” quốc tế ca” ru mà? Ối giới ôi, cái
      Đoảng CS nó cưỡi lên đầu lên cổ Tổ quốc và Dân tộc,
      \mà ông Đàng tôn vinh nó quá xá quà xà thế hay sao, cà?

      Còn nhớ, khi sinh thời, cố PTT Cao Kỳ có nói thẳng
      thừng,” Cs đã thống nhát vể lãnh thổ, nhưng chưa thống
      nhứt về mặt Dân tộc.”

      Ông Đàng có nên sửa lại bài viết chút ,chăng là?

      • Nguyen V N says:

        Anh PHC kính mến

        Tôi thông cảm tình thương O Kỳ của ông cũng như Bằng Phong, nhưng nên vì nước mà gát tên Ơ Kỳ qua vì ta sẽ bị phân sức với những ai tốt tranh đấu nhưng không chấp nhậ Ô Kỳ và tôi cũng vậy.
        Uổng lắm vì đụng đến chữ Kỳ ta vừa mất đồng minh vừa bị lũ sói CS NV và bọn khờ quá khích khai thác.
        Anh ráng nghe tôi.
        Xin cám ơn anh
        Nguyen V N

      • PHC says:

        Tôi kính nể Nguyen V N như tôi ngưỡng mộ
        Tướng Cao Kỳ mà tôi hiểu biết.

        Anh Nguyen V N chủ trương hòa giải theo cách
        trí thức và phong trào của anh.

        Cựu PTT Cao Kỳ đề ra sự hòa giải theo tư thế
        cựu Phó Tt ” Dân Cử” của ông ta. Nhiều người
        ghét ông NCK bởi ông nhìn thấy từ trước quy
        chế ” lưỡng đảng” cho VN.

        Nào có khác chi, mà anh chê bai ông NCK?
        ( Point Final, mon cher. N’en parlez plus! @

      • Trung Kiên says:

        Thiển nghĩ, Việt Nam phải có “lưỡng đảng” là cái chắc…vì rằng;

        Hết đêm rồi lại đến ngày
        CỘNG SẢN tiêu tán, tái lai CỘNG HOÀ
        TỰ DO – DÂN CHỦ nở hoa
        Đa nguyên, đa đảng…toà nhà Việt Nam

        Việc ông Kỳ làm chưa ai biết
        Lời ông Kỳ nói mọi người tường
        Thế gian… kẻ ghét người thương
        Người khen, kẻ chửi cũng thường thế thôi!

        Nhưng câu :…”Tôi kính nể Nguyen V N như tôi ngưỡng mộ Tướng Cao Kỳ mà tôi hiểu biết.“của ông Hà-Châu là một khuyết điểm rất lớn!

        Ông hãy tự xét…nó sai ở điểm nào???

        Gà con so với đại bàng
        Cung nghinh, kính trọng ngang hàng như nhau?

  6. Trúc Bạch says:

    Đối với cs thì Hiến Pháp chỉ là cái tấm đệm để đảng lót đít…Cho nên cái tấm lót đít sản xuất năm 1946, 1959, 1980 hay 1992 cũng đều là những tấm đệm lót đít cả .

    Bây giờ Lê Hiếu Đằng có đề nghi lấy tấm lót đít nào, hoặc vẽ thêm hoa hòe hoa sói kiểu nào vào thì cũng với mục đích làm êm đít cho đảng mà thôi .

    Nhờ có anh “Tui Đây” Hồ Cương Quyết mà nhóm Lê Hiếu Đằng – sau một thời gian dài “ngậm miệng ăn …Funds” – gần đây mới dám mon men bày đặt “Đề nghị”, “Kiến nghị”, “Góp ý xây dựng đảng”…..

    Sau sự kiện bị cấm chiếu phim “Hoàng Sa, nỗi đau….”, và Hồ Cương Quyết bị biến thành Hồ Quang Quác thì những “những tiếng nói chân thành” của các ông khác nào những tiếng “quyèn quyẹt” của những con Vạc Kêu Sương ?

    Buồn cho những đứa con hoang của Hà Nội mang tên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã bị bóp mũi chết rồi mà còn cố “ngoe ngoe” .

  7. Gà con says:

    Bác Lê Hiếu Đằng bị làm sao thế? Bác đề nghị cần có quy định cụ thể về sự lãnh đạo của đảng Cộng sản làm gì ? Nếu đa đảng thì cái quy định cụ thể cho đích danh một cái đảng Cộng sản có cần nữa không ? Lại nữa bác muốn tổng bí thư đảng Cộng sản kiêm luôn chủ tịch nước còn tổng bí thư các đảng khác có được thế không hay bác mặc định điều 4 Hiến pháp là vĩnh cửu? Nếu thế xin bác thôi đi cho dân nhờ!

  8. Võ Thị Sáu says:

    Ông Lê Hiếu Đằng đã nghỉ hưu rồi thì lo cho sức khỏe tuổi già , đừng có lăm le chạy theo luận điệu dân chủ đa nguyên của bọn lưu vong phản quốc. Việt Nam không có con đường nào tốt hơn con đường XHCN mà Bác Hồ đã chọn.

    • Xóm mới says:

      Con đường XHCN ưu việt mà Bác và Đảng ta tốn biết bao nhiêu tiền của sinh mạng của nhân dân để xây dựng cho bà con ta được đi lại thoải mái tự do mà lại không chịu đi thế này là thế nào là làm sao ?

      Nhìn lại nhửng con đường khác như Lê Văn Tám , Nguyển Văn Trổi , Võ Thị Sáu , Lê Hồng Phong rất nhiều người đi gây ra nạn tắc nghẽn ùn đứng giao thông , gây mất trật tự dể xảy ra tai nạn nguy hiểm làm ô nhiễm môi trường sống xung quanh!

    • Xác Hồ says:

      Cho nên Tôi nằm nhấm mắt đợi hoài không thấy có ngày tới đích….

  9. ĐẠI NGÀN says:

    HIẾN PHÁP VÀ TÍNH CÁCH HAY Ý NGHĨA VỀ KHOA HỌC

    Khoa học là ý nghĩa chung nhất của sự hợp lý và tính hiệu quả. Trên nền tảng chung đó, khoa học xã hội, mà cụ thể là khoa học chính trị, chỉ là hệ luận. Điều đó có nghĩa chính trị không phải chỉ là cảm tính, cảm xúc nhất thời, cũng không phải là các phong trào, trào lưu nhất thời, hay những mưu tính riêng biệt, đặc thù nào đó, mà phải là khoa học, tức yêu cầu lý thuyết và hành động dựa trên sự cần thiết của việc nghiên cứu chính xác, khách quan, cũng như trên cơ sở lý trí lành mạnh, xác đáng của con người. Nói điều này cũng có nghĩa chính trị đúng nghĩa cũng không bao giờ là ý thức hệ chủ quan hay mơ hồ, mà thật sự nhất thiết phải là một khoa học nghiêm túc, thường xuyên, lâu dài và xác đáng. Cũng từ trên cơ sở và ý nghĩa đó mà Hiến pháp phải không gì khác hơn là ý thức thực tiển và khoa học của toàn dân. Thực tiển có nghĩa là đi sát các nhu cầu thực tế, hiện thực của cuộc sống. Khoa học có nghĩa là khách quan, chính xác, không mơ hồ, không huyễn hoặc, không đao to búa lớn mà chỉ là trống rỗng, không xa rời thực tế, mà có nghiên cứu chuẩn xác, đúng đắn hẳn hòi. Ý nghĩa khoa học là giá trị của những nhà khoa học đúng nghĩa. Ý nghĩa thực tiển là ý nghĩa của mọi người dân sáng suốt, hiểu biết, dám ăn dám nói, được tự do bày tỏ chính kiến và mọi suy nghĩ cần thiết, đúng đắn của mình. Nền tảng của Hiến pháp đúng đắn, đúng nghĩa, đúng yêu cầu khách quan, thực tế, như thế cũng chính là yêu cầu của tính dân chủ, tự do chân chính, cần thiết và đầy đủ, mà không phải là điều gì khác. Có nghĩa Hiến pháp theo ý thức hệ nào đó đều là tính chất phi khoa học, ngoại khoa học, bởi khoa học là chân lý khách quan, muôn thuở, còn mọi ý thức hệ đều là các định kiến chủ quan, nhất thời nào đó của chính con người. Nói khác đi, các ý nghĩa về ý thức hệ, về giai cấp cách đây hơn thế kỷ chỉ đều chỉ là những cảm hứng nhất thời trong các bối cảnh lịch sử nào đó của cá nhân hay tập thể con người, chúng không hề là sự tiêu biểu cho trí tuệ của toàn xã hội loài người, của lịch sử nhân loại mà ngày nay tất cả mọi người nói chung nhất thiết đều đã hay đều phải nhìn thấy. Điều đó có nghĩa Hiến pháp một nước là các mục đich, điều kiện cụ thể, khách quan của nước đó, dân tộc đó, mà không hề là cái gì mơ hồ khác. Quyền lợi của đất nước, hạnh phúc của nhân dân, ý nghĩa của con người nói chung, yêu cầu phát triển đi lên của toàn dân, đó là ý nghĩa, giá trị, mục tiêu và nhiệm vụ của Hiến pháp, chính là tính chất và giá trị sâu xa nhất mà không có gì ngoài đó hết. Ai suy nghĩ như thế là suy nghĩ đúng, ai không suy nghĩ hay phát biểu như thế là không suy nghĩ hoặc phát biểu đúng, thế thôi. Phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng cho dù thiện chí thế nào, cũng chỉ lẩn quẩn, lòng vòng ở những điều gì đã từng ràng buộc cách đây trên nửa thế kỷ. Ý kiến của ông Đỗ Thái Nhiên dường như có vẻ cũng giống như chuyện vuốt đuôi con thằn lằn. Ở đây tôi không nói đến đa nguyên, đa đảng, bởi vì hiện nay nó vẫn còn là điều cấm kỵ. Đã cấm kỵ thì phỏng nói để làm gì. Còn chuyện đa nguyên đa đảng có cần thiết hay không, có khoa học hay không lại là chuyện khác. Nên nói chung lại, ý nghĩa của Hiến pháp là ý nghĩa của toàn dân, của khoa học, của tính khách quan và của yêu cầu lịch sử thực tế, thế thôi. Nói hay không nói, đúng hay không đúng, đó là yêu cầu của tất cả mọi người, mọi công dân, của toàn xã hội, không phải chỉ là điều của cá nhân hay của tập thể nào cả. Ngay như tên gọi của một đảng phái chính trị nào đó, chưa hẳn nó đã phản ảnh đầy đủ mọi tính cách khách quan của nó. Vậy thì khoa học không thể dừng lại ở chỗ tên gọi, ở cảm tính, ở cảm xúc hay tình cảm nào đó, mà khoa học là cái gì phải tuyệt đối đúng đắn, khách quan, chính xác, hiệu quả, giá trị, là tất cả ý nghĩa hay nghĩa lý mà ngay từ đầu sự bình phẩm này vốn đã nói tới. Chủ nghĩa cộng sản hay xã hội cộng sản ngày nay không còn là một thực tế, và mãi mãi cũng không thể là một thực tế ở bất cứ đâu hay trên toàn thế giới. Còn khái niệm chủ nghĩa xã hội là điều mà ngày nay mọi nội hàm cũng đã hoàn toàn khác. Thế thì mọi lý luận của ông Lê Hiếu Đằng về cái đã có hay chưa có vốn là không xác thực hay phi thực tế. Bởi vậy ông Lê Hiếu Đằng, tốt nhất cần nên biểu hiện mọi sự suy nghĩa xác thực, thẳng thắn, rạch ròi, hay khoa học, hơn chỉ lả mọi sự rào đón theo quán tính vẫn đã vốn có trong thời gian, hoặc chỉ theo lối mô típ thường thấy, hay quanh co kém phần cần thiết.

    VÕ HƯNG THANH
    (08/12/11)

    • lenguyenkhoi says:

      Nhất trí: chính trị là một khoa học. Nhưng, đã là khoa học sao lại “Ở đây tôi không nói đến đa nguyên, đa đảng, bởi vì hiện nay nó vẫn còn là điều cấm kỵ. Đã cấm kỵ thì phỏng nói để làm gì.”? Rồi lại khuyên trách ông Đằng “…tốt nhất cần nên biểu hiện mọi sự suy nghĩa xác thực, thẳng thắn, rạch ròi, hay khoa học, hơn chỉ lả mọi sự rào đón theo quán tính vẫn đã vốn có trong thời gian, hoặc chỉ theo lối mô típ thường thấy, hay quanh co kém phần cần thiết.” Theo tôi, lời bình của ông Thanh còn quanh co đến mức hết hiểu nổi, thậm chí mang hơi hướng lý luận Hoàng Hữu Phước!

      • NGÀN KHƠI says:

        HƯ VÀ THẬT

        Đúng, ý tôi muốn nói chính trị là một khoa học. Nhưng khoa học chỉ là khoa học đối với người làm khoa học, không thể đối với người làm chính trị chỉ như chính trị thuần túy. Thế thì nếu tôi đứng trên quan điểm khoa học, liệu những điều gì mình nói ra có phù hợp với quan điểm chính trị nào đó như là thuần túy chính trị hay không ? Nên nói mà không có ích và không thích đáng thì thà đừng nên nói. Lý do chính vì người suy nghĩ có khi chẳng cần gì phải nói. Còn người chỉ nói có khi lại chẳng muốn thực hành. Mọi sự cù cưa dây nhợ mà bạn đã nghĩ có khi cũng giống như thế. Thôi thì để bạn thư giãn, cũng xin được biếu tặng vài câu thơ ngô nghê như sau :

        Cái gì hư thật ở đời
        Nói ra chỉ mắc rõ thời ích chi
        Đời luôn lắm việc thị phi
        Hơi đâu ai lại phò nguy cho đời
        Cứ nên để đó mà chơi
        Đời khôn đời lại thấy đời hay ra
        Trăm năm giữa cuộc người ta
        Cái vòng tạo hóa có mà lạ chi !

        VHT
        (17/12/11)

  10. khinh binh says:

    Trích” Vừa qua chúng ta mới hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc còn nhiệm vụ dân chủ thì chưa thực hiện được bao nhiêu do chiến tranh liên miên và khi hết chiến tranh thì do những sai lầm trong chính sách cải tạo và một số chính sách khác đã không tạo được những nền tảng cơ bản để đi lên chủ nghĩa xã hội”

    Lê Hiếu Đằng một là ngu hai là vô liêm sỉ. Ai đời giờ này còn ..hót được như thế!

    Ông ĐTN có lẽ rảnh hay sao mà đi phân tích lời lẽ con vẹt này!

Phản hồi